Xem Nhiều 3/2023 #️ Ủ Cá Làm Phân Phân Bón, Kết Quả Là 2000 Gốc Cam Sai Trĩu Quả # Top 9 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Ủ Cá Làm Phân Phân Bón, Kết Quả Là 2000 Gốc Cam Sai Trĩu Quả # Top 9 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Ủ Cá Làm Phân Phân Bón, Kết Quả Là 2000 Gốc Cam Sai Trĩu Quả mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Qúa trình tìm đến ủ cá làm phân của lão nông

Đã 7 vụ cam, ông Tiến thành công với cách bón phân lạ lùng của mình. Phân bón cam của ông được làm từ cá tươi, ủ với các chế phẩm sinh học. Theo ông Tiến thì chi phí từ việc ủ cá làm phân, thấp hơn nhiều so với đầu tư các loại phân bón khác. Không phải ai làm nghề trồng cây ăn quả cũng biết cách ủ cá làm phân như ông Tiến, vì mọi người vẫn quan niệm phân bón là dùng phân vô cơ, hữu cơ mới tốt.

“Lúc đầu, thấy tôi làm như vậy, ai cũng bảo hâm, cá không có mà ăn, lại đem ủ phân bón cho cam, họ chỉ quen dùng các loại phân bón bán trên thị trường. Nhưng tôi ủ cá làm phân không phải chỉ có cá mà tôi còn mua thêm nhiều loại men vi sinh phân hủy trộn lẫn để ủ cá. Nhờ thế chất lượng phân rất tốt mà cây cũng dễ hấp thu” – ông Tiến chia sẻ cách ủ cá làm phân của mình. Khi nước lòng hồ thủy điện Sơn La dâng cao, các loại cá nhỏ được bà con đánh bắt rất nhiều, bán rất rẻ trên thị xã Mường Lay. Ông Tiến đã cất công lên tận Mường Lay để mua cá về ủ phân bón cho cam.

Theo ông Tiến thì chi phí ủ cá bón cho 1.500 gốc cam của ông trung bình mỗi năm hết 20 triệu đồng cả cá và men vi sinh, giảm 1/3 chi phí so với bón các loại phân khác. Cá được ông Tiến mua về, ông đào hố, lót cẩn thận để nước phân không ngấm ra ngoài, ông mua thêm chế phẩm Men ủ cá là loại chế phẩm sinh học có chứa nhiều vi sinh vật có tác dụng phân hủy xác, bã hữu cơ và khử mùi hôi. Sau đó cho thêm nước, mật rỉ đường cùng ủ, thời gian ủ khoảng hơn 1 tháng thì bón cho cam.

“Cách làm này không mới với bà con vùng trồng cây ăn quả lớn nhưng lại rất mới với bà con nông dân của các vùng quê nghèo như tỉnh Điện Biên. Cả vùng này tôi chưa thấy ai ủ cá làm phân bón như tôi, cách này tôi học được chính là trong chuyến thăm quan vùng trồng cam nổi tiếng – Cao Phong, tỉnh Hòa Bình”. Ông Tiến chia sẻ thêm.

cách ông tiến ủ cá làm phân và bón phân cá

Cách bón phân cá cho cam của ông Tiến cũng rất khoa học, đảm bảo cung cáp đủ dinh dưỡng cho cam, vì thế 7 năm gần đây năm nào vườn cam nhà ông cũng trĩu quả. “Để bón phân hiệu quả nhất, trước đó phải cuốc quanh gốc nhằm làm đứt các rễ già, khi cây ra rễ mới tôi mới bón phân cá cho cam. Sau khi cây ra hoa được hơn 1 tháng tôi lại tiếp tục bón phân cá, như vậy cây sẽ hấp thu được hết các chất dinh dưỡng, cho quả sai và chất lượng cam cũng rất tốt. Khi bón, cần pha loãng phân với nước, tưới đều xung quanh gốc cây với lượng vừa đủ, như thế cây cam sẽ hấp thu hết chất dinh dưỡng” – ông Tiến bảo vậy.Trung bình 1 cây cam của ông Tiến cho thu hoạch hơn 40kg quả, đạt hơn 1 triệu đồng/cây.

