Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Và Ý Nghĩa To Lớn Của Hệ Vi Sinh Vật Trong Đất mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Hệ vi sinh vật đất là những sinh vật nhỏ bé mà mắt ta không thể thấy được, chúng sống trong đất và là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Chúng bao gồm những loài mang tính chất hình thái, sinh lý và sinh hoá rất khác nhau. Các nhóm vi sinh vật chính cư ngụ trong đất gồm có: vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn, virus, tảo, nguyên sinh động vật.
Vai trò của hệ vi sinh vật trong đất
Hệ vi sinh vật nắm giữ vai trò quan trọng trong việc cải tạo cấu trúc đất vì chúng có thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tan thành chất dễ tan giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ, phân giải các chất hữu cơ trong đất, giải phóng những chất khoáng, chuyển hóa các dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi cho cây trồng. Thêm nữa là cố định Nitơ tự nhiên để tạo ra đạm sinh học cho cây.
Thực trạng đất cạn kiệt vi sinh vật
Hiện nay, hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất đang dần cạn kiệt. Điều này thể hiện rõ qua việc đất trồng giảm dần khả năng hấp thụ cũng như chuyển hóa các chất được bón vào. Tình trạng đất bạc hóa, giữ nước kém, độ tơi xốp giảm và pH đất mất cân bằng xảy ra ngày càng phổ biến
Ngày qua ngày, môi trường đất dần thoái hóa dẫn đến mật độ những loài vi sinh vật trong đất ngày càng thưa thớt. Thói quen sử dụng thuốc và phân bón hóa học thiếu trách nhiệm đang góp phần làm mất cân bằng quần thể vi sinh vật đất, lượng đất nông nghiệp trên trái đất hiện đang có dấu hiệu thu hẹp dần và nếu chúng ta không thay đổi hành vi sản xuất thì sớm muộn cũng sẽ phải hứng chịu những tác động không tưởng từ thiên nhiên.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đất suy kiệt
Hiện nay, nông nghiệp sử dụng đại trà các chất hóa học tác động trực tiếp lên môi trường đất. Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, nguồn thải từ chăn nuôi,… trong sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân cốt lõi gây nên tình trạng đất ô nhiễm.
Bên cạnh đó, việc trồng độc canh khiến nền đất mặt không được cây cỏ che phủ và kết dính nên không giữ được đất vào mùa mưa. Hơn nữa, khi đất không được cây cỏ che phủ thì phải hứng chịu ánh nắng trực tiếp, nắng nóng làm đất khô hạn đồng thời tiêu diệt hết thảy những sinh vật trong đất. Về lâu, đất dần chuyển hóa thành hoang mạc.
Những tác động tự nhiên như thời tiết, biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển xâm nhập, hạn hán cũng gây ra những tác động đến hệ vi sinh vật trong đất.
Phương cách tạo dựng hệ vi sinh vật đất
Trồng cây phủ đất
Che phủ mặt đất bằng thảm thực vật xanh. Trồng thêm các loại cây phân xanh để cải thiện dinh dưỡng trong đất.
Tiếp thêm hữu cơ
Trồng xen canh cây họ đậu
Trồng xen canh những loại cây họ đậu có vi sinh vật cố định đạm trong các nốt sần giúp cố định Nitơ tự nhiên cung cấp cho cây trồng.
Bổ sung phân vi sinh
Bón bổ sung các loại phân vi sinh nhằm bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất
Không sử dụng chất hóa học
Không dùng những loại phân bón hóa học, thuốc BVTV độc hại. Các chất hóa học không chỉ phá hủy sự cân bằng sinh học mà đồng thời còn tàn phá sức khỏe con người, những chất hóa học thẩm thấu vào nguồn nước, thức ăn, không khí,… gây ra những hiện tượng dị dạng, ung thư và nhiều di chứng khác cho con người.
Ý nghĩa quan trọng trong việc cải tạo hệ vi sinh vật trong đất
Hệ vi sinh vật đất không những nắm vai trò quan trọng đối với đất và cây trồng, chúng còn có vai trò trong việc đảm bảo nền nông nghiệp tồn tại và phục vụ cho con người. Không có chúng thì sẽ không có sản phẩm nông nghiệp, không tạo được thức ăn cho chăn nuôi, không đáp ứng được khả năng cung cấp lương thực cho con người và hàng loạt phản ứng dây chuyền khác…
Vai Trò Của Phân Bón Vi Sinh Vật Trong Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
HGĐT- Phân bón vi sinh vật (phân vi sinh vật hay chế phẩm vi sinh vật) là sản phẩm chứa vi sinh vật (VSV) sống bao gồm: Vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn được sử dụng để làm phân bón.
