Cập nhật thông tin chi tiết về Trở Thành Tỷ Phú Từ Nghề Trồng Hoa Phong Lan Ở Tân Lập mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
2,911 lượt xem
0
lượt thích
Xuất phát từ sự đam mê với vẻ đẹp của các loại hoa phong lan và sự nhanh nhạy khi nắm bắt nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, mà bà Vũ Thị Bẩy, xã Tân Lập, huyện Vũ Thư đã phát triển kinh tế gia đình, làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương nhờ đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng hoa, cây cảnh mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Là người đầu tiên tại xã Tân Lập, huyện Vũ Thư, đưa giống hoa lan rừng về ươm trồng tại vườn nhà từ năm 2003, đến nay, gia đình bà Vũ Thị Bẩy, đã gây dựng được một vườn lan có tới 30 loài thuộc nhiều họ khác nhau như lan Phi Điệp, lan Đai Châu, lan Quế, lan Chồn….
Bà Vũ Thị Bẩy – xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: Hoa lan là niềm đam mê của riêng tôi, ban đầu để ngắm, sau đó là nhân rộng thành vườn ươm bán ra thị trường. Ban đầu việc ươm trồng phong lan gặp không ít khó khăn bởi lan là một loại hoa rất khó chăm sóc người trồng phải cẩn trọng tỷ mỷ. Khó khăn nữa là nhu cầu của khách hàng về hoa lan còn ít, nên việc tiếp cận thị trường cũng hạn hẹp.
16 năm vừa trồng vừa học hỏi rút kinh nghiệm, cùng với việc đầu tư mạnh về kinh tế để du nhập giống lan quý về trồng, bà Vũ Thị Bẩy còn học hỏi kiến thức về hoa lan, cùng phương pháp chăm sóc qua các mạng internet và thăm quan các mô hình trồng lan trong và ngoài tỉnh. Theo bà Bẩy, muốn có cây trồng khỏe, hoa ra đúng kỳ đẹp, cần áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trong nuôi cấy và nhân giống lan bởi thời tiết của miền Bắc với 4 mùa rõ rệt sẽ tác động đến sinh trưởng và thời gian ra hoa của lan.
Bà Vũ Thị Bẩy – xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: Chăm sóc hoa lan chú ý theo từng thời tiết của từng mùa trong năm, thời tiết mùa hè, mùa đông, mùa xuân có chế độ chăm sóc tưới nước, bón phân khác nhau, đặc biệt là vào mùa hè cần có quạt thông gió, đảm bảo hoa lan đủ độ thông thoáng, đủ độ ẩm vì lan ưa độ ẩm cao.
Việc nắm rõ quy trình, kỹ thuật chăm sóc đã giúp gia đình bà Bẩy xây dựng 1 vườn lan quy mô, được khách hàng trong Nam, ngoài Bắc đều biết đến. Hiện nay, trong vườn ươm của bà Bẩy sở hữu hơn 2000 chậu lan các loại. Trung bình mỗi chậu được bán ra thị trường với giá thành nhỏ nhất từ 300 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng/giò, thậm chí có giò lan, đặc biệt lên tới giá 200 triệu đồng. Vườn Lan đã mang lại thu nhập cho gia đình bà Vũ Thị Bẩy gần tỷ đồng mỗi năm.
Ông Trần Sách Tâm – chủ tịch Hội nông dân xã Tân Lập, huyện Vũ Thư: Vườn hoa lan của gia đình nhà bà Bẩy là vườn lan quy mô và đẹp nhất ở Tân Lập hiện nay. Bà Bẩy và người dân Tân Lập nói chung những năm gần đây rất nhanh nhạy, khi tiếp cận với những cây trồng mới, đặc biệt là ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào ươm, chăm sóc cây cảnh, cây hoa có giá trị kinh tế cao như hoa lan. Những hộ phát triển kinh tế tiêu biểu có thu nhập hàng năm từ 300 – 400 triệu đồng, thậm chí là tỷ đồng mỗi năm.
Có thể nói, từ sự nhanh nhạy khi nắm bắt nhu cầu thị trường cùng quyết tâm làm giàu từ phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương, đã giúp cho gia đình bà Vũ Thị Bẩy, trở thành hộ dân tiêu biểu về làm kinh tế từ vườn hoa phong lan tại xã Tân Lập, huyện Vũ Thư hiện nay. Đây là mô hình để nhiều hộ dân trong và ngoài xã cùng tham quan quan và học hỏi kinh nghiệm.
