Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Cây Nha Đam Trong Chậu Làm Cành Vừa Làm Mỹ Phẩm mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trồng nha đam vừa làm cảnh vừa làm mỹ phẩm
Việc trồng cây Nha đam trong chậu không quá khó chỉ cần tuân thủ một số kỹ thuật sau:
1. Một số đặc tính nổi bật của cây nha đam
– Cây nha đam có gốc, thân khá ngắn, có màu nâu xám, thân mềm… Lá nha đam không có cuống, mọc sát từ thân, lá khá to và dày, phiến lá nhẵn có màu xanh đẹp mắt. Lá có hình lưỡi giáo phần gốc mọc dày lại và mở dần lên trên. Mép lá nha đam dày và có răng cưa nhỏ thô.
– Nếu trồng lâu cây nha đam ra hoa; Hoa mọc thành từng cụm có dạng chùm, cành hoa dài khoảng 1 m. Khi còn nhỏ mọc đứng đằng sau và rủ xuống. Mỗi bông hoa dài từ 3 – 4 cm có màu vàng hoặc màu đỏ.
Công dụng của cây nha đam
– Cây nha đam có lá và hoa đan xen nhau, lá màu xanh, hoa màu vàng …rất thích hợp trồng trong chậu làm cảnh để nơi có nhiều ánh sáng nhưng không trực tiếp. Cây giúp làm cho bầu không gian tiểu cảnh thêm sinh động.
– Cây nha đam lâu nay được xem là thần dược trong quá trình làm đẹp. Là nguyên liệu chính trong các mỹ phẩm làm đẹp khác nhau như kem lô hội, sữa rửa mặt nha đam…
2. Nên trồng cây nha đam vào tháng mấy trong năm?
– Mùa trồng cây nha đam? Cây nha đam là cây dễ trồng, có thể trồng quanh năm. Nhưng tốt nhất nên trồng vào mùa xuân (từ tháng 2 đến tháng 4 dương lịch) và mùa thu (từ tháng 8 đến tháng 10 dương lịch), cây nhanh hồi phục và phát triển mạnh.
Cây nhan đam trồng làm cây tiểu cảnh
3. Cách lựa chọn chậu trồng cây nha đam
– Tùy vào nhu cầu, mục đích, sở thích mà có thể chọn các loại chậu có kích cỡ, chất lượng chậu khác nhau. Tuy nhiên để cây nha đam sinh trưởng phát triển tốt nên chọn các dạng chậu, vật dụng như thùng xốp, chậu nhựa… có kích thước lớn, bề sâu trên 25 cm thì cây có không gian phát triển tốt.
Trồng nhà đam làm cây tiểu cảnh
4. Chuẩn bị giá thể trồng cây nha đam trong chậu
– Cây nha đam là cây có khả năng chịu hạn nhưng không chịu úng nên giá thể cần đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước.
– Giá thể trồng có thể chọn các loại giá thể có bán trên thị trường đều phù hợp trồng cây nha đam như giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rat, …
– Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử ký nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 gram/lít nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 gram/lít nước) phun đều vào giá thể đã trộn ( 40 – 50 l/m 3 giá thể).
Giá thể trồng cây nha đam
5. Kỹ thuật chọn giống và trồng cây nha đam trong chậu
– Đối với trồng cây nha đam tại nhà thường trồng từ cây nguyên rễ. Nha đam vẫn có thể phát triển chỉ từ một chiếc lá.
– Kỹ thuật trồng: Đối với trồng bằng cây con chỉ cần đặt cây giữa chậu vun đất và ấn nhẹ. Đối với trồng bằng lá: Đặt ngang mặt đất và vun đất che khoảng nửa thân lá là được. Sau khi trồng xong tiến hành tưới nhẹ giữ ẩm cho cây. Đặt cây vào nơi thoáng mát, đảm bảo không bị mưa.
Kỹ thuật trồng nha đam trong chậu
6. Kỹ thuật chăm sóc cây nha đam trong chậu
– Tưới nước: Cây nha đam là cây chịu khô hạn nhưng để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất cần đảm bảo độ ẩm vừa phải. Ở mùa khô hạn nên thường xuyên tưới nước cho cây để giữ ẩm trong đất. Cứ 3 – 5 ngày tưới 1 lần để cây sinh trưởng phát triển tốt nhất. Lưu ý không tưới quá nhiều nước, dư nước sẽ dẫn đến cây úng rễ gây chết cây.
