Xem Nhiều 5/2023 #️ Yếu Tố Trung Lượng Thiết Yếu Cho Cây Trồng # Top 11 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Yếu Tố Trung Lượng Thiết Yếu Cho Cây Trồng # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Yếu Tố Trung Lượng Thiết Yếu Cho Cây Trồng mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tên gọi chung của các loại phân cung cấp Mg2+ cho cây trồng

Hàm lượng magiê trong cây gần bằng lưu huỳnh và cao hơn lân. Số lượng magiê trong một tấn thóc còn cao hơn lưu huỳnh. 1 tấn thóc chứa 3.99kg MgO. Trong 1 tấn lua mì có 2kg MgO và nếu tính cả rơm rạ là 3.5 kg MgO.

vai trò của Magiê vừa là vai trò của yếu tố cấu tạo (cấu tạo nên sắc tố) vừa là yếu tố gây tác động đến các quá trình chuyển hóa như các vi lượng. Nó là thành phần của các enzim hoặc có tác dụng xúc tác hoạt động của các enzim. Vì vậy yếu tố magiê thường được đưa vào hỗn hợp các phân vi lượng, Trong trường hợp này nó nên được xem là loại phân sinh hóa.

Các tác dụng chính của Magiê đến đời sống cây trồng có thể kể ra như sau:

1. Là thành phần cấu tạo của Clorofin, và của các xantofin và caroten, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp và tính chống chịu và chất lượng sản phẩm.

2. Ảnh hưởng đến sự tạo thành gluxit, các chất béo, protit do tác động đến quá trình vận chuyển lân trong cây.

3, Ảnh hưởng đến quá trình hút lân, vận chuyển lân và tạo thành các hợp chất lân dự trữ như estephotphoric, phytin

4. Ảnh hưởng đến sự tạo thành các lipit. Hiện tượng này có thể do tác động đến sự vận chuyện các hợp chất có chứa lân

5. Magiê làm tăng tính trương nước của tế bào do đó tăng tính giữ nước của tế bào giúp cho cây chống hạn.

6. Magiê có tác dụng đối kháng với các cation khác (Ca++, NH4++, K++…) do đó giữ được pH thích hợp trong cây giúp chây chịu chua

7. Một tác dụng đáng chú ý của Magiê là tạo được sự cân đối với Ca, làm cho chất lượng của sản phẩm chăn nuôi tốt hơn trách nhiệm tránh bệnh uốn ván do cỏ.

Magiê giúp cho sự vận chuyển đường bột về các cơ quan dự trữ của cây vì vậy cung cấp đủ Magiê là cho củ hạt nhiều bột, mía nhiều đường, quả ngọt hơn. Magiê làm tăng hiệu quả phân lân và phân đạm, tăng sự tổng hợp protein trong hạt các cây họ đâu, Magiê cần cho sự hình thành chất béo, có lợi cho cây lấy dầu (lạc, vừng, đậu tương, cọ dầu, dừa…). Magiê cần cho sự hình thành tinh dầu có lợi cho cây lấy tinh dầu (bạc hà, sả, cà phê, chè, ca cao). Magiê cần cho sự hình thànhnhựa mù (cao su, thông nhựa sơn). Tỷ lệ Magiê cao trong hạt củ quả và thức ăn gia súc làm cho giá trị nuôi dưỡng người và gia súc tăng lên.

Người ta đã phát hiện hiện tượng cỏ chăn nuôi thiếu Magiê do nhiều năm bón Kali gây ra bệnh uốn ván cho bò cừu và các loại ăn cỏ đó.

Magiê có ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu cho tằm ăn. Dau được bón đủ magiê lá dày hơn, tằm ăn ít bệnh, dày kén, tơ dài và bền hơn.

Hiện tượng thiếu Magiê thường biểu hiện trước tiên ở các lá già. Lá bị mất màu xanh. Phần thịt lá mất màu trước. Không giống như thiếu Kali, sự mất màu xanh bắt đầu ở mép lá, sự mất màu xanh do thiếu Magiê xuất hiện trước tiên ở phần thịt giữa các gân lá tạo thành các đốm vàng rất rõ. Sau một thời gian phần đó chết đi và lá rụng sớm. Hiện tượng lan dần lên các lá phía trên nếu thiếu trầm trọng. Đốm vàng là do sự tạo thành anthoxyan, nên nhiều khi lá chuyển sang màu vàng đỏ. Đối với cây dứa thiếu Magiê, các lá phía dưới xuất hiện màu vàng, sau đó lá héo queo như bị luộc, vì vậy được gọi là bệnh luộc lá dứa. Bệnh này thwòng xuất hiện trong mùa rét và khô hanh, có thể do điều kiện rét và khô hanh làm cho sự hút magiê khó khăn hơn và hoạt động các enzym yếu đi. Đối với cây ngô, mép lá cây thiếu magiê hơi gợn sóng và giữa các gân lá thứ cấp vẫn có màu vàng, tọa thành các sọc xanh vàng rất rõ.

