Xem Nhiều 5/2023 #️ Trồng Rau Nhút Lãi 300 Triệu Đồng/Năm # Top 14 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 5/2023 # Trồng Rau Nhút Lãi 300 Triệu Đồng/Năm # Top 14 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Rau Nhút Lãi 300 Triệu Đồng/Năm mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Khi nhiều nông dân còn lúng túng chọn canh tác trên diện tích mặt nước thì bà Nhuẫn lại lựa chọn trồng rau nhút. Nhờ loại rau này, mỗi tháng bà bán được hơn 20 triệu đồng. Với 3 sào ao, rau nhút, rau muống, gia đình bà thu lãi 300 triệu đồng/năm.

Bà Lê Thị Nhuẫn (55 tuổi) ở khu phố Tân Trà 2, phường Tân Bình, thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) chỉ xuống ao rau nhút nói như khoe: “Nhờ ao rau này, mấy năm nay tôi đã thu về mỗi tháng trên 20 triệu đồng”.

Bà Nhuẫn cho biết mình đã trồng loại rau này được 3 năm nay. Bà cũng không ngờ, rau nhút lại cho bà lợi nhuận cao như vậy.

Bà Nhuẫn quê ở Thái Bình, đến Đồng Xoài lập nghiệp cách đây hơn 30 năm. Gia đình có chưa đầy 1ha đất canh tác. Bà thường đi làm thuê, tới khi lớn tuổi mới về nhà trồng rau, chăn nuôi heo. Sau khi đào 5 sào ao mặt, bà Nhuẫn đầu tư nuôi các loại cá nổi như mè, trôi. Mấy năm liền, nuôi cá không có lợi nhuận gì, bà Nhuẫn chuyển sang nuôi cá chìm như trê, chép. Nhưng trên thực tế, cá trê, cá chép cũng không cho thu nhập cao.

Bà Nhuẫn tiếp tục nuôi ốc bươu đen, nhưng ốc bị chuột ăn hết dẫn đên không có lời lãi gì. Nghĩ vậy bà Nhuẫn tìm mua rau nhút để thả. “Đây là giống rau nhút thơm, các nhà hàng ở Đồng Xoài rất thích đặt mua để nấu lẩu cho các đám tiệc. Vào những ngày cuối tuần, tôi hái không kịp bán cho các nhà hàng. Vì vậy, rau nhút nhà tôi ít bán lẻ ngoài thị trường”, bà Nhuẫn vui vẻ nói.

Theo kinh nghiệm của bà Nhuẫn, rau nhút rất dễ trồng. Chọn những cọng rau giống khỏe mạnh, không sâu bệnh buộc vào một cọc nhỏ rồi cắm cọc đó xuống bùn. Nhờ chiếc cọc, rau nổi lên mặt nước, không bị mưa gió làm trôi lan khắp nơi.

Vì vậy, rau nhút sẽ được chăm sóc tốt hơn. Từ khi trồng đến lúc được thu hoạch, thời gian chỉ mất khoảng 30 ngày. Quan trọng là mình có nguồn nước thuận lợi. Để rau nhút mau lớn, không được để độ phèn quá nhiều trong nước, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rau.

Ao nhà bà Nhuẫn nằm ven bờ suối. Bà làm cống thông ao với bờ suối, nhờ vậy nước ao của nhà bà được thau phèn sạch sẽ. Theo bà, rau nhút dễ trồng nhưng nếu mua phải phân bón giả thì chết rụi chỉ trong 3 ngày. Chính vì vậy, nông dân cần phải tìm phân bón thật mới không phải thiệt hại.

