Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Thật Đơn Giản Với 43 Bí Quyết Này mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Từ từ mua lan, không nên mua một lúc nhiều cây quá, hãy trồng thử một năm xem mình yêu thích lan tới mức độ nào.
2. Rệp nhện (Spider mite) rất sợ mùi dầu khuynh diệp (Eucalyptus). Hãy bẻ vài cành khuynh diệp treo vào cây lan hoặc dùng dầu thấm vào bông gòn và để vào chậu lan. Rệp nhện sẽ biến mất.
3. Cây lan có đốm, chấm hay sọc đen, nâu chưa chắc là đã bị vi rút, nhiểm trùng hay nấm nếu cây non vẫn xanh tốt.
4. Nếu bạn trồng hoa lan ngoài trời thì đừng tưới cây lan khi mặt trời đang chiếu thẳng vào cây. Nước có thể đọng lại, trở nên nóng và làm hại tế bào của cây.
5. Bạn có thể ngắm đã con mắt hoa của những cây đơn thân nếu trồng chúng chung với nhau trong một chậu lớn thay vì trồng riêng mỗi cây vào một chậu nhỏ. 6. Vào mùa nóng, khô, ta có thể nhúng cả chậu vào nước sạch hoặc (nếu cần) nhúng toàn thân cây lan vào nước khoảng 15 phút. Làm như vậy mỗi tháng ta có thể ngăn ngừa sâu bọ làm ổ và rửa sạch những chất khoáng tồn đọng trong chậu.
7. Sau khi tưới cây lan xong, nghiêng chậu cho nước dư thừa đổ ra ngoài hết.
8. Nếu những cây Dendrobium của bạn có vẻ chết thì đừng có liệng chúng đi. Hãy trút cây ra khỏi chậu và để nơi mát với ánh sáng vừa phải. Đôi khi (và chỉ hy vọng), cây con “”kei ki”” sẽ mọc ra ở chỗ thân khô.
9. Đa số cây hoa lan thích ánh nắng ấm áp buổi sáng cho đến chín giờ. Lưu ý điểm này khi bạn định chọn một nơi trồng lan.
10. Nếu bạn đang định trồng cây lan Hồ-Điệp trên một nhánh cây thì cây nhánh cây bưởi là tốt nhất.
11. Ráng trồng Vanda trong rổ treo bằng thép mà không có đất trồng. Dây thép không mục nên khỏi phải thay chậu.
12. Hoa lan thích phun nước như sương.
13. Dùng hoa lan làm quà tặng thật không công bằng với cây và người nhận (chủ mới), nếu họ không biết chăm sóc cây.
14. Giữ cho rễ khoẻ mạnh bằng cách tưới nước vừa phải, bón phân đúng cách thì lá và hoa sẽ đương nhiên tốt tươi. 15. Nên hứng nước mưa để tưới cho lan trong khi nước máy làm đọng muối vào cây.
16. Bạn đừng bao giờ tưới quá nhiều nước cho cây mà chỉ nên tưới nhiều lần cho cây mà thôi.
17. Khi vo gạo, bạn hãy giữ nước gạo lại và phun nhẹ cho lan. Làm như vậy coi như bạn đang tưới cho cây sinh tố B1, hữu hiệu chẳng khác nào Superthrive. Nhưng đừng dùng khi nước vo gạo đã chua.
18. Dùng một thìa cà-phê Epsom Salt cho mỗi gallon nước coi như phụ với Magnesium, tưới mỗi ba tháng để làm tan rã chất muối tồn đọng trong chất trồng lan.
19. Rắc bột chống nấm vào chồi hoa Vanda và Ascocendas. Mục đích là ngăn ngừa mầm hoa bị chột. Cũng có thể dùng cho lan Hồ-điệp.
20. Hãy dùng giấm cất hơi (distilled) để chùi chất muối bám vào thành chậu đất.
21. Dùng lá khuynh-diệp nhỏ bỏ vào mỗi chậu cây lan Hồ-Điệp sẽ ngăn được rệp nhện (spider-mites).
22. Nên thay chậu ít nhất mỗi 2 năm một lần và chỉ tưới sau một tuần lễ.
23. Sau khi thay chậu, giữ cho cây lan khô ráo 1 tuần làm cho rễ bị gãy, giập chóng lành và tránh nhiễm độc.
24. Rễ lan được coi như buồng phổi. Chúng cũng cần không khí để thở. Giữ cho chúng đừng bị ngộp trong đất trồng. Nghĩa là trồng lan thì đừng bao giờ lấp gốc lan đi.
