Cập nhật thông tin chi tiết về Trên “Cánh Đồng Mơ Ước” Ở Trà Ôn mới nhất trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, những năm qua, bên cạnh việc Nhà nước đầu tư các mô hình sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn, thì ngành nông nghiệp, hội nông dân trên địa bàn huyện Trà Ôn còn phối hợp với các đơn vị, công ty triển khai nhiều mô hình canh tác lúa theo hướng mới.
Lúa trúng mùa nhờ sạ thưa, sử dụng phân bón hợp lý.
Tiêu biểu là mô hình “Cánh đồng mơ ước” với mục tiêu vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tăng năng suất và lợi nhuận, nhằm từng bước giúp nông dân thay đổi dần tập quán canh tác cũ, đồng thời hướng đến sản xuất lúa theo phương pháp hữu cơ bền vững.
Với mục tiêu giúp nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa, từ năm 2014, ngành nông nghiệp, hội nông dân cùng với chính quyền địa phương đã phối hợp với Công ty TNHH Thuốc trừ sâu ADC triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mơ ước” với quy mô ban đầu trên 100ha, tại các xã Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Tân Mỹ, Hòa Bình, Thới Hòa, Nhơn Bình (Trà Ôn).
Khi tham gia mô hình, bà con nông dân được công ty cung ứng vật tư nông nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất trong cả mùa vụ, kết hợp với việc áp dụng phương pháp xạ thưa đều và hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu.
Từ đó, không chỉ nâng cao chất lượng hạt lúa, mà năng suất bình quân còn tăng từ 200- 300 kg/ha so với tập quán canh tác truyền thống trước đó.
Với lợi ích như vậy, qua hơn 4 năm triển khai thực hiện, đến nay mô hình này đã nhân rộng ra nhiều địa phương trong huyện, diện tích sản xuất tăng gấp 3 lần với 120 hộ nông dân tham gia.
Nông dân Trần Văn Út (ấp Mương Điều, xã Tích Thiện) chia sẻ: “Khi chưa vô chương trình thì mần theo tập quán của nông dân. Phun thuốc rất là bừa bãi cứ thấy sâu là xịt.
Từ ngày vô “Cánh đồng mơ ước” tới giờ, mình thấy hiệu quả rất là cao. Phía công ty cung cấp chương trình khoa học kỹ thuật, hội thảo về phân bón, thuốc trừ sâu.
Khi mình vô rồi thì những kỹ sư xuống đồng thường xuyên. Người ta thấy sâu thì đưa thuốc cho mình xịt.
Hiệu quả nó rất là cao luôn. Phía công ty làm được như vậy thì nông dân rất là phấn khởi, năng suất lúa ngày càng đạt, mà bán thì cũng được thương lái tới thu mua luôn.
Miếng đất của tôi mần đây, tôi sạ 5451, làm lúa giống, được đặt cọc 6.500 đ/kg. Lợi nhuận vụ này chắc cũng khá vì giá lúa cao, bà con cũng thấy phấn khởi”.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm (ấp Mương Điều, xã Tích Thiện) phấn khởi nói: “Tôi mần được chục công. 2 mùa nay áp dụng sạ hàng, nó thưa nhưng mà nó trúng.
Mùa này, 1 công được khoảng 850kg đó, bán 1kg được 6.200đ, đỡ hơn mấy mùa rồi. 1 công lúa bán lời được 3 triệu trở lên”.
Nếu trước đây theo tập quán, nông dân gieo sạ ngay sau khi làm đất thì giờ đây sau khi làm đất nông dân sử dụng phương pháp bón phân khoáng hữu cơ.
Một trong những loại phân hữu cơ hiệu quả, có tác dụng cải tạo mặt đất, đồng thời làm tăng độ phì nhiêu, giúp cây lúa dễ hấp thu dinh dưỡng, cứng cây đứng lá và hạn chế được các loại dịch hại tấn công.
Cùng với đó là việc áp dụng biện pháp sạ hàng, sạ thưa (từ 8-10 kg/công), giảm trên 50% lượng giống gieo sạ so với trước đó.
