Xem Nhiều 5/2023 #️ Vi Khuẩn Cố Định Nitơ Cộng Sinh Với Cây Bộ Đậu. # Top 7 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Vi Khuẩn Cố Định Nitơ Cộng Sinh Với Cây Bộ Đậu. # Top 7 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vi Khuẩn Cố Định Nitơ Cộng Sinh Với Cây Bộ Đậu. mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

 Đặc điểm chung Vi khuẩn cố dịnh nitơ cộng sinh với cây bộ đậu còn gọi là vi khuẩn nốt sần.

Chúng hình thành những nốt sần ở rễ cây, đôi khi ở cả thân cây phần gần với đất và cư trú trong đó. Tại nốt sần, vi khuẩn tiến hành quá trình cố định nitơ, sản phẩm cố định được một phần sử dụng cho vi khuẩn và một phần sử dụng cho cây. Những sản phẩm quang hợp của cây cũng một phần được cung cấp cho vi khuẩn. Chính vì thế mà quan hệ giữa vi khuẩn và cây là quan hệ cộng sinh hai bên cùng có lợi.

Từ năm 1886 Hellrigel và Wilfarth đã phát hiện ra khả năng cố định nitơ của cây đậu Hoà Lan bằng thí nghiệm trồng trên cát cây kiều mạch và cây đậu Hoà Lan. Sau khi kết thúc thí nghiệm người ta tiến hành định lượng đạm tổng số ở 2 chậu cát và nhận thấy: chậu cát trồng cây đậu Hoà Lan có hàm lượng nitơ tăng lên so với ban đầu còn chậu cát trồng kiều mạch thì lượng nitơ giảm đi. Nghiên cứu sâu hơn nữa người ta thấy lượng đạm chỉ tăng lên khi đất trồng cây đậu không khử trùng và nốt sần được hình thành trên rễ cây đậu. Từ đó người ta đã kết luận rằng: cây đậu Hoà Lan khi cộng sinh với một loài vi khuẩn sống trong nốt sần thì sẽ có khả năng cố dịnh nitơ không khí. Đến năm 1888 Beijerinck đã phân lập được vi khuẩn nốt sần, năm 1889 vi khuẩn nốt sần được đặt tên là Rhizobium. Lúc đầu người ta dựa vào cây đậu mà vi khuẩn cộng sinh để đặt tên loài cho chúng. Ví dụ như loài Rhizobium leguminosarum cộng sinh với cây đậu Hoà Lan, loài Rhizobium trifolii cộng sinh với cây cỏ ba lá. Gần đây người ta chia vi khuẩn nốt sần thành hai nhóm, nhóm sinh trưởng nhanh và nhóm sinh trưởng chậm dựa vào thời gian xuất hiện khuẩn lạc trên môi trường nuôi cấy. Nhóm sinh trưởng nhanh khuẩn lạc xuất hiện sau 3 ­ 5 ngày, có đường kính 2 ­ 4mm thuộc chi Rhizobium. Nhóm sinh trưởng chậm khuẩn lạc xuất hiện sau 5 ­ 7 ngày nuôi cấy, có đường kính không quá 1mm thuộc chi Bradirhizobium.

Trong quá trình phát triển vi khuẩn nốt sần thường có sự thay đổi hình thái. Lúc còn non, đa số các loài có hình que, có khả năng di động bằng đơn mao, chùm mao hoặc chu mao tuỳ từng loài. Sau đó trở thành dạng giả khuẩn để có hình que phân nhánh, mất khả năng di động. Ở dạng này, vi khuẩn nốt sần có khả năng cố định nitơ. Khi già dạng hình que phân nhánh phân cắt tạo thành dạng hình cầu nhỏ.

