Xem Nhiều 3/2023 #️ Trồng Bạc Hà Âu Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả Cao, Năng Suất Tốt # Top 6 Trend | Inkndrinkmarkers.com

Xem Nhiều 3/2023 # Trồng Bạc Hà Âu Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả Cao, Năng Suất Tốt # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Trồng Bạc Hà Âu Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả Cao, Năng Suất Tốt mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

            Cách trồng cây bạc hà âu đơn giản và hiệu quả

Để đạt được tỷ lệ nảy mầm cao, sau khi rải hạt trên bề mặt đất, bạn rải thêm một lớp đất mỏng đủ để che lấp hạt và tưới kiểu phun sương ngày 2 lần thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn rất nhiều.

Trong thời gian gieo hạt và cây nảy mầm, các bạn lưu ý để nơi có ít nắng, tránh gió mạnh và mưa. Tránh để những con chuột, chó, mèo… phá. Khi tưới cây các bạn tránh làm cây đổ rạp xuống đất kể cả khi cây trưởng thành.

Khi cây lớn 5-6cm, bạn có thể tách chúng ra trồng theo hàng, mỗi cây cách nhau 30cm. Lúc cây trưởng thành nếu trồng quá gần nhau, thân cây nọ sẽ quấn vào cây kia ảnh hưởng đến sự phát triển.

Khi cây ra lá to như ngón tay cái thì lúc đó cây đã trưởng thành, có thể chịu nắng mưa tốt.

Trường hợp các bạn trồng trong chậu một thời gian đất sẽ hết dinh dưỡng làm cây vàng lá, thiếu sức sống, bạn có thể mua phân bò về bón cho cây.

5

/

5

(

3

bình chọn

)

Kỹ Thuật Trồng Cây Dừa Đơn Giản Nhưng Đem Lại Hiệu Quả Năng Suất Cao

Thông tin tác giả

( Một cây dừa sai chín cành sẽ là điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn)

Chuẩn bị

Trong Kỹ thuật trồng cây dừa, khâu chuẩn bị rất quan trọng

Quả dừa được chọn làm giống lí tưởng là quả dừa vẫn còn nhiều nước bên trong khi bạn lắc chúng. Bạn có thể sử dụng một quả dừa có sẵn hoặc mua từ một cửa hàng hoa quả.

Sau đó bạn đặt dừa vào xô nước ấm. Sử dụng đá hoặc một vật tương tự để giữ cho dừa luôn trọng trạng thái ngập nước. Để lại hạt trong xô trong 3-4 ngày. Quá trình này sẽ làm mềm dừa và đẩy nhanh quá trình nảy mầm của hạt.

Chuẩn bị hạt giống

Đổ đầy túi nhựa có khóa kéo với 1 cốc nước có dung tích 240ml. Đặt đai ốc vào túi và niêm phong nó. Lưu trữ túi ở nơi ấm áp, tối thiểu là 3 tháng.

Khi hạt đã nảy mầm và bắt đầu mọc rễ, nhẹ nhàng quấn một chiếc khăn giấy ẩm quanh rễ và đặt hạt giống trở lại vào túi. Hạt giống sẽ phát triển đầy đủ khi mầm cây dài bằng ngón tay của bạn và rễ đạt chiều dài từ 15- 20cm.

Kỹ thuật trồng cây dừa

Kỹ thuật trồng cây dừa khá đơn giản

-Trộn đất trồng của bạn

Sử dụng hỗn hợp của một nửa bầu đất với một nửa cát. Ngoài ra thêm một số sỏi hoặc vermiculite tốt để giúp điều hòa đất.

Nếu bạn có kế hoạch trồng dừa bên ngoài, bạn không cần sự dụng đất trộn có sẵn. Tìm một nơi bên ngoài có đất lỏng, thoát nước tốt. Hoặc bạn cũng có thể tìm mua một số loại bầu đất chuyên dụng bán trong các quầy hàng.

-Cho dừa nẩy mầm vào đất

Đặt đai ốc vào đầu với đầu nhọn xuống. Hãy chắc chắn 1/3 số dừa dính ra khoier đất.

Nếu bạn đang trồng cây bên trong, hãy sử dụng một cái chậu sau ít nhất 25cm và có đường kính đủ lớn để chứa hạt giống.