Bên cạnh, nông dân còn được hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh, phun thuốc theo phương pháp “4 đúng”. Từ đó, làm giảm số lần phun xịt, chi phí phân thuốc giảm đáng kể (trên 30%).
Ông Nguyễn Văn Xong- CLB ADC huyện Trà Ôn- cho biết: “Công ty ADC cũng có hỗ trợ phân khoáng hữu cơ “Con bò sữa” cải tạo đất, rồi triển khai kỹ thuật, tập huấn 2 lần trên vụ cho bà con nông dân sản xuất có hiệu quả hơn.
Ý nghĩa của việc triển khai “Cánh đồng mơ ước” là cải tạo được mặt đất nhờ phân khoáng hữu cơ, mang lại độ phì nhiêu cho đất để bà con sản xuất lâu dài, bền vững.
Trong thời gian tới, tôi khuyến khích bà con nông dân nên bón phân khoáng hữu cơ (20 kg/công) cho đất có độ phì nhiêu, về sau đất không bị bạc màu”.
“Cánh đồng mơ ước” là mô hình trồng lúa tiên tiến, không chỉ tiết kiệm chi phí, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân mà còn giúp họ thay đổi dần tập quán canh tác cũ, biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với bảo vệ môi trường.
Qua đó, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng, an toàn cho người tiêu dùng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Đây cũng là một trong những hướng đi đúng đắn nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững.
Bài, ảnh: NGỌC LY- THANH TÙNG
TIN LIÊN QUAN
Trà Ôn duy trì mô hình “cánh đồng mơ ước”
Rau Sạch Trên Phố Núi
Khi đời sống kinh tế không còn quá khó khăn, khi các loại thực phẩm bị “tắm” bởi hóa chất thì người tiêu dùng đã nghĩ đến việc dùng thực phẩm sạch, trong đó có rau – món ăn không thể thiếu trong cơ cấu bữa cơm của từng gia đình.
Trước tiên là giống sạch
Rất nhiều bà nội trợ tìm mua sản phẩm rau sạch thông qua các kênh như mua từ người quen, mua từ các cửa hàng uy tín, thậm chí là… tự trồng. Tuy nhiên liệu những sản phẩm được cho là “sạch” ấy có đảm bảo an toàn ngay từ những bước đầu tiên? Theo đó, tiêu chí đầu tiên của các nhà vườn làm rau sạch ở Tây Nguyên là phải chọn giống sạch.
Cty TNHH Quế Lâm Tây Nguyên trước đây chỉ kinh doanh sản phẩm phân bón mang thương hiệu Quế Lâm. Tuy nhiên mới đây, đơn vị này đã đưa vào sản xuất rau sạch với diện tích 2ha, ngay tại khuôn viên Cty.
Chăm sóc thủ công tại vườn rau sạch của Cty Quế Lâm Tây Nguyên
“Bên cạnh việc mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động thì việc làm rau sạch là đi theo nhu cầu tất yếu của thị trường. Mình làm ra sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, vậy tại sao không làm ra sản phẩm rau hữu cơ để cung cấp cho thị trường?”, Giám đốc Cty, ông Võ Việt Hùng chia sẻ.
Cũng theo ông Hùng thì việc trước tiên trong việc trồng rau sạch là phải chọn giống. Giống ở đây phải là giống sạch, được nhập về từ những đơn vị sản xuất, cung ứng giống có chứng nhận trên cả nước. Vườn rau 2ha với khoảng gần 20 chủng loại rau củ quả các loại, tất cả đều được nhập giống từ những trung tâm giống cây trồng có uy tín trong nước.
Nông dân Nguyễn Ngọc Hoàng, người sở hữu trên 3ha rau sạch, được trồng bằng công nghệ cao (ở xã An Phú, TP Pleiku, Gia Lai) thì cho rằng, chất lượng giống là cực kỳ quan trọng. Nông dân ta có thói quen là khi thu hoạch, chọn những cây nào to khỏe thì lấy giống, phơi và cất kỹ, để dành cho mùa gieo hạt tới.