– Bón phân cho cây nha đam: Tiến hành bón phân theo định kỳ cứ 15 ngày tưới nước phân pha loãng/lần. Nên sử dụng các loại phân vô cơ chuyên dùng cho hoa cây cảnh và bón theo khuyến cáo của nhà sản xuất là tốt nhất. Có thể phun phân bón lá bổ sung dinh dưỡng cho cây theo định kỳ 7 – 10 ngày/lần. Hàng năm cần đảo chậu bón phân hữu cơ cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
– Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây nha đam: Thông thường cây nha đam ít chết vì sâu bệnh. Phần lớn cây chết do thối nhũn vì dư nhiều nước tưới hoặc gặp trời mưa ngập úng lâu. Vì vậy cần lưu ý cắt bỏ lá hỏng để hạn chế nguồn bệnh lây lan gây hại cho cây.
7. Kỹ thuật thu hái và bảo quản nha đam
– Thu hoạch nha đam
+ Sau trồng 1 năm có thể tiến hành thu hoạch. Hoặc trong quá trình trồng có thể thu hoạch rải rác ít sao cho thu hoạch không quá 1/3 số lá có trên cây, để tránh làm cây chết.
+ Thời gian sinh trưởng của cây kéo dài, sau một thời gian trồng cây có thể hình thành nhiều cây con. Có thể tách cây con để trồng sang chậu mới. Nếu muốn để cây mẹ sinh trưởng phát triển lá lớn, to thì cần thường xuyên tách tỉa cây con.
Kỹ thuật thu hoạch nha đam
– Bảo quản nha đam giữ được chất lượng tốt nhất
+ Khi thu hoạch nha đam nên chọn thời điểm trời dịu mát như sáng sớm hoặc chiều tối.
+ Sau thu hoạch nha đam cần lưu ý đến cách sơ chế nha đam. Cần sơ chế ngay sau khi cắt nha đam để lâu lá sẽ bị nhũn, mềm ảnh hưởng đến chất lượng.
+ Có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nhưng nha đam chỉ có thể sử dụng trong 3 ngày. Để lâu vừa ảnh hưởng chất lượng của nha đam.
Trồng cây nha đam làm cây tiểu cảnh
Nguồn: Admin tổng hợp – NO
Cách Trồng Ớt Ngọt Vừa Làm Cảnh Vừa Làm Thực Phẩm
Ớt chuông (ớt ngọt) là loại thực phẩm giàu vitamin A, vitamin C và các dưỡng chất thiết yếu khác. Ngoài ra, nó còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, giảm cholesterol trong máu, phòng chống ung thư, làm đẹp tóc, da, sáng mắt…
Cây ớt chuông con.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và hạt giống
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cải xoăn Kale. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Ớt chuông ưa phát triển ở đất màu mỡ, cát pha hoặc thịt nhẹ và có độ pH từ 5,5 – 7. Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước khi gieo trồng hạt giống để xử lý các mầm bệnh có trong đất. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ…
Ớt chuông thường có giống màu vàng, xanh, đỏ, cam, tím… Bạn có thể tìm mua hạt giống cao sản ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín.
2. Ngâm ủ, gieo hạt và cấy cây
Ngâm hạt giống bằng nước ấm (khoảng 50 độ C) trong vòng 6 – 10 tiếng thì đem gieo hạt xuống đất đã chuẩn bị sẵn. Tưới nước bằng vòi phun nhẹ.
Khi cây con được khoảng 30 – 35 ngày thì đem ra cấy với khoảng cách 60cm x 30cm x 35cm. Khi cấy xong chuyển vào nơi ít ánh nắng hoặc che chắn khoảng 4 – 5 ngày để cây mới cây nhanh chóng bén rễ và không bị cháy nắng. Tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm vào chiều tối.
Bạn cũng có thể gieo hạt trực tiếp mà không cần ngâm ủ. Khi cây con được 4 – 5 lá thật thì đem ra cấy.
