Cập nhật thông tin chi tiết về Tưới Nước Và Bón Phân Cho Hoa Lan Rừng Đúng Cách mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Mỗi giống hoa lan rừng có một quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau nên sẽ có những nhu cầu về nước tưới và phân bón khác nhau. Bên dưới sẽ là những hướng dẫn về cách tưới nước và bón phân cụ thể cho từng loài phong lan sao cho hợp lý.
Đối với lan Hoàng Thảo: Đây là giống độ ẩm, ưa ánh sáng. Nhiệt độ tốt nhất cho cây phát triển là 15-25 độ C, không nên để cho cây lan bị ẩm liên tục trong ngày. Nếu thấy chất trồng của lan còn ẩm không nên tưới nước. Tưới ngày 2 đến 3 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát. Nếu trong ngày nắng, nóng và gió nhiều thì tăng thêm lần tưới, nhưng tưới thật đậm, nếu không ánh sáng sẽ làm cháy lá cây.
– Dùng vòi phun sương nhẹ và phải di chuyển qua một lượt rồi tưới trở lại để cho thấm đều vào chất trồng.
– Một tuần tưới phân 2 lần,một liều lượng 2g-lít (bằng một thìa cà phê).nhưng cần Lưu ý: phải tưới nước trước khi tưới phân.
Quá trình chăm sóc cho phong lan là một việc không hề dễ tùy vào chủng loại phong lan, môi trường địa lý và ngay cả mục đích thúc cây ra hoa vào thời điểm định sẵn sẽ ảnh hưởng đến việc tưới nước cho hoa lan sao cho hợp lý.
Tưới nước tốt nhất cho phong lan là vào buổi sáng sớm, và chiều muộn, không nên tưới nước vào buổi trưa nắng. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý vào thời tiết lúc ấy như thế nào, mùa nắng nóng hay mưa để tiến hành điều chỉnh lưu lượng nước tưới thích hợp.
Tưới Nước Bón Phân Cho Vanda Và Mokara Đúng Cách
Tưới nước bón phân cho Vanda và Mokara đúng cách: Mokara là môt cây lai giống giữa Vanda, Ascocentrum và Arachnis. Giống lan này được đặt tên theo C. Y. Mok, người đầu tiên lai tạo ra cây Mokara Wai Liang tại Singapore vào năm 1969.
Tưới nước bón phân cho Vanda và Mokara đúng cách
Mokara là môt cây lai giống giữa Vanda, Ascocentrum và Arachnis. Giống lan này được đặt tên theo C. Y. Mok, người đầu tiên lai tạo ra cây Mokara Wai Liang tại Singapore vào năm 1969.
Sau đó giống lan này lan truyền tới các nước Đông Nam Á Châu như Thái Lan, Mã lai, Nam Dương và Việt Nam. Tại Củ Chi và Trảng Bàng cũng có nhiều vườn lan này. Để thuận tiện cho việc vận chuyển các vườn lan này thường thiết lập ở quanh các thành phố lớn.
Vườn trồng lan mokara
Những loài lan này không ưa trồng trong chậu, vì rễ cây ưa thoáng gió và không chịu ẩm ướt thường xuyên.
Đây có thể nói là một giống lan lai rất đa dạng với nhiều mầu sắc rực rỡ, dễ trồng, hoa nhiều có giá trị thương mại về hoa cắt cành. Cành hoa cắm trong bình có thể bền tới 2-3 tuần lễ.
Các vườn lan thương nghiệp tại Thái Lan trồng Mokara trên các luống cao hai bên có rãnh có nước để có độ ẩm cao.
Phía trên che lưới để lan khỏi bị cháy lá.
Vanda trồng trong các giỏ nhựa rồi treo lên. Mokara trồng thẳng xuống các luống đất cao 30-40 cm trên đổ dăm bào, mạt cưa và vỏ dừa hay vỏ đậu phọng để dễ thoát nước. Họ dùng nẹp tre, gỗ hay nhựa để giữ cho cây khỏi nghiêng ngả.
Tại miền Nam California, ẩm độ quá thấp, mà lại nắng nhiều, chúng ta nếu có những cây Vanda, Mokara, Rhynchostylis thường hay bị khô cằn khó ra hoa hoặc ra hoa quá ít. Nếu không có nắng lan sẽ không ra hoa nhưng càng nhiều nắng và càng nóng, lan lại cần phải tưới thường xuyên hơn.
Chỉ cần 3-4 ngày nhiệt độ trên 95°F (35°C) mà không tưới, cây sẽ teo tóp và rụng lá. Vì vậy mùa hè, lan cần phải tưới mỗi ngày vài ba lần và bón phân 20-20-20 với liều lượng 1 thìa cà phê cho 4 lít nước.