Vi khuẩn nốt sần thuộc loại háo khí, ưa pH trung tính hoặc hơi kiềm, thích hợp với nhiệt độ 28 ­ 300C, độ ẩm 60 ­ 80%. Chúng có khả năng đồng hoá các nguồn cacbon khác nhau như các loại đường đơn, đường kép, axit hữu cơ, glyxerin v.v… Đối với nguồn nitơ, khi cộng sinh với cây đậu, vi khuẩn nốt sần có khả năng sử dụng nitơ không khí. Khi sống tiềm sinh trong đất hoặc được nuôi cấy trên môi trường, chúng mất khả năng cố định nitơ. Lúc đó chúng đồng hoá các nguồn nitơ sẵn có, nhất là các nguồn amôn và nitrat. Chúng có thể  đồng hoá các nguồn nitơ sẵn có, nhất là các nguồn amôn và nitrat. Chúng có thể đồng hoá tốt các loại axit amin, một số có thể đồng hoá peptôn. Ngoài nguồn dinh dưỡng cacbon và nitơ, vi khuẩn nốt sần còn cần các loại chất khoáng, trong đó quan trọng nhất là photpho. Khi nuôi vi khuẩn nốt sần ở môi trường có sẵn nguồn đạm lâu ngày, chúng sẽ mất khả năng xâm nhiễm và hình thành nốt sần. Đó là điều cần chú ý trong việc giữ giống vi khuẩn nốt sần.

 + Sự hình thành nốt sần và quan hệ cộng sinh của vi khuẩn nốt sần với cây bộ đậu. Quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần và cây đậu tạo thành một thể sinh lý hoàn chỉnh. Chỉ trong quan hệ cộng sinh này, chúng mới có khả năng sử dụng nitơ của không khí. Khi tách ra, cả cây đậu và vi khuẩn đều không thể sử dụng nitơ tự do, không phải tất cả các cây thuộc bộ đậu đều có khả năng cộng sinh với vi khuẩn nốt sần mà chỉ khoảng 9% trong chúng.

Khả năng hình thành nốt sần ở cây đậu không những phụ thuộc vào vi khuẩn có trong đất mà còn phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Về độ ẩm, đa số cây đậu có thể hình thành nốt sần trong phạm vi độ ẩm từ 40 ­ 80%, trong đó độ ẩm tối thích là 60 ­ 70%. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, ví dụ như cây điền thanh có thể hình thành nốt sần trong điều kiện đất ngập nước.

 Độ thoáng khí của đất cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần. Thường nốt sần chỉ hình thành ở phần rễ nông, phần rễ sâu rất ít nốt sần. Nguyên nhân là do tính háo khí của vi khuẩn nốt sần, thiếu Oxy sẽ làm giảm cường độ trao đổi năng lượng và khả năng xâm nhập vào rễ cây. Đối với cây, thiếu Oxy cũng làm giảm sự hình thành sắc tố Leghemoglobin. Những nốt sần hữu hiệu có màu hồng chính là màu của sắc tố này. Nhiệt độ thích hợp nhất với hoạt động của vi khuẩn nốt sần là 240C, dưới 100C nốt sần vẫn có thể hình thành nhưng hiệu quả cố định nitơ giảm. Ở nhiệt độ 360C cây đậu phát triển tốt nhưng cường độ cố định nitơ lại kém.

pH môi trường cũng ảnh hưởng đến sự hình thành và chất lượng nốt sần. Có loại chỉ hình thành nốt sần ở pH từ 6,8 đến 7,4 có loại có khả năng hình thành nốt sần ở pH rộng hơn từ 4,6 đến 7,5.

Tính đặc hiệu là một đặc điểm quan trọng trong quan hệ cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần và cây đậu. Một loài vi khuẩn nốt sần chỉ có khả năng cộng sinh với một hoặc vài loài đậu. Cũng có một số loài vi khuẩn có khả năng hình thành nốt sần ở cây đậu không đặc hiệu với nó nhưng số lượng nốt sần ít và khả năng cố định nitơ kém. Tuy nhiên đặc tính này giúp cho vi khuẩn nốt sần có thể tồn tại ở những nơi không có cây đậu đặc hiệu đối với nó. Tính đặc hiệu giữa vi khuẩn và cây đậu được quyết định bởi hệ gen của chúng. Bởi vậy người ta có thể cải biến tính đặc hiệu bằng các tác nhân đột biến hoặc có thể dùng kỹ nghệ di truyền để cải biến hệ gen quy định đặc hiệu cộng sinh.

