Xem Nhiều 6/2023 #️ Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn # Top 13 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 6/2023 # Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn # Top 13 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 Liên tiếp vi phạm

Mới đây nhất, ngày 22/5, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Thanh Hóa đã phát hiện tổng cộng 7 tấn phân bón giả và kém chất lượng. Cụ thể, tại cửa hàng Vật tư Nông nghiệp Sánh Ghi (thuộc tiểu khu 12, thị trấn Vạn Hà) huyện Thiệu Hóa, lực lượng QLTT kiểm tra, phát hiện 6 tấn phân bón NPK giả, nhãn hiệu Hà Bắc. Lực lượng QLTT tỉnh đã lập biên bản xử phạt hành chính chủ cửa hàng Trần Văn Sánh 20 triệu đồng, thu giữ 240 bao phân nói trên chờ tiêu hủy. Cùng thời điểm, Đội QLTT số 10 (đóng trên địa bàn huyện Bá Thước) cũng đã kiểm tra cửa hàng Hồng Tình (ở làng Đắm, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước) phát hiện 1 tấn phân bón NPK Thành Lợi kém chất lượng, không đủ hàm lượng các chất dinh dưỡng ghi trên bao bì. Sản phẩm này được sản xuất bởi một cơ sở sản xuất tại xã Đông Xuân (huyện Đông Sơn).

Trước đó, ngày 11/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an Đồng Nai cũng đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất phân bón (không có bản hiệu) do Tào Văn Chinh (33 tuổi) quản lý, tại địa chỉ tổ 20, khu phố 4, phường Trảng Dài, TP.Biên Hòa (Đồng Nai). Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra phát hiện có 10 công nhân đang thực hiện đóng gói nhiều loại phân bón từ 0,5 kg đến 1 kg, gồm: Kali Nitrate; sSun phát đồng; Super trung vi lượng; super trung vi lượng thùng 20 lít, Magie sunfat và nhân sâm cây trồng… Những sản phẩm được đóng gói trên bao bì ghi địa chỉ, thương hiệu và nguyên liệu nhập khẩu phân bón cao cấp từ Pháp, Israel, Đài Loan… của một số công ty tại chúng tôi và Đồng Nai. Tuy nhiên, qua kiểm tra, có khoảng 200 tấn nguyên liệu dùng để trộn làm phân bón giả có xuất xứ từ Trung Quốc và nhiều loại phẩm màu, hóa chất chưa rõ nguồn gốc xuất xứ. Toàn bộ số hàng này đã được niêm phong để điều tra.

Thực tế, tình trạng phân bón giả, kém chất lượng ngày càng diễn ra tinh vi hơn. Con số mà Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn đưa ra tại hội nghị tổng kết đợt tổng thanh tra toàn diện về chất lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi trên cả nước trong năm 2013 ngày 19/5 vừa qua rất đáng báo động. Tính riêng trong năm 2013, thanh tra Bộ NN&PTNT đã lấy hơn 2.080 mẫu đi kiểm tra, gồm 896 mẫu về phân bón, 459 mẫu thuốc bảo vệ thực vật và 740 mẫu thức ăn chăn nuôi. Trong đó riêng mặt hàng phân bón có 276/896 mẫu không đạt, chiếm tỷ lệ 30%.

Tháng 7 mới có Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định

Tuy nhiên, không thể phủ nhận tình trạng xử phạt cứ xử phạt, vi phạm vẫn diễn ra, thậm chí tinh vi và phức tạp hơn. Ông Đỗ Thanh Lam- Phó Cục trưởng Cục QLTT- cho rằng, đang tồn tại một số khó khăn, đồng thời là nguyên nhân chủ yếu cần giải quyết. Đó là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn chỉnh, dễ bị lợi dụng.

Bên cạnh đó, với đặc thù, phân bón giả không thể nhận biết bằng mắt thường mà phải qua kiểm định. Nhưng thực tế, do thiếu kinh phí, thời gian giám định kéo dài, không xử lý được kịp thời dẫn đến tình trạng cơ quan chức năng bở hơi tai chạy theo vi phạm. Phân bón cũng là loại hàng hóa đặc thù, đã sử dụng bón cho cây trồng thì không thể thu hồi lại được, do vậy rất khó chứng minh thiệt hại để làm căn cứ xử lý.

Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón đã ra đời vào tháng 11/2013 với rất nhiều quy định xử phạt được coi là “mạnh tay” với phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Tuy nhiên, đến nay Nghị định này vẫn chưa thể đi vào thực thi bởi Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định dự kiến phải tới 15/7 này mới chính thức được ban hành. Với thực tế tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng như hiện nay, người dân lẫn doanh nghiệp sản xuất chân chính rất mong Nghị định sớm đi vào thực thi, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường phân bón.

Theo Báo Công thương

Xử Lý Phân Bón Giả Có Dấu Hiệu Chìm Xuồng

Do những sự việc có tính chất nghiêm trọng diễn ra ngày một nhiều trong ngành phân bón, đặc biệt là hiện tượng phân bón giả, số vụ bắt giữ phân bón giả ngày một nhiều làm dư luận bức xúc… do đó, cơ quan Hiệp hội Phân bón Việt Nam vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị mạnh tay, quyết liệt xử lý nạn phân bón giả và các hành vi tiếp tay cho phân bón giả.

Trong văn bản kiến nghị, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Nguyễn Hạc Thúy đã chỉ ra hàng loạt những bất cập trong quản lý Nhà nước về phân bón, các vụ việc phân bón giả được phát hiện nhưng xử lý chưa nghiêm, có dấu hiệu chìm xuồng.

Ông Thúy cho biết, từ tháng 8/2015 Hiệp hội Phân bón Việt Nam đã tổ chức kiểm tra trên 80% tỉnh thành cả nước, kết quả đã thống kê sơ bộ, hiện cả nước có hơn 750 cơ sở sản xuất phân bón (gồm các tập đoàn, tổng công ty, chi nhánh). Tuy nhiên, nếu kiểm tra 100% các tỉnh thì con số các cơ sở sản xuất phân bón có thể lên 1.000 đơn vị. Chính việc chưa thể quản lý và thống kê hết các cơ sở sản xuất phân bón, khiến cho dễ phát sinh phân bón giả, phân bón kém chất lượng, gây ô nhiễm môi trường.

Hơn 10 năm qua, Chính phủ đã ban hành hàng chục Nghị định, Thông tư về sản xuất, kinh doanh và quản lý phân bón nhưng tình hình phân bón giả, phân bón kém chất lượng chưa giải quyết được mà ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Phân bón giả đã bị phát hiện trong các đại lý kinh doanh phân bón, trong phòng kiểm nghiệm, kiểm định…

Đặc biệt, hiện có hệ thống lợi ích nhóm, bảo kê của các lực lượng thực thi công vụ tham gia tiếp tay cho gian thương để đưa phân bón giả ra thị trường và tạo điều kiện cho phân bón giả có đất sống. Đây là những “quả bom nổ chậm” phá hoại và làm vô hiệu hóa các Nghị định, Thông tư, gây thiệt hại cho hàng chục triệu nông dân và nền nông nghiệp Việt Nam.

Theo ông Nguyễn Hạc Thúy, ngành phân bón gần đây có rất nhiều vụ việc bắt giữ phân bón giả, tuy nhiên sau khi phát hiện chưa xử lý nghiêm, thậm chí bao che khiến sự việc “chìm xuồng”.

Ông này nêu các ví dụ: 8 năm trước, Công ty Tân Trường Sinh sản xuất phân bón giả, Bộ Công An quyết định khởi tố vào tháng 10/2008, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao có quyết định chuyển vụ án hình sự để điều tra, chuyển về tỉnh Hải Dương bị vụ án bị chìm xuống đến nay đã đi vào quên lãng.

Ngày 24/4/2014, Công ty CP Thuận Phong (Đồng Nai) bị Bộ Khoa học và Công nghệ qua kiểm tra kết luận phân bón giả và Trung tâm kiểm định của Bộ này cũng cho biết 19/29 mẫu phân bón không phù hợp với tiêu chuẩn đăng ký. Sự việc này, Thủ tướng đã nhiều lần chỉ đạo, Bộ Quốc phòng 3 lần phát thông tin nói công ty này lợi dụng danh nghĩa của Bộ để sản xuất phân bón giả… Tuy nhiên, đến nay sau gần 1 năm, chưa có thông báo gì về vụ việc.