Phương Thúy
Trở Thành Tỷ Phú Từ Mô Hình Trồng Bưởi Sạch Ở Đồng Nai
Mấy năm trở lại đây, nhờ đầu ra ổn định, nhu cầu của thị trường lớn và hiệu quả kinh tế mang lại khá cao, nhiều nhà vườn trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng hiệu quả kinh tế thấp như cây cà phê, hồ tiêu và một số cây trồng khác sang trồng cây bưởi da xanh.
Trong đó, các xã trồng bưởi da xanh tập trung với diện tích lớn là Bàu Hàm, Sông Thao, Cây Gáo…
Thu tiền tỷ mỗi năm nhờ trồng bưởi sạch
Sau khi trở về từ chiến trường Tây Nam, cựu chiến binh Trần Quang Vinh đã chọn an cư tại ấp Tân Việt, xã Bàu Hàm (huyện Trảng Bom). Phát huy tinh thần “bộ độ cụ Hồ”, bằng đôi tay, khối óc của mình ông đã vượt qua gian khó, vươn lên làm giàu chính đáng từ cây bưởi da xanh.
Còn nhớ cách đây gần 20 năm, khi nhiều nông dân trong vùng còn đang “say sưa” với cây chôm chôm, tiêu, cà phê thì gia đình cựu chiến binh Trần Quang Vinh đã mạnh dạn đưa giống bưởi da xanh về trồng. Gia đình ông là một trong những người tiên phong trồng bưởi tại vùng này theo hình thức chuyên canh.
Điểm nổi bật trong mô hình trồng cây bưởi của ông Trần Quang Vinh là áp dụng tốt các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hạn chế sử dụng phân thuốc hóa học, ưu tiên dùng phân bón hữu cơ, phân vi sinh cho cây bưởi.
Đặc biệt, để cho vườn bưởi cho trái quanh năm, ông Vinh áp dụng biện pháp cắt tỉa cành, thay vì phải phun thuốc “xử lý” như nhiều nông dân khác. Phương pháp này, năng suất trái bưởi đạt cao, không làm ảnh hưởng môi trường, kéo dài tuổi thọ của cây.
Ông Trần Quang Vinh cho biết, ngoài việc trồng bưởi theo đúng tiêu chuẩn VietGAP, việc xây dựng được thương hiệu sẽ là cơ hội lớn để sản phẩm bưởi da xanh của địa phương mở rộng thị trường.
Cụ thể, khi người tiêu dùng biết đến nguồn gốc sản xuất bưởi, từ đó các nhà vườn trồng bưởi da xanh tại Trảng Bom sẽ có cơ hội mở rộng sản xuất, cơ hội tiêu thụ cũng nâng lên, giá bán cũng được cao hơn. Do đó, gia đình ông Vinh đã chủ động xây dựng thương hiệu bưởi da xanh Quỳnh Như của gia đình.
Ông Vinh chia sẻ: “Xây dựng thương hiệu trái cây không thể chỉ dựa vào nỗ lực của một doanh nghiệp hay cá nhân đơn lẻ, mà các cấp, ngành, địa phương cần định hướng, tính toán lại quy hoạch vùng; vùng nào phù hợp với loại cây ăn trái gì để có chiến lược lâu dài, tránh trồng theo phong trào”.
Vì lựa chọn đúng cây trồng, hướng tới sản phẩm đảm bảo chất lượng và xây dựng thương hiệu riêng nên nhiều năm qua, vườn bưởi của gia đình ông Vinh đã cho thu lời 600-700 triệu đồng/hécta/năm.
Không làm giám đốc vẫn thu tiền tỷ
Cũng tại ấp Tân Lập, xã Bàu Hàm anh Lầu Sy Sương là thanh niên hiếm hoi người dân tộc Nùng trong vùng theo học đại học. Thế nhưng sau ngày tốt nghiệp, từ bỏ công việc của một kỹ sư công nghệ thông tin, từ bỏ chức giám đốc doanh nghiệp dưới thành phố, anh trở về trồng vườn bưởi da xanh làm giàu.
Theo anh Sương, gia đình anh vốn đã có sẵn 6ha rẫy trồng các loại cây ăn quả, trong đó có một nửa diện tích trồng bưởi da xanh. Tuy nhiên, do canh tác theo lối cũ “ăn nhiều thứ” trên cùng một diện tích vườn nên dù có nhiều sản phẩm nhưng năng suất lại không cao, không có cây nào là cây trồng chủ lực. Chính vì vậy, anh Sương đã có suy nghĩ phải cải tạo lại vườn.