25. Chia lan với hai hay nhiều củ mầm cộng với bộ rễ hoàn hảo sẽ làm cho cây sống dễ dàng hơn.
26. Cymbidiums thích ẩm nhưng lại ghét nước, và thích khô ráo nhưng lại ghét vừa khô vừa nóng.
27. Vào mùa lan tăng trưởng mà nóng nực, chỉ nên bón phân vào buổi sáng sớm. 28. Đừng bón phân khi nhiệt-độ cao hơn 85°F (29.5°C)
29. Giảm thiểu phân trong thời gian cây nghỉ dưỡng. Tưới tháng một lần phân là đủ.
30. Quan trọng nhất vẫn là thoáng khí vì sẽ gỉảm thiểu bệnh tật gây ra vì tưới quá nhiều, hay vì quá nóng hay quá ẩm. Nên kiếm một cái quạt nhỏ cho những cây để trong nhà.
31.Dùng một phần sữa một phần nước để chùi hay làm bóng lá lan. Thật kỳ diệu vì vừa không độc hại mà lại có sẵn.
32. Cái rây bột có thể dùng làm cái rổ trồng lan mà lại rẻ tiền.
33. Nên tưới vào buổi sáng, chứ đừng tưới vào lúc buổi chiều nóng bạn đi làm về.
34. Để cho cây lên đều nên xoay chậu thường xuyên. Để giữ rễ mọc trong chậu, ta nên xoay sao cho rễ hướng về nguồn sáng. 35. Nên giữ lại những nút chai rượu vang (rượu chát) và dùng để trồng lan, nó làm cho thoáng khí chung quanh rễ.
36. Khi chia cây hay cắt cây con “keiki”, ta rắc bột quế vào chỗ cắt để tránh lây bệnh.
37. Phân chia cây là một vấn đề. Cần lưu ý là cây càng lớn thì cho ta càng nhiều giò hoa.
38. Hoa lan cần 50% độ ẩm hay hơn. Đặt cây lan trên một cái khay có đá cuội và nước. Đừng để nước chạm chậu cây.
39. Giữ cho hoa lan khỏi bị gió lùa. Đừng để cho hơi lạnh hay hơi nóng thổi vào cây.
40. Luôn luôn phải thử môi trường xung quanh khi quyết định đặt cây lan ở cây lan chỗ nào. Nếu buổi sáng chỗ ấy có mặt trời chiếu vào thì ta phải ở ngay chỗ đó để thử sức nắng và quyết định xem loại Hoa lan nào thích hợp với ánh nắng đó, ví dụ với lan Dendrobium Úc hay với lan Laelias.
42. Dùng xà-phòng nước hiệu Peppermint oil& castille (có bán tại cửa hàng thực phẩm) làm chất chống sâu bọ thật an toàn và hữu hiệu. Pha 1 thìa cà-phê vào 1 quart (¼ gallon hay 1 lít) nước trong bình xịt tay và xịt vào chỗ bị sâu bọ cắn cho đến khi tận diệt. Hữu hiệu nhất đối với sâu bọ thân mềm.
42. Nếu giữ được rễ lan tốt lành, thì sau đó cây sẽ khoẻ mạnh.
43. Khi tưới nước, đặt chậu lan trên đĩa hứng hoặc đem lại bồn rửa chén và tưới cho đến khi nước hoàn toàn chảy qua lỗ chậu.
(Sưu tầm và tổng hợp)
Thật Đơn Giản Với Cách Trồng Hoa Cúc Ngũ Sắc
Hoa cúc ngũ sắc hay còn có những cái tên khác như cúc lá nhám,hoa duyên cúc, hoa cánh giấy, cúc bạch nhật, là loại hoa dễ trồng dễ chăm sóc và luôn thu hút được người xem bởi vẻ đẹp rực rỡ với những màu sắc đa dạng của nó. Tên khoa học của cúc ngũ sắc là zinnia elegans, là loài hoa dễ trồng nhất và hoa của nó rất lâu phai, cây lại ít sâu bệnh nên hoa cúc ngũ sắc chính là một lựa chọn không thể bỏ qua khi mà bạn muốn trồng hoa để thưởng thức vào mùa hè này.
