Xem Nhiều 3/2023 #️ Tưới Nước Đúng Cách Cho Lan Vào Mùa Hè # Top 12 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Tưới Nước Đúng Cách Cho Lan Vào Mùa Hè # Top 12 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Tưới Nước Đúng Cách Cho Lan Vào Mùa Hè mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Biết cách tưới nước giữ vai trò quan trọng số 1 trong chăm sóc phong lan; nhất là khi mùa nắng nóng đang kéo dài, dễ gục ngọn, gục thân, cháy nắng.

NGUYÊN TẮC CHUNG

Tùy vào độ ẩm vườn, loại giá thể, giống lan, chu kỳ sinh trưởng mà ta có cách chăm tưới phù hợp.

1. Cách tưới theo loại giá thể:

Mỗi loại giá thể có khả năng giữ nước khác nhau; chậu lan càng lớn sẽ giữ ẩm càng tốt, ta cần phân biệt để tiện chăm tưới: Vỏ thông, dớn mềm giữ ẩm tốt; lũa, gỗ giữ ẩm kém…

2. Cách tưới theo cách trồng và loại lan:

Hầu hết các loại lan đều áp dụng nguyên tắc giá thể hơi khô mới tưới, để kích thích rễ phát triển.

Với loại trồng chậu: Không nên tưới quá nhiều, tránh làm rễ ít thông thoáng, dễ sinh ra vi khuẩn làm thối rễ. Lan Hài, Địa Lan thường dùng giá thể: đá thấm thủy, vỏ thông, đá bọt,… Lan Hoàng Thảo thường dùng giá thể: vỏ thông, dớn mềm…

Với loại trồng ghép gỗ, lũa truyền thống: Với lan đơn thân (ngọc điểm, cáo, sóc…) yêu cầu vườn trồng phải có độ ẩm cao; với lan hoàng thảo nên kèm thêm chất liệu giữ ẩm tốt như dớn mềm chile, lưu ý tránh vùi mắt ngủ ở gốc.

Với loại trồng bán thủy canh: thường áp dụng cho lan hài và hoàng thảo, không cần tưới nước thường xuyên, chỉ cần xác định vị trí đục lỗ thoát nước để xác định mức nước cao nhất.

3. Cách tưới theo chu kỳ sinh trưởng

Cây trong kỳ sinh trưởng mạnh cần tưới nước nhiều, kết hợp phân bón.

Với lan hoàng thảo vào mùa nghỉ thì nên cách ly riêng và không tưới khi thân giữa phình to đủ nước, cắt nước đúng kỹ thuật sẽ cho ra hoa sai hơn,

Khi hoa nở tránh tưới nước vào hoa, tránh hoa nhanh tàn; tăng độ ẩm vườn.

THỜI ĐIỂM TƯỚI TRONG NGÀY VÀ THEO MÙA

Quan sát giá thể khô thì tưới, còn ẩm thì chưa cần.

Thời điểm tưới và bón phân là khi nhiệt độ không quá nóng, cường độ sáng không quá mạnh, lỗ khí khống mở (mở sáng, nhỏ dần lúc chiều tối).

1. Tưới sáng

Tưới sáng giúp rửa trôi sương muối.

Mùa thu hanh khô thì nên tưới lại 1 lượt nữa sau 15-20p, ở miền bắc thì nên tưới thường xuyên tránh thân lá teo tóp, rễ chậm phát triển.

Mùa đông tưới lúc trời ấm lên, dưới 10°C không tưới.

Tưới lan đúng cách vào mùa hè: mùa hè sáng tưới sớm hơn và lượng nước phải làm ướt toàn bộ thân rễ và chậu; tưới ít hơn vào chiều tắt nắng, mát trời.

2. Tưới trưa

Vào mùa hè nắng nóng, nếu nhiệt độ trong vườn dưới 32°C, độ ẩm dưới 55%, vườn thông thoáng thì sử dụng nguồn nước mát, tưới thật đẫm. Hoặc chỉ tưới ẩm gốc và chậu không tưới lên ngọn và lá non phun nước dạng sương và dùng quạt hoạc gió trời để làm mát không khí.