Đối với lạc và đậu tương, gân lá nhỏ nên hiện tượng vàng gần như toàn lá, và chỉ có những vết hoại thư trên lá biểu hiện rõ.

Hiện tượng thiếu Magiê thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của cây.

Cần chú ý bảo đảm nhu cầu Magiê cho các loại cây sau đây:

1. Cây hòa thảo: ngô, lúa, lúa mì

2. Cây học cà: cà chua, khoai tây

3. Cây họ thập tự

4. Cây họ đậu

5. Cây ăn quả: dứa, cam quýt, nho

6. Cây lấy tinh dầu và nhựa mủ.

 

Độ dinh dưỡng của phân Magie được đánh giá bằng hàm lượng %MgO trong phân.

Magiê (Mg) là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho thực vật, là thành phần quan trọng của clorophyll và đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp.

Ở thực vật, Mg được hấp thụ ở dạng ion Mg2+. Giống như canxi (Ca2+), Mg tới các rễ cây do di chuyển theo trọng lượng và khuếch tán. Lượng Mg do các cây trồng hấp thụ thường ít hơn Ca hoặc K. Mg trong các phân tử clorophyll chiếm khoảng 10% tổng Mg ở lá. Hầu hết Mg ở cây trồng đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.

Cấu tạo clorophyll (diệp lục)

Mg được phân loại như một chất dinh dưỡng trung lượng. Mg thực hiện một số chức năng điều chỉnh, hóa sinh và sinh lý trong thực vật như: Hình thành clorophyll, kích hoạt của enzym, tổng hợp protein và hình thành nhiễm sắc thể, chuyển hóa hyđrat cacbon và vận chuyển năng lượng.

Ngoài ra, Mg còn hoạt động như một chất xúc tác trong các phản ứng khử oxy hóa trong các mô thực vật. Nó cũng hỗ trợ hoạt động của sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại của quá trình thông khí kém. Bằng cách sử dụng một tác động tích cực dựa vào các màng tế bào và các màng thấm, Mg có thể làm tăng khả năng chống lại khô hạn và bệnh tật của cây trồng.

 

Các loại phân và hợp chất chứa Magie

 

1. Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình) chứa 15 – 17% MgO.

 

 

Như vậy bón 60kg/ha P2O5 (360kg phân) có thể cung cấp cho cây 54 kg MgO một lượng MgO đủ để đảm bảo cân bằng magie.

 

2. Photphat cứt sắt (photphat xỉ lò) có 2-5% MgO

 

Phân bón phốt phát từ xỉ lò được sử dụng trong nông nghiệp ở một số quốc gia.

Bảng Thành phần của xỉ cơ bản: P2O5: 15 – 20%; Al2O3: 0.5 – 2.5%; CaO: 42 – 50%; Fe2O3: 9 – 13%; SiO2: 4 – 6%; MnO: 3 – 6%; MgO: 2 – 5%

 

3. Phân sunphat kali – magiê chứa 5 – 10% MgO

 

Các dạng khoáng vật bao gồm:

§     Kainit: MgSO4• KCl• H2O (19% K2O; 12,9% S; 9,7% MgO)

§     Schönit: K2SO4 • MgSO4 • 6 H2O

§     Leonit: K2SO4 • MgSO4 • 4 H2O

§     Langbeinit: K2SO4 • 2 MgSO4

§     Glaserit: K3Na(SO4)2

§     Polyhalit: K2SO4 • MgSO4 • 2 CaSO4 • 2 H2O

 

 

4. Dolomite và dolomite nung

 

Dolomite là loại đá vôi có khá nhiều ở nước ta. Tỷ lệ magie trong dolomite nước ta trình bày trong bảng sau:

 

