Xem Nhiều 5/2023 #️ Vì Sao Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Ở Thời Kỳ Ra Hoa, Quả Non ? # Top 5 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Vì Sao Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Ở Thời Kỳ Ra Hoa, Quả Non ? # Top 5 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vì Sao Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Ở Thời Kỳ Ra Hoa, Quả Non ? mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Hiện nay, do quá lạm dụng phân bón hóa học nên cây ăn trái ngày càng kém hoa, kém quả hơn trước. Một trong những nguyên nhân chính là do cây bị mất cân bằng dinh dưỡng. Dinh dưỡng trong năm lúc thiếu, khi thừa, lúc đói ăn khi thì tồn dư làm đất chai cứng. Đất thoái hóa, rễ nghẹt không thể hút dinh dưỡng là thực trạng của nhiều nhà vườn trồng cây ăn trái hiện nay. vậy nên chúng tôi sẽ đưa ra cau trả lời cho : vì sao nên sử dụng phân bón lá ở thời điểm ra hoa, quả non !

Thời điểm ra hoa, đậu quả là thời kỳ quan trọng quyết định đến năng suất sau này của cây ăn trái.

Dinh dưỡng nếu được đưa lên từ rễ sẽ theo thứ tự nuôi thân, cành, lá rồi mới tới lượt hoa và quả. Cho nên chăm sóc cây ăn trái giai đoạn này phân bón lá đóng vai trò rất quan trọng. Trên bề mặt lá có rất nhiều lỗ khí khổng có thể hấp thu dinh dưỡng trực tiếp để nuôi hoa và quả. Chính vì vậy trong các thời điểm quan trọng bà con nên bổ sung phân bón lá để giúp cây trồng cân bằng được dinh dưỡng. Đặc biệt là đối với những vườn ít bổ sung phân chuồng, phân hữu cơ sau thu hoạch.

Nhưng lựa chọn loại bón lá nào là tốt nhất cho thời điểm ra hoa ?

Bón lá trên thị trường nhiều vô kể, nhưng chủ yếu vẫn là các loại bón lá thông thường. Khi phun qua lá cây trồng cũng cần phải qua quá trình trao đổi chất mới có thể hấp thu nên hiệu quả khá chậm trong thời kỳ hoa và quả. Trong những thời điểm nhạy cảm như thế này của cây trồng bà con nên lựa chọn các loại phân bón lá sinh học ở dạng Nano để vừa an toàn, khỏi cần thời gian cách ly mà hiệu quả cực nhanh đồng thời giảm áp lực lên rễ.

Phân bón lá sinh học A4 là một trong những sản phẩm Nano như vậy giúp cây ra hoa tốt hơn .

Với thành phần là Acid amin được chiết xuất từ vỏ tôm, xác cá và xương động vật kết hợp với trung, vi lượng ở kích thước Nano. Khi phun dinh dưỡng ở kích cỡ này có thể thẩm thấu qua các vách tế bào của lá để nuôi hoa, nuôi lá và quả mà không cần thông qua quá trình trao đổi chất. Giúp gia tăng khả năng đậu quả và giảm rụng trái sinh lý.

Đều là dinh dưỡng nhưng Acid amin khác xa so với phân bón lá vô cơ thông thường.

Khi phun sẽ giúp cây tăng thêm 30% khả năng quang hợp khi gặp thời tiết bất lợi hay vườn cây quá rậm rạp. Giúp cây chống chịu được các môi trường như hạn hán, nhiệt độ cao hay giá lạnh, giảm sốc khi cây chuyển giai đoạn sinh trưởng,…

Đặc biệt hơn nữa vì đây là bón lá sinh học, là hữu cơ nên không chỉ tốt trong thời kỳ ra hoa , quả non mà có thể sử dụng địch kỳ cho đến lúc thu hoạch. Phun vào giai đoạn trái non, thời kỳ nuôi trái lớn và gần thu hoạch để tạo mã quả, tăng hương vị tự nhiên cho quả, chống nứt trái, giúp trái chắc, bóng, đẹp. Giúp neo trái trên cây được lâu mà không ảnh hưởng đến chất lượng,…

Để lại thông tin để nhận hướng dẫn cách chăm bón ở giai đoạn thúc trái

Lưu ý:  Khi sử dụng phân bón lá trong suốt quá trình dưỡng hoa và quả non cần phun định kỳ 2 – 3 lần cách nhau 5 – 7 ngày. Lượng phân hóa học giảm đi 30 – 50% để tiết giảm chi phí và hạn chế thoái hóa đất.