Nghĩ là làm, anh quyết định chặt bỏ hết các loại cây tạp và trồng tiếp 3 ha bưởi da xanh. Nhờ sản xuất theo lối chuyên canh, áp dụng khoa học kỹ thuật nên chỉ sau 1 năm, anh Lầu Sy Sương đã nâng được năng suất của vườn bưởi lên gấp đôi. Theo đó, nếu như trước đây mỗi năm 1 ha bưởi của gia đình anh chỉ cho năng suất khoảng 10 tấn, thì hiện tại đã đạt được khoảng 30 tấn.
Đặc biệt, nhờ áp dụng kỹ thuật tạo mầm bông nên từ chỗ mỗi năm chỉ thu hoạch 2 vụ,thì giờ đây vườn bưởi da xanh của gia đình anh Sương cho thu hoạch quanh năm. Theo anh Sương: “Trước đây gia đình tôi trồng bưởi theo kiểu tự nhiên có quả thì hái bán, không có thì đành chịu vậy,nên mỗi năm chỉ thu 2 vụ (vào tháng 8 âm lịch và Tết Nguyên đán).
Tuy nhiên, khi áp dụng kỹ thuật tạo mầm bông thì cây bưởi có thể cho trái quanh năm. Sau khi cắt trái xong là mình bỏ phần liền, kết hợp tưới nước thì khoảng 1 tháng sau là cây bưởi lại ra bông (hoa). Trước đây, cắt trái xong là để vậy chờ ra quả theo tự nhiên, nó cũng ra vài bông rồi rụng nên hiệu quả không cao”.
Bên cạnh đó, nhờ những kinh nghiệm thị trường mà anh Sương dày công tìm hiểu lúc còn làm doanh nghiệp đã giúp anh nhận ra một điều “sản phẩm muốn bán được với giá cao thì phải sạch và bắt mắt”. Từ suy nghĩ đó, anh Sương đã chuyển hẳn sang sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ. Phân hóa học chỉ được anh sử dụng cho quá trình tạo mầm bông, sau đó trong suốt quá trình nuôi trái cũng như chăm sóc cây, anh đều sửu dụng phân hữu cơ để trái bưởi sạch đúng nghĩa.
Ông Trần Lâm Sinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – bảo vệ thực vật và thủy lợi Trảng Bom (thuộc Sở NN&PTNT Đồng Nai) cho hay, cây bưởi là một trong những loại cây chủ lực theo định hướng phát triển của tỉnh Đồng Nai. Hiện nay, cây bưởi da xanh đang mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Hiện nay các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đang kêu gọi các doanh nghiệp tham gia xây dựng cánh đồng lớn trên cây bưởi nhằm giúp người trồng bưởi phát triển theo hướng bền vững.
“Ngoài kêu gọi doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn với cây bưởi, hiện chúng tôi cũng đang phối hợp với các đơn vị kết nối người trồng bưởi với các chủ vựa tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây để có thêm đầu ra cho sản phẩm”, ông Sinh cho biết thêm.
Yêu Hoa Phong Lan, Nhiều Nông Dân Hà Nội Thành Triệu Phú, Tỷ Phú
Nhiều năm nay, xã Đông La, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đang là một điểm sáng về mô hình trồng phong lan rừng của khu vực miền Bắc với nhiều loài lan quý hiếm. Việc thuần dưỡng, trồng và kinh doanh hoa phong lan, đã mang lại thu nhập cao, ổn định cho hàng trăm hộ nông dân ở Đông La. Xứng danh “thủ phủ” phong lan của miền Bắc
Từ lâu, xã Đông La đã được những người yêu phong lan biết đến như là vựa phong lan lớn nhất miền Bắc với nhiều giống lan đẹp và quý hiếm. Dọc theo hai bên trục đường dẫn vào xã là những vườn phong lan lớn, nhỏ xanh mướt; trong đó, nhiều vườn có giá trị lên tới hàn tỷ đồng.
