Xem Nhiều 3/2023 #️ Vũ Quang: Hnd Huyện Phối Hợp Tập Huấn Kỹ Thuật Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Vũ Quang: Hnd Huyện Phối Hợp Tập Huấn Kỹ Thuật Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vũ Quang: Hnd Huyện Phối Hợp Tập Huấn Kỹ Thuật Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Thứ hai – 14/12/2020 11:23

Vừa qua, Hội Nông dân huyện Vũ Quang phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh và Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Đại Nam tổ chức lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất cây ăn quả có múi.

Tại buổi tập huấn, các đại biểu đã được cán bộ Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh và Công ty TNHH sản xuất và Thương mại Đại Nam chia sẻ về quy trình sản xuất phân bó hữu cơ Ong Biển; các kiến thức về dinh dưỡng cây trồng, kỹ thuật bón phân cho cây ăn quả có múi theo các giai đoạn để đạt hiệu quả cao, đồng thời hướng dẫn bà con sử dụng phân bón đúng cách theo nguyên tắc 4 đúng: đúng thời điểm, đúng loại, đúng liều lượng, đúng phương pháp. Cũng tại buổi tập huấn, hội viên hội nông dân đã được tư vấn, giải đáp các thắc mắc về quy trình bón phân, các đặc tính ưu việt và cách nhận biết các sản phẩm phân bón Ông Biển, các lưu ý khi mua phân bón để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng…. Thông qua lớp tập huấn, giúp cho hội viên nông dân nắm vững những kiến thức để sử dụng phân bón cho cây trồng một cách hiệu quả, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở địa phương.

                                                                             

Kỹ Thuật Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ Hiệu Quả

Trong canh tác nông nghiệp phân bón hữu cơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển cây trồng. Nhưng để sử dụng sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao chúng ta cần có cái nhìn tổng quan về phân bón hữu cơ.

Phân hữu cơ là phân chứa các chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ. Chất dinh dưỡng trong phân hữu cơ cây không trực tiếp sử dụng được mà phải qua quá trình phân giải nhờ vào sự hoạt động của các vi sinh vật, các tác động lý hóa trong đất chuyển các chất dinh dưỡng từ khó tiêu sang dạng dễ tiêu để kịp cung cấp dinh dưỡng cho cây. Hữu cơ là tiêu chỉ để đánh giá độ phì nhiêu, độ tơi xốp, kết cấu đất, độ thấm thấu và giữ nước, tính đệm của đất, quyết định đến số lượng, sự hoạt động của hệ vi sinh vật đất. Phân bón hữu cơ được phân ra 2 nhóm : nhóm phân hữu cơ truyền thồng và nhóm phân hữu cơ chế biến.

1. Kỹ thuật sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống.

Được tạo ra từ nguồn nguyên liệu và cách xử lý truyền thống. Nguồn nguyên liệu có thể là chất thải của vật nuôi, là phế phẩm trong nông nghiệp, là phân xanh (bèo hoa dâu, thân cây họ đậu…).

Đối với nhóm phân này trước khi đưa vào sử dụng bón cho đất cần phải ủ hoại mục bằng nấm TRICODERMA để diệt trừ nấm bệnh có trong phân chuồng tươi tránh gây hại cho cây trồng.

Phân chuồng tươi chưa ủ hoại mục chứa các dưỡng chất khó tiêu cây trồng khó hấp thu, trong quá trình phân hủy sản sinh ra một số chất gây ngộ độc rễ ( ngộ độc hữu cơ).

Phân hữu cơ truyền thống được sử dụng chủ yếu để bón lót khi làm đất trước khi trồng.

Cách bón là bón theo hàng, theo hố hoặc bón rải trên mặt đất rồi cày vùi xuống. Lượng phân bón tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng nhiều hay ít, loại đất tốt hay đất xấu và chất lượng của phân tốt hay xấu.

Phân chuồng bón từ 0,5-2 tấn/hecta. Phân xanh cày vùi vào đất khi cây ra hoa lúc làm đất.

2. Kỹ thuật sử dụng phân hữu cơ chế biến.

Gồm các loại phân hữu cơ được chế biến từ nguyên liệu hữu cơ theo quy trình công nghiệp.