Trước đây, ở khu phố Tân Trà 2 cũng có vài hộ trồng rau nhút. Nhưng hiện tại chỉ duy nhất bà Nhuẫn có loại rau này bán ra thị trường. Bà Nhuẫn tự hào: “Riêng mùa mưa này, cả thị xã Đồng Xoài chỉ mình tôi có rau nhút bán. Chính vì vậy hàng của mình không sợ ế. Lại là loại nhút thơm nên các chủ nhà hàng rất thích. Mỗi mớ rau nhút có giá 10 ngàn đồng, không cần phải trả giá, bán buôn như vậy mình thấy cũng khỏe”.

Bà Nhuẫn thường thức dậy từ 4h sáng để hái rau nhút. Mỗi ngày ao rau của gia đình bà cho thu hoạch được 60 – 80 bó.

Rau nhút là loại thân mềm, mọc lan trên mặt nước. Sau thu hoạch, rau mới lại từ thân mọc ra nên không phải trồng lại. Chu kỳ của rau nhút rất dài, nếu biết chăm sóc thì cả năm không cần trồng lại. Bà Nhuẫn cho biết, với 3 sào ao như vậy, nếu rau nhút lan hết trên mặt nước thì thu nhập của bà sẽ còn cao hơn nhiều.

Ngoài rau nhút, bà Nhuẫn còn trồng rau muống tía trên ao. Mỗi bè muống của bà cho thu hái cả trăm bó mỗi ngày. Nếu bán lẻ ra thị trường, rau muống cho bà Nhuẫn thu 300 ngàn đồng/ngày. Như vậy, nhờ rau muống, rau nhút trồng nổi trên mặt nước ao, gia đình bà Nhuẫn thu lãi 300 triệu đồng/năm. Dưới lòng ao, bà còn thả cá, tôm, ốc để cải thiện sinh hoạt hàng ngày.

Lâm Đồng: Trồng Địa Lan Cho Thu Lãi 600 Triệu Mỗi Năm

Chỉ với 4.200m2 đất, ông Lê Thanh Hùng đã xây dựng được vườn địa lan trị giá hơn 4 tỷ đồng. Từ việc cắt cành địa lan bán, mỗi năm ông Lê Thanh Hùng thu lãi 600 triệu đồng. Là chi hội trưởng nông dân, ông Lê Thanh Hùng đang hướng dẫn, giúp đỡ nhiều nông dân trong thôn phát triển loại hoa lan độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao này.

Từ “thua đau” khi mới vào nghề

Nhớ lại những ngày đầu mới tập tành trồng địa lan, ông Lê Thanh Hùng không khỏi bồi hồi. Ngày đó cách đây 10 năm, ông có người bạn ở Sài Gòn lên Đà Lạt thuê đất trồng hoa lan và có thu nhập ổn định. Rồi một ngày ông Hùng nghĩ: “Mình có quỹ đất, có thể học kỹ thuật trồng lan, quê mình lại có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với địa lan, tại sao mình không trồng lan”.

Vì người bạn của mình giới thiệu giống địa lan của Úc nên ông Lê Thanh Hùng rất tin tưởng sử dụng. Nào ngờ loại địa lan này trồng ở Đà Lạt không cho hoa bởi không hợp khí hậu. “Vì trồng mà không có hoa nên tôi mất trắng 10.000 chậụ, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng. Ai cũng sót ruột và tiếc của thay cho tôi, có người còn kêu tôi dại, trong vùng người ta trồng chè thu đều đều, mình lại đi trồng giống lan không ra hoa..”, ông Hùng nhớ lại.

Đến thành công nhờ chuyển đổi giống lan

Cũng vì yêu hoa lan mà ông Lê Thanh Hùng không bao giờ có ý định bỏ cuộc. Mặc dù thất bại, khó khăn, ông vẫn luôn tìm cách vực lại vườn lan của mình. Sau thiệt hại lớn, ông Hùng tiếp tục vay mượn đầu tư, rút kinh nghiệm để duy trì vườn địa lan. “Mới đầu bà vợ nhà tôi phản đối ghê lắm, thậm chí bà ấy giận tôi cả tháng, đóng cửa không xuất tiền cho tôi đầu tư. Bà ấy giận, bà ấy lại lo tôi bỏ công mấy năm trời trồng lan không ra hoa. Tôi lại âm thầm đi mượn anh em và người quen để đầu tư trồng địa lan tiếp…”, ông Hùng kể