Chia sẻ:

Tại Sao Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Cho Cây Trồng

Là các dạng phân bón tồn tại ở dạng bột hoặc dung dịch được sử dụng để phun qua bề mặt lá. Tức là các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thu qua các hệ thống khác nhau trên bề mặt lá như: khí khổng, thủy khổng, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón gấp nhiều lần so với phương pháp bón phân truyền thống qua rễ.

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là một dạng phân bón lá cao cấp nhất hiện nay, được sản xuất bằng Công nghệ NANO sinh học siêu vượt trội.

Là một giải pháp toàn diện và hiệu quả, giúp bà con tiết kiệm chi phí đầu vào từ 30-50%, tăng sức đề kháng cây trồng, hạn chế sử dụng thuốc BVTV, đồng thời tăng năng suất chất lượng cây trồng, làm cho đất tơi xốp, giảm thiểu tối đa hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng và thoái hóa đất.

Mô hình trồng rau sạch bằng Phân bón lá sinh học VƯỜN SINH THÁI tại Nghệ AN

2. Cơ chế hấp thu các chất dinh dưỡng khi bón phân qua lá

Trên bề mặt lá cây thường được phủ bởi một lớp cutin và một lớp sáp, các lớp sáp và cutin này có tác dụng bảo vệ lá khỏi các tác nhân của ngoại cảnh và độ dày của các lớp bảo vệ này có ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng, nó tùy thuộc vào đặc tính sinh học của từng loại cây trồng, thậm trí là từng giai đoạn phát triển của lá.

Nhìn chung khi phun các chế phẩm phân bón lá thì sự hấp thu các chất dinh dưỡng thường xảy ra theo một trong những cách sau:

*Sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng qua lớp biểu bì của vách tế bào: – Qua các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt lớp ngoại bì và vách tế bào. – Qua các thủy khổng ở giữa các vách tiếp giáp tế bào. – Qua khí khổng ở giữa các tế bào bảo vệ.

Cứu 50ha vườn cây ăn trái bằng phân bón lá sinh học VƯỜN SINH THÁI

3. Tầm quan trọng của phân bón lá đối với cây trồng

*Giảm bớt gánh nặng hay áp lực hút dinh dưỡng qua bộ rễ, hạn chế ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

*Cung cấp dinh dưỡng kịp thời cho cây trồng sinh trưởng, phát triển qua từng giai đoạn: – Khi bộ rễ không hoàn thành nhiệm vụ là hút nước và dinh dưỡng khoáng thì giải pháp bón phân qua lá là rất tối ưu. – Có thể do bộ rễ bị tuyến trùng gây hại hoặc do các quá trình chăm sóc làm bộ rễ bị tổn thương làm suy giảm chức năng sinh lý do đó hạn chế việc hút và vận chuyển các chất dinh dưỡng khoáng.

*Nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phi đầu tư về phân 40-60%. Có 2 lý do cơ bản quyết định:

+ Thứ nhất: Hiệu suất khi bón phân qua lá cao hơn qua rễ– Vì trên thực tế khi sử dụng phân bón qua rễ bị ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố: điều kiện đất đai, khí hậu, ẩm độ, một phần dinh dưỡng bị cố định trong đất do vi sinh vật, hay do quá trình bay hơi, rửa trôi…do vậy hiệu suất bón phân qua rễ chỉ đạt khoảng 30-40% có những nơi còn thấp hơn thế. – Ngoài ra vì tổng diện tích bề mặt các lá trên một cây rộng gấp 15-20 lần diện tích đất được che phủ bởi cành và lá, nghĩa là diện tích hấp thụ phân của lá rộng hơn rất nhiều so với diện tích đất trồng của một cây nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng qua lá là rất cao lên tới 85-95%.

+ Thứ hai: Thời gian hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng nhanh hơn so với phương pháp bón phân qua rễ– Vì khi bón qua rễ các chất dinh dưỡng khoáng cần phải được hòa tan bởi các acid hữu cơ tại vùng lông hút (do rễ hoặc các vi sinh vật cộng sinh tiết ra)sau đó còn phải trải qua một quãng đường dài qua các mạch dẫn đã hóa gỗ nằm ở thân, cành mới di chuyển tới các cơ quan hấp thu và dự trữ như lá, hoa, quả. – Vì vậy trong quá trình vận chuyển đó một phần dinh dưỡng sẽ bị tiêu hao gây lãng phí hơn thế nữa do quãng đường vận chuyển dài hơn nên tốn thời gian hơn.