Trong số đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng cây trồng, v.v…, đã được tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dưỡng mà cây trồng có thể sử dụng được (N,P,K,S,Fe…), hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân bón vi sinh vật phải bảo đảm không gây ảnh hưởng xấu đến người, động, thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
Hiệu quả của vi sinh vật trong việc làm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cây trồng, tiết kiệm phân bón hoá học cũng như tăng năng suất, chất lượng nông sản, đã được khẳng định trong nhiều công trình nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm vi sinh như phân bón vi sinh vật cố định nitơ, phân giải photphat khó tan, chế phẩm vi sinh vật kích thích sinh trưởng thực vật, chế phẩm vi sinh vật phòng trừ bệnh cây trồng đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Vi sinh vật tác động đến cây trồng trực tiếp hoặc gián tiếp. Sự tác động trực tiếp của vi sinh vật, đến cây trồng thể hiện qua sự tổng hợp, khoáng hoá hoặc chuyển hoá các chất dinh dưỡng xảy ra trong quá trình chuyển hoá vật chất của vi sinh vật như quá trình cố định nitơ, phân giải lân, sinh tổng hợp auxin, giberellin, etylen .v.v. Những vi khuẩn này có khả năng giúp cây trồng tăng khả năng huy động và dễ dàng sử dụng các nguồn dinh dưỡng từ môi trường. Tác độnggián tiếp đến sinh trưởng của cây trồng xảy ra khi các chủng vi sinh vật có khả năng làm giảm bớt hoặc ngăn chặn các ảnh hưởng có hại từ môi trường hoặc từ các vi sinh vật bất lợi đối với thực vật, trong đó vi sinh vật có thể cạnh tranh dinh dưỡng với vi sinh vật bất lợi, hoặc sinh tổng hợp các chất có tác dụng trung hoà, phân huỷ, chuyển hoá các tác nhân có hại hoặc tiêu diệt, ức chế các vi sinh vật bất lợi. Mỗi loại vi sinh vật trong tự nhiên có thể có 1 hoặc cả 2 tác động nêu trên đối với cây trồng.
Xu hướng chung hiện nay trên thế giới là tạo ra các sản phẩm phân hữu cơ giàu dinh dưỡng có bổ sung vi sinh vật hữu ích. Để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới đã khuyến khích người dân sử dụng phân bón sinh học bằng cách trợ giúp giá bán cho nông dân, đồng thời phát triển mạng lưới khuyến nông, trong đó đặc biệt chú trọng công tác xây dựng các mô hình trình diễn trên đồng ruộng về việc sử dụng hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh.
Mặt khác, việc sử dụng phân hoá học, thuốc hóa học bảo vệ thực vật quá nhiều dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, tạo cho đất không còn độ xốp, hấp thụ và giữ nước kém. Các nhà khoa học đã kết luận: sử dụng phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng sản phẩm tốt hơn, giảm ô nhiễm của NO3. Điều này cũng có nghĩa phân hữu cơ vi sinh đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo đất, đáp ứng cho một nền nông nghiệp hữu cơbền vững, xanh sạch và an toàn.