Tỷ lệ %

CaO/MgO

CaO

MgO

Đá vôi dolomite A

54,7 – 42,4

0,9 – 9,3

90/10

Đá vôi dolomite B

42,4 – 31,6

9,3 – 17,6

75/25

Dolomite

31,6 – 30,2

17,6 – 20

60/40

Đá vôi

56,1 – 54,7

0 – 0,9

 

 

Có thể dùng  ở dạng MgO (dolomite nung) hay MgCO3 (dolomite nghiền). Tỷ lệ MgO trong dolomite nung cao hơn dolomite nghiền. Tỷ lệ MgO trong một số dolomite nung như sau:

Nung từ dolomite: 29,3 – 33,3% MgO

Nung từ đá vôi dolomite A 1,5 – 5,5% MgO

Nung từ đá vôi dolomite B 15,5 – 29,3 MgO

 

5. Secpentin

 

6. Phân borat magiê (admontit) chứa 19% Mg

Admontit là một khoáng vật borat magie với công thức hóa học MgB6O10·7H2O. Nó được đặt theo tênAdmont, Úc. Khoáng vật này có độ cứng 2 đến 3.

 

7. Quặng Dunit và Kiserit.

Dunit Mg2SiO4 + Fe2SiO4 là loại quặng chứa 24-28% MgO 35-39% SiO2 và 3-8% FeO.

Mg2SiO4 không hòa tan trong nước, nhưng Mg có thể trao đổi với ion H trong phức hệ hấp thu, vừa khử chua vừa làm giàu Mg.

4.H2O) và magie sunphat (MgSO4.7H2O) là hai loại muối hòa tan.

Kiserit (MgSO.HO) và(MgSO.7HO) là hai loại muối hòa tan.

Trong Kiserit có chứa 29,13% MgO, magie sunphat có chứa 16,2% MgO.

 

8. Phân Magie Chelate (EDTA-Mg-6)

Tên hóa học:

Ethylenediaminetetraacetic acid, Magnesium – Disodium complex, Magnesium sodium ethylenediaminetetraacetate

EDTA-MgNa2

Công thức phân tử: C10H12N2O8MgNa2

Khối lượng phân tử: 358.52

pH = 6.5 – 7.5

13 Nguyên Tố Dinh Dưỡng Thiết Yếu Cho Cây Lúa

Từ lâu các nhà khoa học đã xác định được 13 nguyên tố dinh dưỡng được coi là thiết yếu cần được cung cấp qua phân bón cho cây trồng.

Dựa vào số lượng cây lúa cần sử dụng người ta chia các nguyên tố thiết yếu thành 3 nhóm: Đa lượng, trung lượng, vi lượng.

Nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần nhiều được gọi là đa lượng gồm đạm (N), lân (P), kali (K), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần trung bình được gọi là trung lượng gồm có canxi (Ca), magie (Mg), silic (Si), lưu huỳnh (S), nhóm nguyên tố dinh dưỡng cây cần ít được gọi là vi lượng gồm có 6 nguyên tố: Sắt (Fe), kẽm (Zn), man gan (Mn), đồng (Cu), bo (B), mô líp đen (Mo).

– Vai trò của canxi: Canxi là một thành phần thiết yếu cấu tạo của tế bào, giúp cho sự hình thành và phát triển rễ, canxi làm tăng hoạt tính của một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây giúp cho sự đồng hóa đạm nitrat và vận chuyển đường đến hạt của cây lúa, canxi còn giúp cho cây lúa chịu úng, khi bón canxi vào đất vai trò đầu tiên là làm giảm độc hại của Fe, Al.

– Vai trò của magie (Mg): Là thành phần cấu tạo diệp lục, nâng cao hiệu suất quang hợp, tổng hợp gluxit trong cây, tham gia vào nhiều loại men, hợp protein cho hạt, Mg giữ cho độ pH trong tế bào của cây ở phạm vi thích hợp, tạo điều kiện tốt cho các quá trình sinh học để tổng hợp dinh dưỡng.

– Vai trò của lưu huỳnh (S): Tham gia trong quá trình hình thành các axit amin, protein, xúc tiến nhiều quá trình sinh học trong cây như quang hợp, hô hấp, xúc tiến quá trình chín của hạt.

– Vai trò của silic (Si): Si khi phân tích trong cây lúa ta thấy, 1 tấn thóc cây lúa hút khoảng 15 – 20 kg N thì có đến 80 kg SiO2, như vậy cây lúa hút Si nhiều hơn gấp 4 lần đạm. Si có vai trò đặc biệt để hình thành lông, gai ở bẹ và thân lá lúa, làm tăng khả năng chống đổ ngã, chống sự thâm nhập của sâu bệnh.