Dừng chân bên vườn lan Trường Uyên ở xóm 1, thôn Đồng Nhân, xã Đông La, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi một không gian đầy hương sắc của những giò lan tươi xanh đang vươn mình đón nắng với nhiều loại phong lan được thị trường ưu thích như hồ điệp, tai trâu, quế lan hương, tam bảo sắc, đuôi cáo, đuôi sóc… Trên diện tích 1.500 m2, vườn lan này hiện có khoảng trên 30 loài lan khác nhau, hàng vạn giò phong lan lớn nhỏ giá trị từ vài triệu đồng đến cả trăm triệu đồng/giò. Trung bình mỗi năm, doanh thu từ trồng hoa phong lan mang về cho gia đình anh Nguyễn Văn Trường, chủ vườn lan Trường Uyên là khoảng trên 1 tỷ đồng. Anh Trường chia sẻ, “Gia đình tôi đã gắn bó với cây lan được hơn 20 năm. Lúc đầu, chỉ là thú chơi và đam mê lan, rồi dần dần thấy hoa lan có thể phát triển kinh tế thì bén nghề trồng lan. Tết Kỷ Hợi vừa qua nhu cầu chơi hoa lan tăng cao đột ngột. Lượng hoa lan chúng tôi bán ra thị trường tết năm nay phải gấp 2 – 3 lần so với năm trước”.
Cách vườn lan của anh Trường không xa là vườn lan Hương Trung của vợ chồng anh Lê Thanh Trung và chị Mạc Kim Hương. Tuy không phải là người trồng lan sớm nhất ở Đông La, nhưng anh Trung lại được biết đến là một trong những người có vườn lan lớn ở thôn Đồng Nhân với các loại lan rừng và các giống lan công nghiệp độc đáo. Trên diện tích rộng hơn 2.000 m2, anh Trung đã chia khu vườn ra thành các khu trồng các loại lan khác nhau như lan rừng và lan công nghiệp để khách hàng dễ lựa chọn và thăm quan. Vườn nhà anh hiện có một số hàng lan rừng đột biến như dòng hoàng thảo phi điệp, có giá khoảng vài chục triệu đồng/cành, những loài đột biến đặc biệt thì sẽ được bán theo cm, khoảng 2 – 3 triệu đồng/cm. Anh Trung cũng là người tìm tòi và phát hiện ra nhiều giống lan quý, có giá trị như mắt na, hồng diệu linh, hồng bích tuyết… Theo anh Lê Thanh Trung, lan trong vườn nhà nở hoa quanh năm, mỗi loài ra hoa vào một mùa, nhưng vào dịp Tết được bán ra thị trường mạnh nhất với các loại như cattleya, hồ điệp, đai trâu… Để nâng cao hiệu quả trồng phong lan, anh Trung đã đầu tư xây dựng một mô hình trồng lan trong nhà ni lông rộng 150 m2 với hệ thống quạt gió vừa làm mát, tạo độ ẩm cho lan sinh trưởng phát triển tốt, hệ thống mái che nắng, che mưa giúp cho lan hạn chế được những ảnh hưởng xấu của thời tiết trong mùa mưa.
Anh Lê Thanh Trung say mê giới thiệu về các loài phong lan trong khu vườn của gia đình
Theo ông Trần Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Đông La, anh Trường, anh Trung chỉ là 2 trong số hơn 200 hộ đang trồng, kinh doanh phong lan trên địa bàn toàn xã; riêng thông Đồng Nhân đã có gần 100 hộ gắn bó với nghề này. Nhờ trồng phong lan, người dân Đông La đã vươn lên làm giàu nhanh chóng với thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa và hoa màu. Cuối năm, gia đình nào trồng phong lan cũng thu về hàng trăm triệu đồng từ tiền bán phong lan; nhờ vậy, Đông La đã ngày càng có nhiều triệu phú, tỷ phú hoa lan.