Những năm nguồn cá làm phân khan hiếm trên thị trường và giá đắt, ông Tiến lại tìm kiếm gom nhiều nguồn cá tạp để ủ phân cá . Năm nay, ông Tiến phải đánh bắt gần 1 tấn cá tạp trong chính ao nhà mình và hàng xóm, chủ yếu là rô phi, để ủ phân bón cam. Theo cách tính của ông thì nếu bán cả tấn cá rô phi may lắm cũng chỉ được 25 triệu đồng, đấy là cá loại to. Nhưng để mua phân bón cho cam thì cả vườn cam nhà ông cũng ngốn ngót nghét cả trăm triệu. Vì thế ông quyết định đầu tư toàn bộ số cá trong ao nhà cho vườn cam.

“Họ bảo tôi hâm chính là thấy tôi bắt cá ủ phân cá . Nhưng mọi người có biết đâu, để đầu tư mua phân bón cho vườn cam còn đắt hơn rất nhiều mà chất lượng chưa chắc đã đảm bảo. Họ cũng không biết phân ủ từ cá có nhiều khoáng chất cần thiết cung cấp dinh dưỡng cho cây nên tạo sức phát triển mạnh và tăng tuổi thọ cây trồng. Qua gần chục năm thử nghiệm, tôi đã đúc rút ra bài học ấy cho nghề làm vườn” -ông Tiến khẳng định như vậy.

sinhhocvietnam.vn muốn lắng nghe cảm nhận của bà con khi đọc xong bài viết này !

Nguồn: chúng tôi được kiểm duyệt bởi Farmtech VietNam.

Chia sẻ:

Bí Quyết Cách Ủ Phân Cá Không Hôi Bón Cây Hiệu Quả

hay còn gọi là đạm cá chứa nhiều amino acid là một sản phẩm tuyệt vời để thúc đẩy tăng trưởng cây trồng và làm xanh vườn rau nhà bạn. Loại phân này có hàm lượng Nitơ ( đạm sinh học ) được sản xuất tự nhiên cao, do đó có thể dễ dàng thay thế các loại phân hoá học thường dùng. Bên cạnh đó còn kích thích vi khuẩn có lợi phát triển và tăng dưỡng chất cho đất. Mua phân bón cá trong cửa hàng có thể tiêu tốn một khoản tiền đáng kể. Tuy nhiên, bạn có thể tự mình ủ phân cá không hôi làm đạm cá bón cây hiệu quả với chế phẩm EMZEO vô cùng đơn giản ngay tại nhà. Mời các bạn theo dõi bài viết: “ Bí quyết Cách ủ phân cá không hôi bón cây hiệu quả cao”. Có rất nhiều cách ủ phân cá bón cây như:

Sử dụng enzyme protease để thủy phân cá ( chi phí khá đắt, cách làm phức tạp )

Dùng chế phẩm EM, chế phẩm Emuniv, chế phẩm Emic, nấm trichoderma …

Tuy nhiên, các cách ủ trên đều khử mùi hôi chưa triệt để, chi phí cao, thời gian ủ phân cá dài. Sử dụng chế phẩm Emzeo (chế phẩm vi sinh phân giải và khử mùi hôi chất thải hữu cơ ) là cách làm đạm cá bón cây đơn giản, hiệu quả, ai cũng có thể làm được.

Protein và các chất dinh dưỡng có trong phân cá sẽ được thủy phân bởi các enzyme vi sinh vật có trong chế phẩm Emzeo, đồng thời một số chủng vi sinh vật chuyên khử sạch mùi hôi thối sinh ra trong quá trình ủ cá.