-Cung cấp cho cây dừa của bạn nhiều nước và ánh sáng mặt trời:

Tưới nước cho cây ít nhất 2 lần mỗi tuần để đất giữ độ ẩm và đảm bảo cây luôn nhận được đủ ánh sáng.

Đối với cây ngoài trường, bạn có thể làm một nhà kính mini bằng cách sau. Đặt cọc tre xuống đất xung quanh gốc cây. Bọc nhựa bọc quanh que và trên đầu. Loại bỏ nhà kính khi cây cao 0,3m.

Giữ ẩm cho cây trong nhà bằng cách nhúng nước vào cả 2 mặt của lá

Cách chăm sóc cây dừa

Trong Kỹ thuật trồng cây dừa:

-Giữ cho cây dừa của bạn luôn được tưới nước và trong trạng thái ấm áp. Cây dừa cần nhiệt độ ít nhất 22 độ C nhưng phát triển tốt nhất ở nhiệt độ trên 27 độ C.

-Bón phân cho cây của bạn sau một năm: Bón phân với tỷ lệ 1 pound ( 0.45 kg) trên 100 feet vuông( 9,3 m2). Sử dụng loại phân bón giàu chất dinh dưỡng có sự kết hợp của boron, mangan và magie.

Thu hoạch

Kỹ thuật trồng cây dừa:

Cây dừa của bạn sẽ trưởng thành và cho quả sau 5 năm. Một khi cây bắt đầu ra hoa, sẽ mất 7-12 tháng để cây dừa trưởng thành hoàn toàn. Một quả dừa chín sẽ nặng khoảng 6 pound ( 2,7 kg).

( Những trái dừa thơm mát là món quà giải khát cho ngày hè oi bức )

Hạt Giống Cây Bạc Hà Âu

Hạt giống cây Bạc hà Âu – Peppermint

Hạt giống cây Bạc hà Âu được sản xuất tại Úc. Cây dễ trồng. Lá bạc hà Âu mang lại hương vị mới lạ cho nhiều món ăn. Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu làm tinh thần thoải mái và dịu nhẹ.

Đặc trưng

Cây lâu năm. Cây không chịu được giá rét. Cây không sống khi thời tiết giá rét hay vào mùa đông.

Có hương thơm dịu

Cây có giá trị thực phẩm và làm thảo dược

Mô tả

Hạt giống cây Bạc hà Âu – Peppermint

Hạt giống cây Bạc hà Âu được sản xuất tại Úc. Cây dễ trồng. Lá bạc hà Âu mang lại hương vị mới lạ cho nhiều món ăn. Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu làm tinh thần thoải mái và dịu nhẹ.

Cách gieo

Gieo trực tiếp ở đất vào chậu hay khay ươm. Gieo sâu xuống 2 mm hay rải phủ lên một lớp đất mỏng và làm ẩm. Nảy mầm sau 10-20 ngày kể từ ngày gieo hạt. Trung bình hạt nảy mầm sau 15 ngày. Cây được trồng chậu hay trồng ngoài sân vườn. Tưới nước nhẹ nhàng và giữ ẩm trong suốt thời gian nảy mầm. Cây trưởng thành sau 12 tuần (khoảng 84 ngày). Cấy khi cây cao 5-6cm với khoảng cách 45cm. Trồng cây trong chậu sẽ giúp hạn chế sự tăng trưởng mạnh mẽ của cây.

Lưu ý: Để hạt giống nảy mầm nhanh. Pha nước với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh (nhiệt độ nước khoảng 50 độ C). Sau đó ngâm hạt giống từ 2-4 giờ. Sau đó đem gieo trực tiếp. Hoặc ủ hạt trong khay kín hay khăn ẩm. Khi thấy hạt nứt và nhú rể thì bắt đầu đem gieo. Hãy nhớ luôn giữ ẩm hạt, không để hạt bị khô và để nơi râm mát.

Cách chăm sóc

Chọn một vị trí bóng râm, đất ẩm và thoát nước tốt. Sử dụng đất trồng giàu dinh dưỡng và có độ thoát nước cao. Tưới nước và bón Dưỡng chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng dạng hòa tan trước khi nở hoa . Bảo vệ cây khỏi ốc sên khi trồng ngoài vườn. Cắt tỉa thường xuyên để có sự tăng trưởng mới. Cây sẽ chết vào mua đông ở những vùng có mùa giá rét

Gợi ý

Cắt tỉa khuyến khích tăng trưởng mới. Trồng chung bắp cải và cà chua để phát triển tốt hơn. Để pha trà bạc hà thêm 2 muỗng cà phê lá băm nhỏ vào 1 cốc nước nóng. Để yên trong 5 phút. Nhâm nhi trà để hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng và giảm triệu chứng cảm lạnh và buồn nôn

Cách lưu trữ hạt giống

Bảo quản ở nơi khô mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Không để hạt giống ở nơi nắng nóng hay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp. Như vậy, sẽ làm giảm khả năng nảy mầm của hạt. Tỷ lệ nảy mầm thấp. Để xa tầm tay trẻ em và vật nuôi.