Hoặc có thể tăng độ ẩm cho vườn như tưới nước vào chậu đất, tưới nền vườn, hay làm hồ cá, bể nước phía dưới…Sân thượng thì không nên để máng nước vì trưa nắng nóng làm nước bốc hơi nóng như hấp cách thủy không tốt cho lan.

3. Tưới chiều tối

Hè nóng thì tưới muộn, thu đông lạnh tưới sớm hơn.

Tưới đêm không hiệu quả bằng tưới ban ngày.

NGUỒN NƯỚC TƯỚI

Yêu cầu nguồn nước mát và sạch, tương đồng với nhiệt độ giá thể.

Độ pH: 5,5-6,8; độ muối thấp hơn 500ppm; không chứa kim loai nặng.

Có thể tưới trực tiếp nước máy để lắng 1-2 tuần hoặc nước mưa sau khi để lắng 4-5 ngày (tránh nước mưa đầu mùa và cuối mùa, do nước mưa có tính axit nên hàng tháng cần phun thêm nước vôi pha thật loãng).

Nước sông, nước ao màu vàng lục có độ phì tốt nhưng cần xử lý để tránh nấm bệnh gây hại cho cây.

Tưới Lan Đúng Cách Vào Mùa Hè

1. THEO CHẤT LIỆU GIÁ THỂ, KÍCH CỠ GIÁ THỂ – Mỗi loại giá thể có khả năng giữ nước khác nhau. VD: trồng chậu với giá thể Tảo + Vỏ thông thì giữ ẩm rất tốt; còn giá thể là lũa thì giữ nước rất kém. Vì vậy ta cần phân loại theo chất liệu giá thể để tiện chăm tưới. – Chậu lan càng lớn thì giữ ẩm càng tốt.

2.1. Trồng chậu: – Lan hài thường dùng giá thể: đá thấm thủy, vỏ thông, đá perlite, tảo chi lê băm nhỏ… – Địa lan thường dùng giá thể: đá thấm thủy, vỏ thông, xỉ, đá perlite, đá bọt, đất Nhật, đất tự luyện… – Lan hoàng thảo thường dùng giá thể: tảo chi lê, vỏ thông, đá bọt, đá perlite…

Trồng chậu không nên tưới quá nhiều, vì khi đó giá thể bị nén chặt, không khí khó thông làm ức chế hô hấp của rễ, khi thiếu oxy các loài vi khuẩn yếm khí hoạt động mạnh dễ làm cho bộ rễ bị thối.

2.2. Trồng truyền thống ghép vào gỗ, lũa, dớn – Lan đơn thân: thường dùng trụ gỗ, lũa. (Lan đơn thân yêu cầu tiểu khí hậu ẩm cao) – Lan hoàng thảo: thường dùng bảng gỗ, bảng dớn, khúc gỗ… Đối với lan hoàng thảo ta nên kết hợp với 1 chất liệu giữ ẩm tốt.

2.3. Trồng bán thủy canh Thường được áp với lan hài và lan hoàng thảo. Cách dùng không cần thường xuyên tưới nước như 2 cách trên, mà cần xác định vị trí đục lỗ thoát nước để xác định mức nước cao nhất.

3. TƯỚI NƯỚC ĐỐI VỚI CHU KỲ SINH TRƯỞNG

– Đối với lan hoàng thảo đang kỳ nghỉ thì cách ly riêng và không tưới. Lưu ý hoàng thảo ko cắt nước vẫn ra hoa, nhưng nếu cắt nước đúng kỹ thuật sẽ sai hoa hơn. – Cây trong kỳ sinh trưởng mạnh phải tưới nhiều nước, kết hợp bón phân. – Khi hoa nở thì tránh tưới nước vào hoa nếu không hoa sẽ mau tàn. Thay vào đó cần treo lan vị trí tránh nắng trực tiếp và nâng cao độ ẩm tiểu khí hậu.

