Xem Nhiều 3/2023 #️ Vườn Lan Rừng Tiền Tỷ Của Kỹ Sư Tin Học Bỏ Phố Về Quê Hà Tĩnh # Top 6 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Vườn Lan Rừng Tiền Tỷ Của Kỹ Sư Tin Học Bỏ Phố Về Quê Hà Tĩnh # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vườn Lan Rừng Tiền Tỷ Của Kỹ Sư Tin Học Bỏ Phố Về Quê Hà Tĩnh mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Từng học công nghệ thông tin, tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư tin học và làm việc tại thành phố Đà Nẵng với mức lương khá, nhưng vì đam mê trồng lan rừng mà anh Nguyễn Văn Long (SN 1984, ở thôn Nhân Hòa, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) đã trở về quê lập vườn phong lan rừng trị giả cả tỷ đồng. Đến nay, sau 5 năm theo đuổi đam mê, anh đã gây dựng vườn hơn 3.000 giò phong lan, trong đó có nhiều giò lan rừng quý hiếm…

Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Văn Long cho hay, năm 2014, anh quyết định nghỉ việc ở TP Đà Nẵng về quê Hà Tĩnh theo đuổi niềm đam mê trồng lan rừng.

 Với một ít vốn tích cóp được trong những năm làm lĩnh vực công nghệ thông tin, anh Long đã vay mượn thêm tiền người thân, bạn bè được hơn 200 triệu đồng để đầu tư trồng lan rừng.

Vì đam mê mà anh Long đã bỏ việc để về quê trồng hoa lan. Ảnh: N. Duyên.

“Mặc dù là đam mê, nhưng lúc đầu, vốn ít, kinh nghiệm trồng lan rừng chưa có nhiều nên tôi chỉ dám trồng số lượng ít. Sau này, kinh nghiệm trồng lan rừng tích lũy thêm nhiều, học hỏi thêm được kỹ thuật trồng lan, cách chăm sóc lan rừng, nhân giống lan rừng nên mình mới mạnh dạn phát triển, mở rộng vườn lan rừng, tăng số lượng giò lan rừng cũng như chủng loại các loài lan rừng…Nghề trồng lan rừng không đam mê thì thấy bình thường, nhưng khi đã đam mê thì dứt ra không được…”, anh Long thổ lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.

Hiện tại, khu vườn trồng phong lan rừng rộng hơn 600 m2 của anh Long có hơn 30 loại lan như: lan phi điệp, lan đai châu (nghinh xuân), các loại lan kiếm, lan hạc vỹ, lan sơn thủy tiên, lan quế lan hương, lan tam bảo sắc, lan hoàng nhãn…

Anh Nguyễn Văn Long cho hay, vườn phong lan của anh Long ít khi có nhiều giò hoa nở rộ vì khách đến tham quan liên tục. Nhiều khách thăm quan vườn lan thấy giò lan ra hoa đẹp là họ mua về chơi. Ảnh: N. Duyên.

Chia sẻ với phóng viên, anh Long cho biết: Để có được những loại hoa lan rừng quý như hiện nay, anh đã sưu tầm trong và ngoài tỉnh, thậm chí nghe có loại phong lan đẹp, lạ anh sang tận nước Lào, Campuchia để tìm hiểu, sưu tầm.

“Có khi đi vào rừng mấy ngày trời để tìm phong lan.  Rồi mình tham gia các hội chơi lan trên mạng xã hội để giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trồng lan rừng, qua đó sưu tầm, tìm mua thêm những loài phong lan mà mình thích. Việc chăm sóc phong lan rừng cũng đòi hỏi nhiều công sức và sự tỉ mẩn. Ngày nào cũng phải tưới nước, kiểm tra bệnh cho phong lan…”, anh Long tâm sự.

Lúc đầu, do không có kỹ thuật trồng lan nên hoa lan của anh Long đa phần phát triển kém, có nhiều cây bị nấm, bị thối rễ  rồi chết. Mỗi cây lan, giò lan chết đi là cả một đống tiền “trôi sông trôi biển”. Nhưng sau khi được tham quan các mô hình trồng lan rừng và học kinh nghiệm trồng lan rừng từ những người đã trồng lan lâu năm, anh cũng đã có trong tay những kỹ năng, kỹ thuật sóc lan bài bản…

Anh Long thiết kế vườn lan rừng với hệ thống dàn treo và hệ thống tưới phun sương để giảm nhân công chăm sóc vườn lan. Ảnh: N. Duyên.