Lần này, ông Lê Thanh Hùng trồng loại địa lan nguồn gốc Nhật Bản, chủ yếu là các giống Hoàng Hậu, Vàng Mít, Xanh Ngọc, Xanh Cốm. Chủ nhân vườn lan cho biết: “Đây là những loại có thể ưa tất cả các môi trường ánh sáng, ánh sáng nhiều thì nhiều hoa và ngược lại, đặc biệt là ra hoa tốt trong nhà kính”.

Theo ông Lê Thanh Hùng, kỹ thuật trồng địa lan rất đơn giản, tùy thời tiết để tưới nước, nếu nắng thì 3 ngày tưới một lần, trời âm u thì 7 ngày tưới một lần. Còn bón phân thì chủ yếu là phân tổng hợp NPK, môt tháng bón một lần. Loại địa lan này trồng bằng giá thể cây Cù Lần (nhiều nơi gọi là cây dớn), là nguyên liệu dễ kiếm, giá rẻ nên chi phí thấp.

Việc thay đổi giống là yếu tố quyết định thành công của ông Hùng, hiện nay vườn của ông có khoảng 7.000 chậu hoa địa lan trưởng thành, 8.000 chậu hoa địa lan nhỏ bán giống, ước tính giá trị khoảng 4 tỷ đồng.

Ông Lê Thanh Hùng phấn khởi cho hay, tết năm nay, ông có 7.000 chậu địa lan cho ra hoa bán tết, ước tính ông Hùng thu lãi khoảng 600 triệu đồng trong vụ địa lan tết năm nay. Vườn địa lan của ông Lê Thanh Hùng cho hoa từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau. Ngày thường ông Hùng cắt bán 100.000 đồng/cành, nếu bán tết có giá 500 ngàn đồng/đơn vị (mỗi đơn vị là 1 cành hoa có cả gốc và củ).

Thị trường tiêu thụ hoa địa lan chủ yếu của gia đình ông Hùng là Sài Gòn, Hà Nội, Đà Lạt. Tại Festival hoa Đà Lạt năm 2015, ông Lê Thanh Hùng được vinh danh là người làm hoa lan giỏi của thành phố. Hiện nay gia đình ông dẫn đầu xã Xuân Trường về diện tích trồng địa lan cũng như số lượng hoa xuất ra hàng năm. Một điều thú vị, nhiều hộ trồng chè ở Cầu Đất, xã Xuân Trường-nơi ca sỹ Sơn Tùng quay MV “Bình yên những phút giây” giờ đây cũng học theo ông Hùng mà chuyển sang trồng hoa, trong đó có địa lan.

Là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Xuân Sơn, ông Hùng cũng đang tư vấn, giúp đỡ một số hộ dân trong thôn bắt đầu trồng địa lan. Sắp tới ông Lê Thanh Hùng còn mở rộng gấp đôi diện tích trồng lan của gia đình, tức khoảng 9.500m2.

Trồng Rau Mầm Trước Sân, Thu Lãi 20 Triệu Đồng Mỗi Tháng

Tận dụng diện tích 30m2 trước sân và trong nhà để trồng rau, mỗi ngày anh Phùng Văn Phương (sinh 1973, trú số nhà 268 đường Phù Đổng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) đưa ra thị trường khoảng 20-25 kg rau mầm, thu lãi 600.000-700.000 đồng/ngày.

Anh Phương cho biết, trước đây anh làm nghề lái xe. Trong một lần bị tai nạn giao thông, anh bị gãy tay nên không thể tiếp tục công việc của một tài xế. Để tìm việc làm, anh Phương lên mạng tìm hiểu xem có nghề nào phù hợp với mình không. Qua nhiều ngày nghiên cứu, tìm hiểu, anh thấy nghề trồng rau mầm phù hợp với bản thân nên quyết định làm.