II.THỜI ĐIỂM TƯỚI TRONG NGÀY VÀ LƯU Ý THEO MÙA.

Chọn thời điểm tưới, bón phân khi lỗ khí khổng mở (Nhiệt độ không quá nóng, cường độ ánh sáng không quá mạnh…)

1. TƯỚI SÁNG: Tưới sáng rửa trôi sương muối. – Mùa thu quá hanh khô thì tưới thêm 1 lượt nữa sau 15-20. – Mùa đông lạnh thì nên tưới lúc thời tiết bắt đầu ấm lên 1 chút (Dưới 14 độ ko tưới, nguy cơ gây bỏng lạnh).

2. TƯỚI TRƯA: – Mùa xuân, thu, đông tưới bình thường. – Cần lưu ý tưới trưa Hè nắng nóng: nhiệt độ tiểu khí hậu trong vườn dưới 32 độ, vườn cao thoáng không bị om khí nóng mà độ ẩm vườn đang thấp dưới 55% thì ta nên tưới. Tưới sử dụng nguồn nước mát và tưới thật đẫm.

Nếu tưới trời nắng, nhiệt độ tiểu khí hậu trong vườn trên 32 độ, vườn không thoáng bị om khí nóng, không khí không được luân chuyển tốt thì ko nên tưới vì không khá gì hấp nóng lan. Ta cần chờ tiểu khí hậu mát hơn thì tưới. Nếu là nền đất thì có thể xả nước vào nền đất để tăng độ ẩm tiểu khí hậu.

3. TƯỚI CHIỀU TỐI: – Hè nóng thì tưới muộn, thu đông lạnh thì tưới sớm lên 1 chút. – Không khuyến khích tưới đêm vì lúc này quá trình quang hợp dừng đồng thời bắt đầu nhưng thoát hơi nước nên có tưới thì cũng ko hiệu quả bằng tưới bạn ngày.

4. LƯU Ý THÊM: – Mùa thu ở miền Bắc độ ẩm không khí giảm, cảm giác luôn thấy hanh khô và có thể khô hơn mùa hè. Chính vì vậy ta cần thật lưu ý thường xuyên tưới nước trong ngày hanh khô tránh việc thân lá teo tóp do mất nước. Và tránh để hanh khô nắng nóng làm thui đầu rễ làm chậm lại quá trình phát triển của lan.

Nguồn nước yêu cầu mát, sạch, Ph phù hợp

1. Nguồn nước: – Thường thì sử dụng trực tiếp nước máy. Có thể dùng nước mưa hứng lại vào bể chờ khoáng lắng đọng khoảng 4-5 ngày rồi tưới lan. Làm như vậy thì các chất ko tốt sẽ lắng đọng lại hoặc bốc hơi và độ Ph ổn định.(Thường thì tránh mưa đầu mùa và mưa cuối mùa. Nếu gặp mưa đầu, cuối mùa thì nên xịt, phun lại bằng nước trắng.) – Nước sông và nước ao, nước này có độ phì lớn, nhất là nước ao màu hơi vàng lục. Nước giếng có nhiều chất khoáng nhưng không cần cho thực vật, dễ làm kềm hóa hoa. (Nước sông tùy theo mùa, độ muối trong nước cần phải dưới 500 ppm, trên thì không được tưới)

2. Nhiệt độ nguồn nước: – Cần mát, tương đồng với nhiệt độ giá thể thì cây dễ tiếp nhận. Hè tưới nước mát hơn chút, đông tưới ấm hơn 1 chút.

3. Độ pH: – Ph của nước cần ở mức từ 5,5 đến 6,8 (có thể dùng nước máy với PH = 7) và độ muối trong nước cần phải dưới 500 ppm, không có kim loại nặng gây độc cho lan, nguồn nước sạch không ô nhiễm hóa chất

tạp chí hoa lan VN

Cách Chống Nóng Cho Lan Vào Mùa Hè

Làm thế nào để chống nóng cho lan vào mùa hè, đặc biệt là những ngày hè oi bức như hiện nay ? Đa số những cây lan đều có sở thích ưa mát, chính vì thế tồn tại trong nhiệt độ 35-38 độ C như hiện nay là điều không hề dễ dàng gì các bạn ạ!