Anh Long cho biết, mỗi cây lan từ khi bắt đầu trồng đến khi cho hoa phải mất 2 năm trở lên, có những giống phong lan rừng phải mất 3 năm mới cho hoa. Ở đất Hà Tĩnh, việc trồng và chăm phong lan có vất vả hơn do thời tiết quá khắc nghiệt, mùa hè quá nắng nóng nên lan rừng dễ bị chết.

Các loại phong lan của anh Long hiện chủ yếu được bán, trao đổi qua mạng xã hội Facebook, bạn bè thân thiết, và qua một số khách hàng chỉ cho nhau rồi họ tìm đến….Tuy nhiên, hướng của anh Long vẫn là phát triển, mở rộng vườn lan rừng nên vì thế việc bán các giò phong lan cũng chỉ mới đáp ứng được một phần nhu cầu thực tế tại địa phương.

Một chậu lan kiếm quý hiếm trong vườn đã được một khách thăm quan trả 200 triệu đồng nhưng anh Long chưa muốn bán. Ảnh: N. Duyên.

Vừa dẫn phóng viên tham quan vườn lan rừng của mình, anh Long vừa chia sẻ: Lan rừng ưa sống trên thân cây cổ thụ, cây có phần vỏ bị hoai mục. Khi đưa phong lan từ rừng về trồng ở nhà thì cây lan lại thích sống trên các thân cây nhãn, vú sữa, mít… mỗi năm chỉ nở hoa 1 lần. Trong hàng ngàn giống lan rừng, mỗi giống lan có vẻ đẹp riêng. Vì vậy, giá trị của mỗi giò lan rừng phụ thuộc vào độ quý hiếm và vẻ đẹp của loài hoa này và phụ thuộc vào sở thích của mỗi người.

Nhưng có một chủng loại lan rừng rất đắt tiền, giá mỗi giò có khi lên đến cả tỷ đồng nhưng đối với khách hàng chơi phổ thông thì lại cho là bình thường. Đó là phong lan rừng đột biến. Những giỏ lan rừng đột biến có giá trị rất cao, có khi lên đến nhiều tỷ đồng mỗi giò, 1 giò phong lan rừng đột biến giá trị có khi còn hơn cả 1 chiếc xe hơi tiền tỷ.

Theo anh Long, chỉ những người chơi phong lan sành sỏi, đam mê phong lan thực sự và có độ hiểu biết sâu về phong lan thì mới biết giá trị thực sự của những giò phong lan đột biến tiền tỷ đó.  

Những giò lan nghinh xuân với nhiều màu hoa trồng trong vườn lan rừng của anh Liong thường bung nở hoa vào dịp tết Nguyên đán. Ảnh: N. Duyên.

Hiện vườn lan rừng của anh Long được nhiều người trồng lan ở Hà Tĩnh và các tỉnh bạn đến tham quan, học tập kỹ thuật trồng phong lan. Bản thân anh Long, được những người chơi lan mời làm người tư vấn, chăm sóc vườn lan tại nhà.

Có những người cùng có niềm đam mê chơi lan đã đến ở nhà anh Long cả tháng trời để vừa giúp anh chăm lan nhưng cũng là dịp họ học kinh nghiệm trồng lan rừng từ anh Long.

Những giò lan rừng được anh Long chăm sóc tỷ mẩn. Ảnh: N. Duyên.

“Vườn lan rừng của tôi ít khi có hoa đẹp, bởi mỗi lần có khách chơi lan đến tham quan vườn thấy cây hoa đẹp là họ mua về chơi luôn…”, anh Long chia sẻ với phóng viên.

 

Một số khách hàng gửi phong lan rừng tại vườn nhờ anh Long chăm sóc, đến khi cây lan có hoa thì họ đưa về trưng. Ảnh: N. Duyên.

Với vườn lan rừng hơn 3.000 giỏ các loại của mình, tùy vào độ quý hiếm của loài phong lan mà mỗi giò lan được bán với giá từ 150.000 đồng trở lên, có những giò lan được khách trả giá 200 triệu đồng. Theo ước tính, vườn lan  rừng của anh Long hiện có giá cả tỷ đồng.