– Vai trò của các nguyên tố vi lượng (Fe, Zn, Mn, Cu, B và Mo) các nguyên tố vi lượng có vai trò đặc biệt quan trọng tham gia vào hoạt động của các men để hình thành các vitamin, khoáng hòa tan, tổng hợp dinh dưỡng dự trữ vào hạt làm tăng hương vị, chất lượng cho hạt gạo, giảm gạo gẫy tăng độ bóng, độ trong của hạt gạo, tăng mùi thơm, tăng độ dẻo, tăng giá trị nông sản.

– Phân lân Văn Điển ngoài lân dễ tiêu (P2O5) = 16%, còn có hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trung lượng là canxi 28 – 30%, magie 15 – 17%, silic 24 – 30% cùng các chất vi lượng: Sắt 4%, đồng 0,02%, kẽm 0,02%, bo 0,04%, mô líp đen 0,02% và mangan 0,02%.

Tổng hàm lượng các chất dinh dưỡng trung vi lượng lên đến 72% với cây lúa trên các loại đất không phải là đất phèn thì chỉ cần bón 400 – 500 kg/ha là thỏa mãn đủ lân, canxi, magie, silic và 6 chất vi lượng.

Còn trên đất phèn, phèn mặn thì lượng bón cao hơn từ 600 – 700 kg/ha, đã thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa.

– Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa 10 nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan.

Gồm phân chuyên dùng bón lót trước khi cấy hoặc gieo sạ có các dòng sản phẩm: ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, ĐYT NPK 10.12.5. Các loại này có hàm lượng dinh dưỡng trung vi lượng chiếm đến 48%, với lượng bón lót từ 700 – 800 kg/ha đối với ĐYT NPK 5.10.3 hoặc 6.11.2.

Hoặc bón 500 – 600 kg/ha đối với ĐYT NPK 10.12.5 là thỏa mãn tất cả các chất đa trung vi lượng cho cây lúa trong thời kỳ làm đòng.

Phân chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh có các dòng sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17, ĐYT NPK 12.8.12 chứa các chất trung vi lượng từ 22 – 40% tùy theo từng loại. Với định mức bón 360 – 400 kg/ha ĐYT NPK 16.5.17 hoặc bón 450 – 500 kg/ha ĐYT NPK 12.8.12 là cây lúa thỏa mãn tất cả nhu cầu dinh dưỡng để đẻ nhánh.

Thực tế nhiều năm qua cho thấy phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân cả nước tin dùng và mang lại hiệu quả. Hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư.

Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển ngoài 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK còn chứa 10 nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan.

↔ Bảng giá sản phẩm : https://vandienfmp.vn/bang-gia-phan-bon

↔ Liên hệ mua hàng : Đại Lý Bán Hàng

↔ Điện thoại : 023.688.4489, 023.688.5174 Fax: 023.688.4277

↔ E-mail : vandienfmp@gmail.com

↔ Liên hệ fanpage công ty : https://www.facebook.com/vandienfmp.vn/

Các Yếu Tố Dinh Dưỡng Cây Trồng Và Phân Bón

1. Các yếu tố

dinh dưỡng cây trồng

Gần như toàn bộ các yếu tố có trong đất đều có mặt trong cây. Kỹ thuật phân tích càng tinh vi thì càng phát hiện thêm nhiều yếu tố. Ban đầu người ta cho rằng có những yếu tố có mặt trong cây có vai trò thiết yếu cho đời sống thực vật của cây và có những yếu tố không có vai trò thiết yếu cho đời sống của cây mà có mặt trong cây chỉ là do sự hút thừa. Các kết quả nghiên cứu phát hiện dần vai trò của nhiều yếu tố mà trước đây không nhận thấy. Sự phân biệt yếu tố thiết yếu và yếu tố không thiết yếu dần dần mất đi hết ý nghĩa.