Rau mầm được trồng bằng xơ dừa và phân vi sinh

Khi bắt tay vào làm, anh cũng đã đọc nhiều tài liệu để nắm rõ cách trồng rau nhưng do chưa có kinh nghiệm nên liên tục thất bại. Anh tìm về các hộ nông dân trồng rau tại địa phương để học hỏi kinh nghiệm. Họ cũng chỉ cho anh cách nọ cách kia nhưng rau của họ không phải rau mầm nên khi anh đưa vào áp dụng cho rau của mình thì không phù hợp. Không nản chí, anh Phương vẫn quyết tâm làm cho bằng được.

“Phải mất nửa năm thất bại tôi mới làm rau mầm thành công. Khi làm ra được rau rồi thì lo đi tìm nơi tiêu thụ. Qua năm thứ 3, công việc làm ăn mới suôn sẻ”, anh Phương cho hay.

Rau mầm được anh trồng trong các khay, không phân hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật cũng chẳng chất kích thích, trồng hoàn toàn bằng xơ dừa trộn với phân vi sinh và dùng nước sạch để tưới.

Anh Phương đang giới thiệu về quy trình trồng rau

Theo anh Phương, để trồng rau mầm thành công, cần nhận biết được 4 yếu tố: nhiệt độ phù hợp, ánh sáng, môi trường sạch và nước tưới phải sạch.

“Nhiệt độ thích nghi phải luôn khống chế trong điều kiện từ 25 – 30 độ C. Nếu trên 30 độ C hoặc dưới 25 độ C, nó sẽ không phát triển chậm. Đối với ánh sáng, quy trình làm rau mầm là 4 ngày rưỡi. Ngày thứ nhất, gieo hạt xong phải đậy lại, che tối hoàn toàn, đưa xuống nhà dưới. Ngày thứ 2, chuyển đến nơi có ánh sáng vừa phải. Ngày thứ 3 là ánh sáng hơi nhiều và ngày thứ 4 là ánh sáng hoàn toàn, cũng là thu hoạch luôn”, anh Phương chia sẻ.

Đến ngày thu hoạch, rau mầm được đóng hộp, chở đi bỏ cho khách hàng

Rau mầm được anh Phương trồng trong các khay. Anh tận dụng khoảng sân trước nhà, phòng khách và cả trong bếp để đặt các khay rau. Mỗi ngày anh Phương bỏ 4 kg hạt rau, cho ra 20-25 kg rau mầm, thu được 1 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, anh thu lãi 600-700 ngàn đồng/ngày.

Thị trường tiêu thụ rau mầm của anh chủ yếu là ở các chợ, nhà hàng, quán nhậu, hộ gia đình,… Cứ ở đâu gọi điện là anh sẵn sàng đưa hàng tới.

Chia sẻ kinh nghiệm để thành công, anh Phương cho biết, người làm cần phải cần cù và kiên trì chứ không bỏ cuộc giữa chừng. Anh Phương cũng cho hay, anh luôn sẵn sàng chia sẻ bí quyết, kinh nghiệm nếu ai có muốn học nghề trồng rau mầm.

(Theo Dân trí)

Trồng Thảo Quả Thu 650 Triệu Đồng/Năm

Thảo quả là một cây thuộc họ gừng, trông na ná như cây gừng nhưng lớn hơn nhiều. Thảo quả có thể cao tới 2-3m, đường kính thân có thể tới 4cm. Quả của nó mọc ra ở gốc thành từng chùm màu đỏ mận chín.

Thảo quả được đưa vào trồng ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 18. Nó thích hợp với vùng núi cao từ 1.000-2.000m so với mặt biển ở phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang.