Sử dụng nguyên liệu cá ủ là cá tươi, hoặc các phế phẩm từ cá tươi như: đầu cá, vi cá, ruột cá, mang cá,… Hầu hết tất cả các loại cá đều có thể được dùng để làm phân bón, tuy nhiên bạn nên ưu tiên sử dụng các loại cá nước ngọt

Men ủ cá emzeo chuẩn bị theo tỉ lệ sau:

5 gói Emzeo/100kg cá (đối với cá đã xay)

8 gói chế phẩm Emzeo/100kg cá (đối với cá nguyên con nhỏ)

10 gói chế phẩm/100kg cá (đối với cá nguyên con lớn)

07 gói EMZEO/100kg cá (đối với đầu cá, ruột cá …)

Lưu ý: Cho nhiều men ủ cá Emzeo sẽ rút ngắn thời gian ủ cá. Chuẩn bị nguyên liệu ủ 30 kg cá

Cá tươi, đầu cá, ruột cá: 30 kg

Mật rỉ đường hoặc đường phên nấu chè: 2 – 3kg

Vỏ dứa hoặc đu đủ xanh: 3 – 4 kg ( không bắt buộc)

Chuối chín bóp nhuyễn: 20 – 30 quả

Nước sạch

Chuẩn bị dụng cụ

Thùng phuy ( thể tích thường gấp đôi lượng nguyên liệu ủ và có nắp đậy kín )

Găng tay, đũa khuấy đảo

Chú ý:

Sau khi đã có đủ lượng cá cần thiết, bạn sẽ tiến hành xay hoặc nghiền nhỏ chúng. Bây giờ, lý tưởng nhất là bạn sẽ ném cá vào máy xay để nghiền thành từng miếng nhỏ.

Nếu bạn xay với số lượng lớn, hãy mua một máy xay riêng cho việc này, chỉ cần đảm bảo rằng máy đủ mạnh. Chẳng hạn, công suất 500W là hoạt động tốt đối với các loài cá có kích thước trung bình nhỏ. Hãy nhớ rằng, cá càng mịn, quá trình lên men càng hiệu quả.

Nếu bạn không có điều kiện xay cá thì bỏ qua bước này, tuy nhiên thời gian làm đạm cá sẽ lâu hơn và chất lượng không cao bằng.

Pha chế phẩm emzeo với 3 lít nước sạch

Đảo đều tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ( cá, mật đường, men vi sinh … ) và cho vào thùng ủ cá

Dùng nilon chùm kín miệng và đậy chặt nắp thùng

Sau 5 ngày mở ra đảo trộn 1 lần và nhớ đậy chặt kín lại

Đổ thêm nước: Sau khi ủ được 10 -15 ngày tiến hành bổ sung nước sạch vào thùng ủ cá sao cho nước ngập bề mặt cá

Đậy chặt kín ủ tiếp 25 – 30 ngày là được

Lọc đạm cá bỏ vào các chai lọ vặn kín bảo quản dùng lâu dài

Lưu ý:

Cố gắng không sử dụng đường mía vì chúng được tẩy trắng bằng hóa chất. Đường thô (chưa tinh chế) như muscovado là tốt nhất, hoặc bất kỳ nguồn glucose nào cũng có tác dụng như siro, mật ong, v.v.. Glucose cung cấp năng lượng cho vi khuẩn, nhờ đó quá trình lên men và ủ phân được diễn ra thành công hơn

Trong quá trình ủ nếu thấy mùi hôi xuất hiện trở lại, tiến hành bổ sung chế phẩm men ủ cá emzeo theo lượng: 1 gói 200gr + 500ml mật rỉ, cho vào thùng và khuấy đều

Khi ủ cá, phải vặn chặt kín tránh ruồi nhặng đẻ trứng sinh giòi, có thể làm ống thoát khí cho thùng ủ.

Nhận biết ủ phân cá thành công:

Trong quá trình ủ, nhiệt độ sẽ tăng trong giai đoạn đầu, tăng lên 35 – 450C (ở nhiệt độ này các enzyme sinh ra từ men ủ cá hoạt động tối ưu nhất)

Không có mùi hôi thối. Phân cá ủ thành công có mùi lên men protein, hơi chua và có mùi hơi nhẹ như mắm cá!

Quá nhiều nitơ, có thể là tác dụng phụ của phân bón hóa học, gây áp đảo cây trồng và khiến chúng dễ bị tổn thương hơn trước biến động thời tiết, côn trùng và bệnh tật. Bên cạnh đó, phân bón nitơ tổng hợp sẽ bay hơi vào khí quyển và góp phần gây ra khí nhà kính. Ngoài ra, nếu loại phân bón này ngấm vào nước ngầm, suối, sông và đại dương cũng gây ra ô nhiễm nguồn nước.