 Quá trình hình thành nốt sần được bắt đầu từ sự xâm nhập của vi khuẩn vào rễ cây. Vi khuẩn thường xâm nhập vào rễ cây qua các lông hút hoặc vết thương ở vỏ rễ. Cây đậu thường tiết ra những chất kích thích sinh trưởng của vi khuẩn nốt sần tương ứng, đó là các hợp chất gluxit, các axit amin v.v… Muốn xâm nhiễm tốt, mật độ của vi khuẩn trong vùng rễ phải đạt tới 104 tế bào trong 1 gram đất. Nếu xử lý với hạt đậu thì mỗi hạt đậu loại nhỏ cần 500 ­ 1000 tế bào vi khuẩn, hạt đậu loại to cần khoảng 70.000 tế bào. Khi mật độ vi khuẩn phát triển tới một mức độ nhất định nó sẽ kích thích cây đậu tiết ra enzym poligalactorunaza có tác dụng phân giải thành lông hút để vi khuẩn qua đó xâm nhập vào. Đường vi khuẩn xâm nhập được tạo thành do tốc độ phát triển của vi khuẩn (sinh trưởng đến đâu, xâm nhập đến đấy) hình thành một “dây xâm nhập” được bao quanh bởi một lớp nhày do các chất của vi khuẩn tiết ra trong quá trình phát triển. Ở giai đoạn này phản ứng của cây đối với vi khuẩn tương tư như đối với vật ký sinh, bởi vậy tốc độ tiến sâu vào nhu mô của dây xâm nhập rất chậm do phản ứng của cây ­ chỉ khoảng 5 ­ 8 μm/h. Không phải tất cả các dây xâm nhập đều tiến tới nhu mô rễ mà chỉ một số trong chúng. Chính vì thế để hình thành nốt sần cần mật độ vi khuẩn lớn. Khi tới lớp nhu mô, vi khuẩn kích thích tế bào nhu mô phát triển thành vùng mô phân sinh. Từ vùng mô phân sinh tế bào phân chia rất mạnh và hình thành 3 loại tế bào chuyên hoá: Vỏ nốt sần là lớp tế bào nằm dưới lớp vỏ rễ bao bọc quanh nốt sần; Mô chứa vi khuẩn gồm những tế bào bị nhiễm vi khuẩn nằm xen kẽ với các tế bào không nhiễm vi khuẩn. Những tế bào chứa vi khuẩn có kích thước lớn hơn tế bào không chứa vi khuẩn tới 8 lần, có những mô chứa vi khuẩn toàn bộ các tế bào đều bị nhiễm vi khuẩn. Loại tế bào chuyên hoá thứ 3 là các mạch dẫn từ hệ rễ vào nốt sần. Đây chính là con đường dẫn truyền các sản phẩm của quá trình cố định nitơ cho cây và các sản phẩm quang hợp của cây cho nốt sần. Tại các tế bào chứa vi khuẩn, vi khuẩn nốt sần xâm nhập vào tế bào chất tại đấy chúng phân cắt rất nhanh. Từ dạng hình que sẽ chuyển sang dạng hình que phân nhánh gọi là dạng giả khuẩn thể. Chính ở dạng giả khuẩn thể nàym vi khuẩn bắt đầu tiến hành quá trình cố định nitơ. Thời kỳ cây ra hoa là thời kỳ nốt sần hình thành nhiều nhất và có hiệu quả cố định nitơ mạnh nhất. Hiệu quả cố định nitơ thường thể hiện ở những nốt sần có kích thước lớn và có màu hồng của Leghemoglobin. Ở những cây đậu có đời sống ngắn từ 1 năm trở xuống, đến giai đoạn cuối cùng của thời kỳ phát triển, màu hồng của sắc tố Leghemoglobin chuyển thành màu lục. Lúc đó kết thúc quá trình cố định nitơ, dạng giả khuẩn thể phân cắt thành những tế bào hình cầu. Khi cây đậu chết, vi khuẩn nốt sần sống tiềm sinh trong đất chờ đến vụ đậu năm sau. Tuy nhiên, có một vài cây họ đậu như cây điền thanh hạt tròn không thấy xuất hiện dạng giả khuẩn.

Ở những cây đậu 1 năm và những cây đậu lâu năm (thân gỗ) cũng có sự khác nhau về tính chất nốt sần. Ở caâ lạc, cây đậu tương, nốt sần hữu hiệu (có khả năng cố định nitơ) thường có màu hồng, kích thước lớn, thường nằm trên rễ chính trong khi nốt sần vô hiệu có màu lục, kích thước nhỏ, thường nằm trên rễ phụ. Tuy nhiên ở một số cây đậu lâu năm lại không theo quy luật đó. Ví dụ như cây keo tai tượng dùng để trồng rừng, nốt sần hữu hiệu có cả ở rễ phụ và không có màu hồng. ­ 

Bảo Nam

Vi Sinh Vật Cố Định Đạm

Tổng quan về các nhóm vi sinh vật cố định đạm

Vi khuẩn cố định đạm là gì?