Cúc ngũ sắc được trồng quanh năm nhưng để cho hoa đẹp nhất thì nên trồng vào đầu mùa xuân để đến mùa hè cây sẽ cho hoa rực rỡ, mùa hoa sẽ kéo dài sang tận cuối thu. Cây cúc ngũ sắc cũng khá cao, có cây cao tới 1m, hoa của nó rất đa dạng về màu sắc, đúng như cái tên là ngũ sắc với các màu vàng, đỏ, trắng, cam, tím.., lá cây không có cuống, mọc đối nhau sát vào thân cây hình bầu dục có lông tơ bám trên bề mặt, hoa có đường kính từ 5-10cm và nhiều cánh xếp chồng lên nhau, ở giữa có nhị màu vàng, vàng cam
hoa thiên lí
hoa mùa hè đẹp -Chuẩn bị +) Hạt giống hoa bạn có thể mua ở cửa hàng bán cây giống. +) Bao bì xi măng, hoặc bao xác rắn, hay chậu, thùng xốp hay mảnh đất trống ở nhà tùy vào vị trí mà bạn muốn trồng. phải đảm bảo dưới đáy thùng, chậu có lỗ thoát nước. +) chuẩn bị đất mùn tơi xốp hoặc đất thịt nhẹ không bị vón, nhiều chất dinh dưỡng. Trộn phân hữu cơ(phân chuồng, mùn cưa, rơm rạ mục…), vôi bột với đất trồng để bón lót cho cây, nên phơi ải hỗn hợp đất đã trộn khoảng 10-15 ngày trước khi trồng để tiêu diệt nấm bệnh trong đất.
-Cách trồng +) Cho hạt giống vào nước ấm(2 sôi, 3 lạnh) ngâm khoảng 2-3 giờ sau đó vớt ra cho vào khăn xô hoặc giấy ăn gói lại, tưới ẩm với nước để khoảng 3-5 ngày là hạt nứt nanh rồi nảy mầm , lúc này có thể đem đi trồng. +) Đổ đầy đất vào chậu/thùng/bồn đất trống sau đó ươm hạt vào, tùy vào diện tích nơi ươm mà ta ươm hạt, ươm làm sao để khi cây mọc lên khoảng cách giữa 2 cây là 30-35cm, vùi hạt dưới lớp đất mỏng từ 1-1,5cm sau đó tưới nhẹ nước giữ ẩm. Sau 3-5 ngày cây sẽ nảy mầm, nếu chỗ trồng cây mà nắng thì cần có mái che cho cây non ít nhất là 4-5 ngày đầu sau đó tháo ra để cay lấy ánh sáng. Nếu ai muốn đánh cây sang vị trí khác trồng thì có thể đánh bầu rồi đem cây đi trồng. Lưu ý khi đánh cay đi trồng thì lấp đất chỉ đến chỗ lá mầm của cây không nên lấp đất cao quá ảnh hưởng đến ngọn của cây. -Chăm sóc cây +) tưới nước cho cây vào mùa khô, tháo nước chống úng vào mùa mưa +)Thỉnh thoảng bón phân cho cây có thể là phân hữu cơ hoặc phân lân +) Cúc ngũ sắc rất ít sâu bệnh, nhưng vẫn phải theo dõi xem nếu xuất hiện phải có biện pháp phòng tránh ngay.