Mới đây nhất, tỉnh Đồng Nai (nơi đăng ký kinh doanh của Công ty này) đã tháo niêm phong, ra quyết định xử phạt hành chính, sau khi Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định không khởi tố hình sự với công ty này (vì cho rằng, chưa đủ yếu tố cấu thành tội hình sự, nhưng vẫn có sai phạm phải xử phạt hành chính-Dân trí). Tuy nhiên, Hiệp hội Phân bón, trong văn bản trên vẫn cho rằng, việc Đồng Nai ra quyết định chỉ xử lý về sai phạm hành chính với công ty này là “chuyện lạ”, bất thường của kỷ cương phép nước.

Phía Bộ NN&PTNT khẳng định sẽ đi tới cùng sự việc, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu Cục Trồng trọt vì để xảy ra sai phạm có tính chất nghiêm trọng, diễn ra trong nhiều năm làm tổn hại đến hoạt động sản xuất phân bón, ngành nông nghiệp.

Chính vì những vụ việc có tính chất phức tạp, cùng dấu hiệu có sự dung túng, tiếp tay của một số cơ quan, đơn vị quản lý Nhà nước đã để cho phân bón giả, phân bón kém chất lượng tồn tại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và nền kinh tế, Hiệp hội Phân bón kiến nghị Thủ tướng quyết liệt trong chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về phòng chống hàng giả, gian lận thương mại, triệt để chống nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng và xử lý nghiêm các vụ việc đã phát hiện để làm gương.

Xử Lý Sai Phạm Trong Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón Giả

Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn phát hiện nhiều trường hợp nhập lậu NPK, hàng kém chất lượng từ Trung Quốc về Việt Nam có mầu giống như thật, nhưng khi giám định thì chỉ có 0,27% là K2O (hàng thật K2O phải là ít nhất 60% K2O), thành phần chính của loại hàng này là cát nhuộm mầu đỏ. Một số hàng NPK giả thường nhái bao bì của nhà sản xuất Việt Nhật, Phi-li-pin; một số hàng kém chất lượng, giả thường nhái nhãn hiệu bao bì của các công ty nhập khẩu có uy tín lớn trên thị trường.

Việc phân bón nhập lậu, kém chất lượng đang hoành hành trên thị trường không chỉ gây tác hại cho cây trồng, tước đoạt mồ hôi, công sức của nông dân mà còn làm rối loạn thị trường, thiệt hại nghiêm trọng đến thương hiệu các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón khác. Năm 2012, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã tổng kiểm tra 13.320 vụ với 2.216 cơ sở kinh doanh phân bón thì có tới 387 vụ vi phạm, đã xử lý 2.462 tấn phân bón các loại. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Phó Cục trưởng Quản lý thị trường Ðỗ Thanh Lam cũng thừa nhận, hiện vẫn xảy ra các hành vi vi phạm về nhãn, mác; phân bón kém chất lượng hoặc kém chất lượng đến mức coi là giả; vi phạm về thực hiện quy định niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, về đăng ký kinh doanh; phân bón giả các nhãn hiệu nổi tiếng; vi phạm quy định về chế độ hóa đơn chứng từ và phân bón nhập lậu. Theo Cục Quản lý thị trường, công tác quản lý phân bón hiện nay đang gặp phải hàng loạt khó khăn như: Việc để phân biệt phân bón giả, kém chất lượng không thể nhận biết bằng mắt thường, phải kiểm định tại các tổ chức giám định được chỉ định nhưng kinh phí giám định còn thiếu, thời gian giám định kéo dài vì vậy không xử lý kịp thời; mức xử phạt thấp cho nên tính răn đe chưa cao, nhiều đối tượng vi phạm vẫn tái phạm. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát còn mỏng; kinh phí, phương tiện, trang thiết bị còn thiếu, lạc hậu trong khi các đối tượng vi phạm có nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi… Mặt khác, trình độ chuyên môn của cán bộ chưa đồng đều, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cần những giải pháp quyết liệt và đồng bộ

Dự báo, năm 2013, nguồn cung phân bón trong nước sẽ tăng lên đáng kể, nhất là u-rê, NPK và dự báo còn phải nhập 2,47 triệu tấn phân bón các loại. Hiện nay, sản xuất công nghiệp phân bón trong nước mới đáp ứng khoảng 78%. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất đối với bà con nông dân vẫn là nạn sản xuất, kinh doanh phân bón giả chưa được triệt tiêu.