Các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hay còn gọi là cố định nitơ, là những vi sinh vật quan trọng nhấtrong việc cố định N2 trong đất và trong cây trồng.

Vi khuẩn cố định đạm bao gồm nhóm nhân sơ (cả vi khuẩn và vi khuẩn cổ) gọi chung là các vi khuẩn cố định đạm (diazotroph). Một số thực vật bậc cao, và một số động vật (mối), đã có những hình thức cộng sinh với các vi khuẩn (diazotroph) này.

Nitơ (N) là yếu tố dinh dưỡng quan trọng không chỉ đối với cây trồng mà ngay cả đối với vi sinh vật. Nguồn dự trữ nitơ trong tự nhiên tất lớn, chỉ riêng trong không khí có đến 78,16% là nitơ, song nguồn nitơ này không sử dụng được cho cây trồng.

Để cây trồng có thể sử dụng được nguồn nitơ này làm chất dinh dưỡng, nitơ không khí phải được chuyển hóa thông qua quá trình cố định nitơ (cố định đạm) dưới tác dụng của các nhóm vi sinh vật cố định đạm.

Các vi khuẩn cố định nitơ có thể có dạng sống cộng sinh trong rễ, tạo nên các nốt sần hoặc sống tự do trong đất. Hiện nay, có khoảng hơn 600 loài cây có vi sinh vật sống cộng sinh có khả năng đồng hóa N2 thuộc nhiều họ khác nhau (ví dụ: các cây họ đậu…).

Đạm sinh học là gì?

Chất đạm (hay còn gọi là protein) là chất hữu cơ giàu dinh dưỡng có mặt trong thịt động vật và trong thực vật. Đạm là chất căn bản giúp duy trì sự sống của mọi tế bào.

Đạm là chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng hàng đầu đối với cây trồng. Tuy nhiên hàm lượng của chúng trong đất rất ít, do đó gây ra hiện tượng thiếu đạm ở cây trồng.

Một trong những phương pháp tăng cường lượng đạm cho đất là sử dụng các loại vi sinh vật cố định nitơ từ không khí.

Quá trình cố định đạm sinh học

Cố định đạm sinh học hay cố định nitơ là một quá trình khử (N2) thành NH3 dưới sự xúc tác của enzyme nitrogenase. Sau đó, NH3 có thể kết hợp với các acid hữu c ơ để tạo thành các acid amin và protein.

Lý do của quá trình cố định đạm sinh học đó là do nitơ trong khí quyển hoặc phân tử khí nitơ (N2) tương đối trơ, tức là nó không dễ dàng phản ứng với các hóa chất khác để tạo ra hợp chất mới. Quá trình cố định phân giải các phân tử nitơ dạng hai nguyên tử (N2) thành các nguyên tử.

Cố định đạm trong tự nhiên và tổng hợp, là quá trình cần thiết cho tất cả các hình thái của sự sống bởi vì nitơ là cần thiết để sinh tổng hợp các yếu tố cấu tạo cơ bản của thực vật, động vật và các hình thái sự sống khác; ví dụ, nucleotide trong ADN và ARN và các axit amin trong protein. Do đó, cố định đạm cần thiết trong nông nghiệp và sản xuất phân bón.

Phân loại vi sinh vật cố định đạm

Vi khuẩn nốt sần

Vai trò cố định N2 quan trọng nhất thuộc về nhóm vi sinh vật cộng sinh. Ở một số cây gỗ hoặc cây bụi nhiệt đới thuộc họ Rabiaceae, các nốt sần chứa vi khuẩn cố định N2 không phải ở rễ mà ở trên lá.

Vi khuẩn nốt sần thuộc nhóm hiếu khí không tạo bào tử, có thể đồng hóa nhiều nguồn carbon các nhau.