Vai Trò Của Phân Hữu Cơ Vi Sinh Trong Cải Thiện Năng Suất Và Chất Lượng Nông Sản
Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ con người và vật nuôi. Trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành vấn đề cần được quan tâm cải thiện. Bện cạnh việc bảo đảm mục tiêu anh ninh lương thực, cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu và phân hoá học đồng thời có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững. Hơn nữa, nếu nông sản được chứng nhận là sản phẩm hữu cơ còn có thể xuất khẩu với giá cao hơn. Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), nền nông nghiệp hữu cơ có khả năng đảm bảo đủ nguồn cung cấp lương thực nuôi sống dân số trên thế giới hiện nay song song với việc giảm thiểu những tác động có hại cho môi trường. Các nguyên tắc cơ bản của canh tác hữu cơ do IFOAM (International Federation of Organic Agriculture Movements) trình bày năm 1992 như sau: - Sản xuất thực phẩm có chất lượng dinh dưỡng cao, đủ số lượng; - Khuyến khích và thúc đẩy chu trình sinh học trong hệ thống canh tác, bao gồm vi sinh vật, quần thể động thực vật trong đất, cây trồng và vật nuôi; - Duy trì và tăng độ phì nhiêu của đất trồng về mặt dài hạn; - Sử dụng càng nhiều càng tốt các nguồn tái sinh trong hệ thống nông nghiệp có tổ chức tại đại phương; - Giảm đến mức tối thiểu các loại ô nhiễm do kết quả của sản xuất nông nghiệp gây ra; - Duy trì đa dạng hóa gen trong hệ thống nông nghiệp hữu cơ và khu vực quanh nó, bao gồm cả việc bảo vệ thực vật và nơi cư ngụ của cuộc sống thiên nhiên hoang dã. * Phân hữu cơ vi sinh và vấn đề lưu tồn nitrate (NO3-) trong nông sản Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy, hàm lượng nitrate trong trái dưa leo tươi khác biệt có ý nghĩa giữa bón phân vô cơ theo nông dân và các nghiệm thức bón phân hữu cơ vi sinh BBM-Trico. Tuy nhiên hàm lượng nitrate trong trái dưa leo tươi của hai nghiệm thức này thấp hơn ngưỡng cho phép của WHO/FAO là 150 mg/kg sản phẩm dưa leo tươi. Với kết quả này cho thấy khi tăng cường sử dụng phân BBM-Trico rất cần phải giảm lượng phân đạm vô cơ bón kết hợp nhằm vừa nâng cao năng suất và vừa giảm thấp hàm lượng NO3- trong rau trái tươi. Kết quả này phù hợp với kết luận đưa ra bởi Vogtmann et al (1993), và Poudel et al (2002) cho rằng nitrate cao nhất do bón phân hoá học, có thể là thuộc tính của những phân khoáng dễ hoà tan và đạm ngay lập tức sớm hữu dụng cho cây trồng hấp thụ sau khi bón. Mặt khác N của phân bón hữu cơ phóng thích dinh dưỡng chậm hơn. Với kết quả thí nghiệm của các nhà nghiên cứu cho chúng ta khẳng định việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh có kiểm soát chất lượng đầu vào, chắc chắn làm gia tăng năng suất và phẩm chất nông sản phù hợp với xu hướng sản xuất nông nghiệp sạch hiện nay trên thế giới 2. Phân hữu cơ vi sinh trong đặc tính sinh học đất Phân bón hữu cơ có bổ sung vi sinh vật có lợi là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Bên cạnh việc cải thiện năng suất cây trồng cũng như phẩm chất nông sản (mà biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ số dư tồn nitrate trong sản phẩm), hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh còn thể hiện qua việc cải thiện tính chất đất bao gồm đặc tính vật lý, hoá học và sinh học đất. Chất hữu cơ còn là nguồn thức ăn cho các loài sinh vật sống trong đất. Phần lớn vi sinh vật trong đất thuộc nhóm hoại sinh. Nguồn thức ăn chủ yếu của nhóm này là dư thừa và thải thực vật. Cung cấp chất hữu cơ giúp duy trì nguồn thức ăn, tạo điều kiện phát triển sinh khối, đa dạng chủng loại và kiềm hãm sự gia tăng của các loài vi sinh vật có hại. Duy trì thế cân bằng vi sinh vật có lợi trong đất chủ yếu là bảo vệ và cân bằng vi sinh vật có ích, cũng như các loài thiên địch có lợi trên đồng ruộng. Do đó, thường xuyên bổ sung chất hữu cơ cho đất cũng như các nguồn vi sinh vật có lợi để tạo điều kiện thuận lợi cho bộ rễ phát triển hạn chế mầm bệnh. Việc bón phân hữu cơ có bổ sung nguồn vi sinh vật đất như nấm Trichoderma sẽ làm giảm tác nhân gây bệnh thối rễ trên cà chua và ớt, bổ sung các nguồn vi sinh vật cố định đạm và hoà tan lân, tăng cường nguồn phân đạm cố định được và các hợp chất lân kém hoà tan trong đất trở thành những dạng hữu dụng, dễ tiêu cho cây trồng. Kết quả trình bày ở Bảng 2 cho thấy hiệu quả kiểm soát bệnh của phân hữu cơ BBM-Trico trong đất