Đánh giá (0)

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.

About Yates

Yates, thương hiệu lớn và nổi tiếng hàng đầu Australia trong lĩnh vực làm vườn, cam kết cung cấp sản phẩm chất lượng cao cấp nhất. Sản phẩm của Yates bao gồm Phân bón – dưỡng chất, thuốc bảo vệ cây trồng, dụng cụ làm vườn, đất sạch và hạt giống.

Scroll To Top

Hạt giống cây Bạc hà Âu

Cách Trồng Nấm Rơm Đơn Giản Cho Năng Suất Cao

Trước tình hình thực phẩm sạch đang ngày càng khan hiếm, việc trồng nấm rơm lại đơn giản nên nhiều người muốn tự mình học cách trồng nấm rơm tại nhà. Nấm rơm đem lại giá trị dinh dưỡng tốt, năng suất lại cao nên nhiều nhiều người đã chuyển qua hình thức trồng nấm để cải thiện đời sống. Trừ chi phí, chỉ cần mất thời gian 15-20 ngày là nhà vườn trồng nấm có thể lãi từ 500-700.000 đồng. Sau khi thu hoạch và bán nấm rơm, người ta còn tận dụng bã để chế biến phân sinh học cao cấp hoặc dùng bã nấm để nuôi trùn đất rồi lại dùng trùn nuôi gia súc, gia cầm và tôm cá. Muốn trồng được nấm rơm, bạn cần tiến hành theo trình tự các bước sau:

Thời điểm trồng nấm thích hợp

Nấm rơm có thể được trồng quanh năm. Tuy nhiên, đối với mùa Đông và mùa Xuân, khí hậu lạnh lại có gió nên bạn cần chú ý làm mô nấm lớn hơn để giữ ấm. Đồng thời bạn cần làm rào chắn gió và đặt mô nấm thẳng góc với hướng gió để cây nấm phát triển tốt nhất. Nấm được trồng trong mùa mưa cần có mái che chắn và tránh ngập úng.

Chọn địa điểm trồng nấm

Nấm là loại ưa bóng mát, không cần ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên, cần phải chọn vị trí sạch sẽ, khô thoáng để tránh mầm bệnh.

Địa điểm đặt rơm làm nấm phải khô ráo, bằng phẳng tránh bị ngập úng. Nên đặt gần nguồn nước tưới để tiện cho việc trồng và chăm sóc nấm rơm. Bạn có thể đặt rơm ở nhiều nơi: quanh nhà, ở vườn cây, trên nền xi măng hoặc trên nền đất gạch, bạn cũng có thể đặt rơm ở trên kệ hoặc bọc gọn trong bọc nilong.

Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng nấm rơm

Nấm rơm có thể được trồng từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau. Nếu tiện dùng gì bạn có thể dùng nấy như: rơm rạ, bã mía, thân lá chuối, lục bình, bông gòn, mùn cưa,… Nhưng thường dùng nhất là rơm rạ. Rơm rạ dùng làm nấm phải là loại rơm rạ khô nhưng mới thu hoạch, tránh sử dụng những bó rơm đã mục nát vì sẽ không cho năng suất cao.

Quan trọng là bạn biết cách chọn giống nấm. Việc này quyết định sự thành công hay thất bại của việc trồng nấm rơm tại nhà của bạn. Giống nấm tốt nhất là loại không quá giá, không quá non và có mùi thơm dễ chịu. Bạn nên ngửi thử để chọn những túi giống nấm có mùi hương đặc trưng của nấm rơm, không chọn những túi giống loang lỗ và sợi nấm phải ăn kín đáy.

Kỹ thuật ủ rơm

Chuẩn bị sẵn nước vôi với tỷ lệ 4kg vôi khô hòa với 1m3 nước lạnh.