“Là trước kia rau sạch thật, bởi không có thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước chưa bị ô nhiễm. Cũng là do trước kia chưa có những trung tâm nghiên cứu và chuyển giao giống rau đảm bảo chất lượng. Còn bây giờ, thói quen tự chọn giống theo kinh nghiệm nên bỏ, nếu muốn làm rau sạch”, anh Hoàng nêu quan điểm như trên bởi theo anh, hiện có không ít nhà vườn vì muốn chạy theo lợi nhuận, đã không tiếc tiền vào việc “tắm” thuốc bảo vệ thực vật cho rau.
Rau sạch trưng bày ở cửa hàng thực phẩm sạch tại Pleiku
Theo đó, lượng hóa chất độc hại tồn dư trong hạt là rất lớn, nếu lấy những hạt ấy làm giống thì sẽ đầu độc vườn rau vụ sau. “Rau như vậy không thể gọi là sạch, mặc dù quá trình chăm sóc, thu hoạch và bảo quản đúng quy trình”, anh Hoàng khẳng định.
Chăm sóc thủ công
Khái niệm “công nghiệp hóa trong sản xuất nông nghiệp”, xem ra không được tiếp nhận nồng nhiệt ở những vườn, những trang trại trồng rau sạch ở Gia Lai- ít nhất là đến thời điểm này. Chỉ với 2ha, nhưng vườn sau sạch của Cty TNHH Quế Lâm Tây Nguyên phải thuê hẳn kỹ sư Nông nghiệp chuyên ngành, tuyển mộ cả những nông dân có kinh nghiệm nhiều năm trong việc trồng rau.
Theo ông Hùng, Giám đốc Cty thì việc chăm sóc vườn rau ở đây thực hiện nghiêm quy định “5 không”: Không dùng thuốc cỏ, không dùng chất kích thích, không dùng thuốc bảo quản sau thu hoạch… Đến thăm vườn rau, tận mắt thấy công nhân (là những nông dân chuyên trồng rau) nhổ cỏ bằng tay, bắt sâu bằng tay, nếu nhiều sâu thì dùng chế phẩm sinh học. Phân bón thì dùng phân hữu cơ vi sinh do chính đơn vị sản xuất… Rau ở đây không mơn mởn như những vườn rau thông thường, nhưng là rau sạch.
Đến thăm vườn rau sạch của anh Nguyễn Mộng Hoàng, không khỏi ngỡ ngàng bởi sự hiện đại đến… choáng ngợp, đến lộng lẫy: Trên 3ha được khép kín bởi hệ thống nhà lồng hiện đại, gần chục chiếc quạt gió to như… màn ảnh chiếu bóng thời bao cấp quay vù vù lấy ô-xy, rồi hệ thống tưới béc phun, giàn treo… Trên 3ha được sắp đặt hết sức khoa học theo từng khu vực trồng rau – củ – quả.
Vườn rau sạch gia đình anh Nguyễn Ngọc Hoàng
Anh Hoàng nêu quan điểm: “Nói làm rau sạch thì không nên áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, cứ làm thủ công như ông cha ta vẫn làm là nói… liều, là phản khoa học. Chính những tiến bộ của khoa học kỹ thuật này đã giúp rất nhiều cho vườn rau của gia đình tôi. Tuy nhiên vẫn phải nói rằng: Ở một số công đoạn, tốt nhất vẫn nên chăm sóc theo phương thức thủ công truyền thống”.
Với suy nghĩ trên nên chỉ với trên 3ha rau, gia đình anh Hoàng phải thuê tới 17 người lao động, thường xuyên làm việc trong vườn. Ở những vườn rau thông thường, những công đoạn như nhổ cỏ, bón phân, thu hoạch… tất cả đều được làm bằng máy, tiết kiệm được thời gian và nhân công. Còn ở vườn rau nhà anh Hoàng, từ khâu bắt sâu, nhổ cỏ đến bón phân, thu hoạch… tất tần tật đều dựa vào những đôi tay cần mẫn của những người có thâm niên trồng rau ở vựa rau An Phú này. “Tuy chi phí bị đẩy lên cao, nhưng làm rau sạch là phải vậy!”, anh Hoàng nói.