Các vi sinh vật cố định đạm thuộc nhóm vi khuẩn nốt sần bao gồm các nhóm:

Rhizobium là một nhóm vi khuẩn Gram (-) sống trong đất có vai trò cố định đạm. Rhizobium hình thành một nhóm vi khuẩn cộng sinh cố định đạm sống trong rễ của các cây họ Đậu và Parasponia.

Vi khuẩn Rhizobium xâm chiếm tế bào rễ của cây tạo thành các nốt rễ (nốt sần); ở đây chúng biến đổi nitơ trong khí quyển thành ammoniac và sau đó cung cấp các hợp chất nitơ hữu cơ như glutamin hoặc ureide cho cây. Còn cây thì cung cấp các hợp chất hữu cơ cho vi khuẩn từ quá trình quang hợp.

Vi khuẩn cộng sinh với cây không thuộc họ Đậu

Có khoảng vài trăm loài thực vật mặc dù không thuộc họ Đậu nhưng vẫn có các nốt sần cố định đạm. Tuy nhiên sự cộng sinh thường không phải là với Rhizobium mà lại là nhóm xạ khuẩn (Actinomycetes).

Vi khuẩn cố định đạm sống tự do

Vi khuẩn cố định đạm sống tự do ở vùng rễ lúa và những cây thuộc họ hòa thảo đã giúp cây trồng phát triển tốt cũng như hạn chế thấp nhất lượng đạm hóa học trong sản xuất nông nghiệp.

Azotobacter là nhóm vi khuẩn Gram (-), di động, hô hấp hiếu khí và có khả năng cố định nitơ tự do.

Trong số các vi sinh vật có khả năng cố định nitơ theo kiểu không cộng sinh, vi khuẩn Azotobacter được quan tâm và ứng dụng nhiều nhất trong sản xuất phân bón sinh học cố định nitơ.

Vi khuẩn Azotobacter thu hút sự quan tâm không chỉ bởi khả năng cung cấp nguồn dinh dưỡng nitơ mà còn có nhiều khả năng hữu ích khác như kích thích nảy mầm, sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật.

Beijerinckia là nhóm hiếu khí, cố định nitơ giống Azotobacter nhưng có khả năng chịu chua cao hơn. Chúng bao gồm 3 loài:

Vi khuẩn cố định nitơ sống hội sinh

Vi sinh vật được sử dụng trong sản xuất phân bón nhiều nhất hiện nay là Azospirillum – sống hội sinh trong rễ cây hòa thảo, bông và rau.

Hai chủng vi khuẩn cố định nitơ sống hội sinh được biết đến nay là:

Như vậy, đến đây chúng ta có thể thấy rằng các nhóm vi sinh vật cố định đạm đã tham gia vào nhiều khâu trong toàn bộ chuỗi phân giải, cố định nitơ. Chính vì tầm quan trọng như vậy nên hiện nay các vi sinh vật cố định đạm đang được sử dụng nhiều trong các chế phẩm phân bón vi sinh cải tạo đất trồng trọt.

Theo Wikipedia, Nông nghiệp Việt Nam chúng tôi

Phân Bón Vi Sinh Cố Định Đạm Azotobacterin

Trang chủ / Phân bón hữu cơ, vi sinh / Phân bón vi sinh cố định đạm Azotobacterin

Giảm giá!

Khối lượng: 1 Tấn. Thành phần:

Chất mang (than bùn đã được xử lý) cải tạo, gia tăng khoáng tự nhiên trong đất

Công dụng:

Cải tạo tính chất vật lý cho đất (độ ẩm, độ tơi xốp)

Gia tăng hàm lượng acid amin và vitamin giúp tăng chất lượng nông sản

Hòa tan lân khó tiêu giúp tăng cường sức khỏe cây

Loại trừ kim loại nặng, khử nitrat tạo ra nông sản an toàn

Sử dụng phân vi sinh Azotobacterin giúp gia tăng ít nhất 30% năng suất cho cây trồng. Giúp giảm 50% đến thay thế hoàn toàn phân hóa học.

Phân vi sinh Azotobacterin là phân bón dạng bột, màu đen, dễ tan trong nước. Phân được sản xuất bằng những nguyên liệu quý lấy từ mỏ than bùn kết hợp với vi khuẩn cố định đạm Azotobacter.