Tiến hành ngâm rơm rạ khô với nước vôi tầm 60 phút để loại bỏ nấm tạp đồng thời giúp tẩy sạch chất mặn và chất phèn trong rơm rạ.

Sau đó, bạn chất rơm thành khối cao 10-20 cm rồi tưới nhẹ một ít nước

Chất thêm những lớp rơm thiếp theo cho đến khi khối rơm được 1,5m là được. Chiều dài đống rơm phụ thuộc vào lượng rơm bạn cần ủ. Mỗi lớp rơm chất xong bạn phải tưới thêm 1 lớp nước đồng thời dùng chân dậm cho dẽ.

Dùng lá chuối hoặc nilong phủ xung quanh ụ rơm để giữ nhiệt, giữ ấm.

Vài ngày sau khi ủ, nhiệt độ trong đống rơm lên cao đến 60- 700C. Nhiệt độ này sẽ làm chết các mầm nấm dại và phân hủy một phần chất hữu cơ trong rơm rạ, giúp cho nấm rơm dễ hấp thu chất dinh dưỡng, phát triển thuận lợi về sau.

Ủ được tầm 5-7 ngày, bạn nên đảo rơm 1 lần để đảm bảo rơm được chin đều. Bạn cần để ý nếu rơm bị khô bạn phải bổ sung nước vôi như tỷ lên ban đầu và tưới nhẹ nhàng lên rơm, nếu rơm bị ướt quá, bạn nên gỡ bớt những dụng cụ che đậy bên ngoài.

Sau tầm 12 ngày, khối rơm xẹp xuống tầm 80 cm đến 1m, lúc này bạn hãy đem rơm ra và xếp theo luống dài.

Tiêu chuẩn rơm đủ điều kiện để chất nấm:

Rơm rạ mềm hẳn, có màu vàng tươi

Ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của rơm rạ lên men

Xử lý qua nước vôi và xếp rơm thành ụ

Cách chọn meo nấm

Nấm rơm luôn là thực phẩm được ưa chuộng nên thị trường meo nấm cùng rất sôi động. Việc chọn meo nấm ảnh hưởng lớn đến năng suất trồng nấm của bạn. Bạn cần chú ý chọn meo giống tốt, đúng tuổi, không nhiễm tạp khuẩn. Một bịch meo nấm tốt phải đảm bảo những điều kiện sau: Sợi tơ nấm màu trắng trong, mở nắp bịch có mùi tương tự như nấm rơm. Tơ nấm phát triển đều khắp mặt trong của bich. (Riêng một số meo giống, khi tơ trưởng thành, bắt đầu kết tụ lại thành những hạt màu đỏ nâu vẫn cho năng suất cao). Một bịch meo giống nặng trung bình 120g, có thể gieo trên mô nấm rộng 0,5m, cao 0,4- 0,5m, chiều dài liếp 4-5m.

Chú ý không sử dụng bịch meo nấm có đốm màu nâu, đen, vàng cam vì chúng đã bị nhiễm nấm dại. Không chọn bịch meo phía dưới đáy bịch bị ướt, bị nhão và có mùi hôi chua.

Xếp mô và rắc meo giống

Chúng ta chỉ sử dụng những lớp rơm đã ủ bên trong, dở bỏ lớp rơm bên ngoài đi. Mang rơm đi xếp mô trồng nấm. Lưu ý phải làm xong phần này trong ngày đối với phần rơm đã dỡ lớp đậy.

Chất mô nấm

Có nhiều cách chất mô nấm bạn có thể lựa chọn phù hợp với điều kiện của mình:

Cách 1:

Rải một lớp rơm rạ đã ủ lên mặt liếp, tưới 1 lớp nước. Dùng tay đè chặt cho có chiều rộng theo mặt liếp khoảng 50cm, cao 20cm.

Rải meo giống dọc theo 2 bên luống và cách mép luống 5-7cm.

Lặp lại thao tác trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3,… Nếu ủ 3 lớp thì lớp trên cùng không rải men giống, chỉ rải rơm khô dày 4-5cm.

Tưới nước và đè dẽ rơm, vuốt mặt ngoài cho mô láng và gọn đẹp. Nếu bạn vuốt mô không gọn, mặt ngoài mô không láng khi thu hoạch nấm sẽ làm hư các nụ nấm nhỏ, làm giảm năng suất.