Có thể bón cho hầu hết các loại đất và các loại cây trồng.

a. Phân hữu cơ chế biến:

Được chế biến từ những chất có nguồn gốc hữu cơ.

Có thể sử dụng cho cả bón lót lẫn bón thúc.

Bón theo hàng, theo hốc hay rải đều trên mặt đất rồi cày vùi.

Bón lót khi làm đất trước gieo trồng.

Bón thúc theo chiều rộng của tán cây đối với cây lâu năm, cây ngắn ngày chủ yếu bón lót.

b. Phân vi sinh:

Là phân bón trong thành phần có chứa các vi sinh vật có lợi.

Dùng bón lót hay bón thúc đều được, đối với cây ngắn ngày sử dụng để bón lót là chính.

Bón lót rải đều khi làm đất rồi cầy vùi.

Đối với cây trồng lâu năm bón thúc bằng cách đào rãnh, rải phân và phủ một lớp đất mỏng hay rải đều phần theo chiều rộng tán cây rồi tưới nước.

Phân vi sinh phát huy hiệu quả ở những vùng đất mới, đất thoái hóa, phèn, đất chai cứng…do lạm dụng phân vô cơ hay bón trong thời gian dài.

c. Phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh:

Được sản xuất từ nguồn liệu hữu cơ, áp dụng công nghệ sinh học trong quá trình sản xuất.

Là phân bón giúp cải tạo đất rất hiệu quả.

Có thể dùng bón gốc hay phun lên lá. Sử dụng cho cả bón lót và bón thúc.

Cây lâu năm đào rãnh bón lót rồi lấp một lớp đất mỏng hoặc rải đều trên mặt đất rồi tưới nước ngay.

Phân bón lá thì hòa tan với nước theo liều lượng rồi phun đều lên toàn bộ cây.

Chú ý: Khi sử dụng các sản phẩm phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, vi sinh để đạt hiệu quả cao không nên sử dụng các loại thuốc BVTV, phân bón hóa học.

d. Phân hữu cơ khoáng

Là phân hữu cơ được trộn thêm 8-18% các nguyên tố khoáng vô cơ.

Phân có hàm lưỡng vô cơ nhiều nên dùng để bón thúc là chính.

Cách bón tương tự như phân hữu cơ sinh học.

Bà con cần hiểu rõ, có một cái nhìn tổng quan về các loại phân bón hữu cơ, nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và đặc điểm của từng loại đất để sử dụng lượng phân bón cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất, đối với các loại phân hữu cơ chế biến thì nên sử dụng theo hướng dẫn có nhà sản xuất. Phân hữu cơ chính là nền tảng để phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững. Giúp cải tạo đất đai, cây trồng phát triển bền vững, cho năng suất cao, chất lương nông sản tốt, thân thiện với môi trường và đặc biệt nó là an toàn với con người.

Cách Sử Dụng Phân Hữu Cơ Vi Sinh Bón Rau

là loại phân chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống. Thường được dùng trong nông nghiệp sạch của nhiều quốc giá phát triển. Trong phân chứa các tập đoàn . Loại vi sinh vật có chức năng có định đạm, phân giải lân, mùn, chất hữu cơ và chất thải trong đất.

Các chất dinh dưỡng như N, P, K,… sẽ được tổng hợp sau khi bón phân vi sinh vào đất. Hỗn hợp dinh dưỡng này rất dễ hấp thụ đối với cây trồng. Góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng nông sản.

Phân gà vi sinh rất thân thiện với môi trường và không gây hại cho người tiêu dùng. Phù hợp với tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.

Có những mãnh đất đã bị hủy hoại quá nặng do lạm dụng phân hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến không thể trồng cây được. Hệ vi sinh tự nhiên gần như bị tiêu diệt, không còn khả năng phân giải các chất độc và các vi lượng trong đất. Lúc này, bà con nông dân cần cải tạo đất, đưa đất trồng về trạng thái tự nhiên. Hệ vi sinh ổn định để có thể tiếp tục trồng trọt.