Và dưới đây là 7 điều bạn cần làm để chống nóng cho hoa lan vào mùa hè!

1. Tưới nước hợp lý để giảm nhiệt độ giò lan

Để đảm bảo giò lan không bị khô nóng, nắng gắt, bạn phải có một chế độ nước tưới cực hợp lý. Tuyệt đối không tưới vào buổi sáng bởi nắng lên sẽ đốt nóng giò lan của bạn nhanh chóng và rất có khả năng biến thành lan “luộc”. Thay vì thế, bạn nên tưới vào buổi tối, lúc giò lan đã đạt nhiệt độ thấp nhất trong ngày.

Tuy nhiên, không nên mang vòi phun ra tưới luôn mà các bạn hãy làm mát giàn lan một cách từ từ cho hạ thấp nhiệt độ đã rồi mới tiến hành tưới cây. Nên tận dụng nước làm ướt nền bằng cách đổ nước thật đẫm và phun sương xung quanh giàn khi đã tắt nắng, thường là khoảng 7h. Đến khi nền giàn lan của bạn không còn cảm giác hơi nước nóng bốc lên nữa là ổn. Sau 1 đến 2 tiếng thì giàn lan đã bắt đầu hạ nhiệt, lúc này ta bắt đầu tưới đẫm cho cây có thể hạ nhiệt.

Các bạn lưu ý nước tưới cây không được nóng cũng như không nên tận dụng nước lạnh ( nước đá mát) để hạ nhiệt cho giò lan. Nước lạnh làm cây lan bị sốc nhiệt dễ gây hỏng bộ rễ và lá, làm tổn thương trực tiếp cây lan. Bạn cứ sử dụng nước tưới bình thường, nên kiểm tra nhiệt độ vừa phải trước khi tưới cây.

Lưu ý khi tưới ở dạng phun sương, làm mát giò lan một cách từ từ hạn chế sốc nhiệt đến khi giò lan được nước làm mát hoàn toàn. Lúc này ta bắt đầu tưới đẫm cho cây là được.

2. Chống nóng cho phong lan bằng cách tăng lưới che nắng

Đây có lẽ là biện pháp dễ nhất mà bất cứ ai cũng có thể nghĩ ra. Thay vì sử dụng 1 lớp lưới che nắng cho phong lan, bạn có thể căng thêm một lớp lưới nữa để chống nắng cho phong lan. Tăng cường lưới giúp cản trở lượng ánh nắng mặt trời, từ đó hạ thấp nhiệt độ cây lan hấp thụ vào.

Bạn có thể sử dụng lưới xanh hay lưới đen tùy thích, tuy nhiên đừng thấy nắng quá mà sử dụng vải căng nhé. Sử dụng vải gây bí bách, không thoáng gió, đồng thời còn giữ nhiệt lại nên càng làm tình hình tệ hại đi, tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

3. Hạ thấp giò lan xuống mặt đất tránh nóng cho lan hiệu quả

Tăng khoảng cách từ giò lan đến lưới che nắng từ 1m lên 1m5 hay 2m (nếu giàn lan của bạn cao ráo). Khoảng cách lớn sẽ giúp phân tán nhiệt độ ánh nắng mặt trời, giúp cây lan tránh hấp thụ nguồn nhiệt độ một cách trực tiếp. Hạ thấp giàn lan xuống gần mặt đất hơn giúp hạn chế sự thoát hơi nước giúp cây không bị khô trong thời tiết như hiện nay.

4. Xếp các giò lan, chậu lan khít nhau hơn

Đây là biện pháp chống nóng cho phong lan cực kì hiệu quả. Các giò lan được treo sát nhau vừa giúp giữ nhiệt độ mát mẻ, vừa hạn chế lượng ánh nắng chiếu vào giò lan hơn. Từ đó mà độ ẩm của giò lan vẫn được giữ lại mà không cần tưới nhiều.