Ứng dụng Phân bón lá VƯỜN SINH THÁI trên cây ăn trái tại Đồng Bằng Sông Cửu Long

*Bón phân qua lá chủ động tiết kiệm nước tưới cho cây trồng, đặc biệt quan trọng đối với những vùng thiếu nước, thường xuyên hạn hán, nhiễm mặn, phèn…nâng cao sức chống chịu lạnh, hạn hán… Khi cây trồng hấp thu cân bằng và đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ nâng cao sức chống chịu hạn, lạnh tốt hơn nhiều so với những ruộng cây trồng kém chăm sóc bởi: cây trồng khỏe mạnh, bộ rễ phát triển sâu, rộng vì vậy bộ rễ cây trồng dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng khoáng và nước ở các tầng đất phía dưới ènâng cao tính chống hạn. Ngoài ra khi sử dụng phân bón qua lá có thể làm gia tăng sự hấp thu tập trung các muối khoáng vào bên trong tế bào, làm hạ điểm đông của tế bào, giúp cây trồng nâng cao sức chống chịu lạnh.

*Bón phân qua lá chủ động cung cấp các nguyên tố khoáng vi lượng thiết yếu như: Cu, Fe, Zn, Mn, Mo…mà các phương pháp bón phân truyền thống qua rễ có thể không cung cấp được.

Tóm lại để nâng cao hiệu quả kinh tế chúng ta cần tiết giảm các chi phí đầu tư, lựa chọn các dạng phân bón lá sinh học cao cấp, mục đích hướng tới một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, hiệu quả toàn diện, nâng cao năng suất, mà vẫn đảm bảo về yếu tố chất lượng nông sản phẩm.

VƯỜN SINH THÁI

Ứng Dụng Kỹ Thuật Chăm Bón Thời Kỳ Nhãn Ra Hoa, Đậu Quả

Thời điểm này, các vườn nhãn trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đang trong giai đoạn ra nụ, hoa. Một số diện tích trà nhãn sớm bắt đầu đậu quả. Tuy nhiên, thời tiết có nhiều diễn biến bất lợi, mưa nhiều, trời âm u, số giờ nắng ít… ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nở hoa, đậu quả của cây nhãn. Ngoài ra, một số loài sâu bệnh đang có chiều hướng phát sinh gây hại. Cán bộ kỹ thuật, các chủ vườn đang tích cực ứng dụng các biện pháp kỹ thuật để có mùa nhãn đạt năng suất, chất lượng

Theo tổng hợp của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện toàn tỉnh Hưng Yên có trên 3 nghìn ha nhãn, tập trung ở thành phố Hưng Yên và các huyện: Tiên Lữ, Kim Động, Khoái Châu… Những năm gần đây, nhờ áp dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật trong trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây nhãn, những vùng chuyên canh nhãn lớn của tỉnh đã bắt đầu sản xuất theo hướng phát triển bền vững, có giá trị hàng hóa, sản phẩm đạt chất lượng cao. Thời điểm này, hầu hết các cây nhãn đã phát triển giò hoa, một số vườn nhãn sớm hoa bắt đầu nở, đậu quả. Anh Đào Văn Tường, chủ một vườn nhãn ở xã Quảng Châu (thành phố Hưng Yên) cho biết: Muốn cho nhãn xanh tốt, khỏe mạnh, luôn được mùa thì người trồng phải biết thâm canh, kết hợp những kinh nghiệm hay với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật để cho nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn, tạo ra vùng nhãn chuyên canh theo hướng bền vững, cây năm nào cũng ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng tốt, cho giá trị kinh tế và thu nhập cao. Do vậy, cùng với các biện pháp kỹ thuật trong chăm sóc nhãn, anh Tường thực hiện thuần thục một số biện pháp kỹ thuật cơ bản như: Bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh; xử lý cho nhãn ra hoa bằng hóa chất, ghép thay tán, ghép cải tạo đổi giống; chống rụng hoa, rụng quả non bằng cách khoanh vỏ hoặc sử dụng các chế phẩm sinh học.