Do giá thành cao nên sản phẩm rau sạch trồng ở Gia Lai lại tiêu thụ rất ít trên chính mảnh đất trồng ra nó. Ông Hùng cho biết, sản phẩm rau sạch của Cty chủ yếu tiêu thụ ở Hà Nội, TP.HCM… 2ha hiện có chỉ là bước thử nghiệm, nếu thành công, Công ty sẽ triển khai với quy mô lớn ở huyện Mang Yang. Tuy nhiên với tình hình tiêu thụ khó khăn, việc mở rộng quy mô trồng rau sạch của Cty vẫn còn ở phía trước.
Xem ra, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, để sản phẩm thực phẩm sạch không còn xa lạ với mỗi căn bếp, mỗi mâm cơm của mỗi gia đình.
TRẦN ĐĂNG LÂM – LAM GIANG (Nông Nghiệp Việt Nam)
Trồng Mướp Trên Sân Thượng
Mướp là loại quả có thể chế biến thành những món ăn cực thanh mát trong ngày hè. Bạn có thể tự tay trồng một giàn mướp trong thùng xốp để gia đình thưởng thức trong cả mùa.
Bạn có thể tự tay trồng mướp trong thùng xốp để ăn trong cả mùa.
Nguyên vật liệu
Thùng xốp, chậu nhựa.
Đất dinh dưỡng: Đất Fusa hoặc Tribat, giá thể nền hữu cơ, hoặc hỗn hợp đất phù sa và phân trùn quế.
Hạt giống mướp hương F1 hoặc hạt giống mướp hương cao sản.
Bình tưới 1 lít hoặc 2 lít.
Cách trồng
Gieo hạt: Ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh trong vòng 4-6 giờ. Sau đó vớt ra, rửa sạch rồi đem ủ vào khăn ẩm, ủ cho đến khi hạt nứt nanh (khoảng 36-48 giờ) thì đem gieo.
Sau khi gieo hạt xong lấp một lớp đất mỏng khoảng 1cm.
Trồng cây con: Khi hạt nảy mầm có từ 2 đến 3 lá non ta tiến hành tách cây con sao cho cây cách cây 0,8-1m, hàng đôi 4-5m.
Khi hạt nảy mầm có từ 2 đến 3 lá non ta tiến hành tách cây con sao cho cây cách cây 0,8-1m, hàng đôi 4-5m.
Cách tạo rễ cho cây
Trước khi trồng dùng 1kg lân bột và 1-2kg phân hoại mục trộn vào đất sau đó phủ một lớp đất lên trên rồi ươm hạt.Mướp là loại cây dây leo, muốn cho cây cho nhiều trái và sinh trưởng dài ta phải tạo thêm bộ rễ cho cây để cây hút được nhiều nước và dinh dưỡng nuôi cây. Khi cây leo dài khoảng 2 m thì tiến hành khoanh gốc, lấy kéo cắt tay cuốn, lá rồi hạ 1m xuống chậu (khoanh tròn cuộn dây lại), 1 m còn lại tiếp tục cho leo lên giàn, phủ nhẹ đất vào các đốt.
Để dễ uốn cây, Khi cây lên tua cuốn thì không cho leo lên giàn vội để cây tự uốn cong xuống mặt đất (làm vậy để khi ta khoanh dây sẽ dễ dàng hơn, cây sẽ không bị gập thân hoặc gẫy gốc). Sau khi cây đã đổ xuống mặt đất thì cho leo lên giàn, khi cây leo được 2m thì tiến hành khoanh dây xuống chậu. Khi các đốt trên thân đã ra rễ thì tiến hành phủ thêm 5-10cm đất lên mặt chậu.
Chăm sóc cây
Tưới nước cho cây: Dùng hệ thống tưới thông minh như tưới nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa áp lực thấp, hoặc bình tưới phun để tưới cho cây. Tưới nước 2 lần trong ngày vào sáng sớm và chiều mát đối với mùa hè. Không nên tưới nước vào giữa trưa nắng nóng. Tưới nước 1 lần trong ngày vào chiều tối đối với mùa đông. Không nên tưới nước quá nhiều cho cây. Lượng nước cần gia tăng lúc ra hoa rộ.