Trong khi đó phân bón cá cung cấp một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho cây và đất mà không gây hại cho môi trường xung quanh. Một lợi ích lớn khác của việc sử dụng phân bón cá là cải thiện nguồn thức ăn lành mạnh, kích thích các vi sinh vật tồn tại trong đất.

Một số dạng vi khuẩn đất thường thấy cũng tổng hợp nitơ (ví dụ: vi khuẩn nitrat hóa). Khi được bón phân dinh dưỡng thích hợp, chúng tăng số lượng và tạo ra nitơ hữu cơ nhiều hơn để rễ hấp thụ. Nhờ đó, sẽ tích cực cải thiện sức sống của cây trồng và tăng sản lượng đất mới lên gấp 6 lần. Phân bón cá đặc biệt hữu ích cho:

Bón phân cho cây trồng: Các chất dinh dưỡng trong phân bón cá được giải phóng nhanh hơn các loại phân hữu cơ khác, giúp tăng cường sức sống cho rau củ.

Tốt cho lá: Rau lá xanh như rau diếp được hưởng lợi từ nitơ bổ sung trong phân bón cá. Giúp cung cấp một sự thúc đẩy nhanh chóng cho cây và cỏ lá.

Cây con: Sử dụng phân bón cá để khuyến khích cây con và trồng mới phát triển nhanh chóng và ổn định.

Sau khi hoàn tất cách ủ phân cá trồng rau. Bước tiếp theo sẽ là sử dụng phân để bón cho cây trồng. Với cách ủ phân cá như trên sẽ thu được dịch đạm cá đậm đặc, sau khi hoàn tất có thể hoà tan 1 lít dung dịch phân cá đạm đặc với nước sạch theo tỉ lệ 1 lít đạm cá pha với 150 – 200 lít nước. Rồi đem phun hoặc tưới cho hoa, cây cảnh, rau củ.

Đạm cá dạng dịch rất phù hợp với các loại cây cảnh, hoa, rau ăn lá …. phân bón cá phù hợp với các loại cây trồng có thể hấp thu dinh dưỡng qua lá, thân và rễ

Hướng dẫn sử dụng phân cá

Lắc đều chai đựng phân cá cho dưỡng chất phân bổ đều

Pha phân cá với nước sạch theo tỉ lệ: 1 lít phân cá với 100 – 150 lít nước

Tưới hoặc phun phân cá cho cây trồng ( nên phun vì phân cá sẽ được lá và thân hấp thu tốt hơn rễ )

Nên tưới ( phun) phân cá vào khi nào?

Đối với cây trồng ngắn ngày ( rau, cây ăn lá …): 5 – 7 ngày tưới 1 lần

Đối với cây cảnh, hoa, cây công nghiệp ( cây dài ngày): thời gian đầu 7 – 10 ngày tưới một lần, sau đó 15 – 20 ngày tưới một lần

Bổ sung thêm gói Emzeo + 500ml mật rỉ đường + 10 quả chuối chín bóp nhuyễn vào thùng chứa 20 lít phân cá đậm đặc và khuấy đều

Đậy chặt kín, sau 3 – 5 ngày mùi hôi thối kinh khủng sẽ không còn nữa

Tiêu chí so sánhỦ cá theo phương pháp truyền thốngỦ phân cá theo phướng pháp sử dụng chế phẩm Emzeo Hệ vi sinh vật

Sử dụng vi sinh vật sẵn có trong tự nhiên

Sử dụng hệ vi sinh vật có ích với mục đích thủy phân cơ thịt cá

Phân Bón Sinh Học Là Gì Và Cách Làm Phân Bón Sinh Học Hiệu Quả

Phân bón sinh học là gì và cách làm phân bón sinh học HIỆU QUẢ

Nội dung bài viết 1. Phân bón sinh học là gì 2. Phân bón sinh học có lợi ích gì cho cây 3. Phân loại phân bón sinh học 4. Những ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học 5. Cách làm phân bón sinh học 6. Phân bón sinh học giá bao nhiêu

Còn được gọi với một cái tên khác là phân bón hữu cơ sinh học, đây là loại phân bón hữu cơ được chế biến từ nguyên liệu hữu cơ, được pha trộn và xử lý bằng cách lên men. Nhờ các vi sinh vật có lợi trong quá trình lên men đã giúp loại phân này cân bằng được các chất dinh dưỡng cần thiết, khi bón giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển hiệu quả.