Có người trồng trong giỏ gỗ, đem ngâm trong nước đã pha phân bón mỗi ngày khoảng ½ giờ. Cách này cũng tốt nhưng nếu có nhiều cây mà mỗi ngày ngâm một lần cũng khá mất thì giờ.
Có người đễ sẵn một bình phun nước có pha phân bón. Cách vài giờ lại phun cho ướt cây một lần cho nên cũng mất công.
Có người mua chiếc giây phun nước và van mở nước tự động có bán tại Home Depot mỗi ngày phun vài ba lần nhưng không bón phân được.
Cũng có người dùng chiếc ống nhỏ mà các tiệm bán hoa thường dùng để giữ cho hoa tươi lâu hơn. Cho ít nước và phân rồi bỏ rễ lan vào trong đó. Mới đầu nghe thấy có lý, nhưng chẳng bao lâu rễ lan bị thối vì ngâm trong nước quá lâu.
Một cách khác, giản dị và không tốn kém mấy là mua một chiếc máy phun hơi ẩm (humidifier) ở các dược phòng giá khoảng 20$ và một đồng hồ có thể tắt mở máy nhiều lần (mechanical timer) ở Wal mart, hay Home Depot giá chừng 10$. Treo cây lên cao khoảng 1-2 m để bình phun ở dưới, đổ nước và phân vào bình chứa rồi điều chỉnh cho máy mỗi lần chạy chừng 15 phút và mỗi ngày 3 lần.
Về phân bón
Về phân bón, nếu muốn lan mọc mạnh nên bón 20-20-20 và nếu muốn thúc cho hoa nở, hãy bón phân 6-30-30.
Những cây Aerides, Rhynchostylis, Renanthera có thể tưới bón theo phương cách này nhưng cần phải che bớt nắng và bón phân loãng hơn Vanda và Mokara. Điều quan trong hơn cả là phải tôn trong thời gian ngủ nghỉ của các cây lan này. Không tôn trọng, cây lan sẽ không những không ra hoa và có thể chết dần, chết mòn.
Cách Tưới Nước Và Bón Phân Cho Lan
1. TƯỚI NƯỚC
Luôn luôn nhớ rằng nếu không tưới trong vòng một tháng cây lan chỉ bị khựng lại chứ không chết, ngược lại nếu tưới hàng ngày sẽ bị thối rễ và chết. Ở trong rừng núi có khi mấy tháng mưa liền liền mà lan vẫn không sao vì bám vào cành cây cho nên rễ không bị úng nước như trồng ở trong chậu, và nếu không mưa lan cả tháng lan vẫn tươi tốt vì ở đó độ ẩm rất cao. Vậy bao nhiêu lâu chúng ta tưới một lần? Mỗi tuần một lần hay hai lần? Một tuần hay hai tuần một lần? Vấn đề này tùy theo kinh nghiệm và phụ thuộc vào những điều kiện dưới dây:
1. Thời điểm vào mùa hè hay mùa đông? Nhiệt độ cao hay thấp?
2. Nơi để lan ở trong chỗ rợp mát hay ngoài nắng? chỗ đó gió nhiều hay ít?
3. Chậu bằng đất hay chậu nhựa? Chậu to hay chậu nhỏ?
4. Vật liệu trồng lan dùng vỏ cây, đá, rễ cây (tree fern) hay rêu (sphagnum moss)?
5. Loại lan nào? bỏi vì Cattleya cần phải khô rồi mới tưới, còn Paphiopedilum lúc nào cũng phải ẩm ướt. Cây lớn hay cây nhỏ?
6. Cách tưới cho lan ra sao? Tưới thật đẫm hay tưới sơ qua?
Sẽ rất khó nắm bắt, tuy nhiên có một lời khuyên tổng quát
Khi cây mọc mạnh ra nhiều rễ tưới nhiều, khi cây ngừng tăng trưởng bớt tưới. Theo kinh nghiệm vào mùa hè cây đang mọc mạnh rễ ra nhiều, trung bình mỗi tuần hay 3-4 ngày một lần cho tất các loại lan, ngoại trừ Cymbidium, Paphiopedilum, Odontoglossum, Miltonia lúc nào cũng phải ẩm ướt cho nên có thể tưới 2 ngày một lần, riêng loại Vanda mỗi ngày 2-3 lần. Mùa thu cây đã ngừng tăng trưởng, bớt tưới đi khoảng tuần một lần, mùa đông 10-15 ngày một lần ngoại trừ Dendrobium mỗi tháng 1 lần hoặc không cần tưới từ tháng 11 như loại Dendrobium nobile chẳng hạn.