Nâng tầm thương hiệu “Phong lan Đông La”
Tìm hiểu được biết, nghề trồng phong lan “bén duyên” với nông dân Đông La từ khoảng đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Khi đó, người dân trong xã thường mang rau, củ, quả lên bán ở các tỉnh vùng cao như Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái… Sau mỗi chuyến hàng, những giò lan rừng thường được người làng mang về để làm quà. Thấy loài hoa đẹp, họ yêu thích và tự trồng, chăm sóc, tự nhân giống. Từ đó, người dân trong xã dần hình thành một số mô hình trồng phong lan để kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Với tình yêu đặc biệt dành cho loài hoa phong lan, người dân Đông La không chỉ chăm sóc mà còn thuần dưỡng, lai tạo được nhiều loại phong lan độc đáo, có giá trị. Một số hộ dân có được những giống lan đột biến như phi điệp đột biến, được bán theo cm, có thể vài triệu đồng/cm. Có những loại được bán theo ngọn, những ngọn phi điệp đẹp có giá bán vài triệu đồng/ngọn, ngọn có cả hoa đột biến cánh trắng thì lên tới vài trăm triệu đồng…
Khác với những loại hoa khác, người trồng chỉ trông chờ dịp Tết để mong muốn thu hoạch được nhiều nhất; hoa phong lan được khách hàng chơi và tìm mua quanh năm. Đặc biệt, những năm gần đây, với vẻ đẹp và chất lượng, phong lan Đông La đã tỏa đi khắp các tỉnh với nhiều chủng loại khác nhau, chủ yếu là các giống lan rừng quý hiếm như lan đuôi cáo, phi điệp, đai trâu, tam bảo sắc, quế lan hương… Các giống lan này, được nhập từ các vùng của Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần ở vùng núi Việt Nam rồi được người Đông La thuần dưỡng và chăm sóc qua các năm, cung cấp cho thị trường. Một nét riêng đang giúp nghề trồng lan ở Đông La ngày càng phát triển bền vững đó là các chủ vườn lan, người chơi lan ở Đông La không những không giấu nghề, mà còn liên kết, hỗ trợ nhau, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, thị trường để cùng nhau phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Quý, Chủ tịch UBND xã Đông La cho biết, nhằm phát triển nghề trồng hoa phong lan theo hướng hiệu quả, bền vững, UBND xã đã chủ động phối hợp với các đơn vị, nhất là các tổ chức tín dụng để hỗ trợ vốn ưu đãi cho các hộ trồng phong lan; đồng thời, tham mưu, đề xuất với UBND huyện Hoài Đức về các biện pháp quảng bá, tuyên truyền cho nghề trồng phong lan của địa phương. Tuy nhiên, nghề phát triển và mở rộng hơn nữa, các hộ dân trồng lan trong xã hiện đang rất mong muốn có thể xây dựng được một khu chợ ngay trên đất Đông La để trưng bày, giới thiệu và kinh doanh buôn bán ngay tại địa phương, giúp người nuôi trồng, sản xuất tập trung hơn và quảng bá được thương hiệu.
Trở Thành Tỉ Phú Nhờ Đầu Tư Trồng Rau Sạch
Trở thành tỉ phú nhờ đầu tư trồng rau sạch
– Có dịp đến huyện Đơn Dương hay TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, gặp gỡ các hộ nông dân trồng rau sạch cung cấp cho các siêu thị mới thấy nghề này tuy vất vả, nhưng mang đến cơ hội làm giàu cao.
Các hộ nông dân ở đây trồng rau theo mô hình chuỗi cung ứng rau sạch tiêu chuẩn Metro Requirement về thực hành nông nghiệp tốt, có đầu ra và thu nhập ổn định.
Lâm Đồng nổi tiếng với các vùng rau chuyên canh như Đà Lạt, Đức Trọng, Đơn Dương với khoảng 40 ngàn ha rau các loại: rau ăn lá, ăn củ, ăn quả, ăn hoa và rau gia vị; cung cấp cho thị trường khoảng 1,1 triệu tấn/năm. Trong đó, sản lượng rau xuất khẩu chỉ đạt khoảng 150-200 ngàn tấn/năm, chiếm 20% tổng sản lượng, 80% còn lại tiêu thụ trong nước, thị trường chính là các chợ đầu mối nông sản ở TP Hồ Chí Minh (chợ Thủ Đức, Hóc Môn, Bình Điền), các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung, Hà Nội và hệ thống siêu thị nhà hàng các địa phương.
Có dịp đến huyện Đơn Dương hay TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, gặp gỡ các hộ nông dân trồng rau sạch cung cấp cho các siêu thị mới thấy nghề này tuy cực nhưng mang đến cơ hội làm giàu cao. Các hộ nông dân ở đây trồng rau theo mô hình chuỗi cung ứng rau sạch tiêu chuẩn Metro Requirement về thực hành nông nghiệp tốt, có đầu ra và thu nhập ổn định.
Hiện đã có nhiều Hợp tác xã sản xuất rau tại thành phố Đà Lạt và các huyện lân cận như Xuân Hương, Anh Đào, Hiệp Nguyên, An Phú, …đã hình thành mạng lưới nông hộ, chuyên sản xuất, cung ứng rau theo hợp đồng. Bên cạnh những mô hình hợp tác xã sản xuất rau, các siêu thị lớn như Metro, Big C cũng liên kết với các hộ dân sản xuất rau theo hợp đồng tiêu thụ, chuyên cung cấp cho hệ thống các siêu thị trong nước.