Các yếu tố trong cây còn được phân biệt thành yếu tố cấu tạo tức là các yếu tố có trong thành phần hợp chất cấu tạo nên tế bào của mô cây, và các yếu tố phi cấu tạo không là thành phần hợp chất tạo nên tế bào của mô cây. Các yếu tố là thành phần cấu tạo của tế bào của mô cây còn được gọi là yếu tố dinh dưỡng, xem như là thức ăn của cây. Một số yếu tố đóng vai trò khác: hoặc tự bản thân nó có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cây do tác động đến các enzym, các chất điều hoà sinh trưởng hoặc là thành phần cấu tạo nên các enzym, các vitamin, các chất điều hoà sinh trưởng điều khiển các quá trình trao đổi. Để thống nhất trao đổi thông tin, FAO đề nghị quy ước phân nhóm và gọi tên các yếu tố tìm thấy trong cây như sau:

1.1. Phân loại các yếu tố dinh dưỡng

Các yếu tố dinh dưỡng có 16 nguyên tố: C, H, O, N, P, K, Ca, Mg, S, Fe, Zn, Mn, Cu, Bo, Mo, Cl.

Các yếu tố dinh dưỡng chính hay còn gọi là yếu tố phân bón chính. Đó là 3 nguyên tố N, P, K.

Các nguyên tố trung lượng: Ca, Mg, S và gần đây là Si

Các nguyên vi lượng: Fe, Mn, Cu, B, Mo, Co, Ni, Se,…

Danh sách các nguyên tố vi lượng ngày càng nhiều, các nguyên tố thường được nói đến gần đây như Co, Va, Na, Zn, Al, Pb, và các nguyên tố phóng xạ, các loại đất hiếm. Các chất hàm lượng trong cây không có nhiều, ít đến mức rất khó phát hiện nhưng vẫn có vai trò quan trọng được gọi là siêu vi lượng.

1.2. Cơ sở phân loại các yếu tố dinh dưỡng

Sự sắp xếp thành các nhóm như trên không hoàn toàn dựa trên hàm lượng các yếu tố đó trong cây. Hàm lượng S, Mg trong cây nhiều không kém P nhưng P được xem là các yếu tố dinh dưỡng thứ yếu, còn hàm lượng các yếu tố Na, Cl, Fe trong cây cũng không kém lại được xem là các yếu tố vi lượng. Sự sắp xếp như trên cũng không phải là do tầm quan trọng về sinh lý của các yếu tố. Tất cả các yếu tố dầu có nhiều hoặc có ít, có khi phải dùng các phương pháp định lượng hết sức tinh vi mới phát hiện ra được vẫn có vai trò sinh lý nhất định mà sự thiếu hụt vẫn có thể làm đảo lộn các quá trình trao đổi chất trong cây. Thực chất sự sắp xếp trên là phối hợp của cả hai mặt nhu cầu của cây và khả năng cung cấp của đất, thể hiện ở nhu cầu của cần bổ sung bằng phân bón. Ca, Mg, S là các yếu tố cây rất cần, có hàm lượng trong cây cao, nhưng thường được đất cung cấp với lượng khá, đủ để thoả mãn nhu cầu bình thường của cây, chỉ trong một số trường hợp hoặc loại cây cần nhiều hoặc đất không cung cấp đủ mới cần thiết phải bổ sung, vì vậy được xếp vào nhóm các yếu tố dinh dưỡng thứ yếu. Cũng vậy Na, Cl hiếm khi thấy thiếu nên thường được xếp vào yếu tố vi lượng.

Sự sắp xếp như trên là do xem xét vấn đề dưới góc độ phân bón hơn là góc độ dinh dưỡng của cây trồng. Chúng tôi cho rằng dùng từ yếu tố phân bón thích hợp hơn dùng từ yếu tố dinh dưỡng.

Sự phân biệt yếu tố phân bón chính, yếu tố phân bón thứ yếu và yếu tố phân bón vi lượng cũng có tính chất tương đối. Ở một loại đất này một yếu tố được xem là yếu tố phân bón chính vì đất không cung cấp đủ nhưng ở loại đất khác lại là yếu tố phân bón thứ yếu. Đã phát hiện ra rằng trên các vùng đất phèn, đất đồi chua khi trồng các cây chịu chua, canxi lại quan trọng hơn kali. Khi năng suất cây trồng còn thấp, sự cung cấp tự nhiên về một số yếu tố P, K, Ca, Mg, S đủ cho nhu cầu của cây. Khi sản xuất đi vào thâm canh, năng suất trên đơn vị diện tích tăng lên, số lượng lấy đi trong sản phẩm thu hoạch vượt quá khả năng cung cấp của đất, một số yếu tố phân bón thứ yếu đang dần trở thành yếu tố phân bón chính. Một số nhà nghiên cứu đang đề nghị bổ sung các yếu tố S, Mg, Ca xem như các yếu tố phân bón chính.