Nhưng tưới bao nhiêu nước cho đủ? Mùa hè tối thiểu, mỗi tháng một lần tưới đi, tưới lại cho thật sũng nước cho ngấm vào trong vỏ cây, đá hay vật liệu trồng lan và để xả cho sạch những chất muối có sẵn trong nước và phân bón. Vào mùa thu nên tưới thêm với Epson Salt theo chỉ dẫn ở dưới. Lan trồng trên các khúc cây (mounted) cần ngâm vào nuớc 15 phút mỗi tuần, nhưng nhớ phải thay nước nhiều lần, vì mỗi lần nhúng cây khác vào sẽ nước không còn sạch và dễ nhiễm bệnh.
Lan trồng trong chậu đất mau khô nước hơn trong chậu nhựa. Chậu lớn hay cây lớn tưới thưa hơn chậu nhỏ và cây nhỏ.
Có người hỏi ta nên tưới bằng nước gì? Nước lọc, nước máy, nước mưa, nước giếng hay nước trong hồ bơi, hồ cá? Nước mưa tốt nhất, nước lọc Reverse Osmosis (ROS) hay nước cất (Distilled) đều tốt nhưng quá tốn kém, nước lọc qua bình Deironized tốt nhưng cũng hơi tốn tiền. Không nên dùng nước hồ bơi vì có nhiều Chlorine.
Nước máy, nước hồ cá và nuớc giếng có ít cặn chỉ số dưới 300ppm (Part per million) hay TDS (total dissolved salt) tốt, dưới 500ppm tạm được, trên 700ppm không nên dùng dể tưới lan. Nước máy mỗi vùng đêù khác nhau vì có pha thêm nước giếng nhiều hay ít. Muốn biết chỉ số này hãy hỏi công ty cung cấp nước hoặc lấy mẫu nhờ tiệm nước lọc đo hộ.
Một vài loại lan như: Disa đòi hỏi phải nưới bằng nước mưa, nước lọc ROS hay nuớc cất. Một vài loại khác như: Draculla, Masdevalia v.v… cũng đòi hỏi nước khá tinh khiết. Ngoài vấn đề cặn trong nước còn có vấn đề chỉ số nồng độ pH, từ 4.0 đến 8.0 đều có thể tưới lan được. Nhưng nếu trên 8.0 hay dưới 4.0 sẽ làm cho phân bón bị vô hiệu quả.
Mùa hè nên tưới nước nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều gần tối, không khí mát mẻ sẽ giúp cho rể cây mọc mạnh. Các mùa khác nên tưới vào buổi sáng để cho lá cây được khô vào buổi tối khi nhiệt độ xuống thấp, tránh các bệnh tật dễ phát sinh trong môi trường lạnh và ướt át. Loại lan Hồ Diệp Phalaenopsis chẳng hạn nếu đọng nước trên lá non vào ban đêm sẽ bi thối ngọn và chết.
Tưới quá thường xuyên làm cho rễ lúc nào cũng ướt không hút được dưỡng khí nuôi cây và làm cho vật liệu nuôi cây chóng bị mục. Lá cây bị vàng và nhăn nheo, rễ mềm và ngả mầu nâu là dấu hiệu tưới quá nhiều. Trường hợp này cắt bỏ rễ thối, rắc bột Sulfur (diêm sinh) rồi cho vào túi nylon cột chặt lại, chờ cho rễ mọc khoảng 2 phân sẽ trồng lại.
Tưới quá ít sẽ làm cho rễ không mọc sâu xuống đước, muối sẽ đọng lại trong chất liệu trồng cây làm cho rễ bị khô, trở nên mầu xám dễ gẫy. Thấy lá non Oncidium, Miltonia hay bất cứ loại nào có lá dài bị chun xếp lại hay đổi thành mầu xám là dấu hiệu tưới không đủ nước.
Để có thể kiểm soát lượng nước tưới một cách tốt nhất bạn nên tham khảo thiết kế hệ thống tưới phun sương tạo ẩm cho lan. Các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm hay thời tiết sẽ được các thiết bị kiểm soát và tự động điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với điều kiện sinh trưởng của cây.
Chúng ta nên nhớ rằng lan mọc trong rừng núi đâu có phân bón mà vẫn tươi tốt. Lan chỉ nhờ phân chim, lá mục và các khoáng chất lẫn trong không khí hay nước mưa mà sống. Các nhà trồng lan chuyên nghiệp đã nghiên cứu riêng rẽ từng loại lan cho nên họ bón phân cho lan rất chính xác. Những người chơi lan tài tử thường hay mắc phải lỗi lầm bón quá nhiều.