Giải pháp cải tạo đất phù hợp nhất là sử dụng phân bón vi sinh

là lựa chọn tốt cho bà con. Trong chứa vi sinh vật sống có hoạt lực rất cao đã được chọn lọc kỹ lương. Ngoài ra còn chứa khoáng chất, đa trung vi lượng giúp tăng khả năng phân giải các độc tố, chất dinh dưỡng. Hỗ trợ rất tốt cho việc cải tạo đất, phòng ngừa nấm bệnh, tăng sức đề kháng cho cây trồng. Trả lại hệ vi sinh tự nhiên để cây trồng phát triển tốt. chỉ cần tuân thủ một số quy tắc là có thể tạo ra loại phân vi sinh hữu cơ tốt cho cây trồng cũng như rau quả nên bà con cũng có thể tự tay sản xuất.

– Tạo keo đất rất tốt, hạn chế rửa trôi chất dinh dưỡng của đất.

– Giữ độ ẩm tốt cho đất, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động ổn định.

– Nhiều trung và vi lượng tốt để bón cho rau.

– Tăng sức đề kháng cho rau, phòng ngừa sâu bệnh.

– Giảm 30-40% các loại phân vô cơ khác.

Đối với rau, phương pháp bón phân phù hợp nhất là chôn vào đất. Hoặc trộn đều với bề mặt đất. Ngoài ra, để bón lót cho rau ta có thể trộn với tro trấu, xơ dừa. Ta trộn theo tỉ lệ phù hợp với từng loại rau rồi đắp lên bề mặt đất.

Bà con nên bón phân gà hữu cơ vi sinh sau mỗi đợt thu hoạch để phục hồi dinh dưỡng cho đất. Tạo môi trường thuận lợi cho mùa sau.

Ngoài ra, bà con cần tưới tiêu hợp lý, phù hợp với từng loại rau sau khi bón phân. Hạn chế bón quá nhiều khiến phân bị trôi.

Sử dụng phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho rau, đặc biệt phân gà hữu cơ vi sinh. Mang lại hiệu quả phát triển cao cũng như đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy đây là lựa chọn tốt cho cánh nhà nông.

Kỹ Thuật Trồng Rau Mồng Tơi An Toàn Sử Dụng Phân Hữu Cơ

1/ Thời vụ trồng rau mồng tơi

Cây mồng tơi được gieo trồng được quanh năm. Để đạt được năng suất cao thì nên trồng từ tháng 1 – tháng 5 dương lịch, tuy nhiên vào thời gian này cây sẽ dễ bị nấm bệnh nếu tưới quá ẩm. Nếu trồng vào mùa mưa từ tháng 7 – tháng 9 thì nên có lưới hay bạt để che chắn.

2/ Chuẩn bị đất

2.1 Chọn vị trí đất

Phù hợp nhất là loại đất tơi xốp nhiều cát có khả năng thoát nước cao, không bị phèn và có độ pH thích hợp từ 5.5-6.5. Đất phải được làm sạch cỏ dại cùng các tàn dư cây trồng vụ trước, bón vôi, cày đất và phơi ải từ 7-10 ngày để diệt trừ sâu hại và nấm bệnh.

2.2  Làm đất và lên luống

Làm đất: Dùng bừa, máy phay, cào cuốc… làm đất nhỏ, vụn, tơi xốp. Nên làm đất nhỏ 1-5 cm ở trên mặt luống (nếu lớp đất trên quá nhỏ sẽ làm váng mặc trên làm trôi nước và ngược lại đất lớp dưới quá to sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ).

Lên luống trồng: nên chia đất thành các luống nhỏ tùy vào địa hình để dễ chăm sóc và thu hoạch.

Mùa mưa nên làm luống cao 25-30cm, mặt luống rộng 1-1,2m và đặt rãnh 35-50cm

Mùa khô nên làm luống vừa phải 15-20cm, mặt luống rộng 1-1,2m và đặt rãnh 30-40cm

2.3  Bón lót phân cho cây mồng tơi

Để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây con, chúng ta có thể bổ sung thêm phân chuồng và tro. Trước khi gieo hạt nên trộn phân vi sinh với đất trồng rồi phủ một lớp đất mỏng theo công thức:

– 0,1 kg vôi bột/m2

– 10 – 15 kg/ 36m2 phân chuồng ủ

– 3 – 7 kg /36 m2 phân NPK

– 5 – 7 kg/36 m2 phân vi sinh

– 7 kg/36 m2 tro bếp

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi

3/ Hạt giống mồng tơi

3.1 Tiêu chuẩn chọn hạt giống mồng tơi

Mồng tơi có 3 loại, mồng tơi trắng có thân mảnh, lá có màu xanh nhạt. Mồng tơi tía có gân lá màu tím. Mồng tơi thân mập có lá to màu xanh đậm, ít nhớt.