Vì là phân hữu cơ nên khi sử dụng phân bón sinh học cho cây không những tốt mà còn rất hiệu quả, đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thể:

Phân bón sinh học rất an toàn đối với cây trồng trong quá trình sử dụng

Có thể sử dụng để bón cho cây ở tất cả các giai đoạn khác nhau như: ‘bón thúc, bón lót, bón nuôi quả,… Do đó nông dân có thể sử dụng phân bón sinh học dễ dàng, không lo cây thừa chất, đất chua hay chết đất. 

Cung cấp cho cây trồng đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết, tăng sức đề kháng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, đồng thời tăng năng suất và chất lượng cho cây. 

Sử dụng phân bón sinh học nano còn giúp cây duy trì độ màu mỡ của đất được tốt hơn thay vì sử dụng phân bón hóa học làm ảnh hưởng đến đất trồng.

Khi sử dụng phân bón sinh học cho hoa hồng, phân bón sinh học cho phong lan sẽ giúp cây có được chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là khả năng tạo độ mùn, acid Humic, Humin,….phần nào giúp cải thiện đặc tính hóa học – sinh học – vật lý cho cây.

Tăng cường sự phát triển của hệ vi sinh trong đất.

Giúp cây hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng từ đó cung cấp các vi sinh vật có lợi cho cây trồng. 

Hiện tại, phân bón sinh học bao gồm phân bón sinh học nano, phân bón sinh học thủy sinh. Mỗi loại phân đều có những ưu điểm khác nhau, cụ thể:

3.1  Phân bón sinh học nano

Được làm từ những vật liệu có kích thước nano, vì kích thước cực nhỏ nên vật liệu nano có thể mang nguồn năng lượng lớn xuyên qua các vách tế bào một cách dễ dàng để có thể chui vào trong vật thể, giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. 

3.2  Phân bón sinh học thủy sinh 

Nguyên liệu chính được dùng để sản xuất phân bón sinh học thủy sinh là từ xác bã thực vật. Sau đó qua quá trình ủ, lên men để sản sinh các vi sinh vật có lợi giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.   

Đem đến độ an toàn cao cho người dùng và cây trồng trong quá trình sử dụng

Mức giá rẻ hơn so với những loại phân bón hóa học trên thị trường hiện nay. 

Có thể sử dụng để bón cho cây ở bất kỳ thời điểm nào 

Cải tạo đất trồng, tránh hiện tượng đất chua.

Đem đến độ phì nhiêu cho đất trong quá trình sử dụng.

Cách làm phân bón sinh học tại nhà tương đối dễ, chỉ cần bạn nắm rõ các bước sau đây là có thể tạo ra phân bón hữu cơ sinh học bón cho cây trồng. Các bước được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thùng chứa phân

Tìm thùng nhựa hoặc thùng gỗ có thể tích từ 20 – 120 lít (với thùng nhựa bạn nên sử dụng khoan để khoan vài lỗ nhỏ giúp cho phân thoát nước trong quá trình ủ).

Bước 2: Lựa chọn vị trí để thùng

Vì quá trình ủ phân sinh học sẽ có mùi nên khi chọn vị trí bạn nên tìm vị trí xa nơi sinh hoạt, đồng thời phải có nhiều ánh nắng mặt trời để giúp phân nhanh khô và đẩy nhanh quá trình phân hủy. 

Bước 3: Chọn loại rác phù hợp

Khi chọn nguyên liệu làm phân bạn cần phân loại và chọn loại rác phù hợp. Nên chọn những loại rác hữu có có thành phần carbon và nitơ đây là những thành phần quan trọng và không thể thiếu trong phân bón sinh học. 