giúp giảm đáng kể bệnh héo dây trên dưa leo (Cucumis sativus). Kết quả cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ vi sinh BBM-Trico so với các nghiệm thức chỉ sử dụng phân hóa học trong việc giảm tỉ lệ dây dưa leo bị bệnh ở các giai đoạn 40, 45 và 50 ngày sao khi gieo. Mật số Trichoderma trong đất sau thí nghiệm tại các nghiệm thức có sử dụng phân hữu cơ vi sinh BBM-Trico cũng cao hơn, khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức không sử dụng phân hữu cơ vi sinh. Bệnh héo rũ trên dưa leo do Pythium sp. là bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng trong nông nghiệp. Việc bổ sung nấm Trichoderma vào phân hữu cơ vi sinh giúp hỗ trợ bộ rễ trong cơ chế chống lại tác nhân gây bệnh cho dưa leo. Điều này cho thấy rằng, việt kết hợp nấm Trichoderma trong phân hữu cơ vi sinh giúp tăng hiệu quả phòng bệnh cho cây trồng, góp phần giảm sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật và tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. Canh tác nông nghiệp sạch chú trọng việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh hạn chế hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón hoá học góp phần cải thiện chất lượng nông sản, độ phì nhiêu của đất, đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững trong khi vẫn đảm bảo khả năng duy trì năng suất cây trồng. Việc kết hợp nấm Trichoderma trong phân hữu cơ vi sinh giúp hỗ trợ cây trồng trong việc phòng trừ bệnh như bệnh héo rũ trên dây dưa leo. Ngoài ra, các chủng vi sinh vật có ích khác khi được bổ sung vào phân hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện độ phì tự nhiên của đất, giảm chi phí do phân bón vô cơ. Hàm lượng carbon cao và có chất lượng trong phân hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện tính bền vật lý đất và hấp phụ một số nguyên tố gây bất lợi cho cây trồng. Vì thế nông dân cần chịu khó tự ủ phân hữu cơ kết hợp thêm các dòng vi khuẩn, nấm có lợi để bón vào đất trong canh tác. Hiệu quả lâu dài của phân hữu cơ sinh học sẽ được tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng nhằm hướng tới một nền nông nghiệp, bền vững đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và an toàn cho con người. Nguồn: từ internet
Vai Trò Của Nguyên Tố Vi Lượng Boron Với Cây Trồng
Boron là một trong những nguyên tố vi lượng quan trọng, cần thiết với cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả. Tại Việt Nam, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy gần 80% tổng lượng đất nghèo Boron.
Tầm quan trọng của Boron với cây trồng
Bo ảnh hưởng đến hấp thụ và sử dụng Canxi, đồng thời điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Bo bảo đảm cho hoạt động bình thường của mô phân sinh ngọn cây. Bo xúc tiến quá trình tổng hợp các protit, lignin. Bo xúc tiến việc chuyển hóa các hydrat cacbon, thúc đẩy quá trình phân chia tế bào. Bo đẩy mạnh việc hút Ca của cây, tăng cường hút Ca cho cây và đảm bảo cân đối tỷ lệ K:Ca trong cây.
Bo giúp làm tăng khả năng chống đổ cho cây vì tăng sự tổng hợp protein (tránh độc NH3) và sự tổng hợp glucid
Bo cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, và tăng trưởng của ống phấn, rất cấn cho sự hình thành tế bào và hạt giống. Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, giúp hình thành và phân hóa mầm hoa, tăng sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái và giúp giảm rụng hoa, trái non.
Bo có ảnh hưởng đến cây họ đậu làm tăng sự cố định N, chuyển hóa N thành P, tăng số lượng cụm hoa trong các loại đậu, tăng sự hút nước của các cây họ đậu.
Bo có tác dụng tăng khả năng chống chịu của cây: chịu lạnh, chịu nóng, chịu hạn.
Ngưỡng giới hạn Bo tối ưu và mức gây độc của Bo ở cây trồng rất thấp. Do đó cần cẩn trọng trong việc bón phân hóa học để bổ sung B.
Boron trong cây trồng
Đất có kết cấu thô, đất thoát nước tốt như đất dốc, đất cát, đất có hàm lượng cơ giới thấp.
Đất chua, Ph < 4 và đất phát triển trên đá vôi
Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều (do Bo dễ bị rửa trôi)
Đất kiếm hoặc đất chua bón quá nhiều phân.
Đất trồng trọt lâu ngày bị rửa trôi và thoái hóa.
Nguyên tố Ca tương tác mạnh với Bo nên khi cây cần ít Bo thì cây đó cũng đang thiếu Ca, còn Kali thì ngược lại, khi bón nhiều Kali sẽ gây ức chế hút Bo và gây thiếu Bo của cây trồng. Cây trồng hút Bo chủ yếu ở dạng ion B4O27-, HBO32- và BO33-.