Sau khi trồng phải tưới cho ớt hàng ngày cho đến khi cây hồi xanh, ở giai đoạn sinh trưởng sau nên thường xuyên tới giữ ẩm cho cây trong suốt thời gian sinh trưởng. Có thể tưới rãnh khi cây đã ra hoa, độ ẩm thích hợp trong suốt thời gian sinh trưởng của ớt là 75 – 80%. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước bởi cây ớt dễ bị úng và sâu bệnh.
Ở những giống có nhiều cành thì tỉa bớt chỉ để lại mỗi cây 3 – 4 cành. Thường xuyên tỉa bỏ lá già.
Sau khi cấy cây được 10 – 12 ngày thì tiến hành bón lót đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê…
Đợt thứ 2 sau lần 1 khoảng 12 – 15 ngày.
Đợt thứ 3 sau đợt 2 khoảng 20 ngày.
Bón đợt thứ 3 khi ớt chuông cho thu hoạch lần đầu. Mỗi lần bón phân thì tiến hành vun xới và làm cỏ.
Ớt ngọt thường được sử dụng khi quả còn xanh, nếu quả đã già thì ăn không ngon. Tuy nhiên, nếu thu quá non thì thịt quả mỏng, không ngon và làm giảm năng suất, thu già cũng kém chất lượng. Khi nhìn thấy vỏ quả trở nên bóng, ấn vào quả thấy cứng tay, nghe có tiếng “pop” là đạt kích thước tối đa có thể thu hoạch.
Cách Làm Ge Nha Đam Cho Hoa Lan
Nha đam là một dược thảo thông dụng đã được biết đến và sử dụng cách đây hơn 3000 năm. Đối với con người, nha đam chủ yếu được sử dụng để làm đẹp da, chữa lành vết thương, cùng nhiều tác dụng có lợi khác cho sức khỏe.
Nha đam chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho lan, trong nhựa nha đam chứa tối thiểu 23 loại axit amin, nhiều vitamin nhóm B như B1, B2, B5, B6, B12, vitamin C, A, E và nhiều khoáng tố vi lượng như Na, K, Ca, P, Cu, Fe, Zn, Mg, Mn…
Ngoài ra, trong nha đam còn có các Monosaccharid, Polysaccharid, chính chất này có tác dụng kháng virus và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Nha đam còn có sự hiện diện của aloectin B, chất kích thích hệ miễn dịch giúp làm lành vết thương.
Nhờ chứa nhiều dưỡng chất tốt, GE nha đam dùng để làm mát cây, bổ sung một số vi lượng cho cây khỏe mạnh, đặc biệt hàm lượng vitamin B12 rất cao, kích thích sinh trưởng rễ, thân, lá, tăng khả năng đề kháng với nấm bệnh, thúc đẩy hệ sinh vật có lợi phát triển.
Vì được làm từ nguồn nguyên liệu hoàn toàn hữu cơ, nên GE nha đam rất an toàn cho cây lan, thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe mọi người, mọi nhà.
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 3kg lá nha đam đã được rửa sạch và cắt lát mỏng, 1 lít mật rỉ đường hay 1 lít nước mía, 10 lít nước sạch và một gói chế phẩm vi sinh Emzeo 200gr.
Bạn cũng chuẩn bị luôn một bình chứa bằng nhựa và một vị trí ủ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất nên chọn nơi có nhiệt độ và độ ẩm ổn định trong suốt thời gian ủ.
Trước tiên, bạn cho 10 lít nước sạch và 1 lít mật rỉ đường vào bình chứa, khuấy đều cho tan hết. Sau đó cho phần nha đam đã chuẩn bị cùng gói vi sinh Emzeo 200gr vào, khuấy đều một lần nữa rồi đóng thật kín, dán nhãn và ghi ngày làm để dễ dàng kiểm tra. Cuối cùng mang đi ủ ở một nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Trong quá trình ủ, nếu thấy sinh khí nhiều quá, vặn nhẹ nắp chai cho khí thoát ra rồi vặn kín lại ủ tiếp. Trong vòng 10 ngày đầu nên thỉnh thoảng mở nắp cho xì khí và đảo đều. Thời gian ủ chỉ mất khoảng 15 – 20 ngày.