Việc chọn hạt giống đóng vai trò quan trọng, quyết định độ nảy mầm. Bạn cần lựa chọn giống có xuất xứ rõ ràng từ các cửa hàng, công ty uy tín và có hạn sử dụng lâu dài. Cần loại bỏ các hạt bị lép, bị sâu bệnh hoặc bị nấm mốc.

3.2 Xử lý hạt giống trước khi gieo

Đầu tiên cần thúc mầm hạt bằng cách ngâm hạt vào nước ấm ở nhiệt độ 30-35oC trong thời gian 3-4 giờ sau đó vớt hạt rau, rửa sạch, loại bỏ hạt lép rồi để ráo nước thì mới đem gieo.

4/ Kỹ thuật gieo trồng rau mồng tơi

Chúng ta có hai cách thức thực hiện:

Bạn có thể rải hạt đều tay trên mặt đất, tuy nhiên nếu gieo quá dày thì khi cây non sẽ chen chúc nhau dẫn đến cây bị nhỏ, còi và phải thêm công để tỉa bỏ.

Bạn cũng có thể gieo hạt theo hàng, bằng cách kẻ thẳng các hàng trên đất (khoảng cách 10-15cm) thì khi các cây non lên sẽ có chỗ trống để phát triển. Phương pháp này không làm hao tốn hạt giống và đạt tỉ lệ cây non lên tốt hơn.

Nên rắc thêm một lớp đất mỏng (0,5cm) che phủ lên hạt vừa gieo và tưới ẩm 2 lần/ngày nếu trời khô nóng giúp hạt nhanh nảy mầm.

5/ Chăm sóc

5.1  Tưới nước

Rau mồng tơi ưa đất ẩm nên cần tưới đều trên mặt luống mỗi ngày. Khi trời nắng nóng cần tưới 2 lần/ngày vào lúc sáng và chiều, còn khi trời rét thì có thể dựa vào độ ẩm của đất tưới 1-2 lần/ngày vào 7-8 giờ sáng hoặc 4-5 giờ chiều. 

5.2  Làm cỏ

Thường xuyên dọn sạch vườn cũng là một cách giúp giảm bệnh hại và tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ (cuốc, dằm, dao làm cỏ,…) để loại bỏ các loại cỏ khó trị như cỏ gấu, cỏ mần trầu,… 1 tuần/lần.

5.3  Bón phân

– Cách loại phân

Phân hữu cơ: Phân chuồng đã được ủ xử lý như phân bò, trâu, gà,… phân trùng quế,…

Phân hóa học: Phân đạm Urê có hàm lượng đạm nguyên chất 46 %

Phân hữu cơ vi sinh: Gồm 2 loại:

Phân bón qua rễ: Có khả năng thay thế ít nhất 50% phân đạm và lân hóa học làm tăng khả năng chống chịu sâu bệnh giúp cây khỏe và làm giảm lượng nitrat (chất gây ung thư) tồn tại trong rau và cải tạo đất.

Phân bón qua lá (được chiết rút từ sản phẩm do vi sinh vật tạo ra): Không gây độc hại, hiệu quả nhanh hơn bón qua rễ (5-7 ngày) và cung cấp vitamin, các chất kích thích sinh trưởng mà rễ không hấp thụ,

– Liều lượng phân

Sau khi gieo hạt khoảng 10 ngày bón phân đạm 0,3 kg/100m2

Bón thúc lần 1 (cây có 2-3 lá thật): Sử dụng phân vi sinh pha với nước (5ml +1,5l nước) phun đều trên mặt lá.

Bón thúc lần 2 (nếu cây sinh trưởng kém): Sử dụng phân đạm ure (0,05kg) pha với nước rồi tưới vào gốc cây.