Bước 4: Trộn rác hữu cơ 

Sau khi đã chọn các loại rác hữu cơ phù hợp bước tiếp theo là trộn tất cả các loại rác lại với nhau và tạo thành hỗn hợp rồi mang đi ủ trong thời gian 2 tuần rồi mới tưới nước. Chỉ tưới lượng nước vừa đủ. Nhớ rải thêm một lớp phân nâu lên bề mặt thùng chứa.

Bước 5: Kiểm tra độ ẩm của phân

Bước 6: Kết quả thành công sau khi thực hiện chính xác theo các bước trên

Thông thường thời gian để làm phân sinh học sẽ mất khoảng 30 ngày để thực hiện quá trình ủ, lên men cho phân. 

Rất nhiều người thắc mắc rằng phân bón sinh học giá bao nhiêu? Tùy vào từng loại phân bón sinh học mà mức giá bán trên thị trường sẽ có sự chênh lệch. Mức giá dao động trong khoảng từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn. Do đó để chọn được mức giá hợp lý và phân bón chất lượng bạn nên tìm hiểu những địa chỉ cung cấp phân bón hữu cơ sinh học uy tín được nhiều người đánh giá cao. 

5 Cách Ủ Vỏ Chuối Làm Phân Bón Cây Tại Nhà Hiệu Quả Cao

Trong những thập kỷ trước đây khi kỹ thuật công nghệ chưa phát triển thì hầu hết những người nông dân đều sử dụng các loại phân bón được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên để chăm sóc cây trồng. Tuy nhiên, do nhu cầu cây trồng trong nông nghiệp ngày càng cao nên việc sử dụng phân bón từ tự nhiên không thể đáp ứng được tốc độ trồng trọt. Và các loại phân tự nhiên đã dần bị thay thế bởi các loại phân bón hoá học được sản xuất theo các dây chuyền công nghiệp hoá.

Việc sử dụng phân bón hoá học đã gây ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng cũng như ảnh hưởng đến tính chất của đất trồng. Và đó cũng là lúc phân bón hữu cơ được nhiều người ưa chuộng trở lại đặc biệt là đối với các khu vườn canh tác tại nhà. Vậy phân bón ủ từ vỏ chuối có ích như thế nào đối với cây trồng?

Kali và phốt pho là 2 nguyên tố hoá học đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng. Vỏ chuối chín là nguồn cung kali, phốt pho dồi dào và đặc biệt là sau quá trình lên men thì các hợp chất này mang đến tác dụng hiệu quả hơn.

Trong quá trình canh tác, người trồng cây luôn phải chú ý và kiểm soát lượng vi chất kali và phốt pho ở mức vừa đủ để đảm bảo cây đủ chất. Việc dư thừa hoặc thiếu các chất này sẽ khiến cho quá trình sinh trưởng của cây bị yếu với các biểu hiện như vàng lá, úng rễ, xuất hiện các đốm nâu trên lá cây,… Và với lượng kali, phốt pho tự nhiên của phân bón ủ vỏ chuối thường thấp và dễ kiểm soát cho người trồng.

Với các loại phân bón công nghiệp hoặc phân bón từ động vật thường có lẫn các loại tạp chất gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật có lợi cho cây trồng. Các loại vi sinh vật có tác dụng kích hoạt các loại chất dinh dưỡng cũng như dẫn truyền để nuôi dưỡng cây tốt hơn.

Tuy nhiên, hệ sinh vật này chỉ có trong các hỗn hợp phân bón ủ từ vỏ chuối có sử dụng emozeo. Đây là một chế phẩm sinh vật được sử dụng trong nông nghiệp để kích thích quá trình lên men khi ủ phân bón. Việc kết hợp giữa emzeo, nấm trichoderma và vỏ chuối không chỉ đẩy nhanh quá trình tạo thành phân bón mà còn tăng cường hiệu quả khi sử dụng cho cây trồng.

Theo các chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp, thì chế phẩm từ vỏ chuối không chỉ là phân bón giàu dinh dưỡng mà còn giúp xua đuổi côn trùng có hại cho cây trồng. Mùi hương từ phân bón vỏ chuối sẽ khiến cho những loài động vật như ruồi giấm, kiến, muỗi,… phải tránh xa cây trồng của bạn.