5. Giữ vườn thoáng gió để chống nóng cho lan

Mặc dù nóng oi bức, nóng chảy mỡ nhưng yếu tố gió vẫn cực kì quan trọng đối với giàn lan. Gió mùa hè thường mang theo nguồn nhiệt độ lớn và làm giàn lan nhanh bị khô. Tuy nhiên gió không thể thiếu giúp giò lan thông thoáng và hạn chế mầm bệnh. Thay vì thế, bạn có thể xử lý như sau:

Trồng những cây có tán lá thưa, sức sống tốt, có thể trồng vào chậu để có thể di chuyển dễ dàng; đặt chúng trước hướng gió thổi, sau đó phun thật nhiều nước cho gió được bổ sung độ ẩm, đồng thời cản bớt nhiệt độ làm gió mát hơn, đỡ hại lan hơn.

Không nên đặt những chậu cây này sát giàn lan quá sẽ làm giàn lan bí bách, thay vì thế đặt chúng ở nơi đón đầu được hướng gió là ổn.

Xếp những chậu cây có thể chịu nóng, có nhiều lá trực tiếp xuống nền đất, nền giàn lan để đất nền không bị giữ nhiệt giúp giảm bớt nhiệt độ của giàn. Những loại cây có thể trồng để làm mát giàn lan bên dưới thường là cây lá bỏng, cây trường sinh, cây lẻ bạn,..

6. Tuyệt đối không phân thuốc thời gian nắng nóng này

Nhiều bạn lo lắng giàn lan không chịu được nóng nên tăng cường phân bón cho cây với mục đích tăng sức đề kháng giúp cây tránh nóng hiệu quả. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm. Mùa nắng nóng, nhiệt độ cao đỉnh điểm là lúc cây lan chỉ uống nước cầm hơi mà thôi. Cũng giống như con người, mùa nắng không thể ăn được nhiều mà chỉ đa số là uống nước thôi. Lan cũng vậy, bón phân mùa này cây cực kì khó hấp thu và có hấp thu được cũng làm cây lan nóng gốc, dễ mắc bệnh mà chết.

Nếu bạn muốn cây lan sống tốt, tốt nhất hãy chờ qua mùa nắng gắt này rồi hãy bón phân nhé!

7. Không tưới nước khi nhiệt độ cây còn rất cao

Đây là điều quan trọng đặc biệt mà có lẽ nhiều người mới chơi không biết. Mặc dù cây lan của bạn có đang nóng đến mấy, cháy lá, héo lá đến mấy cũng phải treo vào chỗ mát hoặc làm môi trường xung quanh nó mát đã rồi đợi cây hạ nhiệt mới được tưới. Bạn cho nguyên giò lan đang nóng bỏng vào nước mát sẽ làm tổn thương cơ giới của cây, tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển nhanh chóng.

Chúc các bạn có những giò lan như ý!

Cách Tưới Nước Cho Hoa Lan Trong Mùa Nắng Nóng

Đối với mùa nắng nóng, đặc biệt là ở miền Bắc hiện tại bây giờ, chúng ta sẽ tưới nước như thế nào? Hôm nay sẽ chia sẻ đến tất tần tật đến các bạn cách tưới nước cho lan trong mùa nắng nóng nhé.

Trời nắng nếu có mưa thì tốt, chúng ta được tưới thay, nhưng nếu không có mưa, thì các bạn tưới buổi sáng lúc mát, tầm 6h30 -7h là được và tưới thật thật đẫm nhé các bạn. Các bạn tưới bao nhiêu thì cả ngày hôm đó lan ăn được bấy nhiêu. Các bạn tưới đi tưới lại, tưới đến khi no rễ, rễ căng tròn lên. Các bạn yên tâm cả ngày hôm đó vườn lan thật mát mẽ và hấp thu được nhiều nước. Lý do trưa trời nắng nóng sẽ làm lan khô, nhưng vì lượng nước tưới nhiều buổi sáng, nên cây sẽ được hấp thu được nước. Kèm theo là khi tưới nhiều nước, đất phía dưới sạp lan cũng được ướt, tạo ẩm độ làm giảm nhiệt độ ở vườn, giúp cây mát mẽ.