Phân bón nhân tạo dù là nước hay bột cũng dễ hòa tan trong nước và có tác dụng trong vòng một giờ. Phân bón thường mang 3 nhóm chữ số như 30-10-10, 15-15-15, 10-30-20. Nhóm đầu chỉ số lượng Nitrogene giúp cho cây lá mọc mạnh, nhóm thứ hai chỉ số Phosphorus giúp cho hoa, quả. Nhóm thứ ba chỉ số Potassium giúp cho củ và rễ. Nhưng thực ra trong phân bón còn có nhiều chất khác cần thiết cho cây như sắt, kẽm, đồng, v.v… nhưng số lượng rất nhỏ không đáng kể. Trên thị trường có rất nhiều phân bón với công thức khác nhau. Nhà sản xuất nào cũng nói là cuả mình hay và đúng hơn cả. Mới đây viện đại học Michigan sau nhiều năm nghiên cứu đã cho ra một công thức 19-4-23 khá thành công. Nhưng cũng có nhiều nhà khoa học không đồng ý và khuyên nên bón phân cho lan với loại có công thức đồng đều thí dụ: 7-7-7. Do đó mỗi người dùng một loại phân có công thức khác nhau.
Những mầu sắc xanh, đỏ hay vàng là chỉ do nhà sản xuất dùng để dễ phân biệt chứ không có một tác dụng nào cả. Phân bón làm thành viên, que không thích hợp cho lan không nên dùng vì quá mạnh sẽ làm cháy rễ.
Phân bón hột loại chậm tan (Slow release) chỉ nên dùng trong trường hợp lười bón phân hoặc dùng cho Cymbidium là loại cần nhiều phân bón. Thứ phân này cần phải có nhiệt độ trên 70°F mới làm vỡ vỏ bọc bên ngoài.
Mùa hè khi cây mới mọc cần bón loại 30-10-10, khi cây đã ngưng tăng trưởng vào mùa thu bón loại 10-30-20 (Blossom booster) thúc cho hoa nở. Nếu chỉ có ít cây và không muốn đổi loại phân nên dùng 15-15-15-hoặc 20-20-20. Không nên mua loại phân trong Nitrogene có chất Urea bởi vì chất này cần có một thời gian mới tác dụng, nên phân chưa kịp ngấm đã tưới đi mất.
Nên nhớ chỉ bón phân cho lan với liều lượng ¼ hay ½ một thìa cà phê gạt cho 1 gallon nước. Nên bón loãng mỗi tuần 1 lần
Khi thấy đầu lá bị đen lại đó là đấu hiệu bón quá nhiều phân và có muối đọng trong chậu. Nên tưới bằng Epson Salt tức là Magnesium Sulfate, 1 thìa súp cho 1 gallon nước để rã hết chất muối. Sau đó tưới thật đẫm để xả cho sạch.
Thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón nhiều phân, tưới nhiều nước là giết cây lan mau lẹ. Đừng bao giờ bón phân cho lan khi chậu cây quá khô, cây sẽ bị khựng lại.
Nên tưới nước vào ngày hôm trước hoặc 4-5 giờ trước rồi mới bón phân. Đừng bao giờ tưới bón khi nhiệt độ xuống dưới 50°F
Hướng Dẫn Cách Trồng Lan Cơ Bản Cho Người Mới Chơi Cây Lan Dễ Trồng Cho Người Mới Chơi
Tưới Nước Và Bón Phân, Trị Bệnh Cho Lan
Phương pháp này dành cho tất cà các loài lan (trừ lan rừng vì rất nhạy cảm) đặc biệt cho các bạn mới chơi lan.
Tưới nước và bón phân, trị bệnh cho lan
1. Tưới nước:
Mùa nắng:
– Sáng tưới đẫm lần 1 (7 giờ đến 8 giờ)
– Chiều tưới đẫm lần 2 (14 giờ đến 15 giờ)
Tùy theo thời tiết nắng, gió mà quyết định tưới xen thêm giữa 2 lần tưới chính bằng những lần tưới nhẹ.
Mùa mưa:
– Sáng tưới trễ hơn
– Chiều tưới sớm hơn
Có thể tưới ít hơn, chủ yếu là tưới xả sau mỗi đợt mưa để phòng trong nước mưa có các độc tố, hóa chất, axit ảnh hưởng đến cây lan, đặc biệt là những cơn mưa đầu mùa và cuối mùa mưa.
Dấu hiệu đánh giá:
Cây lan đủ nước:
– Sau 16 giờ chất trồng vừa ráo nhưng không quá khô.