Dụng cụ chứa phải là bình bằng nhựa. Không sử dụng dụng cụ chứa bằng thủy tinh hay kim loại vì nó không co giãn được, khí sinh ra trong quá trình ủ sẽ làm vỡ bình chứa.
Bình nhựa đựng GE nha đam phải được đậy nắp kín để không khí không tràn vào làm hư GE. Vị trí ủ nên là chỗ tối, tránh ánh sáng mặt trời để quá trình phân giải yếm khí được diễn ra tốt nhất.
GE nha đam không có hạn sử dụng, kể cả sau khi đã thu được GE nha đam thành phẩm, bạn để càng lâu GE nha đam càng dùng tốt. Trong quá trình bảo quản, lâu lâu bạn nên vặn nhẹ nắp để khí thoát ra.
Sau 15 – 20 ngày ủ, GE nha đam đạt yêu cầu sẽ có mùi nha đam lên men nhè nhẹ. Có một màng trắng mỏng ở trên mặt hay không có đều được.
Nếu sau khi ủ mà xuất hiện màng đen, sản phẩm không có mùi thơm thì mẻ GE này đã bị hư. Bạn không cần phải đem đổ đi mà xử lý bằng cách cho lượng mật rỉ đường và chế phẩm vi sinh Emzeo như ban đầu vào lại bình, khuấy đều rồi ủ tiếp.
Sau 15 – 20 ngày ủ, bạn mang ra lọc bỏ phần bã sẽ thu được GE nha đam thành phẩm. Bạn có thể sang ra thành nhiều chai nhỏ để dễ dàng bảo quản.
Để bổ sung dưỡng chất và phòng bệnh cho lan bằng GE nha đam, bạn pha loãng với nước sạch theo tỷ lệ 3ml GE nha đam với 1 lít nước sạch. Tưới đều hỗn hợp này lên giá thể, phun cả ở rễ, thân, cành, lá cho lan.
Cứ định kỳ 7 – 10 ngày bạn phun GE nha đam cho lan một lần, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để GE phát huy tác dụng cao nhất.
Ngoài ra, khi cây lan bị ngộ độc do quá liều phân thuốc, bạn có thể dùng GE nha đam để giải độc. Pha loãng 2ml GE nha đam cho 1 lít nước sạch, dùng liên tục 3 lần, 3 ngày 1 lần. Có thể pha chung với phân thuốc khác như vitamin B12, vitamin B1.
Với hơn 10 năm trong lĩnh vực – bằng cái tâm của những người làm khoa học, Trung tâm bảo tồn giống hoa lan cam kết:
✔️ Đảm bảo chất lượng chuẩn giống 100%
✔️ Giá cả cạnh tranh so với thị trường
✔️ Ship cod toàn quốc
✔️ Đội ngũ nhân viên tư vấn – hỗ trợ tâm huyết, nhiệt tình
✔️ Hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng chăm sóc cây giống sau khi mua hoàn toàn miễn phí
TRUNG TÂM BẢO TỒN GIỐNG HOA LAN – HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ: Phòng Trưng Bày Và Giới Thiệu Sản Phẩm, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam, TT.Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
Bến Tre, Bình Định, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Cao Bằng, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, hào Bình, Hưng Yên. Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long,Vĩnh Phúc, Yên Bái.
Trồng Cây Đinh Lăng Trong Chậu Vừa Làm Cảnh Vừa Là Dược Liệu Quý
Với hàng loạt công dụng cực tốt cho sức khỏe nên hiện rất nhiều gia đình áp dụng kỹ thuật trồng cây đinh lăng trong chậu tại nhà.
Nhờ vào công dụng tuyệt vời của mình mà trước đó danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây đinh lăng là cây sâm của người nghèo. Bởi trong dân gian cây đinh lăng rất dễ tìm, rẻ tiền lại có rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả.
Cách nhân giống cây đinh lăng
Theo chia sẻ của bà Nguyễn Thị Cẩn (Thuận Thành-Bắc Ninh)- người có nhiều kinh nghiệm trồng cây đinh lăng lâu năm tại nhà, trước khi trồng cây đinh lăng, nếu đã có sẵn trong vườn nhà muốn phát triển tiếp các chậu đinh lăng khác thì cần tiến hành nhân giống.
Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình nhân giống hãy lựa chọn cây có thân nhánh mập mạp, cành lá xanh tốt, không sâu bệnh. Sau khi đã lựa chọn được cành nhánh để nhân giống hãy chấm gốc vào thuốc kích thích ra rễ rồi ghim hom giống sâu vào khay hay chậu có lớp đất hay giá thể tơi xốp, dùng 4 ngón tay ấn xung quanh gốc ghim giúp cố định.
Thời gian hom giống mất khoảng một tháng là có thể ra rễ. Khi thấy ra nhiều lá mới dài được 10 cm thì nhổ đem ra trồng trong chậu. Cây đinh lăng có thể trồng bằng cách giâm cành và trồng quanh năm, nhưng tốt nhất nên trồng mùa nắng để cành giâm không bị thối úng.
Kỹ thuật trồng cây đinh lăng
Đất trồng cây đinh lăng có thể trộn hỗn hợp đất thịt tự nhiên hay đất pha cát và phân hữu cơ hoai mục cùng ít trấu hay dùng đất sạch ngoài thị trường có đóng bao sẵn trộn thêm đất dinh dưỡng phân trùn quế. Nếu muốn cây đinh lăng phát triển mạnh, cành lá xanh quanh năm nên trồng vào chậu to ngay từ lúc trồng, tránh sang chậu cây rất dễ chết.
Phương pháp trồng cây đinh lăng rất đơn giản, chỉ cần lấy hom giống đã nhân giống rồi cắm vào đất đã chuẩn bị sẵn. Nhớ khi trồng xong nên tưới nước đủ ẩm.
Cách chăm sóc chậu đinh lăng
Là cây ưa sáng nên khi trồng xong nhớ đặt chậu đinh lăng ở nơi đầy đủ ánh sáng hoặc chiếu sáng một phần. Nơi thích hợp để đặt chậu là sân thượng. Khi mới trồng cây vào chậu thì bạn tưới nước thường xuyên cho đến khi cây ra rễ mới. Khi cây đinh lăng đã lớn nhiều cành nhánh thì có thể tưới một ngày một lần trong mùa nắng, mùa mưa tưới cách ngày.
PGS.TS Trần Quốc Bình, Bệnh viện Y học cổ truyền TƯ cho biết, “đinh lăng là một trong số những cây thuốc Nam được trồng khá phổ biến ở Việt Nam. Riêng bộ phận rễ và gốc của cây đinh lăng thường được thái lát, sao khô rồi sắc nước uống có tác dụng bồi bổ khí lực, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.Do có tính mát nên người dân cũng hay đem rễ, gốc của loài cây này ngâm với rượu trắng để uống. Còn việc loại rượu này được đồn thổi có khả năng “bổ thận tráng dương” cho nam giới thì đến nay chưa được kiểm chứng.Đây đơn thuần chỉ là một vị thuốc Nam được người dân sử dụng rộng rãi, do có tính hàn nên thường dùng để chữa các chứng bệnh nóng trong như: Mát gan, sốt… Thực chất nó không có tác dụng giống nhân sâm hay chữa được bách bệnh mà mọi người thường nghĩ”, bác sĩ Bình nhấn mạnh.
Tác dụng chữa bệnh của cây đinh lăng
Nói tới tác dụng của cây đinh lăng, theo lương y Bùi Hữu Lộc (Hoài Đức), gốc rễ cây đinh lăng có tính mát, tác dụng làm thanh nhiệt, mát gan và bồi bổ cho cơ thể. Nó thường được dân gian đem thái miếng phơi khô rồi ngâm với rượu trắng theo một tỷ lệ nhất định.
Ngoài ra, dưới tác dụng của đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
Đặc biệt, dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh kém tập trung, suy giảm trí nhớ, căng thẳng thần kinh, suy nhược thần kinh. Những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, mất thăng bằng dùng cây đinh lăng có tác dụng rất tốt.
Đinh lăng còn ức chế men MAO nên cải thiện triệu chứng run của bệnh Parkinson. Người già bị bệnh run tay, run chân uống nước rễ đinh lăng bệnh tình cải thiện một cách rõ rệt.
Bạn đang xem bài viết Trồng Cây Nha Đam Trong Chậu Làm Cành Vừa Làm Mỹ Phẩm trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!