Bí Quyết Chăm Sóc Lay Ơn Nở Dịp Tết Cực Đơn Giản
Hoa lay ơn hay còn gọi là hoa huệ. Là loại hoa đầy sắc màu rực rỡ, lâu tàn và được ưa chuộng dùng trang trí không gian nhà mỗi dịp lễ, Tết. Hơn hết, hoa có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy với tác dụng trừ tà, xua đuổi điềm xấu và mang đến may mắn. Đây được xem là loại hoa mang lại vượng tài cho gia chủ
1/ Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoa lay ơn
Nhiệt độ
Lay ơn ưa khí hậu mát mẻ, không chịu được nắng nóng. Nhiệt độ thích hợp nhất để cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và chất lượng hoa tốt từ 15-27 độ C
Ánh sáng
Cây lay ơn là cây ưa sáng nhưng không yêu cầu cường độ ánh sáng cao. Cường độ chiếu sáng dưới 35 lux thì cường độ quang hợp và thoát hơi nước giảm. Ngoài ra, cây dễ mọc vống lên, cành lá yếu ớt và hoa nhạt màu
Độ ẩm
Lay ơn là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng hay hạn hán (hạn đất và hạn không khí) và độ ẩm đất thích hợp 65-75%
– Khi bị ngập úng bộ rễ cây bị chết nhanh chóng, củ bị thối, toàn thân bị vàng và chết
– Ngược lại, nếu bị hạn hán cây sinh trưởng chậm, tỷ lệ ngẽn đòng cao dẫn đến năng suất giảm
2/ Bí quyết chăm sóc cây lay ơn nở hoa đúng Tết
Tưới nước cho cây lay ơn
Độ ẩm đầy đủ là điều kiện cần thiết cho sự sinh trưởng của hoa lay ơn. Để hoa nở đúng thời điểm mong muốn cần tăng nhiệt độ cho cây bằng cách tưới phun nước ấm. Nếu cây sinh trưởng mạnh, chậm phân hóa mầm hoa và vươn hoa thì phải hãm khô, ngưng cung cấp nước đột ngột
Tuy nhiên, hạn chế duy trì độ ẩm quá cao và thường xuyên giúp cây tránh một số bệnh nguy hiểm có trong đất như: bệnh lỡ cổ rễ, héo vàng, thối đen, thối củ…
Bổ sung dinh dưỡng chứa hàm lượng lân cao cho hoa lay ơn
Bổ sung dinh dưỡng cho cây
Để thúc đẩy sự phân hóa nụ hoa, cần bón thêm phân bón chứa hàm lượng lân cao và tưới thêm acid boric. Giúp chồi hoa phân hóa nhanh hơn và tưới nước bình thường cho cây. Những cây sinh trưởng kém có thể tăng số lần bón thúc để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng cho cây, đặc biệt là hàm lượng đạm
Hiện nay, trên thị trường phân bón cho hoa lay ơn rất đa dạng. Trong số đó, phân bón hữu cơ chứa đầy đủ dinh dưỡng rất được ưa chuộng. Đặc biệt là phân trùn quế Sfarm, bởi
– Đầy đủ 13 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây, hàm lượng lân và kali dồi dào
– Hàm lượng acid humic, acid fulvic, IAA thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển
– Cải tạo đất hiệu quả, giúp cây hấp thụ dinh dưỡng một cách triệt để
– Giúp bền màu, chuẩn form và lâu tàn
Sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng
Được sử dụng rộng rãi, đạt hiệu quả cao nhất hiện nay là sử dụng chất GA3 (Gibberelin) và Atonik đậm đặc
– Sử dụng GA3 với nồng độ 1ppm tương đương 1g/1000L nước trước khi trồng. Sau đó, phun định kỳ 30 ngày/lần thúc đẩy thời gian nở và bền hoa
– Sử dụng thêm Atonik với liều lượng 15-20g/500-1000L nước
Nếu cây phát triển nhanh cần kiềm hãm bằng cách sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng như CCC, ABA…
Giảm nhiệt độ
Nhiệt độ không chỉ ảnh hưởng đến sự phân hóa và phát dục của hoa mà còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của nụ. Nụ đã được phân hóa gặp nhiệt độ thấp thì quá trình sinh trưởng sẽ bị chậm nên hoa cũng nở muộn
chúng tôi
Sen Đá Và Ý Nghĩa Phong Thủy Cùng Bí Quyết Chăm Sóc Đơn Giản, Hiệu Quả
là một trong những loại cây cảnh được nhiều người yêu thích. Loài cây này được đánh giá là dễ trồng, dễ chăm sóc, lại có vẻ đẹp độc đáo. Hơn nữa, theo những nhận định trong phong thủy, sen đá là loại cây cảnh có ý nghĩa đặc biệt và tốt lành cho người nuôi trồng, chăm sóc chúng.
Một số đặc điểm của cây sen đá
Sen đá còn có tên gọi là cây hoa đá, cây Liên Đài. Trong tiếng Anh loại cây này được gọi là succulent. Đây là loài cây thuộc dòng thực vật mọng nước (Succulent plant), thuộc chi Hoa đá (Echeveria), họ Lá bỏng (Crassulaceae).