Những giò phong lan nghinh xuân đang nở hoa tại vườn lan rừng của anh Long. Ảnh: N. Duyên.

Để đảm bảo độ ẩm cho phong lan phát triển và giảm thời gian tưới hoa, anh Long đầu tư hệ thống giàn treo hiện đại, hệ thống tưới phun sương để tưới cây. Những lúc rảnh, anh vào rừng tìm hoặc tìm mua, sưu tầm các giá thể để về trồng lan…

 

Anh Long hiện đã tự nhân các loài phong lan rừng. Ảnh: N. Duyên.

Với số lan rừng hiện có, anh Long còn muốn tăng số lượng lan của mình do đó một mình anh chăm sóc khá vất vả nên anh muốn tìm một người phụ việc. Tuy nhiên, theo anh Long, người đó cũng cần có hiểu biết về phong lan và có đam mê về phong lan thì mới làm việc được. Tương lai, anh cũng muốn mở rộng diện tích để trồng lan rừng.

 

Những chiếc kệ được anh sưu tầm từ gốc cây và tạo hình đẹp mắt để chưng lan rừng. Ảnh: N. Duyên.

Anh Long cho phóng viên biết: Có những giống phong lan được nhân giống từ mắt những cây mẹ, nhưng cũng có loại lan được nhân giống từ hạt. 

 

Những giá thể được anh Long tìm về để trồng lan. Ảnh: N. Duyên.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Ninh, chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: Mô hình trồng hoa lan rừng của anh Long là mô hình trồng hoa làm kinh tế đầu tiên và lớn nhất tại địa phương hiện nay. Là một người tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Long có ý chí và đam mê, thu nhập cũng bắt đầu từ đam mê. Đây là mô hình rất đáng được biểu dương và nhân rộng.

 

 

Chăm sóc vườn lan rừng là niềm đam mê và cũng là nghề mà anh Long quyết định theo đuổi kể từ khi rời bỏ công việc từ TP Đà Nẵng về quê Hà Tĩnh. Ảnh: Ng. Duyên.

Theo Nguyễn Duyên (Dân Việt)

Vườn Lan Rừng Tiền Tỷ Của Cử Nhân Bỏ Phố Về Làm Nông Dân

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin trường ĐH Đà Nẵng, nhưng quá say mê với loài hoa phong lan rừng, chàng cử nhân Nguyễn Văn Long (xã Thạch Tân, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã bỏ phố về quê, một tay gây dựng nên vườn phong lan rừng trị giá cả tỷ đồng.

Sau gần 2 năm theo đuổi đam mê của mình, hiện nay vườn phong lan của anh Long đã có gần 2.000 giò lan với 30 loại, trong đó có nhiều loài đem lại giá trị kinh tế như: Phi điệp, nghinh xuân…

Cơ duyên đưa anh Long đến với những giò phong lan cũng rất tình cờ. Trước đây từ khi còn sinh viên, Long luôn sưu tầm cho mình vài giò phong lan rừng…

Điều lạ lùng nhiều người trồng không quen nhưng những giò phong lan của Long nhanh chóng bén rễ, ra nhánh và nở hoa rất đẹp. Nhiều bạn bè cũng nhiều lần ướm lời hỏi mua.

Sau khi tốt nghiệp năm 2011, trải qua nhiều công việc nhưng Long vẫn dành niềm đam mê với các cây trồng đặc biệt là loài phong lan. Nhận thấy đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng nên Long đã bỏ dở công việc về đầu tư nuôi trồng phong lan rừng.

Anh bắt đầu san lấp đất vườn, xây hàng rào, đầu tư hệ thống giàn, ống tưới nước… và ngược xuôi tìm kiếm giống lan rừng phù hợp khí hậu về trồng. Nhờ mát tay nên các giò lan của anh Long phát triển rất khỏe mạnh.

Thời gian đầu, không có nhiều vốn nên anh trồng theo kiểu “cuốn chiếu”, cho thu hoạch liên tục trong năm để có vốn đầu tư giò mới. Đã có lúc Long thất bại bởi không đủ vốn quay vòng, anh quyết định gác lại đam mê hành nghề đi buôn.

Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, anh bán dần một số loại và kiên trì tạo thế cho một số gốc lan khác để bán lâu dài. Đi buôn một thời gian, có thêm ít vốn liếng anh lại quay về đầu tư trồng lan rừng.

Muốn cho vườn lan phong phú, anh tận dụng vốn kiến thức công nghệ thông tin và ngoại ngữ của mình để tìm kiếm các nguồn hàng và bạn hàng trên mạng. Không chỉ lan trong nước mà anh còn tìm kiếm các giống lan quý tại nước bạn như Lào, Myanma, Campuchia…

Từ vài ba giống lan rừng dễ tính như lan sóc, hoàng thảo vối, hoàng thảo kèn… đến nay, vườn lan hơn 2.000 gốc với gần 30 chủng loại: lan kiều, tam sắc bảo, quế, nghinh xuân, phi điệp, giả hạc, di linh xuân…

Nhiều loại trong đó thuộc hàng quý và có giá trị như phi điiệp, nghinh xuân. Hiện nay, không chỉ trồng mà anh Long còn ươm giống thành công hai loại này.

Theo anh Long, giá trị của mỗi giò lan phụ thuộc vào độ quý hiếm và vẻ đẹp của loài hoa, nhất là những giò lan hoa đột biến có giá trị rất “khủng” và chỉ những người chơi lan, hiểu lan mới biết được giá trị của nó.

Dáng của mỗi cây cũng là yếu tố quyết định giá trị. Để gốc lan tăng thêm giá trị thì phải biết cách tạo nhiều chồi, gốc dáng đẹp; đồng thời chọn thời điểm bán hợp lý.

Có loại chỉ nở trong 2 tiếng nhưng cũng có loại 2-3 tháng. Để có những giỏ lan thay nhau nở quanh năm cũng là một hành trình miệt mài tìm hiểu của người trồng.

Hiện nay, mỗi giò Lan, anh Long bán từ 100.000 đến 10 triệu đồng. Những giống cây đột biến có giá từ 20 triệu đồng trở lên.

Về đầu ra sản phẩm, anh Long cho biết: “Nhiều năm lại đây, đời sống người dân Hà Tĩnh cao hơn, việc chơi lan, trồng lan ngày càng nhiều. Hiện nay tôi đã có nhiều khách hàng quen. Nhiều lúc không có hàng để bán”.

Thời gian tới, anh Long dự định tiếp tục mở rộng quy mô vườn lan, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thêm các giống lan quý hiếm phục vụ nhu cầu thị trường.

“Hái Tiền Tỷ” Từ Vườn Địa Lan Rừng

Vườn lan nhà ông Hồng lúc nào cũng tấp nập kẻ mua, người bán. Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới tranh thủ gặp được ông để trò chuyện về nghề trồng địa lan rừng này.

Mang địa lan rừng xuống phố

Khi chúng tôi đến, trong vườn nhà ông Hồng còn hơn 300 chậu địa lan rừng lớn bé đang được người làm công chăm sóc tỉ mỉ để chuẩn bị chuyển tới nơi khách đã đặt hàng. Vừa dẫn khách tham quan, ông Hồng vừa cho hay gia đình ông là một trong những hộ đầu tiên ở Sapa trồng địa lan rừng. Hiện tại, gia đình ông có hơn 4ha trồng địa lan. Còn tại xã Chấn Hưng ông thuê 2.000m2 đất để vừa nhân giống cho hoa địa lan, vừa là nơi bán sản phẩm.

Ông Hồng cho hay: “Từ tháng 9 khi thời tiết ở Sapa bắt đầu trở lạnh, tôi sẽ cho chở lan về Vĩnh Phúc tránh rét, tận dụng thời tiết ấm ở đây để giúp cho hoa nở đúng dịp tết. Đối với những chậu lan làm giống, tôi giữ lại chăm sóc, đến tháng 3 năm sau lại chuyển ngược trở lại Sapa để cây nảy mầm, ra nụ vào đúng tháng 7 và để đến tháng 9 lại quay trả về Vĩnh Phúc để kịp nở bán tết”.

Cách làm của ông Hồng khá độc đáo và tận dụng được lợi thế là mang hoa về gần Hà Nội để bán dễ dàng hơn. Thông thường, mỗi khi đến mùa rét, các chủ vườn trên Sapa lại đưa hoa địa lan tới những khu vực ấm để cho hoa nở, mà tiền thuê những khu đất như thế rất đắt. Còn với ông Hồng, việc đưa địa lan rừng về Vĩnh Phúc đã giúp ông tiết kiệm rất nhiều chi phí.