Với phương pháp này, bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề côn trùng phá hoại cây trồng trong vườn mà còn giúp tiết kiệm chi phí bón phân cũng như tránh được các tác dụng phụ từ chất hoá học so với sử dụng phân bón công nghiệp.

Trong vỏ chuối có chứa nhiều kali, phốt pho; vỏ trứng gà thì mang đến lượng canxi tự nhiên dồi dào và nước vo gạo chứa nhiều vitamin B khi kết hợp với nhau sẽ tạo nên chế phẩm phân bón đầy đủ dưỡng chất cho cây trồng.

Men vi sinh EMZEO và nấm đối kháng Trichoderma có chức năng phân giải các chất dinh dưỡng cao năng, làm mùn hóa hợp chất hữu cơ … khử sạch mùi hôi sinh ra và đối kháng nấm bệnh gây hại đất, hại cây trồng.

Để thực hiện hỗn hợp phân bón từ 3 nguyên liệu này bạn có thể tham khảo các bước như sau:

Bước 1: Sử dụng khoảng 1 kg vỏ chuối tương đương khoảng 20-25 vỏ chuối già, chuối cau, chuối sứ,… cắt nhỏ và xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố hoặc cối xay thịt. Tránh để dầu mỡ vây vào hỗn hợp này vì có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng khi ủ

Bước 2: Thêm 200 – 300 gram vỏ trứng gà (10-12 quả) bóp nát, phơi khô và đổ từ từ nước vo gạo vào cối xay đến khi hỗn hợp đặc sệt.

Bước 3: Thêm 20gr chế phẩm EM (EMZEO) + 20gr nấm đối kháng Trichoderma

Bước 4: Trộn hỗn hợp đã xay nhuyễn với 10-15 kg đất trồng và ủ kín trong vòng 3 ngày để kích thích các chất dinh dưỡng hoà vào đất.

Bước 5: Bón hỗn hợp đã ủ cho cây trồng. Lưu ý chỉ nên bón 1 lượng vừa phải và tăng dần vào những lần tiếp theo để cây làm quen với loại phân bón mới này.

Bật mí cách ủ đậu tương trứng chuối làm siêu phân bón cho hoa hồng, hoa lan

Với cách ủ vỏ chuối làm phân bón này sẽ phù hợp với cây trồng chỉ cần bổ sung thêm kali và phốt pho để kích thích quá trình nở hoa, ra trái. Cách thực hiện cũng rất đơn giản với các bước cơ bản như sau:

Phơi vỏ chuối dưới nắng: bạn chỉ cần để vỏ chuối trên khay dưới ánh nắng mặt trời trong vòng 2 – 3 tuần để chúng khô hoàn toàn. Nhiệt lượng từ ánh nắng giúp kích hoạt hệ vi sinh có trong vỏ chuối. Sau khi vỏ chuối khô hoàn toàn thì bạn cần cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn thành vụn để dễ dàng trộn vào đất trồng.

Sấy khô vỏ chuối bằng lò nướng: Nếu bạn không muốn chờ đợi lâu để tạo thành hỗn hợp phân bón thì hoàn toàn có thể sử dụng chức năng sấy của lò nướng. Với nhiệt độ khoảng 150 độ C đến 170 độ C, vỏ chuối sẽ được sấy khô hoàn toàn và bạn chỉ cần xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ là có thể sử dụng được ngay.

Các bước thực hiện rất đơn giản như sau:

Sử dụng vỏ chuối ngâm trong giấm ăn là cách ủ vỏ chuối làm phân bón được nhiều người trồng cây ưa chuộng. Mặc dù sản phẩm của phương pháp này không phải là phân bón dạng chất rắn nhưng chúng cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời, mùi vị của giấm và vỏ chuối khi kết hợp với nhau sẽ bảo vệ cây trồng khỏi những loài côn trùng gây hại cho hoa, lá, trái của cây.

Bước 1: Chuẩn bị 3 vỏ chuối tươi, rửa sạch, cắt nhỏ; 500ml giấm ăn (giấm trắng); 1 lọ, chai thuỷ tinh có nắp kín.