Là loài cây ưa bóng và ưa ẩm nên thảo quả phát triển tốt dưới tán những cánh rừng lá rộng như rừng dẻ, rừng sồi, rừng pơ-mu hay các loại rừng hỗn giao khác. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 15-20oC và lượng mưa 2.000mm/năm là thích hợp. Nó chịu nóng kém nhưng chịu lạnh giỏi. Thảo quả yêu cầu đất giàu dinh dưỡng thì mới lên tốt.

Cây thảo quả (Nguồn: Internet)

Người ta chủ yếu thu hạt của thảo quả. Mỗi quả có trên 20 hạt. Hạt có mùi thơm đặc trưng nhờ nó chứa tới 1,5% tinh dầu có vị nóng, cay dễ chịu.

Thảo quả được coi là một loại cây dược liệu chữa được nhiều bệnh như đau bụng, đầy hơi, đau tức ngực, sốt rét,… Đây cũng là một loại gia vị quý trong ẩm thực. Ngoài ra, nó còn được dùng để làm bánh kẹo.

Huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) là địa phương có diện tích trồng thảo quả lớn. Đã không ít người dân vùng núi cao làm giàu từ loại cây này.

Thu 650 triệu đồng/năm nhờ cái duyên với cây thảo quả

Điển hình trong phong trào làm giàu từ cây thảo quả là gia đình anh Lê Văn Thảo (thôn Chiến Thắng, xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì).

Cái duyên đến với cây thảo quả của anh Thảo từ những lần đi khảo sát thảo quả mọc hoang trong rừng. Thấy được những lợi thế của địa phương, anh Thảo đã bàn với gia đình huy động vốn và vay mượn thêm để thuê đất rừng với diện tích khoảng 15 ha trong vòng 50 năm ở thôn Chiến Thắng.

Đây cũng là khu vực khá thuận lợi bởi có nguồn nước, có đường liên xã chạy qua và đặc biệt là có tán rừng để trồng thảo quả. Ngay sau khi được huyện cấp đất, anh Thảo đã chuẩn bị ngay các công đoạn để trồng thảo quả.

Do lần đầu tiên trồng giống cây này nên anh đã lên tận phòng Nông nghiệp huyện Hoàng Su Phì để mua sách hướng dẫn kỹ thuật. Được trang bị kiến thức từ sách vở và kinh nghiệm học hỏi từ người dân trong xã, anh Thảo đã sang xã Lao Chải (huyện Vị Xuyên – Hà Giang) để mua giống thảo quả về ươm trong vườn rừng của gia đình mình.

Từ năm 2010 anh Thảo đã trồng được 20 nghìn gốc thảo quả. Đến tháng 6/2017, gia đình anh Thảo đã có khoảng 40 ha cây thảo quả được trồng dưới tán rừng.

Anh Thảo đang kiểm tra độ chín của thảo quả (Nguồn: mard.gov.vn)

Trong năm 2017, anh Thảo dự kiến, sản lượng thảo quả của gia đình vào khoảng 25 tấn và với giá thảo quả như hiện nay thì doanh thu của gia đình vào khoảng 650 triệu đồng sau khi trừ các khoản chi phí.

Anh Thảo chia sẻ: Tiềm năng phát triển cây thảo quả ở xã Hồ Thầu còn rất lớn, do đó bà con có thể mở rộng diện tích bởi anh cũng mong muốn xã Hồ Thầu sẽ trở thành vùng trồng thảo quả tập trung. Anh vận động người dân trong xã cùng tham gia trồng thảo quả và anh Thảo cũng là người tham gia hướng dẫn kỹ thuật và cung cấp nguồn giống cho nhiều hộ gia đình trong xã Hồ Thầu để cùng đầu tư trồng thảo quả.