Bởi trong vụ đông ở đây, bà con thường không cấy lúa nên bỏ trống ruộng, ông thuê lại để làm nơi dựng giá đỡ các chậu hoa, che phông bạt tránh mưa nắng cho hoa cũng như các chậu cây giống. Đến tháng ông chuyển cây giống đi thì bà con vẫn lấy lại ruộng đất để cấy lúa như bình thường.

Vừa tỉa những chiếc lá vàng trên chậu hoa, ông Hồng vừa tâm sự: Những ngày đầu rời quê lên Sapa làm kinh tế, khi còn đang băn khoăn không biết trồng cây gì hay nuôi con gì, thì trong một buổi đi dạo, ông thấy những người dân tộc đi rừng về mang theo nhiều cành địa lan đem xuống chợ bán. Vốn cũng có máu yêu cái đẹp, lại thấy giá trị của loại cây này cao hơn hẳn những giống cây nông nghiệp khác, ông quyết định mua để nhân giống bán ra thị trường.

Ông Hồng nhớ lại: “Những năm đầu tiên trồng giống hoa này bán tết cũng thất bát nhiều lắm, tiền tỷ trôi sông. Năm 2005, tôi đưa hoa địa lan rừng về Hà Nội, thuê xe 5 tấn chở được 25 chậu hoa từ vườn trên Sapa về. Người mua lắt nhắt qua vài hôm mới bán gần hết, còn lại vài chậu tôi đem cho bạn bè chơi thử cho biết. Đến nay, qua nhiều lời giới thiệu của bạn bè, của khách hàng quen, hoa địa lan rừng của gia đình tôi đã có mặt không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, vào đến tận Thanh Hóa”.

Theo ông miêu tả, giống hoa địa lan rừng có lá hẹp bản, dài, lả lướt, đầu nhọn. Hoa có ba cánh xòe rộng màu vàng chanh, hai cánh trên úp lại che phần nhụy hoa, cánh dưới cong cong điểm thêm màu sắc. Hoa địa lan rừng có mùi thơm nhẹ, thường nở theo từng cành, dài nhất có đến 40 bông hoa và duy trì hoa nở được tận 3 tháng. Những năm gần đây, tết đến, người thành phố thường săn những thứ đặc sản độc lạ của núi rừng nên ông đã vận chuyển cây địa lan rừng từ vườn của gia đình trên Sapa về vườn ở Vĩnh Phúc để phục vụ khách không có điều kiện lên Sapa.

Mỗi vụ tết, từ vườn chính ông chuyển về gần 1.000 chậu địa lan rừng đều được khách hàng thân quen mọi năm đến đặt hàng từ sớm. Mỗi chậu địa lan có từ 10 đến 100 cành, giá bán cũng khác nhau theo từng chậu, từ 5 triệu đến 70 triệu đồng/chậu. Ông còn đưa về hơn 1 vạn cành địa lan, cành dài có trên 40 nụ hoa có giá bán 1 triệu đồng/cành, những cành nhỏ có 20-25 nụ hoa có giá bán 500.000 – 600.000 đồng/cành. Mỗi năm gia đình ông thu về hơn 3 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi trên 1 tỷ đồng.

Không sợ thất bại

Hơn 15 năm trồng hoa địa lan rừng để đưa xuống phố phục vụ khách mua ngày tết, với vô số lần thử nghiệm để đưa ra sản phẩm đẹp nhất mang thương hiệu của riêng mình, ông Hồng đã gặp không ít thất bại, lỗ vốn nhưng ông vẫn mạnh dạn đầu tư để chọn hướng đi mới phát triển kinh tế của gia đình.

Ông Hồng cho biết, kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa địa lan rừng là do ông tích lũy được qua những lần thất bại, rủi ro. Ông còn nhớ rõ, có năm nhuận 2 tháng mới tới tết, tôi vẫn nghĩ hoa sẽ nở đúng hẹn như mọi năm nhưng đến 20 tết, khách mang hoa trả lại vì biết chắc sẽ không nở.