Chúng gần như không có thân, lá dày, mọng nước, nhọn ở đỉnh và xếp thành từng tầng lớp giống như những cánh hoa sen. Một số giống cây khác thì có lá mỏng và cứng. Ngoài ra có một số loại có hình dạng đặc biệt hơn thì được gọi với những cái tên như Sen Tai Thỏ, Sen Cỏ Ngọc, Sen Cá Sấu, Sen Đô La, Sen Thạch Bích, …
Loài cây này ưa nắng, thường sinh sống tại những vùng đất khô cằn, không có nhiều chất dinh dưỡng, thậm chí còn thích hợp với vùng nóng quanh năm như sa mạc. Chúng cũng rất dễ trồng, nhất là khi lá rụng ra khỏi thân cây có thể nảy chồi thành một cây mới.
Vì dễ trồng, lại có thân nhỏ nhắn và có hình dạng đáng yêu nên sen đá hay được trồng để làm cảnh. Nhiều người cũng thích loài cây này vì không yêu cầu nhiều công sức chăm sóc và nhất là chúng có nhiều tác dụng cũng như ý nghĩa với con người.
Những ý nghĩa và biểu tượng của cây sen đá
Sen đá là một loài cây nhỏ nhắn, nhưng có sức sống hết sức mãnh liệt và có thể chịu đựng được thời tiết khô hạn. Do đó, sen đá thường là loài cây biểu tượng cho sự kiên cường và vươn lên, thoát khỏi nghịch cảnh. Ngoài ra, cây còn có hình dạng như đài sen mà Phật Quan Âm hay ngồi nên thường được nhiều người yêu thích vì cảm nhận thấy sự bình an, sự che chở và nguồn năng lượng mạnh mẽ.
Đồng thời, theo một số quan điểm phong thủy, loài cây này là biểu trưng cho điềm lành và tài lộc. Nhất là khi nở hoa cũng là lúc phúc lộc, may mắn sắp sửa đến với gia đình.
Sen đá không chỉ có ý nghĩa về mặt phong thủy mà loài cây này còn có ý nghĩa đặc biệt đối với giới trẻ. Những bạn trẻ thường dùng để tượng trưng cho tình bạn bền vững và tình yêu chân thành, dài lâu. Hơn nữa mỗi loại khác nhau thì thường có một ngôn ngữ biểu thị riêng đặc biệt:
Cây Liên Đài Tím tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào và chung thủy.
Liên Đài Đô La thu hút tài lộc và mang đến tiền bạc cho gia đình, người chủ.
Sen Móng Rồng hay Sao Biển Trân Châu biểu thị cho quyền lực và sức mạnh.
Cây Tai Thỏ thì đáng yêu, muốn biểu lộ sự trong sáng và ngây thơ.
Hoa Đá Cá Heo là ngụ ý gửi đến lời chúc cho sự tự do và vui vẻ.
Cây Sen Đá hợp mệnh gì?
Theo quan điểm trong phong thủy, cây sen đá có nhiều màu sắc khác nhau nên có thể phù hợp với cả 5 bản mệnh. Ví dụ như:
Cây Sen Đá Kim Cương màu trắng, Sen Sỏi trắng, Sen Đá Móng Rồng, Đô La, Dạ Quang trắng vàng hợp với người mệnh Kim.
Người mệnh Mộc nên trồng sen đá Xanh, Dạ Quang xanh, Hoa hồng xanh, Bánh bao xanh, Thược Dược xanh, Tai Thỏ, Cá Heo.
Cây Móng Rồng, Sao Biển Trân Châu, Kim cương trắng, Hoa hồng đen, Dạ Quang trắng, … hợp với người mệnh Thủy.
Sen Phật Bà, Sen Viền Lửa, Sen Hoa Hồng Xoắn, Sen đá tím, hồng phấn, bắp cải tím, … hợp với người mệnh Hỏa.
Với người mệnh Thổ, các bạn nên trồng sen đá tím, nâu, Dạ quang vàng hoặc đỏ, Phật Bà bụi, bắp cải tím, hồng phấn.
Cách chăm sóc cây sen đá hiệu quả
Sen đá là loài cây dễ trồng, bạn có thể nuôi lớn một cây được đâm chồi và mọc rễ từ một chiếc lá nhỏ. Hơn nữa cách chăm sóc cũng không quá khó khăn, bạn chỉ cần lưu ý những điểm quan trọng như sau:
Bạn nên trồng ở hỗn hợp đất thoát nước tốt, có tro trấu trộn với phân bò theo tỉ lệ 1:1.