Bước 2: Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị và đóng chặt nắp bình chứa để tạo môi trường cho hệ vi sinh vật phát triển. Lưu ý: Cứ 2 – 3 ngày bạn nên mở nắp 1 lần cho thoát hơi để tránh tình trạng nổ do lượng khí sản sinh từ vi sinh vật lên men bên trong hỗn hợp.

Bước 3: Có thể trộn chất lỏng này với đất trồng hoặc tưới trực tiếp.

Ngoài việc ngâm vỏ chuối với nước hoặc giấm ăn thì cách ngâm vỏ chuối với nước mía cũng mang lại hiệu quả không ngờ cho người dùng. Những enzyme hữu cơ có trong nước mía sẽ là chất kích thích giúp cho kali, phốt pho và các khoáng chất trong vỏ chuối hoạt động tốt hơn cũng như tạo ra nhiều chất dinh dưỡng. Đây cũng là dạng phân bón lỏng tiện lợi, tiết kiệm cho cây trồng.

Với cách ủ vỏ chuối làm phân bón này thì bạn sẽ cần khoảng 3 – 5 vỏ chuối cùng 1,5 lít nước mía ép nguyên chất + 20gr chế phẩm vi sinh EMZEO để đảm bảo được độ lên men tốt nhất. Sau khi ngâm hỗn hợp nguyên liệu này trong bình nhựa hoặc chai thuỷ tinh, bạn nên kiểm tra thường xuyên để đảm bảo quá trình lên men vẫn đang hoạt động bằng cách xả nắp bình chứa. Nếu xuất hiện khí thì quá trình này vẫn đang diễn ra hiệu quả. Thông thường, chỉ cần 7 – 10 ngày là bạn có thể sử dụng để bổ sung cho cây trồng.

Nếu bạn không có thời gian để tìm kiếm nhiều nguyên liệu hoặc không muốn chờ đợi thì cách đơn giản nhất để có được phân bón từ vỏ chuối đó chính là ủ trực tiếp với đất trồng cây. Cách ủ vỏ chuối làm phân bón này, bạn chỉ cần trộn phần vỏ chuối đã chuẩn bị với lượng đất trồng phù hợp. Bổ sung thêm nấm đối kháng trichoderma để nhanh hoai mục vỏ chuối và đối kháng nấm bệnh. Bạn có thể ủ trong vòng vài ngày trước khi sử dụng hoặc cũng có thể sử dụng ngay và vẫn đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng cho cây.

Với cách làm này, bạn nên cắt nhỏ vỏ chuối để hoà đều vào đất trồng sẽ giúp các chất trong vỏ chuối phân bổ tốt hơn, tránh tình trạng chất dinh dưỡng không đồng đều. Bổ sung thêm một lượng nhỏ nấm Trichoderma vào hỗn hợp. Tuy nhiên, bạn nên kiểm soát lượng vỏ chuối khi sử dụng theo cách này vì đối với các cây trồng non có hệ rễ yếu nếu bón phân nhiều sẽ gây cháy hoặc úng rễ khiến cho cây không thể sinh trưởng hoặc chết cây.

Bón phân cho cây với lượng vừa đủ để tránh dư thừa chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của chúng

Nên bắt đầu bằng lượng phân bón ít rồi tăng dần để cây làm quen và đáp ứng với nguồn dinh dưỡng mới.

Hạn chế bón nhiều phân cho các cây non mới trồng hoặc cây đang trong tình trạng yếu, nhiễm bệnh

Có thể kết hợp với các loại phân bón hữu cơ khác để tăng hiệu quả dinh dưỡng cho cây.

Nếu có biểu hiện bất thường khi sử dụng loại phân bón này thì bạn nên dừng sử dụng chúng cho cây trồng hoặc thay đất trồng cho cây để cải thiện tình trạng.

Tìm hiểu thêm: Cách ủ phân đậu nành bón cho cây trồng hiệu quả

About Đức Bình

Bạn đang xem bài viết Ủ Cá Làm Phân Phân Bón, Kết Quả Là 2000 Gốc Cam Sai Trĩu Quả trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!