Theo dõi sự phát triển của cây để bón phân cân đối và hợp lý. Ví dụ như, sau khi thu hoạch nên bổ sung khoảng 0,3 kg/100m2 NPK hoặc thu hoạch 3 lần thì bón thêm tro và 5kg lân và phải tưới thúc được 10-15 ngày rồi mới thu hoạch.

– Chăm sóc: Tiến hành làm cỏ, nhổ tỉa cây bị bệnh, cây xấu kết hợp tưới thúc 2 lần bằng phân chuồng ngâm ủ hoai mục pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 và NPK pha loãng với lượng 3 – 4kg/sào Bắc Bộ.

– Sử dụng phân bón cân đối, hợp lý, ưu tiên phân hữu cơ đã ủ hoai mục, tuyệt đối không dùng phân tươi, nước phân tươi, nước giải tươi để bón và tưới. Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh, hữu cơ sinh học.

– Trường hợp không có phân chuồng hoai mục, có thể dùng phân hữu cơ TRÙN QUẾ để thay thế với lượng dùng theo khuyến cáo, bảo đảm cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Phân trùn quế hữu cơ

– Về phòng trừ sâu bệnh: Nên trồng luân canh với cây trồng khác họ; đối với các vùng không chuyên rau nên luân canh với cây lúa nước nhằm hạn chế nguồn sâu bệnh chuyển tiếp. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại. Diệt sâu có thể dùng biện pháp thủ công: Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non khi mật độ sâu thấp (áp dụng với sâu xám, sâu xanh, sâu khoang); phát hiện và nhổ bỏ những cây bị bệnh thối gốc đem tiêu hủy.

– Trong trường hợp đặc biệt như: Mật độ sâu rất cao, thuốc sinh học không có khả năng khống chế thì lựa chọn sử dụng thuốc hóa học ít độc, nhanh phân giải và bảo đảm đủ thời gian cách ly đối với từng loại thuốc theo hướng dẫn trên nhãn thuốc. Mồng tơi cho thu hoạch nhiều lứa, khi đúng lứa nên thu hoạch ngay, không để rau già, giảm phẩm chất. Dụng cụ thu hoạch phải bảo đảm vệ sinh, khi thu hoạch cần loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, để nơi khô mát, sau đó bao gói vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

5.4  Phòng trừ sâu bệnh

Cây mồng tươi ít bị sâu hại nhưng lại bị nấm bệnh gây ảnh hưởng nhiều. Phổ biến là bệnh đốm lá do nấm chúng tôi Nếu không được che chắn thì khi mưa kéo dài thì rau mồng tơi sẽ bị dập lá, thối nhũn, bị đốm vàng,…. Cây dễ bị úng vậy nên cần vun cao gốc. Bệnh lở cổ rễ trên mồng tơi do nấm Rhizoctonia solani làm cho gốc bị teo tóp lại, chuyển màu nâu đỏ đến đen và cuối cùng gây chết cây con mặc dù lá vẫn xanh tươi.

Kiểm tra vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại. Mật độ thấp có thể dùng biện pháp thủ công: Ngắt ổ trứng, bắt giết sâu non hay sử dụng thiên địch,… Nhưng khi mật độ sâu hại tăng thì bạn có thể sử dụng thuốc sinh học – hóa học theo phương châm đúng lúc, đúng loại và đúng liều lượng.

6/ Thu hoạch đúng cách

Sau 1 tháng, khi cây đạt 30-40 cm thì bạn có thể thu hoạch. Sử dụng dao sắt hoặc kéo cắt ngang thân ở gần gốc và chừa 1-2 lá. Sản phẩm khi thu hoạch cần loại bỏ lá già, lá bị sâu bệnh, để nơi khô mát, sau đó bao gói vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Sau khoảng 12-15 ngày có thể thu hoạch tiếp. Thu hoạch được 3 lần thì thôi thu hái, để cho ra quả chọn làm giống cho vụ mùa tiếp theo.

chúng tôi

Bạn đang xem bài viết Vũ Quang: Hnd Huyện Phối Hợp Tập Huấn Kỹ Thuật Sử Dụng Phân Bón Hữu Cơ trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!