Từ phân bón được sử dụng để chỉ các chất được bón vào đất để bổ sung cho cây những chất dinh dưỡng mà đất không cung cấp đủ. Loại phân bón được sử dụng đầu tiên là các sản phẩm bài tiết của gia súc và tàn dư thực vật, thân lá cây xanh, rác thải sinh hoạt chế biến thành phân chuồng; phân rác, phân xanh, xương động vật. Sau đó đến thế kỷ 19 mới bắt đầu biết sử dụng các sản phẩm của công nghiệp khai khoáng và công nghiệp hoá học để làm phân. Loại phân sản xuất đầu tiên của công nghiệp hoá học là supe lân (năm 1840, và sản xuất với quy mô công nghiệp vào năm 1942 ở Anh). Phân kali khai thác từ công nghiệp khai khoáng được sử dụng đầu tiên với số lượng lớn từ năm 1861. Mãi đến năm 1905 phân đạm nitrat mới được sản xuất bằng quy trình tổng hợp trong công nghiệp hoá học, còn trước đó chỉ có một số lượng không nhiều lắm natri nitrat và kali nitrat được khai thác từ các mỏ dùng làm thuốc súng nhiều hơn là dùng làm phân bón. Các loại phân được sản xuất từ công nghiệp khai khoáng và công nghiệp hoá học thời bấy giờ đều là chất vô cơ nên hai từ phân vô cơ và phân bón hoá học được sử dụng rộng rãi và xem như đồng nghĩa. Từ khi phân urê là một chất hữu cơ được sản xuất rộng rãi (1945) và sau đó hàng loạt các sản phẩm của công nghệ hoá học là chất hữu cơ được sử dụng là phân bón, danh từ phân hoá học không còn đồng nghĩa với phân vô cơ nữa.

Công nghệ khai khoáng phát triển và kỹ thuật sử dụng phân bón phát triển các sản phẩm thu được từ kỹ nghệ khai khoáng được sử dụng theo cả hai hướng: chế biến qua công nghệ hoá học và sử dụng trực tiếp làm phân bón như bột phôtphorit, bột apatit, các loại phân kali hàm lượng thấp. Vì vậy các danh từ phân tự nhiên trước đây đồng nghĩa với phân hữu cơ và phân nhân tạo đồng nghĩa với phân khoáng cũng không còn thích dụng nữa. Các loại phân tự nhiên có khả năng hữu cơ và vô cơ (phân lèn, …) và các loại phân nhân tạo (phân công nghiệp) cũng có cả hai loại phân hữu cơ và vô cơ. Sự phân biệt phân hữu cơ và phân vô cơ trở thành dễ gây ra sự lẫn lộn.

2.1. Các loại phân bón công nghiệp

Là các sản phẩm hữu cơ hay vô cơ, có sinh vật sống hay không có, được sản xuất từ công nghệ khai khoáng, công nghệ hoá học, công nghệ sinh học, được sử dụng để cung cấp các chất dinh dưỡng hoặc làm tốt hơn quá trình cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Phân bón công nghiệp sẽ bao gồm:

– Phân hoá học: bao gồm các sản phẩm của công nghệ khai khoáng và công nghệ hoá học, ở dạng vô cơ hay hữu cơ nhằm cung cấp các yếu tố phân bón chính (N, P, K) và các yếu tố phân bón thứ yếu (Ca, Mg, S) cho cây trồng.

– Phân sinh hoá: bao gồm bao gồm các sản phẩm có chứa các hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ mà vai trò chính là tác động vào các quá trình trao đổi chất trong cây làm tăng sự hấp thụ các chất dinh dưỡng và sử dụng các chất dinh dưỡng để hình thành sản phẩm. Loại phân này có hai loại:

+ Phân vi lượng

+ Chất điều hoà sinh trưởng

– Phân vi sinh vật: là các chế phẩm có chứa vi sinh vật sống có ích như vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải kali, các loại vi sinh vật kháng sinh (tiết ra các chất kháng sinh giúp cho cây trồng chống lại các loại vi sinh vật gây bệnh cây).

Các loại chế phẩm không chứa vi sinh vật sống mà chỉ chứa các men, các hợp chất có tác dụng kích thích sinh trưởng cây trồng và kháng sinh nên xếp vào loại phân sinh hoá.