Nhãn muộn trên địa bàn huyện Khoái Châu được nhiều khách hàng biết đến. Những ngày này, chủ vườn nhãn trên địa bàn huyện đang tích cực áp dụng các biệp pháp kỹ thuật cho nhãn ra hoa, đậu quả, phòng trừ sâu bệnh gây hại. Theo tổng hợp của Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Khoái Châu, toàn huyện có hơn 700 ha nhãn, việc điều chỉnh, xử lý cho nhãn ra hoa theo ý muốn nhằm rải vụ thu hoạch đang phát huy hiệu quả cao. Từ năm 2003, nông dân một số địa phương trên địa bàn huyện đã mạnh dạn chuyển đổi, cải tạo vườn tạp, chuyển sang trồng các giống nhãn đặc sản, hình thành vùng chuyên canh giống nhãn muộn, tập trung ở các xã Hàm Tử, Đông Kết, Bình Minh, Liên Khê… Xã Hàm Tử trồng được hơn 100 ha nhãn, chiếm 40% diện tích đất canh tác. Trong đó, trên 200 hộ chuyển đổi với quy mô lớn, trung bình một hộ trồng 3 – 4 sào, nhiều hộ trồng gần 1 ha, chủ yếu là giống nhãn muộn. Nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, nhãn muộn của huyện Khoái Châu thường ra quả đều hằng năm, năng suất, chất lượng cao. Chị Nguyễn Thị Hải, một chủ vườn nhãn ở xã Hàm Tử cho biết: Cây nhãn đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc tỉ mỉ, phải đúng theo từng thời kỳ sinh trưởng, nếu việc chăm sóc không bảo đảm theo chu kỳ sinh trưởng của cây sẽ không hiệu quả. Một số biện pháp kỹ thuật gia đình tôi thường áp dụng như: Khoanh vỏ nhằm hạn chế cây sinh trưởng, kích ứng cho cây nhãn phát dục phân hóa mầm hoa, nở hoa, đậu quả theo ý muốn. Khoanh vỏ, tiện cành rộng khoảng 1mm, sâu đến phần gỗ vào khoảng từ giữa tháng 10 đến hết tháng 11 năm trước, tùy vào thời tiết năm đó nóng hay rét sớm. Khoanh vỏ kết hợp gây hạn giả trong thời kỳ cây phân hóa mầm hoa, sau đó tưới đẫm nước trước khi cây ra hoa sẽ cho kết quả cao, đồng thời hạn chế được hiện tượng rụng quả non.

Qua kinh nghiệm của các chủ vườn nhãn, để khai thác tiềm năng kinh tế của cây nhãn, ngay sau khi thu hoạch quả cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp để cây nhãn ra hoa, đậu quả đạt tỷ lệ cao, quả nhãn cho năng suất và chất lượng. Hàng năm cây nhãn phải huy động một lượng dinh dưỡng khá lớn tập trung cho ra hoa và nuôi quả, nếu không được bổ sung phân bón thường xuyên cây dễ bị kiệt sức, năm sau sẽ cho quả kém hoặc không ra quả, vì vậy việc bổ sung dinh dưỡng cho cây nhãn là rất cần thiết. Việc chăm bón cho cây cần dựa vào các yếu tố như tuổi cây và mức độ sinh trưởng của cây, nhu cầu phân bón trong từng giai đoạn sinh trưởng, mục đích sử dụng phân bón.

Theo điều tra của Chi cục BVTV, hiện nay trên cây nhãn, vải, rầy chổng cánh vân nâu gây hại những cây nhãn đang ra lộc xuân, tỷ lệ hại phổ biến 5 – 7%, nơi cao 10 – 20% số lộc non; bọ xít nâu qua đông bắt đầu phát dục và chuẩn bị đẻ trứng, mật độ phổ biến 0,1 – 0,5 con/cành, nơi cao 1 – 2 con/cành. Dự báo trong thời gian tới, bọ trĩ, bọ xít, rệp muội, bệnh sương mai tiếp tục xuất hiện và gây hại nhãn, vải ở thời kỳ ra hoa, ngoài ra nhện lông nhung gây hại nhẹ. Để phòng trừ hiệu quả, các chủ vườn cần theo dõi chặt chẽ các đối tượng sâu bệnh trên nhãn, vải từ khi ra hoa đến đậu quả non. Phòng trừ bọ trĩ, bọ xít nâu, rệp muội, sâu đo… nơi xuất hiện mật độ cao bằng các thuốc đặc hiệu; bệnh sương mai xuất hiện cần phòng trừ sớm bằng thuốc Ridomil 68 WG.

Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nông dân tập trung bón bổ sung dinh dưỡng cho cây nhãn, vải để cây phát triển hoa và nở hoa thuận lợi, tỷ lệ đậu quả cao; tập trung bón các loại phân bón hữu cơ hoai mục hoặc tưới nước phân chuồng ngâm lân hoặc các loại phân hữu cơ khác có nguồn gốc thực vật như đậu tương, ngô; phun bổ sung các loại phân qua lá loại chuyên dùng cho cây ăn quả, có hàm lượng các chất vi lượng, trong đó có nguyên tố Bo cao để hạn chế rụng nụ, hoa, tăng khả năng thụ phấn cho cây; tiến hành phun thuốc diệt trừ các loại sâu qua đông như bọ xít, rệp, rầy vân nâu… để bảo vệ lá và nụ hoa.