Có cành lúc đó bán rẻ chỉ được 120.000 đồng, chưa thu đủ vốn. Đến 23 tết trời lạnh thêm, xót của tôi đem hoa vào nhà ủ ấm thì đến 26 tết lại thấy hoa nở bung cánh. Vì thế, rút kinh nghiệm những năm nhuận, ông chuyển hoa về vườn ở Vĩnh Phúc muộn hơn.

Chỉ riêng mùa tết năm nay, ông Hồng bán được cả mấy trăm chậu địa lan rừng. Theo ông, nhu cầu chơi lan của người dân trong những năm gần đây ngày càng tăng lên. Do đó, số lượng làm ra bao nhiêu hết bấy nhiêu. Riêng vụ tết này, ông thu cả tỷ đồng tiền bán địa lan rừng.

Gần đây, ông còn mạnh dạn thí điểm trồng thử hoa địa lan rừng tại Vĩnh Phúc, nhưng chỉ sau 5-6 tháng cây thối rễ, cây nào sống sót được cũng vì thời tiết không lạnh nên không nảy mầm, ra nụ được mà chỉ có xanh lá.

Bởi vậy, ông chọn cách nhân giống để trời ấm giúp cho cây phát triển nhanh, đến giai đoạn cần nảy mầm lại vận chuyển về Sapa để thời gian hoa nở vào tết sẽ đúng hẹn.

“Hiện nay, tôi đang tiến hành trồng thử nghiệm hoa địa lan rừng trong vùng núi Tam Đảo. Tôi không chọn giống nhân cấy mô, vì sẽ làm mất giống gen quý của rừng nên đã tự tay mua và nhân giống trồng. Nếu thời tiết của vùng núi Tam Đảo phù hợp cho cây phát triển và ra hoa thì tôi sẽ đầu tư nhân giống hàng loạt trồng ở địa phương để tiết kiệm được nhiều chi phí”- ông Hồng chia sẻ thêm.

Nảy ra ý tưởng này, bởi ông Hồng nhận thấy hoa địa lan nở trên Sapa bị sương muối nên màu hoa xỉn hơn và không đẹp mắt, còn đưa về xuôi thì do thời tiết ấm, có nắng nên hoa nở cánh nào cũng có màu vàng tươi đẹp mắt thu hút người mua. Ông còn hướng dẫn người làm công lấy khăn sạch tuốt bụi của từng lá để lá nhìn bóng hơn, người mua thấy chậu hoa sạch cũng thích mua hơn.

Vườn Lan Rừng Bạc Tỷ Của Chàng Trai 9X

Nghỉ học từ lúc 15 tuổi, nhưng bằng chính đam mê và nghị lực của mình, đến nay Vũ Ðức Nghi (22 tuổi, ngụ tại xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc) đã sở hữu vườn lan rừng hơn 3.000 m2 và mỗi năm cho nguồn thu nhập gần 1 tỷ đồng.

Anh Vũ Đức Nghi bên giàn lan Thảo kèn ra hoa rộ. Ảnh: K.Phúc

Mê lan rừng từ anh hàng xóm

Khi chúng tôi tìm đến vườn lan, anh Nghi đang tranh thủ treo từng giò lan vừa ghép lên giàn. Nói về cơ duyên đến với “nữ hoàng” của các loài hoa, anh Nghi chia sẻ: “Em sinh ra và lớn lên ở xã Phương Lâm (Định Quán, Đồng Nai). Khi mới học hết lớp 10, vì nhiều lý do nên em đành nghỉ học giữa chừng. Lúc đó, có một người anh gần nhà trồng rất nhiều hoa phong lan, nên em hay qua đó chơi cho bớt buồn. Sau một thời gian, dần dần em cảm thấy mê loài hoa này. Cũng từ đó em nuôi ước mơ gây dựng cho riêng mình một vườn lan đẹp như anh hàng xóm”.

Cũng theo anh Nghi, thời gian này, tại huyện Định Quán rộ lên phong trào đi tìm trầm hương, nên anh đã xin bố mẹ đi làm trầm để kiếm tiền. Sau 2 năm vất vả nơi rừng sâu núi thẳm, chàng trai sinh năm 1997 đã tích góp được hơn 20 triệu đồng và quyết định khởi nghiệp với niềm đam mê phong lan. Bằng số tiền dành dụm được, Nghi đã mua 30 giò lan và coi như tài sản quý giá ban đầu của mình. Từ đây, Nghi thường xuyên tìm đến các hội thi hoa lan ở địa phương và các tỉnh, TP lân cận để tìm hiểu về giá trị của các loại hoa lan. Ở đó, Nghi học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích về việc nhận biết, lựa chọn và chăm sóc “nữ hoàng” của các loài hoa từ những người trong nghề.