Ðể quản lý các đơn vị sản xuất, kinh doanh phân bón một cách chặt chẽ, Hiệp hội Phân bón Việt Nam kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về quản lý, sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón. Ðưa phân bón trở thành ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Các tổ chức, cá nhân muốn sản xuất, kinh doanh phân bón phải đáp ứng các yêu cầu về giấy phép, chứng minh khả năng tài chính, năng lực sản xuất, trang thiết bị, công nghệ, cơ sở nhà xưởng, điều kiện về môi trường… Ðáng chú ý, phải chịu trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các quy định về chất lượng phân bóng do doanh nghiệp sản xuất. Ðây được xem là hành lang pháp lý quan trọng trong việc ổn định thị trường phân bón lâu dài, bền vững và tạo thuận lợi để xử lý những hành vi vi phạm trong lĩnh vực này.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đang phối hợp lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế mở các đợt cao điểm truy quét phân bón giả, kém chất lượng trên toàn quốc. Một trong những biện pháp được đẩy mạnh, đó là tăng cường kiểm tra đột xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh. Khi phát hiện các đơn vị kinh doanh, sản xuất vi phạm sẽ xử phạt nặng như: đình chỉ sản xuất, công bố tên và hành vi vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng, rút giấy phép kinh doanh, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, lực lượng hải quan, quản lý thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh phân bón, xử lý triệt để các hành vi vi phạm.

Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy cho biết: Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng vẫn diễn biến phức tạp. Ðể tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, hiệp hội thường xuyên khuyến cáo bà con nông dân nên chọn mua phân bón của các công ty có thương hiệu, uy tín và tại các đại lý lớn để tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng.

TRẦN HẢO Bộ Công thương đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất, phân bón, vật liệu nổ công nghiệp, hành vi sản xuất, gia công phân bón giả. Ðặc biệt, nếu sản xuất, gia công phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật đến 40 triệu đồng thì mức xử phạt được đề xuất áp dụng là từ 60 đến 70 triệu đồng. Và mức xử phạt cao nhất được áp dụng đối với hành vi này là từ 120 đến 150 triệu đồng, áp dụng đối với hành vi sản xuất, gia công phân bón giả có giá trị tương đương với hàng thật từ 100 triệu đồng trở lên… Theo Báo Nhân Dân

Phân Bón Giả, Phân Bón Kém Chất Lượng Có Xu Hướng Tăng

Lực lượng chức năng tỉnh Long An tiến hành kiểm tra số phân bón giả, kém chất lượng, (Ảnh Cục QLTT tỉnh Long An).

Từ đầu năm đến nay, các cơ quan chức năng ở ĐBSCL đã kiểm tra, lấy mẫu, xét nghiệm phát hiện hàng chục mẫu phân bón không đảm bảo chất lượng, trong đó có cả trường hợp phân bón giả, tập trung nhiều nhất là nhóm sản phẩm NPK.

Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Long An, thời gian qua hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp.

Theo cục này, tình trạng buôn bán, sản xuất và kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng vẫn diễn ra thường xuyên và ngày càng tinh vi hơn, gây thiệt hại cho người nông dân, ảnh hưởng đến môi trường, gây bức xúc trong dư luận.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, các cơ quan tỉnh Long An đã lấy 50 mẫu phân bón các loại gửi cơ quan có chức năng kiểm nghiệm chất lượng. Kết quả, phát hiện 12 mẫu phân bón vi phạm về chất lượng. Trong đó, có 10 mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, 2 mẫu phân bón là hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.

Lực lượng chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 11 trường hợp với tổng số tiền 196 triệu đồng và buộc tiêu hủy 87 bao phân bón giả. Chuyển cơ quan Công an khởi tố hình sự theo quy định pháp luật 1 trường hợp kinh doanh phân bón giả không có giá trị sử dụng, công dụng.

Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên kiểm tra tại một cơ sở sản xuất phân bón trên địa bàn huyện Đông Hòa.

Theo ngành chức năng ở ĐBSCL, hành vi sản xuất, kinh doanh phân bón giả bị xử phạt hành chính rất cao, thậm chí còn truy cứu trách nhiệm hình sự. Phân bón giả, kém chất lượng, không chỉ gây thiệt hại kinh tế cho nông dân, mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường đất đai, đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc kiểm tra, phát hiện và xử lý vấn nạn này vẫn là bài toán hết sức nan giải.

Bắt nhiều vụ phân bón không rõ nguồn gốc

Mới đây, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định kiểm tra, bắt quả tang một cơ sở đang sản xuất phân bón giả. Hồ sơ vụ việc đã được chuyển giao cho Thanh tra Sở Nông nghiệp& PTNT tỉnh Bình Định để xác minh, làm rõ.

Theo đó, vào trưa ngày 1/7, Công an huyện Tây Sơn phối hợp các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra nhà ông Lê Xuân Lang, thôn Hòa Trung, xã Bình Tường, Tây Sơn, bắt quả tang bà Lê Thị Ngọc Thuận là con gái ông Lang đang pha trộn, đóng gói phân bón mang thương hiệu của nhiều hãng phân bón khác trên thị trường.

Cơ quan chức năng đã thu giữ 4.840kg và 60 lít phân bón thành phẩm mang nhiều nhãn hiệu khác nhau, 643kg nguyên liệu sản xuất phân bón xuất xứ nước ngoài, gần 200kg bao bì, nhãn cùng nhiều máy móc, thiết bị là phương tiện sản xuất.

Tại thời điểm kiểm tra ông Lang không xuất trình được các giấy tờ về hoạt động sản xuất, kinh doanh mà đoàn công tác yêu cầu.

Trước đó, ngày 16/6, trong lúc tuần tra tại khu vực biển cửa Triều thuộc tỉnh Tiền Giang, tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện tàu BKS TG 14897 có dấu hiệu khả nghi nên tiến hành kiểm tra phát hiện trên tàu đang chở khoảng 100 tấn phân bón.

Tại thời điểm kiểm tra trên tàu có 8 thuyền viên do ông Trần Văn Xíu, ở tỉnh Long An làm thuyền trưởng, tất cả các thuyền viên trên tàu đều không có chứng chỉ, bằng cấp chuyên môn, tàu không có giấy tờ, hồ sơ về tàu, hóa đơn chứng minh số phân bón nói trên.

Khoảng 100 tấn phân bón không rõ nguồn gốc bị tổ công tác của Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 phát hiện phát hiện tại tỉnh Tiền Giang(Ảnh: công an nhân dân).

Vào chiều 20/5/2019, Đội Chống buôn lậu của Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Đắk Lắk) đã kiểm tra cửa hàng do Nguyễn Thị Kiều Oanh (số 354 đường Nguyễn Thị Định, phường Thành Nhất, TP Buôn Ma Thuột) làm chủ. Tại thời điểm kiểm tra, trong kho của cửa hàng có hàng trăm tấn phân bón với nhiều tên sản phẩm khác nhau.

Tại đây cơ quan chức năng phát hiện có hơn 20 tấn phân bón không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp, một số sản phẩm đã quá hạn sử dụng và thậm chí không có ngày sản xuất.

Sau khi lập biên bản ghi nhận hiện trường, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành niêm phong toàn bộ số phân bón vi phạm trên để đưa về cơ quan tiếp tục điều tra xử lý…

Theo thống kê mỗi năm nước ta cần khoảng 11 triệu tấn phân bón. Tuy vậy, thực tế nguồn cung đang tăng gấp 3 lần so với nhu cầu này. Đáng lưu ý, hơn 50% số phân bón trên thị trường hiện nay có nguy cơ là hàng kém chất lượng.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, phân bón giả đang gây thiệt hại tới 2,6 tỷ USD mỗi năm cho nền kinh tế.

Bạn đang xem bài viết Xử Lý Phân Bón Giả: Tháng 7 Mới Có Thông Tư Hướng Dẫn trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!