Xem Nhiều 5/2023 #️ Truy Tìm Các Cách Bón Phân Cho Rau Sạch Đơn Giản Tại Nhà – Farmerbox # Top 10 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Truy Tìm Các Cách Bón Phân Cho Rau Sạch Đơn Giản Tại Nhà – Farmerbox # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Truy Tìm Các Cách Bón Phân Cho Rau Sạch Đơn Giản Tại Nhà – Farmerbox mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Các cách bón phân cho rau sạch

Tùy vào từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón phân và từng loại cây trồng khác nhau thì sẽ có cách bón phân tương ứng. Thông thường, có 3 cách bón phân cho rau sạch chủ yếu. Đó là bón bề mặt, bón cho đất trồng và phun lá. 

Bón bề mặt đất trồng rau

Đây được xem là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với loại phân đạm. Cách thao tác cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tay để rắc đều phân bón trên bề mặt đất trồng rau. Riêng đối với phân bón hữu cơ thì nên bón phía dưới lòng đất sau đó lấp đất lên hoặc có thể trộn đều với đất bề mặt.

Bón cho đất

Bón phân cho đất là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân bón cho rau hòa tan như phốt pho và kali. Bằng cách đưa phân vào các lỗ nhỏ hoặc đào rãnh xung quanh cây trồng. Kế tiếp, dùng nước tưới đẫm để phân ngấm nhanh vào trong đất giúp cây rau hấp thu nhanh phát triển tốt.

Phun lá

Sử dụng phương pháp phun lá hiệu quả nhất là khi muốn cung cấp chất sắt, kẽm hoặc các nguồn chất đạm cho cây. Nhược điểm của phương pháp này là rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây rau hấp thu được, nhất là phốt pho và kali.

Ngoài ra, bạn không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng. Nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng. Nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.

Những lưu ý quan trọng khi bón phân cho rau sạch

Nên:

Bón phân đạm định kỳ theo đặc điểm của từng loại rau mà bạn trồng. Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Lượng tưới theo hướng dẫn. 

Ngưng bón phân đạm trước lúc thu hoạch 15-20 ngày để lượng nitrat trong rau không quá cao.

Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này để tăng năng suất rau. Tuy nhiên, chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỹ sẽ rất có hại.

Không nên:

Dùng phân hữu cơ bón hoặc tưới cho rau, phân cần ủ thật hoai, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn. 

Sử dụng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho giàn rau sạch tại nhà vì như vậy rau rất dễ bị nhiễm bệnh.

Dùng phân chế biến từ rác thải thành phố để bón rau, vì trong rác thải này có chứa rất nhiều kim loại nặng.

Truy Tìm Các Cách Bón Phân Cho Rau Sạch Đơn Giản Tại Nhà

Các cách bón phân cho rau sạch

Tùy vào từng loại phân, bề mặt đất, thiết bị bón phân và từng loại cây trồng khác nhau thì sẽ có cách bón phân tương ứng. Thông thường, có 3 cách bón phân cho rau sạch chủ yếu. Đó là bón bề mặt, bón cho đất trồng và phun lá.

Đây được xem là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với loại phân đạm. Cách thao tác cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần dùng tay để rắc đều phân bón trên bề mặt đất trồng rau. Riêng đối với phân bón hữu cơ thì nên bón phía dưới lòng đất sau đó lấp đất lên hoặc có thể trộn đều với đất bề mặt.

Ngoài ra, bạn không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng. Nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng. Nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.

Nên:

Bón phân đạm định kỳ theo đặc điểm của từng loại rau mà bạn trồng. Phân đạm càng pha loãng càng tốt, tưới vào gốc, tránh tưới trên lá. Lượng tưới theo hướng dẫn.

Ngưng bón phân đạm trước lúc thu hoạch 15-20 ngày để lượng nitrat trong rau không quá cao.