Trong thời gian tới, anh Thảo sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng thảo quả vì hiện nay loại sản phẩm này tiêu thụ nhanh chóng với giá cao cả trong nước và thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó anh sẽ khoanh vùng một số diện tích rừng trồng thảo quả để phát triển chăn nuôi lợn rừng và gà đen nhằm nâng cao thu nhập cho gia đình.

“Chia giàu” cho bà con

Năm 2016, số tiền gia đình Ma Văn Anh (31 tuổi, dân tộc Tày, ở xã Thèn Chu Phìn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) thu về từ trồng thảo quả cũng hơn 200 triệu đồng.

Với số tiền tích góp 4 năm đi xuất khẩu lao động tại Malaysia, Ma Văn Anh đem mua cây giống trồng thảo quả. Vừa làm, vừa gây giống, diện tích trồng thảo quả nay đã lên tới 10 ha.

Dù đường lên xã biên giới, đi lại khó khăn nhưng thương lái dưới xuôi “lùng” đến tận nơi mua thảo quả. Mỗi ký thảo quả tươi từ 75.000 – 80.000 đồng/kg, còn để khô bán cũng được giá 600.000 đồng/kg.

Chàng trai người Tày phấn khởi cho biết: “Thấy mình phát triển mô hình trồng thảo quả mang lại hiệu quả kinh tế, bà con bắt đầu làm theo. Mình hướng dẫn bà con áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăm sóc cây, dần dần phong trào trồng thảo quả lan ra cả xã, nhiều người ở lại bám đất bám biên không bỏ đi di cư nữa”.

Ma Văn Anh chia sẻ: “Nhiều người dân vùng cao trước đây bị phụ thuộc vào hỗ trợ của nhà nước và lòng hảo tâm của các tổ chức từ thiện nên có phần trì trệ, lười lao động. Tôi chỉ muốn bà con thấy rằng, nếu chịu khó làm ăn, ai cũng có thể thoát nghèo, có của ăn, của để và làm giàu mà không cần phải bỏ xứ ra đi. Trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng sản xuất quy mô lớn hơn.

Tôi mong muốn được học hỏi thêm nhiều kỹ thuật mới, góp sức đưa nhiều giống cây đặc sản quý và cây dược liệu trở thành thương hiệu của Hoàng Su Phì, đem lại cuộc sống bền vững cho bà con nơi đây”.

Gia đình anh Lò Văn Sinh, thôn Sơn Thành Thượng ( xã Nậm Khòa) là một trong những hộ có diện tích thảo quả lớn nhất của xã với gần 40 ha. Anh Sinh cho biết: Hiện nay, gia đình anh có gần 20 ha thảo quả đang cho thu hoạch, còn hơn 20 ha đang trong thời kỳ chăm sóc, sang năm là có thể cho thu hoạch.Vụ này, anh ước tính sẽ thu từ 4 – 5 tấn Thảo quả tươi.

Lãnh đạo huyện Hoàng Su Phì kiểm tra diện tích Thảo quả của gia đình anh Lò Văn Sinh (giữa), thôn Sơn Thành Thượng, xã Nậm Khòa. (Nguồn: Báo Hà Giang)

Được biết, giá thu mua thảo quả trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì năm nay tăng cao so với mọi năm. Đây không chỉ là niềm vui, mà còn đem lại nguồn thu nhập cao cho người trồng thảo quả.

Hiện, toàn huyện Hoàng Su Phì có trên 2.100 ha cây thảo quả; trong đó,  có trên 1.270 ha đang cho thu hoạch, tập trung chủ yếu ở các xã: Hồ Thầu, Nậm Ty, Nậm Khòa, Túng Sán, Tả Sử Choóng… Những năm qua, cây thảo quả đã mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân, với giá bán ra thị trường luôn ổn định; mỗi vụ, thảo quả mang về thu nhập tương đối lớn cho nhiều gia đình.

Thùy Dung tổng hợp

Bạn đang xem bài viết Trồng Rau Nhút Lãi 300 Triệu Đồng/Năm trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!