Không nên tưới phun nước lên hoa, quả non.
Mướp nói riêng và các loại cây ăn quả, củ nói chung khác với loài cây cà gai leo thì ngoài bón phân hoại mục chúng rất cần các loại phân bón khác như lân và kali. Nếu mướp không bón lân và kali chỉ bón đạm cây sẽ ít quả, liều lượng bón cũng phải đúng thời điểm để cây cho nhiều quả và bền cây. Nếu bón không đúng cách cây sẽ cho ít quả và nhanh tàn.
Phòng ngừa sâu bệnh
Sau khi rau trồng từ 1- 2 ngày ta bắt đầu phun dung dịch thảo dược phòng ngừa sâu bệnh. Để phòng ngừa sâu bệnh đạt hiệu quả cao cứ 5 ngày ta phun 1 lần, mỗi lần phun hòa 5ml dung dịch với 1 lít nước phun cho 10m2 rau.
Thu hoạch
Thu hoạch sau 38-40 ngày gieo, thu khi trái còn non, sau mỗi lần thu hoạch nên bổ sung thêm mùn giun. Để trồng rau mới dùng xén xới đất tơi và phơi 2 – 3 nắng, bổ sung hỗn hợp phân giun và đất vào thùng cách miệng 2cm.
Thu hoạch sau 38-40 ngày gieo, thu khi trái còn non, sau mỗi lần thu hoạch nên bổ sung thêm mùn giun.
TH Sưu tầm
Trồng Ớt Trên Cát Trắng
Ông Nguyễn Tích ở thôn Kim Long cho biết: “Mấy đời nay không ai nghĩ đến chuyện trồng được cây ớt trên cát trắng. Nông dân chỉ quanh quẩn với mấy ha đất truyền thống trong thôn. Không có đất sản xuất, mỗi lần đi qua đồng cát ai cũng tỏ vẻ tiếc vì không biết làm cách nào để biến cát trắng thành đất sản xuất. Từ ngày trồng cây ớt theo mô hình biến đổi khí hậu và bền vững trên cát trắng, tôi thấy cây ớt cho năng suất rất cao, mang lại hiệu quả kinh tế lớn”.
Hiện tại, ở xã Hải Quế, bà con nông dân rất kết mô hình này vì cảm thấy an toàn và hiệu quả. Bà Trần Thị Lựu – Phó Chủ tịch xã Hải Quế – Trưởng Ban dự án Biến đổi khí hậu của xã, trăn trở: “Trước đến nay, một câu hỏi luôn đặt ra, biến đổi khí hậu như hạn hán trầm trọng, mưa lũ liên miên xảy ra làm cho đất canh tác nông nghiệp mỗi ngày mất đi một ít, trong khi đó dân số lại càng tăng thì lấy đất đâu ra sản xuất để nuôi sống con người. Chủ động cải tạo đồng đất hoang hoá bằng ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất bền vững là việc làm phải được quan tâm hàng đầu”.
Được sự giúp đỡ của Trung tâm Phát triển nông thôn miền Trung, bà con nông dân của xã Hải Quế đã cải tạo đất cát trắng thành đất sản xuất màu mỡ để trồng cây ớt. Quy trình cải tạo đất trồng cây ớt gồm ba bước chính: tăng cường phân bón như phân chuồng, kali cho đất, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trồng trọt và kịp thời phòng trừ, phát hiện sâu bệnh để có cách chữa trị hiệu quả nhằm nâng cao giá trị kinh tế và canh tác bền vững.
Tại sao lại chọn cây ớt làm thực nghiệm mô hình, bà Lựu cho biết: Nhiều loại hoa màu có thể thích ứng với việc biến đổi khí hậu song ớt là loại cây trồng đặc biệt nhất, có khả năng cho hiệu quả kinh tế cao, chịu nóng, hạn tốt, dễ trồng, không kén đất và thích hợp với nhiều vùng sinh thái. Tiềm năng phát triển cây ớt ở Hải Quế nói riêng và huyện Hải Lăng là rất lớn.