Phân vi sinh Azotobacterin có tác dụng cố định nitơ trong không khí tạo ra đạm sinh học thay thế cho urê, NPK, giúp giảm hàm lượng nitrat độc hại trong nông sản tạo ra nông sản an toàn, làm tăng hàm lượng protein và vitamin trong nông sản tạo ra nông sản chất lượng cao. Ngoài ra còn có tác dụng cải tạo đất, khử kim loại nặng trong đất chống được nghẹt rễ, thối rễ,…

Azotobacterin là loại phân duy nhất có chứa vi khuẩn Azotobacter vinelandii (Vi khuẩn cố định nitơ), là loại phân bón duy nhất trên thị trường Việt Nam có khả năng cố định đạm sinh học.

Phân bón Azotobacterin là loại phân có khả năng giúp cho cây trồng phát triển tốt ở mùa mưa, có khả năng khử được các kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu nhiễm trong đất và nước tưới nông nghiệp.

8,000,000 ₫ 6,000,000 ₫

Mô tả

Cơ chế hoạt động:

Azotobacter vinelandii là vi khuẩn cố định nitơ tự do. Nó tạo ra nhiều hocmon thực vật như các indol acetic gilberelin, cy tokinin, vì vậy nó kích thích dự phát triển của thực vật. Chúng tạo điều kiện cho kim loại nặng trong đất dễ dàng di chuyển vì vậy nâng cao sự loại trừ các kim loại nặng trong đất như cadmium, đồng, chì. Azotobacter cũng có thể phân giải các hợp chất thơm chứa chlorin chẳng hạn như 2,4,6 – trilozophenol.

Do có khả năng cố định ni tơ nên Azotobacter vinelandii nó có khả năng nâng cao độ màu mỡ của đất. Azotobacter vinelandii còn sản sinh enzym nitroreductase, vì vậy nó có khả năng khử nitrat mạnh trong nông sản, tạo ra nông sản an toàn.

Azotobacter được sử dụng như tác nhân phòng chống sinh học đối kháng với các tác nhân gây bệnh thực vật do tạo các siderophore là các hợp chất kháng nấm, kháng khuẩn và virut ở cây trồng. Azotobacter cũng được coi là tác nhân phòng chống sinh học trong việc phòng trừ nematod và các côn trùng như sâu keo, ngài gạo, ức chế sự nở trứng sâu.

Azotobacter nâng cao độ màu mỡ của cây trồng do nâng cao quần thể vi sinh vật xung quanh vùng rễ của cây trồng. Azotobacter tổng hợp protein kiểu glomalin có khả năng gắn các hạt đất để tạo các thể tụ tập của đất, vì vậy nâng cao độ màu mỡ của đất, cải thiện tính chất vật lý của đất, nâng cao sức trồng trọt của đất, nâng cao sức sản xuất của đất.

Vi khuẩn Azotobacter có khả năng tạo một số lượng lớn các acid amin và vitamin khi phát triển trong môi trường nuôi cấy với các nguồn ni tơ và cacbon khác nhau. Vì thế sử dụng phân bón vi sinh từ azotobacter vinelandii đã làm tăng hàm lượng protein và viatmin trog nông sản.

Azotobacter nâng cao chất lượng hạt lương thực sau thu hoạch, tăng độ nảy mầm của hạt. Azotobacter hòa tan các photphat không hòa tan vì vậy gián tiếp nâng cao Sự phát triển của cây trồng.

Cách thức và liều bón:

Đối với các loại rau màu chúng ta chỉ cần bón 30 – 40kg/ 1 sào 360m2 cho cây lấy củ, quả giúp giảm 50 % lượng NPK. Đối với rau ăn lá, chúng ta bón từ 10 – 20kg/ 1 sào cũng giảm được 50% lượng NPK so với công thức bón đại trà.

Còn đối với các loại cây ăn quả như cam, bưởi, thanh long, sầu riêng, mít và một số loại cây ăn trái khác: Mỗi năm chúng ta bón định kỳ từ 3 – 4 lần với lượng từ 1 – 2kg/ 1 gốc giúp giảm từ 70 % đến 80% phân NPK so với công thức bón đại trà.

Đối với cây cà phê, hồ tiêu : chúng ta bón từ 0,5 – 1kg/1 cây, tùy cây to hay nhỏ giúp giảm 50% lượng NKP, một năm bón 2-3 lần.

Đối với các loại hoa: Bón từ 80 – 100kg cho 1000 m2 hoa, giảm 50 % lượng phân NPK so với công thức bón đại trà.