 Sau buổi sáng, nếu chiều cây lan khô quá sẽ như thế nào?

Vào buổi trưa nếu có điều kiện các bạn tưới thật nhiều, nhiều hơn buổi sáng nữa, tưới ướt cả lá, thân, rễ.

Nhưng phải lưu ý trước khi tưới lên lan các bạn phải tưới cho vườn ẩm ướt khoảng 5 phút, khi cảm thấy vườn lan mát, thì lúc đó mới bắt đầu tưới vào chậu. Giúp mát vườn, vừa xả nước nóng ra luôn, để khi tưới vào chậu không bị luộc lan Các bạn tưới trong khoảng 11h -2h chiều đều được, rãnh giờ nào tưới giờ đó. Đảm bảo nguyên buổi chiều cây sẽ hút hết nước.

3. Nếu buổi trưa không rãnh, thì buổi chiều từ 4h -5h các bạn tưới, nhưng không được tưới nhiều. Vì nguyên đêm cây sẽ ngậm nước, sẽ làm thối cây, cây sẽ không ăn uống được gì nữa.

Chỉ tưới qua lại cho ướt cây và ướt chậu chứ không được tưới ngập nước. Nhưng đặc biệt lưu ý phải tưới ngoài môi trường, tưới dưới đất, giúp cây mát mẽ.

4. Nếu các bạn quá bận, đi làm 7h -8h tối mới về, thì các bạn chỉ nên tưới ở đất, vườn, không nên tưới vào cây, hoặc chỉ tưới qua 1 lượt, không nên tưới đi tưới lại. Lý do cây buổi tối sẽ nghỉ sinh trưởng, cây không hấp thu được. Cây lan hấp thu nước khi có nắng lên.

Tóm lại tưới nước cho lan cực kỳ quan trọng. Sáng các bạn tưới nhiều, tới 11h -12h trưa là cây bắt đầu khô, do khí hậu hiện nay nắng nóng nên nước khô cực nhanh, thì cây lan sẽ rất khô. Buổi trưa cây lan sẽ khép lỗ khí khổng lại, để cho cây không thoát hơi nước ra, nếu thoát nhiều cây khô chết. Khi nhiệt độ trên 32 độ cây sẽ khép khí khổng, cây nghỉ không sinh trưởng, không tăng trưởng cũng như không hấp thu được nước hay chất dinh dưỡng. Đến 4h -5h chiều các bạn mới tưới thì coi như 1 ngày cây chỉ phát triển ⅓ ngày còn ⅔ ngày là cây nghỉ.

Nếu các bạn tưới vào buổi trưa, thì vườn lan được hạ nhiệt độ, cây lan phát triển dựa vào nhiệt độ trong chậu nhiều nhất, môi trường chỉ đứng thứ hai. Khi cây mát thì lỗ khí khổng sẽ mở. Vậy khi các bạn cung ứng đủ nhiệt độ, độ ẩm, cây đủ nước thì cả ngày hôm đó cây lan phát triển vượt bật, chứ không phải 2-3h buổi sáng.

Những nơi mát thì các bạn vẫn tưới như quy tắc cũ. Sáng tưới đẫm, trưa tưới được, chiều tưới sương sương. Còn nếu mưa thì không tưới. Nếu có làm bạc che thì ngày nào cũng tưới từ 1 đến 2 lần, do cây không bị mưa ướt. Các bạn lưu ý tưới buổi trưa, vì đó là bí quyết giúp cây tăng trưởng và phát triển vượt bậc nhé.

Chúc các bạn có một vườn lan luôn xanh tốt và nhiều hoa.

Bạn đang xem bài viết Tưới Nước Đúng Cách Cho Lan Vào Mùa Hè trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!