2.2. Các loại phân nông dân tự sản xuất (phân địa phương)

Bao gồm các loại phận hữu cơ và vô cơ thường là phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh, phân rác, than bùn) mà chức năng chính là tăng lượng mùn và tác động đến lý, hoá sinh tính của đất ảnh hưởng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng của đất cho cây hoặc trực tiếp cung cấp một phần chất dinh dưỡng cho cây.

2.3. Chất cải tạo đất

Bao gồm các loại chất để cải tạo độ chua của đất (vôi, thạch cao, …),  chất làm tăng độ xốp của đất – tăng khả năng nhả chậm phân bón (zeolite) và các chất có tác dụng keo kết các hạt đất lại, tạo kết cấu cải thiện lý tính của đất.

GS Võ Minh Kha, Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996

Nguồn: camnangcaytrong.com

Những Yếu Tố Gây Chết Gây Chết Cây Mai Vàng

Mai vàng là loài cây khá dễ trồng có thể sống tốt ở nhiều vùng đất trên cả nước. Tuy nhiên để cây phát triển tốt và cho hoa to đẹp đúng dịp tết thì cần nhiều kỹ thuật chăm sóc đặc biệt.

Gần đây thú chơi mai dịp tết ngày càng được ưa chuộm khiến mỗi cây mai có giá rất trị rất cao. Vì vậy mỗi cây mai bị chết do chăm sóc sai cách đều gây tổn hại rất lớn. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các nguyên nhân hàng đầu khiến cây mai vàng bị suy yếu.

Hiện tượng ngập nước do lỗ ở đáy chậu cây mai bị bít hoặc do chất trồng thoát nước kém sẽ làm cây mai bị thối rễ và chết.

Cần kê chậu mai lên cao đến tránh triều cường và nước ngập do mưa lớn kéo dài, hoặc tạo thêm mái che để tránh nước trong chậu quá nhiều, không kịp thoát gây úng rễ cây mai

Đất trồng không tốt cũng là yếu tố gây chết cây mai vàng

Đất trồng mai phải đảm bảo tơi xốp nhưng cũng không được quá khô phải giữ được độ ẩm để cây hút nước. Trồng mai trong chậu không nên trộn thêm đất công thức giá thể chuẩn trồng mai là 50% xơ dừa + 30% trấu sống + 20% cát.

Đất trồng cũng phải đủ nhiều để giữ cây đứng vững tránh lắc lư khi gặp gió bão sẽ khiến rễ bị tổn thương. Trong đất trồng phải có chứa vi sinh vật có lợi giúp bộ rễ tổng hợp đạm cho cây hút có thể bổ sung vi sinh vật bằng phân hữu cơ hoặc phân vi sinh.

Sai phân bón cũng gây chết gây chết cây mai vàng

Cây mai qua mỗi giai đoạn cần một công thức phân nhất định. Đầu năm khi mới xả tàn cần cần lượng phân đạm nhiều hơn để phát triển cành lá, khi cần phát triển bộ rễ thì bón phân NPK có hàm lượng lân nhiều hơn, cây trong giai đoạn ra hoa thì cần nhiều kali.

Vì vậy tuỳ theo thời điểm trong năm mà bón loại phân cho phù hợp. Tuỳ theo tình trạng của cây mà bón lượng phân cho phù hợp tránh bón quá liều làm cây bị xót.

Khi cây có bộ lá rậm rạp thì bón nhiều phân, khi cây ít lá thì bón ít hơn, khi cây mới xả tàn hoặc lá còn non thì tuyệt đối không nên bón phân. Khi bón phân cũng nên chú ý bón loãng hơn liều lượng ghi trên bao bì và chia làm nhiều lần.

Kết Luận

Cần thường xuyên chăm sóc, quan tâm đến tình trạng của cây mai để bảo vệ cây tốt nhất, giúp cây phát triển khỏe mạnh, thuận lợi để ra hoa thật nhiều vào dịp tết 2020 sắp đến

Mọi người có thể liên hệ để tư vấn hoặc vườn sẽ đến chăm sóc cây tại nhà nha ZALO: 09.8181.8284 / 078.567.8855 WEB: vuonmaisauhai.com Địa chỉ: Số 45D, Đường 12, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh.

Bạn đang xem bài viết Yếu Tố Trung Lượng Thiết Yếu Cho Cây Trồng trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!