Phát triển trên diện rộng
Nông dân Nguyễn Lỵ cho biết: Muốn làm giàu từ cây ớt phải phát triển theo hướng canh tác bền vững, chống chọi được với khí hậu khắc nghiệt. Nếu như trước 2009 bà con ở Hải Quế trồng ớt theo cách truyền thống cho năng suất 70kg ớt bột khô/sào thì nay làm theo mô hình thích nghi biến đổi khí hậu ớt cho năng suất 100kg ớt bột/sào. Trồng ớt theo cách này có hiệu quả kinh tế, tận dụng được thời gian nhàn rỗi cho sản xuất nông nghiệp.
Theo bà Lựu, với việc tìm ra mô hình trồng cây ớt bền vững trên cát trắng thì sắp tới diện tích cây ớt ở Hải Quế sẽ được tăng lên rất lớn chứ không phải chỉ 15 ha như hiện nay. Ngoài cây ớt, trồng cây ném trên cát trắng cũng cho hiệu quả khá. Xã đang chủ động hướng đến cả hai mô hình trồng ớt và trồng ném trên đất cát trắng để không ngừng nâng cao diện tích và hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp.
Cũng theo ông Lỵ, cây ớt mỗi năm trồng được hai vụ. Vụ đông – xuân gieo hạt từ tháng 10 đến tháng 12, trồng vào tháng 1-2, thu hoạch từ tháng 4-5 đến tháng 6-7 năm sau. Ngoài ra, ở các bãi ven sông hoặc các vùng đất trống không trồng được lương thực, bà con nông dân có thể trồng ớt xuân – hè, gieo hạt từ tháng 2-3, trồng tháng 3-4, thu hoạch tháng 7-8. Hiện có hai giống ớt được thị trường ưa thích: ớt sừng bò và ớt chìa vôi (ở Quảng Trị nông dân trồng chủ yếu ớt chìa vôi). Giống ớt này có thời gian sinh trưởng từ 115-120 ngày, cây cao 40-45 cm có 4-5 cành, mỗi cây cho 40-45 quả.
Bà Trần Thị Lựu, cho biết: “Kết quả lớn nhất của mô hình này sau hai năm là đã tìm ra được cây trồng thích hợp. Người nông dân được nâng cao năng lực canh tác, kịp thời ứng phó với những bất thuận của thiên tai trong sản xuất nông nghiệp”.
Địa hình xã Hải Quế nằm ở vùng đất cát nội đồng và thấp trũng của huyện Hải Lăng. Toàn xã có 900 hộ với 4.350 nhân khẩu, thu nhập trung bình trên đầu người đạt 9,5 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu nhập chính của người dân là trồng trọt và chăn nuôi. Nếu đưa vào sản xuất cây ớt đại trà trên diện rộng thì việc nâng thu nhập cho nông dân là không khó. Thực tế trồng cây ớt trên cát trắng hai năm qua cho thấy, dù đất cát trắng tinh song sử dụng phân bón, nhất là phân chuồng, bón nhiều lần và bón đúng liều lượng cũng như trồng đúng mật độ thích hợp sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, quả to, hiệu quả kinh tế cao.
Trồng Lan Trên Gỗ Lũa
Trong những chuyến về thăm quê hương vừa qua, tầm mắt của chúng tôi được thêm mở rộng trước những đoá hoa lan xinh đẹp của quê hương mà trước đây chỉ nhìn thấy trên hình ảnh.
Ngắm nhìn những bông hoa trong hình ảnh chỉ cho ta ấn tượng nào đó nhưng không thể nào cho chúng ta thưởng thức vẻ đẹp toàn diện cả hương lẫn sắc của một bông lan thực thụ. Cảm giác này cũng như xem một thiếu nữ trong tranh vẽ hay môt bức ảnh chân dung, khác xa với việc chiêm ngưỡng tận mắt dung nhan và duyên dáng cũa mỹ nhân.