– Lâu dài:
+ Thân : Căng tròn, không bị teo giả hành.
+ Lá : Dày, mởn, không vàng.
+ Rễ : Dài vừa phải, to mập
+ Đọt, chồi non : Ra mạnh, liên tục phát triển.
Đủ nước cây sẽ phát triển tốt
Cây lan thiếu nước:
– Sau 16 giờ chất trồng quá khô sẽ rút nước ngược lại từ rễ ra, lá mất bóng.
– Sáng sớm hôm sau cây vẫn có vẻ chưa tỉnh.
– Lâu dài:
+ Thân : Ốm, giả hành teo lại (có khía dọc thân).
+ Lá : Mỏng, dài, vàng héo rồi rụng.
+ Rễ : Ra rất dài bò ra ngoài chậu mà không chui vào chất trồng.
+ Đọt, chồi non : Bị thui lại không phát triển liên tục.
+ Giả hành mới : Sẽ ngắn, ốm nên ra hoa sớm khi còn thấp.
Thiếu nước sẽ làm suy cây
Cây lan dư nước:
– Sau 16 giờ chiều đáy chậu vẫn chưa khô, chất trồng còn đẫm nước (trừ những ngày ban đêm gió vẫn còn rất mạnh như trong tháng 2-4al).
– Lâu dài:
+ Rễ : Bị thúi nhũn, rất ít rễ bám vào chất trồng.
+ Lá : Vàng nhưng lại dày, mềm (khác với thiếu nước là lá cũng vàng nhưng mỏng, dai).
+ Giả hành mới : Mọc yếu, dễ bị thối nhũn.
– Nấm bệnh và côn trùng xuất hiện rất nhiều; bệnh đốm lá xuất hiện rất nhiều càng dễ rụng lá hơn nữa.
Trên mặt chất trồng rêu xanh, mốc đen nhiều.
Dư nước sẽ làm chết cây 2. Phân bón:
Từ khi trồng:
– Phân 30.10.10, 3 ngày/lần
– Vitamin B1, 3 ngày/lần
– Superthive, 15 – 30 ngày/lần
– Phân cá, 20 ngày/lần
– Atonik, 30 ngày/lầnPhun xen kẽ các loại phân trên, phun đẫm toàn bộ cây, thời điểm phun tốt nhất là 5 – 8 giờ sáng. Trước khi phun phân : Khi giả hành thứ 2 hoặc 3 kể từ khi trồng đã gần tới đỉnh. Phun phân kích hoa kết hợp với Atonik
3. Phòng và trị bênh:
Bệnh trên cây trồng nói chung và cây lan nói riêng được phân thành 3 nhóm chính như sau: 1) Bệnh do côn trùng gây ra; 2) Bệnh do nấm gây ra; 3) Bệnh do virus gây ra.
Bệnh do côn trùng gây ra dễ phòng ngừa và cũng dễ điều trị. Bệnh do nấm và virus gây ra biện pháp chủ yếu và hiệu quả nhất là phòng ngừa còn việc điều trị hầu như ít có hiệu quả. Mùa nắng: – Dithane M45 80WP, 2 – 3 tuần/lần. – Aliette 800 WG, 2 tháng/lần. – Vicarben, 1 tháng/lần. Mùa mưa: – Dithane M45 80WP hoặc Physan 20L hoặc Ridomin Gold 68WG, 1 tuần/lần. – Aliette 800 WG, 1 tháng/lần. – Vicarben, 10 ngày/lần. – Phun thêm Nacosan (hoặc Benkona, giảm liều còn ½ chỉ dẫn), 2 – 3 tuần/lần để phòng ngừa rêu, mốc. – Nếu khi bông nở có dấu hiệu bị dòi đục lá thì phun ngừa khi bông chưa nở confidor (hoặc anvado), 10 ngày/lần.
LƯU Ý Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh lá rụng, chồi bệnh cắt bỏ Những cây bệnh mạnh dạn tiêu hủy và cách ly Dọn sạch cỏ trong giàn và quanh giàn. Không hút thuốc trong vườn lan Hạn chế khách vào thăm vườn Không để chuột, ốc vào giàn Xả nước thật kỹ trước khi tưới để không bị nóng Mùa đông lạnh 8 giờ sáng trở đi mới tưới Theo dõi thời tiết hàng ngày để quyết định lịch tưới Kiểm tra độ pH nước + khoáng chất Loại bỏ bông ngay những cây còn non hay quá suy yếu.
Bạn đang xem bài viết Tưới Nước Và Bón Phân Cho Hoa Lan Rừng Đúng Cách trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!