Mỗi năm bạn nên thay đất 1 – 2 lần cho cây.
Bạn không cần cung cấp quá nhiều nước cho loài cây này. Vào mùa đông, bạn tưới 1 tuần 1 lần. Còn mùa hè thì 1 tuần 2 lần.
Nếu bạn để chúng trong phòng máy lạnh có độ ẩm thấp, cách 2 – 3 ngày thì tưới 1 lần. Và cách 2 ngày thì mang ra phơi nắng 1 lần, trong khoảng 6 – 8 giờ.
Tưới nước ngấm đủ khoảng 3/4 chậu hoa, không để nước đọng trên ngọn cây, tránh gây úng lá.
Những cách sử dụng cây sen đá độc đáo và ý nghĩa
Sen đá có thể được dùng để làm cảnh, nhưng cũng có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác. Bạn có thể tạo ra nhiều điều thú vị và mới mẻ với loài cây đặc biệt này:
Làm quà tặng
Mỗi giống sen đá khác nhau có hình dạng, màu sắc khác biệt sẽ thể hiện những ý nghĩa và ngôn ngữ riêng. Vì thế, chúng có thể được dùng làm quà để giúp bạn biểu lộ những điều mình muốn nói.
Tăng lượng không khí sạch
Sen đá là một loại cây có thể sản xuất oxy không ngừng, kể cả vào ban đêm hay ban ngày. Do đó, khi bạn đặt cây này trong phòng có thể giúp lọc sạch không khí và tăng lượng khí oxy trong lành.
Hỗ trợ lọc không khí
Loài cây mọng nước này có thể loại bỏ đến 87% các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, hút khí độc và làm sạch những tạp chất như benzen hoặc formaldehyde, …. Vì thế sen đá có thể loại bỏ độc tố, làm sạch không khí.
Hút các tia bức xạ
Theo các nhà nghiên cứu, sen đá hoặc xương rồng hay cây lưỡi hổ có tác dụng hút các tia bức xạ từ thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Do đó, bạn nên trồng chúng và làm cây để bàn làm việc khi phải tiếp xúc nhiều với máy tính.
Là cây phong thủy hút tài lộc
Với những ý nghĩa phong thủy, mang đến sự phát tài, phát lộc, sen đá là loài cây nên trồng để hút điềm lành và may mắn về cho gia chủ. Hơn nữa nhiều người tin rằng trồng cây này có thể ổn định tinh thần, hỗ trợ sự thành công và cải thiện sự nghiệp.
Làm hoa trang trí cô dâu
Những bó hoa cưới ngày nay không còn chỉ dùng hoa hồng nữa, mà đã trở nên đa dạng và mới mẻ hơn. Và sen đá có thể tạo nên một bó hoa cô dâu cực kỳ độc đáo, sáng tạo.
Loài cây này có vẻ đẹp khác biệt, lại tượng trưng cho những ý nghĩa tốt lành trong tình yêu và thể hiện sự may mắn, cho nên rất phù hợp để dùng làm hoa cô dâu. Nhiều người cũng tin tưởng rằng có thể mong đợi một cuộc sống hôn nhân viên mãn nhờ dùng loài cây may mắn này.
Làm cây cảnh trên bàn làm việc cho dân công sở
Với vẻ đẹp độc đáo, khác lạ của mình, sen đá là sự lựa chọn của nhiều người làm việc tại văn phòng, công sở. Chúng đóng vai trò lọc sạch không khí, tạo nguồn cảm hứng sáng tạo, giúp thư giãn đầu óc. Chính vì thế nhiều người hay trồng chúng trong các chậu nhỏ và đặt trên bàn làm việc của mình.
Sen đá đẹp mộc mạc và giản dị, lại dễ chăm sóc, cũng như có thể mang đến nhiều điều tốt lành cho người trồng. Hơn nữa, đây là loài cây có giá thành rất phải chăng. Vì thế, đừng chần chừ mà hãy rinh ngay vài cây về để giúp cuộc sống của bạn thêm sắc màu và dễ chịu.
Bạn đang xem bài viết Trồng Và Chăm Sóc Hoa Lan Thật Đơn Giản Với 43 Bí Quyết Này trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!