Sản phẩm tương tự

Những Điều Cần Phải Biết Về Phân Vi Sinh Cố Định Đạm

Đa số các nước có nền nông nghiệp phát triển đều đang ứng dụng phân vi sinh vào trong quá trình chăm sóc cây. Tuy nhiên, số lượng các loại phân vi sinh còn ít do chưa được nghiên cứu nhiều. Chúng chỉ chiếm một phần nhỏ so với số lượng phân hóa học trên thị trường. Tùy vào mục đích sử dụng đối với từng loại cây trồng mà chúng ta lựa chọn loại phân cho phù hợp. Hiện nay có một số chủng loại phân vi sinh như: cố định đạm, phân giải lân hay kích thích tăng trưởng. Phân vi sinh cố định đạm là một trong những loại phân vi sinh đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Chúng có chứa các loài vi sinh vật có ích giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng.

Phân vi sinh cố định đạm là loại phân chứa một hoặc nhiều loại vi sinh vật có tác dụng cố định Nitơ. Nhiều người còn chưa biết rằng Nitơ là thành phần dinh dưỡng căn bản duy trì sự sống của mọi tế bào. Trong cả động vật hay thực vật thì chúng đều đóng vai trò quan trọng không thể thiếu.

Nên đọc: Phân hữu cơ là gì? Cách làm phân hữu cơ bón cây ngay tại nhà hiệu quả

Ở trong đất trồng cây hàm lượng Nitơ là rất ít. Nguồn dự trữ Nitơ tự nhiên tồn tại nhiều trong không khí (chiếm khoảng 78,16%). Tuy nhiên chúng lại không sử dụng được cho cây trồng. Các loại thực vật muốn sử dụng được nguồn dinh dưỡng này cần phải có sự hỗ trợ của các vi sinh vật.

Ba loại vi khuẩn khá phổ biến được biết đến có tác dụng cố định Nitơ giúp ích cho cây là:

Các vi khuẩn nốt sần này không tạo bào tử. Chúng chủ yếu là vi khuẩn thuộc nhóm Rhizobium sống trong rễ các cây họ đậu. Đặc điểm của chúng là có thể đồng hóa nhiều nguồn cacbon khác nhau. Vi khuẩn nốt sần trong tự nhiên thuộc loại vi sinh vật cộng sinh. Các nốt sần ở rễ và lá có chứa vi khuẩn cố định Nitơ.

Ở đây chúng sẽ tiến hành quá trình biến đổi Nitơ trong không khí thành amoniac. Sau đó chúng sẽ thực hiện cung cấp các hợp chất hữu cơ như ureide và glutamine cho cây. Ngược lại, cây sẽ cung cấp các hợp chất hữu cơ cho vi khuẩn phát triển từ quá trình quang hợp. Đây là mối quan hệ hỗ trợ cùng nhau phát triển giữa vi khuẩn nốt sần và cây chủ.

Trong thiên nhiên vẫn còn một số loài thực vật khác ngoài cây họ đậu có nốt sần cố định đạm. Tuy nhiên chúng không thuộc nhóm Rhizobium mà thuộc nhóm xạ khuẩn Actinomycetes. Bởi vì chúng không sống theo dạng cộng sinh.

Những vi khuẩn này sống tập trung chủ yếu ở các loại cây thuộc họ hòa thảo và vùng rễ lúa. Chúng cũng có tác dụng hỗ trợ cây trồng phát triển tốt và hạn chế sự thất thoát lượng đạm hóa học.

Trong ba loại vi khuẩn cố định đạm thì vi khuẩn Azotobacter đang được nghiên cứu và ứng dụng nhiều nhất khi sản xuất phân bón sinh học. Nguyên nhân là do loại vi khuẩn này có một số tác dụng vượt trội hơn hẳn so với hai loại trên. Ngoài khả năng chính là cố định Nitơ chúng còn giúp sản sinh ra các chất kích thích sinh trưởng thực vật và kích thích nảy mầm…

Khi biết được tác dụng của các loài vi sinh vật cố định đạm, các nhà nghiên cứu đã sử dụng công nghệ gen để tạo ra thêm các chủng vi sinh vật này. Các chủng này có nhiều đặc điểm tốt như: khả năng cố định đạm cao, khả năng cộng sinh tốt. Ngoài ra, công nghệ sinh học cũng giúp tạo ra loại vi sinh vật có đặc tính cạnh tranh cao với các loài vi sinh vật tồn tại sẵn trong đất.