Ðến vườn lan bạc tỷ của mình

Từ số vốn ít ỏi ban đầu và qua hàng chục cuộc trao đổi, học hỏi và mua bán với các anh em trong giới chơi lan, năm 2017, Vũ Đức Nghi quyết định lên xã Lộc Thanh (TP Bảo Lộc) thuê đất để gây dựng vườn lan để “viết tiếp” niềm đam mê của mình. Sau khi thuê được mặt bằng, Nghi liền bắt tay vào làm nhà lưới và tập trung nhân giống thiết lập vườn. Sau hơn 2 năm đổ dồn tất cả tâm huyết “cùng ăn, cùng thức” với vườn lan, đến nay Vũ Đức Nghi đã sở hữu trong tay 3.000 m2, với trên 10.000 giò lan rừng các loại; trong đó, có nhiều giống lan quý như Trầm Rồng đỏ, Hawaii tím, Giả hạc chớp mỹ, Giả Di Linh… với giá trị hơn 3 tỷ đồng.

Theo quan sát của chúng tôi, để giữ độ ẩm cho vườn lan, bên trong khu vườn của mình, Nghi bố trí hệ thống tưới phun tự động trên cao khoảng 3 mét. Bên dưới được phủ một lớp bạt mà theo chủ vườn là giúp cho vườn sạch, cách ly được với sâu bệnh gây hại… Ngoài ra, phân bón lá cũng được chủ nhân khu vườn lan bón phân 1 tuần/lần và phân bón gốc 2 lần/năm. Toàn bộ hoa lan trong vườn đều được Nghi sử dụng giá thể là dớn và vỏ thông nhập khẩu để cấy ghép, nuôi lan. Trước khi trồng, giá thể đều được vệ sinh bằng cách luộc qua nước sôi, sau đó phơi khô rồi dùng trồng hoa lan. “Khi chúng ta mua giống về thì có thể tự ươm lấy giống mà không phải mua lần thứ 2. Tuy nhiên, để nhân giống được các loại lan rừng, đòi hỏi người chơi lan phải có sự hiểu biết về quy luật sinh trưởng, phát triển của từng loại lan. Khi chọn mua cây giống, phải chọn những giò lan xanh tốt, tai mập và khỏe. Sau đó, mình lựa chọn những tai già cắt ươm giống” – Nghi nói về kinh nghiệm chọn và nhân giống lan rừng.

Hiện nay, trong vườn của chàng trai 22 tuổi này còn có một số loại phong lan giá trị cao, được nhiều người yêu thích và săn tìm như lan Giả hạc đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ, 5 cánh trắng Hòa Bình… với giá bán hàng triệu đồng tùy độ dài của giò hoa phong lan.

Các loại lan rừng trong vườn của Nghi được bán sỉ cho các đầu mối, nhà vườn trên khắp cả nước. Ước tính mỗi năm, thu nhập của Nghi đạt gần một tỷ đồng từ bán hoa lan. Vũ Đức Nghi cho biết, thời gian tới, anh sẽ tiếp tục mở rộng thêm khu nhà lưới rộng 2.000 m2 nữa tại Bảo Lộc để trồng thêm từ 5.000 – 7.000 giò lan rừng.

Chị Lưu Thị Xuân – Bí thư Đoàn xã Lộc Thanh, cho biết: “Không chỉ làm kinh tế giỏi, Vũ Đức Nghi còn là thanh niên năng động, nhiệt tình trong việc định hướng cho các thanh niên địa phương vươn lên khởi nghiệp. Mô hình trồng lan rừng của anh Nghi và một số mô hình trồng lan khác đang được Đoàn xã Lộc Thanh tìm hiểu để nhân rộng cho đoàn viên, thanh niên tại địa phương”.

KHÁNH PHÚC

Bạn đang xem bài viết Vườn Lan Rừng Tiền Tỷ Của Kỹ Sư Tin Học Bỏ Phố Về Quê Hà Tĩnh trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!