Cách 2:

Bạn cuốn rơm rạ đã ủ thành từng bó, đường kính 15-20cm, chiều dài từ 45-50cm, xếp dẽ dặt từng lớp. Sau mỗi lớp rơm, rải meo dọc hai bên luống, cách mép luống 5-7cm, tiếp tục xếp như trên cho lớp rơm thứ 2, thứ 3… Nếu chỉ ủ ba lớp thì phía trên chỉ rải rơm khô dầy 4-5cm, tưới nước đè dẽ dặt, vuốt mặt ngoài cho mô láng và gọn đẹp như ở cách 1.

Lưu ý: Tùy theo mùa, thay đổi độ dày khi đậy mô cho thích hợp.

Mùa nắng: Bạn nhớ tủ rơm mỏng để thoát nhiệt.

Mùa mưa, mùa lạnh: Bạn cần tủ rơm dầy để giữ nhiệt và chống thấm nước.

Kỹ thuật chăm sóc trong quy mô hình trồng nấm rơm

Đối với việc trồng nấm rơm tại nhà, bạn không cần dùng phân bón gì thêm. Bởi trong rơm rạ khi phân hủy đã đủ dinh dưỡng để cung cấp cho cây nấm phát triển.

Việc quan trọng cần được chú ý là theo dõi nhiệt độ và ẩm độ. Độ ẩm là yếu tố hàng đầu, vì nó giúp quá trình phân hủy rơm rạ thuận lợi từ đó sẽ tạo nhiệt độ trong mô nấm. Nếu độ ẩm dư hoặc thừa nước, nhiệt độ sẽ giảm, mô nấm bị lạnh. Nếu thiếu độ ẩm, mô nấm sẽ bị khô nhiệt độ tăng.

Mỗi ngày bạn cần tưới nước 1 lần với lượng nước vừa đủ. Cách kiểm tra lượng nước thế nào là đủ: Rút một nắm rơm ở giữa luống (khoảng 15-20 cọng), bóp chặt trong lòng bàn tay, nước hơi rịn qua kẽ tay là vừa. Nếu nước không rịn qua kẽ tay là khô, phải tưới thêm nước. Nếu thấy nước chảy qua kẽ tay thành giọt là dư nước, phải ngưng tưới nước và ngày đó phải dỡ áo mô cho nước bốc hơi. Trong mùa mưa phải làm mái che sau khi dỡ áo mô.

Bạn cần phải điều chỉnh nhiệt độ bằng cách tưới nước và đậy mô: Khi kiểm tra mô nấm, thấy nhiệt độ tăng, rơm ủ thiếu nước cần dùng thùng vòi sen tưới cho mô nấm. Tránh dùng vòi nước mạnh sẽ làm hư những sợi tơ và nấm nhỏ. Nếu chỉ tăng nhiệt độ mà không thiếu nước, bạn phải giảm rơm áo bị ướt thay bằng rơm khô để giảm sức nóng và thoát bớt nhiệt bên trong mô nấm.

Đảo rơm áo mô: Sau khi chất mô 5-8 ngày, dỡ rơm áo ra, xốc cho tơi và đậy trở lại cho mô nấm. Cần phải đảo áo mô để tránh tơ nấm ăn ra ngoài, không tạo được nấm.

Thu hoạch nấm rơm

Tùy theo loại meo và cách ủ mà chúng ta có thể thu hoạch nấm sau 10-14 ngày. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12-15; sau đó 7-8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái trong 3-4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm (25-30 ngày).

Nấm được thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần 1 vào sáng sớm trước 6 giờ. Thu hái lần thứ 2 vào khoảng 14-15 giờ chiều.Mỗi lần hái bạn cần chọn lựa những tai nấm đủ tiêu chuẩn. Cần phải chọn lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu.

Cách hái nấm: xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo mô lại.

Cần sử dụng nấm trong vòng 2-3 giờ sau thu hoạch. Nếu muốn để ngày hôm sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-150C.

Với cách trồng nấm rơm đơn giản nên trên, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có những kiến thức cụ thể cho mỗi bước từ trồng cho tới khi thu hoạch. Nấm rơm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, lại dễ chế biến nhiều món ăn ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Nấm rơm giúp chống lại bệnh tật như: các chứng rối loạn chuyển hóa, nội tiết như béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và đái tháo đường, thiếu máu…

Bạn đang xem bài viết Trồng Bạc Hà Âu Đơn Giản Nhưng Hiệu Quả Cao, Năng Suất Tốt trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!