Theo Đào Ban – http://www.baohungyen.vn

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cam Vinh, Cam V2 Thời Kỳ Ra Hoa Đậu Quả Non

+ Phun các chế phẩm đặc trị sâu bệnh (phun 2 lần, lưu ý lựa chọn các thuốc không ảnh hưởng đến cây, sức bền của cây, không ảnh hưởng tới đất trồng).

+ Xử lý bệnh xì gôm chảy nhựa mủ (nếu có, cần xử lý triệt để tránh lây lan)

Sử dụng thuốc đặc trị: nano bạc đồng plus và nano đồng oxyclorua

+ Làm sạch cỏ dại xung quanh vùng rễ cây sinh sống.

+ Cuốc đất xung quanh vùng rễ ngoài tán, cải tạo đất, thúc đẩy bộ rễ phát triển thuận lợi cho vụ sau.

Dùng 20-25ml chế phẩm Shellac suger pha với bình 15-20 lít nước phun đều 2 mặt lá, phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

Sau thu hoạch mục đích chính là bón lót cho nên cần lựa chọn các loại phân có tính chất phát huy sau vài tháng (phân lót), phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của cây thời kỳ quả non trở đi. Cụ thể bón như sau:

Hỗn hợp phân bón trên được bón rải đều lên hình chiếu tán (mép ngoài cây), khi bón cần được trộn đều với nhau và trộn đều với đất. Mục đích của việc bón phân sau thu hoạch là giúp cây sinh trưởng rễ tơ mới (bón nhử rễ ngoài tán), phục hồi sức sinh trưởng của cây sau mỗi vụ thu hoạch, cải tạo lý tính và sinh tính của đất, tăng cường sức đề kháng cho bộ rễ.

Sau khi bón phân xong bà con không được tưới nước, chỉ tưới nước bổ sung trong trường hợp thời tiết nắng hanh khô kéo dài và bộ lá có biểu hiện héo nhẹ.

Giai đoạn này cần thúc đẩy cây cam phân hóa mầm hoa và phát triển mầm hoa. Bà con dùng 20-25ml chế phẩm Shellac suger pha với bình 15 lít nước, phun đều lên tán lá, phun 2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Sau khi cam phân hóa mầm hoa(nhú mầm nhỏ) bà con phun các chế phẩm nano sau đây:

Thời kỳ hoa nở rộ chúng ta cần tác động các biện pháp kỹ thuật sao cho tỷ lệ đậu quả đạt cao nhất, chống rụng quả sinh lý, qua đó nâng cao sản lượng quả qua từng năm. Các biện pháp cụ thể:

Một bình 15-20 lít nước pha như sau:

+ Dùng 40-60ml chế phẩm nano bạc đồng plus (trị nấm khuẩn hại hoa quả non).

+ Dùng 20ml chế phẩm Shellac suger(tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng).

+ Dùng 20-30ml chế phẩm nano canxi super(chống rụng quả).

Hỗn hợp chế phẩm trên phun 2-3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày.

Bình 15-20 lít pha như sau:

+ Dùng 60-80ml chế phẩm nano bạc đồng plus (trị nấm khuẩn hại hoa quả non).

+ Dùng 30ml chế phẩm Shellac suger (tăng tỷ lệ đậu quả, hạn chế rụng).

+ Dùng 40-60ml chế phẩm nano canxi super (chống rụng quả).

+ Dùng 50ml nano canxi cacbonat (Chống mưa axít).

Nếu mưa kéo dài nhiều ngày, định kỳ 4-6 ngày phun một lần, phun ngay cả khi có mưa phùn ẩm kéo dài.

Dùng 40ml nano bạc đồng plus kết hợp với 30ml Shellac suger pha với 20 lít nước phun đều 2 mặt lá, định kỳ 10-15 ngày/lần. Phun 2-3 lần liên tiếp cho đến khi ổn định quả.

Dùng 500ml nano đồng oxyclorua kết hợp với 500ml nano bạc đồng plus pha với 300-400 lít nước, định kỳ 10-15 ngày phun một lần, đặc biệt phun vào giai đoạn mẫn cảm bệnh của cây cam(tháng 4-8 hàng năm).

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải – Hotline: 0976 804 678 * 01235 99 85 99

Bạn đang xem bài viết Vì Sao Nên Sử Dụng Phân Bón Lá Ở Thời Kỳ Ra Hoa, Quả Non ? trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!