Công ty TNHH Metro Cash & Carry cũng đã thuê Công ty Fresh STUDIO (đơn vị chuyên tư vấn nông nghiệp của Hà Lan) tư vấn kỹ thuật và xây dựng thương hiệu Metro GAP cho các nông hộ hợp đồng sản xuất với đơn vị. Bà Trần Thị Huệ – Trợ lý phát triển sản phẩm của công ty cho biết: METRO GAP là những nguyên tắc sản xuất rau an toàn được xây dựng từ những tiêu chuẩn Global GAP, được điều chỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng của địa phương. 50 hộ dân ở huyện Đơn Dương, Đức Trọng, thành phố Đà Lạt của Lâm Đồng được đơn vị tư vấn kỹ thuật, cung cấp giống, và sản phẩm làm ra được bao tiêu.
Một trong những người tiên phong khác của mô hình trồng rau sạch theo tiêu chuẩn Metro Requirement là ông Đinh Xuân Toản, ngụ thôn Suối Thông B, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương. Hiện ông Toản cũng lọt vào top những “tỉ phú rau sạch” ở tỉnh Lâm Đồng với vườn rau 2 ha. Cũng như nhiều hộ nông dân khác, lúc đầu ông Toản trồng rau theo kiểu tự phát nhưng thấy cách làm này rủi ro cao, hiệu quả thấp nên tìm cách thay đổi.
Ông Toản nói: “Chúng tôi phải tuân thủ quy trình ghi nhật ký… cho rau! Ngày trồng, ngày bón phân hay bơm thuốc đều phải được ghi lại tỉ mỉ để có thể truy xuất nguồn gốc rau quả”. Tuy cực nhưng theo ông Toản, hiệu quả làm rau theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp rất cao. “Mỗi năm, trừ hết chi phí, tôi thu lời được từ 500-600 triệu đồng.
Ông Đinh Xuân Toản bên vườn rau sạch
Ông Toản bắt đầu trồng rau theo tiêu chuẩn Global GAP ngay từ hồi năm 2007 – khi hệ thống METRO mở trụ sở ở Đức Trọng và “khoanh vùng” nguyên liệu đến tận Đơn Dương (xã Đạ Ròn của huyện Đơn Dương nằm giáp giới với huyện Đức Trọng). Theo lời tâm sự của ông Toàn thì lúc đầu thấy khó chịu với cái kiểu ghi ghi chép chép, làm đến đâu thì kiểm tra kỹ thuật có đạt hay không đạt đến đó…, nhưng riết rồi cũng quen và với lại, đây là lối canh tác hiện đại để cho ra sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn xuất khẩu nên không thể khác được.
Một thời gian sau, khi luồng gió nông thôn mới thổi vào địa phương, ông Toản lại tiếp tục phát huy thế mạnh là liên kết với nhiều trang trại khác trên địa bàn huyện Đơn Dương để tăng thêm sức mạnh của các trang trại và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Đến giờ, ở xã Đạ Ròn, ông Toản khá nổi tiếng bởi không chỉ vì thu nhập (mỗi hecta đất canh tác của ông cho trên dưới 500 triệu mỗi năm) mà còn vì trang trại của ông là trang trại thường xuyên tiên phong trong việc thử nghiệm các giống cây trồng mới và thử nghiệm những cách làm mới. Gần đây, dù chỉ làm thử nghiệm kiểu canh tác thủy canh giống cà tím và cà chua thôi nhưng thu nhập của ông Toàn từ mô hình này nếu tính ra cũng lên đến gần tỷ đồng trên diện tích 1 ha mỗi năm.
Xây dựng thương hiệu, liên kết sản xuất là những yếu tố hết sức cần thiết để cây rau Lâm Đồng tiếp tục khẳng định vị thế trong thị trường tiêu thụ nội địa truyền thống. Tuy nhiên, để vươn ra thị trường quốc tế thì ngoài việc xây dựng thương hiệu, liên kết sản phẩm, ngành nông nghiệp cũng như ngành chức năng cần thực hiện tốt, hiệu quả mối liên kết 4 nhà gồm: Nhà nông, nhà khoa học, nhà nước và doanh nghiệp./.
Bạn đang xem bài viết Trở Thành Tỷ Phú Từ Nghề Trồng Hoa Phong Lan Ở Tân Lập trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!