Nhưng vẻ đẹp của mỹ nhân và hoa lan tại tuỳ thuộc một phần nào vào khung cảnh chung quanh. Đoá lan hoang dã mọc trên cây hay được gắn vào dù sao cũng có một vẻ đẹp thiên nhiên hơn là lan trồng trong chậu. Cùng một cây lan chúng ta hãy xem bức nào có vẻ đẹp tự nhiên hơn.
Mặc dầu gỗ lũa là một thứ gỗ dù bao nhiêu năm mà vẫn không mục, nhưng gỗ lũa rất đắt cho nên ít người nghĩ đến việc trồng lan trên gỗ lũa.
Nhưng tháng 3 vừa qua khi lên thăm các bạn trong CLB hoa lan Điện Biên, tại nhà anh Lê Văn Chiến chúng tôi đã ngỡ ngàng khi thấy bộ bàn ghế bằng gỗ quá lớn và lại càng kinh ngạc hơn là ngoài sân đầy những cây gỗ lũa khồng lồ với biết bao nhiêu lan trên đó.
Qua nhà anh Hà khắc Hiểu, một miếng gỗ lũa thiệt đẹp còn dựa bên góc tường, chắc chủ nhân còn đang lưỡng lư xem nên trồng cây gì trên đó?
Tới Ban Mê Thuột, khi thăm vườn lan của anh Cao bá Hảo cũng có khá nhiều lan trồng trên cành cây và trên gỗ lũa.
Nhưng khi tới thăm vườn của anh Lê trọng Châu tại Đà Lạt, chúng tôi mới thấy rất nhiều tác phẩm nghệ thuật về trồng lan trên gỗ lũa của anh. Trước đây anh Châu cũng cống hiến cho chúng ta cách trồng cây trên giây thừng, trên thớt gỗ hoăc trên những tai nấm Linh Chi. Nay anh lại trình bấy một số lan trồng trên gỗ lũa, xin mời các bạn hãy thưởng thức các tác phẩm mới của Lê trọng Châu:
Anh Châu cho biết anh vẫn chọn gỗ lũa để trồng, hầu như tất cả các giống như giồng Bulbophyllum, Dendrobium, Chiloschista, Coelogyne, Eria, Phalaenopsis. Theo anh rất nhiều giống lan có thể trồng trên gỗ lũa được, cái chính là tự mỗi người phải tạo độ ẩm trong vườn lan sao cho phù hợp. Riêng những giống lan chịu ẩm cao khi trồng trên gỗ lũa, đòi hỏi người trồng phải siêng năng chăm tưới nói chung là quan tâm đến nó nhiều một tí thì sẽ có kết quả tốt. Sau đâu là cách anh gắn cây trên gỗ lũa:
Khi chọn được gỗ lũa thích hợp, chúng ta cần có 1 búa nhỏ, 1 kéo nhỏ, 1 kéo cắt cành, 1 kềm nhọn, 1 kềm mỏ bằng, 1 máy bắm ghim gỗ (loại mà người ta hay dùng để làm ghế sofa) 1 cuộn dây dù (tùy theo cây lan mà chọn loại dây lớn hay nhỏ).
1. Dùng mấy bắn ghim cố định 1 đầu dây. 2. Để một ít dớn (Sphangum moss) mềm lên thân gỗ vào chổ vị trí trồng lan. 3. Đặt bụi lan lên trên miếng dớn. 4. Dùng đầu dây đã cố định ở bước 1 kéo ngang qua bụi lan, dùng mấy bắn ghim cố định đầu dây. 5. Ta cứ tiếp tục dùng dây cố định cho đến khi bụi lan không còn xê dịch được nữa là coi như hoàn tất.
Những cây lan mới trồng thường thì chỉ phun sương, và nên sử dụng thuốc kích thích rễ hàng tuần. Về thuốc kích thích rễ ta có thể sử dụng loại B1 cho đến khi cây đã cứng lá và rễ non bắt đầu nhú ra, cần phải chú ý phải để ý đến chuyện nấm bệnh.
Bạn đang xem bài viết Trên “Cánh Đồng Mơ Ước” Ở Trà Ôn trên website Inkndrinkmarkers.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!