Mặt khác, các nhà khoa học tách được gen có đặc tính cố định đạm từ vi khuẩn và đem cấy vào nhân tế bào cây trồng. Điều này giúp cho các loài cây trồng đó cũng có khả năng cố định đạm như vi khuẩn.

Từ vi sinh vật cố định Nitơ sẽ sản xuất ra phân vi sinh cố định đạm. Việc sử dụng sản phẩm này sẽ có những tác dụng sau đây:

Cố định Nitơ trong không khí chuyển hóa thành các hợp chất chứa Nitơ cho đất và cây trồng. Mục đích là nhằm bổ sung hàm lượng đạm cho bộ rễ của cây.

Khi sử dụng kết hợp với phân bón sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn,lá xanh tốt hơn.

Giảm chi phí từ 30 – 50% so với việc sử dụng phân đạm hóa học.

Giảm 25 – 50% tỷ lệ sâu bệnh so với việc sử dụng phân bón truyền thống.

Hỗ trợ tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, thời tiết cho cây trồng.

Cải thiện chất đất, giúp cân bằng dinh dưỡng hữu cơ trong đất.

Sử dụng sản phẩm này rất thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe con người và vật nuôi

Bạn có thể bón phân trực tiếp cho cây trồng cho đến lúc thu hoạch và không cần phải cách ly.

Trước khi sử dụng phân vi sinh cố định đạm cần cân nhắc đến mặt hạn chế của loại này.

Thông thường phân bón cố định Nitơ tốt phải xuất phát từ chủng vi sinh vật có cường độ cố định Nitơ cao. Bên cạnh đó, chúng phải có sức cạnh tranh lớn, thích ứng với độ PH mở rộng.

Chất lượng của phân bón này khó đảm bảo do hàm lượng của chúng không ổn định.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sống của các vi sinh vật có trong phân cũng tác động đến tính hiệu quả khi sử dụng.Phân vi sinh là một vật liệu sống, do đó cần được bảo quản hợp lý. Không nên để ở những nơi có điều kiện nhiệt độ cao hơn 30 hoặc những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ở những điều kiện này thì một số vi sinh sẽ bị chết. Dẫn đến hiệu quả sử dụng của phân bị giảm sút.

Loại phân bón này có đặc tính dễ bị bay hơi, dễ bị hòa tan và rửa trôi dễ dàng khi gặp mưa dầm. Vì vậy không thích hợp sử dụng với mùa mưa.

Phân vi sinh thường chỉ phát huy tác dụng khi có những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Chúng được khuyến khích sử dụng ở những vùng đất cao và đối với các loại cây trồng cạn.

Hiện nay ở nước ta các loại phân vi sinh thường được sản xuất ở dạng bột màu nâu, đen. Nguyên nhân là do phần lớn các nơi sản xuất đã dùng than bùn làm chất độn, chất mang vi khuẩn. Có hai cách sử dụng khá phổ biến hiện nay đó là:

Tẩm phân vi sinh cố định đạm vào hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng. Sau khi tẩm bạn cần gieo trồng ngay sau 10 đến 20 phút, không được để quá lâu. Nếu bạn để quá lâu sẽ làm mất đi các vi sinh có lợi. Có thể sử dụng theo liều lượng là 1 kg phân vi sinh trộn lẫn với 100kg hạt giống. Nếu số lượng hạt giống ít hơn bạn cần chia theo tỉ lệ thích hợp. Không cần thiết phải sử dụng quá nhiều, như vậy sẽ gây phản tác dụng.

Bón trực tiếp vào đất sau khi phát hiện cây thiếu Nitơ. Nếu khi trồng bạn không thể sử dụng phân vi sinh thì bạn vẫn có thể bổ sung loại phân vi sinh này trực tiếp vào đất sau khi cây đã mọc rễ.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn 3 cách làm thuốc trứ sâu sinh học, thuốc trừ sâu thảo dược hiệu quả nhất hiện nay

About Đức Bình

Bạn đang xem bài viết Vi Khuẩn Cố Định Nitơ Cộng Sinh Với Cây Bộ Đậu. trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!