Thiếu Boron trên cây trồng
Thiếu bo, lá dày, đôi khi bị cong lên và dòn, cây còi cọc, dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc. Tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng.
Các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu. Đó là bệnh rỗng ruột và đến ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt.
Gây rối loạn trong sự hình thành cơ quan sinh sản dẫn đến số nụ ít, hoa dễ bị bị rụng, không thơm và nhanh tàn, một số trường hợp không có túi phấn và nhụy, hoa không hình thành.
Thiếu Bo làm hoa kém phát triển, sức sống hạt phấn kém quả non dễ bị rụng. Rễ cây kém phát triển.
Thiếu Bo làm làm đình trệ vận chuyển nước và muối khoáng đến các đỉnh sinh trưởng, gây nên hiện tượng chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, quả non dễ bị rụng, rễ cây kém phát triển.
Thừa Boron dẫn đến ngộ độc ở cây trồng
Hiện tượng ngộ độc Bo trên cây trồng có thể xuất hiện ở những vùng đất khô hạn và vùng đất mặn. Lạm dụng, bón nhiều tro cũng là nguyên nhân gây ngộ độc cây ở nhiều vùng.
Giai đoạn đầu của ngộ độc Boron thường xuất hiện như một mũi vàng lá hoặc những vết lốm đốm. Trường hợp nặng, các đốm kẹo cao su xuất hiện trên bề mặt lá, các cành bị bệnh chết mầm. Tính nhạy cảm giữa gốc ghép và chồi có sự khác biệt, chanh là loại mẫn cảm nhất, tiếp theo là quýt, bưởi và cam.
Khi lạm dụng Bo bón với lượng cao, dẫn đến sự giảm hấp thu của Zn, Fe, Mn nhưng tăng hấp thu Cu. Lượng Ca và Mg cao có thể làm giảm sự hấp thu Bo.
+ Thiếu Zn tăng cường tích lũy Bo. Zn có tác dụng giảm tích lũy và độc tính của B trên cây trồng. + Thiếu Bo làm giảm khả năng hút lân của các cây họ đậu và giảm sự hấp thu của Mn và Zn trên cây bông. + Bo độc hại đối với ngô khi trồng trong điều kiện thiếu lân, và việc bón lân có tác dụng làm giảm bớt độc tính của Bo.
Biện pháp khắc phục hiện tượng ngộ độc Boron
Bón vôi, bón thêm Silic cũng có tác dụng ngăn cản sự cản sự hấp thu Bo của cây từ đó làm giảm tình trạng ngộ độc ở cây.
Tác dụng của Bo đối với quá trình ra hoa, đậu quả và kỹ thuật sử dụng phân chứa Bo hiệu quả
Có thể khắc phục hiện tượng thiếu hụt Bo bằng cách: phun qua lá, tưới gốc hoặc bón gốc trộn với phân bón.
Lưu ý: Bón lót bằng cách rải đều hay bón thúc vào đất có hiệu quả hơn so với phun lên lá đối với cây hằng năm. Còn đối với cây ăn quả, phun phân Bo qua lá rất hiệu quả, có thể phun vào các thời điểm: Chồi đang ngủ, bắt đầu nảy chồi mới hoặc khi lá đang phát triển đầy đủ.
Đối với các cây họ đậu và cây lấy củ cần 2 – 4 kg B/ha, trong khi đó các cây trồng khác cần lượng B tối đa thấp hơn. + Lượng Bo cân đối đối với cây họ đậu là: 2kg/ha. + Đối với ngô: 4,7kg/ha. + Đối với đậu tương: 3,4 kg/ha.
Lưu ý: + Lượng Bo gây ngộ độc cho lúa 4,4 kg Bo/ha, cây đậu 8,7 kg Bo/ha, đối với ngô là 6,8 kg Bo/ha và 7,4 kg Bo/ha cho lúa mỳ. + Bón Bo vào thời kỳ 1 tuần trước khi ra hoa và sau khi đậu quả giúp chuỗi hoa kéo dài, làm chồi hoa lớn, khả năng đậu trái được tốt, sau khi đậu quả trái lớn nhanh, tránh hiện tượng rụng trái,rụng hoa, thối trái, thối hạt,…
Nguồn: tổng hợp
Bạn đang xem bài viết Vai Trò Và Ý Nghĩa To Lớn Của Hệ Vi Sinh Vật Trong Đất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!