Cây rau có thể hút các chất điều hòa sinh trưởng và chất dinh dưỡng qua lá, nên dùng biện pháp này để tăng năng suất rau. Tuy nhiên, chất điều hòa sinh trưởng là các hóa chất có thể gây độc cho người và gia súc. Các chất này lúc thu hoạch có khi vẫn bám trên mặt lá, không rửa kỹ sẽ rất có hại.

Không nên:

Dùng phân hữu cơ bón hoặc tưới cho rau, phân cần ủ thật hoai, xử lý diệt vi khuẩn theo hướng dẫn.

Sử dụng nước thải sinh hoạt chưa xử lý để tưới cho giàn rau sạch tại nhà vì như vậy rau rất dễ bị nhiễm bệnh.

Dùng phân chế biến từ rác thải thành phố để bón rau, vì trong rác thải này có chứa rất nhiều kim loại nặng.

Cách Trồng Rau Cải Xanh Đơn Giản Tại Nhà Cho Rau Sạch Quanh Năm

Cây cải xanh là một trong những loại rau được nhiều người lựa chọn để trồng tại nhà vì cách trồng rau cải xanh tương đối dễ dàng, cây cải xanh không quá kén đất và không đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng lại có thể trồng được quanh năm.

Cách trồng rau cải xanh đơn giản tại nhà

Thời vụ: Có thể trồng loại cây rau cải xanh quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất để cây phát triển tốt nhất là vào vụ đông xuân, giao hạt vào khoảng thời gian từ tháng 8 – 10.

Đất trồng: Loại đất phù hợp để trồng rau cải xanh là các loại đất có độ tơi xốp như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc có thể mua loại đất chuyên dụng để trồng rau sạch tại nhà.

Cần chuẩn bị các loại chậu, khay trồng rau cải xanh với kích cỡ tùy thuộc vào nhu cầu của người trồng, có thể tận dụng chậu nhựa, xô, thùng xốp đảm bảo yếu tố thoát nước tốt….

Gieo hạt: Chọn mua loại hạt giống đảm bảo chất lượng tốt tại các của hàng uy tín.

Hạt trước khi gieo cần được ngâm trong nước với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh (khoảng 40 độ C) trong thời gian từ 2-5h. Sau đó vớt ra rửa sạch và để ráo nước rồi đem gieo vào bầu đất hoặc trực tiếp lên đất trồng đã chuẩn bị sẵn, khoảng cách gieo hạt không quá dày đảm bảo sự sinh trưởng tốt nhất của cây rau cải xanh. Tưới nước giữ độ ẩm cho đất, sau vài ngày hạt sẽ nẩy mầm

Chăm sóc cho rau cải xanh sau khi gieo trồng

Tưới nước: Sau khi gieo trồng phải thường xuyên tưới nước cho cây rau cải xanh, tưới 1-2 lần/ngày, nên tưới trực tiếp vào gốc, đến khi cây bén rễ hồi xanh tưới cây ít hơn chỉ tưới khi cảm thấy đất thiếu ẩm. Lưu ý: không tưới nhiều nước quá sẽ dễ dẫn đến nấm bệnh hại cây trồng.

Bón phân cho rau cải xanh

Sau khi gieo trồng 12 – 15 ngày, khi cây đã hồi xanh thì tiến hành bón thúc lần 1:

Nên cung cấp thêm lượng phân chuồng hoai mục để cây có đủ chất dinh dưỡng phát triển tốt nhất, ngoài ra có thể bổ sung thêm lượng phân vô cơ theo tỉ lệ 2 thìa cà phê super lân, 0,5 thì cà phê đạm và 0,5 thìa cà phê kali trộn thành hỗn hợp với nhau rồi pha với bình khoảng 20 lít nước. Tưới cho 1 thùng xốp khoảng 300 – 500 ml/lần/ngày.

Khi cây bắt đầu xoè lá thì tiến hành bón thúc lần thứ hai. Trước khi bón thúc nên vun xới lại mặt thùng kết hợp với vun cao gốc cho cây rau cải để chống đổ cây và nhặt sạch cỏ dại.

Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của rau cải xanh cần bón thúc 5 – 7 lần tuỳ tốc độ sinh trưởng của cây, màu sắc của thân, lá cây mà cần tăng thêm hay giảm lượng phân bón cho phù hợp đảm bảo cây phát triển tốt nhất.

Thu hoạch: Sau 30 ngày gieo trồng rau cải xanh sẽ cho thu hoạch được rau non. Rau ăn cây lớn phải mất 40 ngày mới thu hoạch, khi thu hoạch cắt sát gốc cây.Sau khi thu hoạch xong, cần nhặt hết gốc rễ, phơi đất 1 ngày, Bổ sung thêm đất và chất dinh dưỡng rồi mới rồi tiếp tục trồng đợt sau.Lưu ý: trước khi thu hoạch 2 – 4 ngày phải ngưng tưới dinh dưỡng, chỉ tưới nước sạch.

Cách Bón Phân Hữu Cơ Cho Vườn Rau Sạch Tại Nhà

Việc tạo dựng một an toàn tại nhà thời điểm này là thật sự cần thiết. Nếu bạn có nhiều thời gian ở nhà hãy đầu tư, chăm chút thật tốt cho vườn rau nhà mình. Sử dụng phân hữu cơ một cách hợp lý sẽ góp phần mang lại cho gia đình những thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng và an toàn.

Cách bón phân hữu cơ cho vườn rau sạch tại nhà

Phân hữu cơ là loại phân bón chứa các hợp chất đa trung vi lượng dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Chúng có nguồn gốc từ tàn dư thực vật; chất thải gia súc; than bùn, các chất hữu cơ thải ra từ sinh hoạt,…Bổ sung chất hữu cơ; mùn; vi sinh góp phần cải tạo đất; tăng sinh khối đất cũng như phục hồi lượng hữu cơ đã mất.

Phân hữu cơ thường cho tác dụng chậm hơn các loại phân vô cơ, tuy nhiên, đây là loài phân bón an toàn, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững hơn.

Bón phân hữu cơ vẫn nên tuân theo nguyên tắc bón phân hợp lý, bón đúng liều lượng, đúng đất, đúng lúc và đúng cây để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Bón lót:

Phân hữu cơ thông thường được dùng trong giai đoạn bón lót cho cây. Loại phân này dùng trộn chung với giá thể đất thịt, tro trấu, xơ dừa theo tỉ lệ thích hợp.

Phân hữu cơ thường được dùng để bón lót cho các loại rau ăn lá, cây gia vị như húng quế, húng chanh, tía tô,…rau cải, xà lách,…giúp hương vị rau tự nhiên, đậm đà và ngon hơn. Với cây rau trồng trong nhà, việc sử dụng phân hữu cơ còn đảm bảo an toàn cho sức khỏe và môi trường xung quanh.

Bón phân hữu cơ trên mặt khay chậu sau mỗi đợt thu hoạch để ổn định và tăng dinh dưỡng cho đất trồng.

Bón thúc:

Sử dụng phân hữu cơ bón thúc cho cây rau như phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, đây là những loại phân hữu cơ dễ tan, cây dễ hấp thụ.

Bón thúc thời kỳ cây rau phát triển thân, cành, lá; thời kỳ phân hóa mầm hoa tăng tỷ lệ đậu quả; thời kỳ sau khi hình thành trái.

Có thể bón phân bằng nhiều cách thức như: rải đều trên mặt đất sau đó tưới nước; hòa tan vào nước rồi tưới vừa đủ ẩm; rải theo hàng, theo hốc hoặc phun qua lá.

Để biết thêm thông tin quý khách vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: 74/2/1D đường 36,P. Linh Đông, Q. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

ĐT: (028) 3720 3389 – CSKH: 090 180 5859

Email: saigonhoa@gmail.com/ saigonhoa@saigonhoa.com

Website: https://saigonhoa.com/

Youtube: https://www.youtube.com/user/saigonhoavn

Bạn đang xem bài viết Truy Tìm Các Cách Bón Phân Cho Rau Sạch Đơn Giản Tại Nhà – Farmerbox trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!