Bạn đã biết cách trồng và chăm sóc Phong lữ thảo đúng cách?
Hoa Phong Lữ – hay có người còn gọi là Phong lữ thảo ,Thiên Trúc Quỳ – là loại hoa được trồng trong vườn, có những bông hoa màu sắc khác nhau và đầy lôi cuốn, có lá hình thùy.
* Hoa phong lữ thảo cho không gian ngày tết thêm đẹp * Cách trồng và chăm sóc hoa cúc sao băng hoa cúc rủ
Hoa phong lữ thảo có Nguồn gốc từ các nước vùng Địa Trung Hải, hiện được trồng phổ biến ở nhiều quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam những vùng lạnh cây có khả năng phát triển và đơm hoa quanh năm, còn như miền Bắc cây chỉ có thể phát triển từ tháng 10 âm lịch tới hết tháng 3 âm khi gió lạnh tràn về
Phong lữ thảo có 2 loại chính đó là phong lữ thảo đứng và phong lữ thảo rủ. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, hồng nhạt, hồng đậm, đỏ, cam và màu kết hợp. Mỗi đợt hoa nở có thể kéo dài tới 2 tuần, hoa cũ tàn, hoa mới lại lên.
Những yếu tố cần chú ý khi chăm sóc Phong lữ thảo.
– Ánh sáng: Phong lữ thảo ưa mát chúng có thể sống tốt trong cả điều kiện nhiều sáng hoặc bán nắng, bán râm. Vì vậy nếu để chơi hoa trong nhà bạn nên đặt chậu hoa ở những nơi có nhiều ánh sáng hắt vào như cửa sổ, cửa ra vào…
– Đất trồng: cần đất trồng tơi xốp thoát nước tốt gồm các thành phần chính như đất canh tác, trấu hun, xơ dừa, mùn hữu cơ…
– Nước tưới : Phong lữ thảo không yêu cầu nhiều nước nên nên chỉ cần cưới 1-2 ngày/lần khi thấy mặt đất đã se khô để tránh úng rễ. Tuy nhiên, nếu cây rụng lá nhiều là lúc đó đã bị thiếu nước.
– Bón phân: Phong lữ thảo thích hợp trồng trong chậu, giò treo. Muốn cho cây nở hoa rực rỡ trong suốt mùa, nên bón phân đều đặn 2-4 tuần/lần. Một số loại phân bón thích hợp như NPK tổng hợp, phân bón hoa…
– Các bệnh thường gặp: nấm gây thối nhũn, dệp sáp, rầy… Cần thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh sớm tránh lây lan và cứu chữa nhanh nhất. Để tư vấn các bạn có thể liên hệ trực tiếp 0988.716.591 để được tư vấn miễn phí
– Cắt tỉa: Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới. – Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân chuồng hoai mục, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới.
Phương pháp nhân giống Phong lữ thảo
Phong Lữ có thể nhân giống bằng hạt, giâm cành hoặc trồng cây bằng phương pháp nuôi cấy mô, trong đó giâm cành là biện pháp đơn giản, dễ làm, rẻ tiền và thông dụng nhất.
Phương pháp Giâm cành
– Chuẩn bị giá thể: Thành phần và tỷ lệ phối trộn hỗn hợp giá thể gồm: 1m3 đất phù sa tơi xốp + 5kg phân tổng hợp NPK + 1 kg vôi bột + 150 kg phân chuồng hoai mục. Trộn đều các hỗn hợp, Có thể giâm cành trực tiếp vào chậu, vào bầu hoặc trên luống ươm cho ra rễ, phát triển thành cây con rồi mới đem cấy vào chậu. Khi cho giá thể vào bầu hoặc chậu để giâm trực tiếp hoặc trồng cây con không nên đổ đầy mà chỉ nên đổ cách miệng chậu hoặc mặt bầu khoảng 1cm. – Chọn cắt cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại, không sử dụng các chồi có nụ bên trên. Trên cây mẹ chọn cắt đoạn cành bánh tẻ (thân có màu xanh nâu, không quá già nhưng cũng không được non quá) có ít nhất 2-3 mầm mắt khỏe. Ngay dưới mắt lá, Dùng kéo vát một góc 45 độ, để có diện tích tiếp xúc với giá thể lớn nhất sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất. Cắt từng đoạn có chồi, dài cỡ 15cm. Cắt bỏ lá ở ¾ phía dưới của cành. Phía trên chừa các lá lại nhưng cắt bỏ đi nửa phiến lá để giảm thoát hơi nước của cây. Nhúng gốc cành vào chất kích thích ra rễ (nếu có). Cắm vào chậu có đường kính cỡ 10cm, bên trong chứa hỗn hợp cát và than bùn với tỷ lệ bằng nhau. Tưới nước giữ ẩm.
– Giâm trực tiếp vào chậu hoặc bầu có kích thước 18 x 18 cm đã có đủ giá thể: Cắm phần gốc cành giâm vào chậu giá thể, mỗi chậu hoặc bầu giâm nên cắm 3 cành cách đều nhau.
– Chăm sóc: Giâm xong xếp các chậu thành luống để tiện cho việc chăm sóc và bảo vệ, phía trên nên dùng lưới nilon đen che bớt ánh sáng và thường xuyên tưới đủ ẩm để cây nhanh ra rễ, đâm chồi mới. Nhiệt độ thích hợp cho cây ra rễ và sinh trưởng tốt là từ 22- 25 độ C, độ ẩm khoảng 80- 85%. Cây sẽ ra rễ, đâm chồi mới trong khoảng 20 ngày. Khi cây đã mọc chồi, lá mới, tiến hành nhổ cỏ trên mặt bầu, loại bỏ những cành chết hoặc không ra rễ để trồng dặm thay thế bằng các cây con khỏe mạnh. Khi cây đã bén rễ hồi xanh tiến hành bón thúc bằng cách tưới 200 ml dung dịch NPK 1% cho mỗi bầu kích thước 18 x 18cm (pha 100g NPK trong 10 lít nước), định kỳ 20 ngày tưới 1 lần. – Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân chuồng hoai mục, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới.
– Có thể lấy hột từ trái sau mùa hoa, hoặc mua hạt từ nước ngoài. Mỗi túi hột giống chứa khoảng 20 hột. hạt khá nhỏ. Từ lúc gieo cho tới lúc có hoa mất khoảng 18 – 20 tuần. – Đổ chất trồng, giá thể vào chậu nhựa có lổ thoát ở đáy . Chất trồng gồm đất, xơ dừa, tro trấu. Tỷ lệ bằng nhau, trộn đều. Cũng có thể dùng đất vườn. Gieo hạt thành hàng cách nhau 2cm. Khoảng cách hột trên mỗi hàng là 5cm. Tưới sương mỗi sáng và phủ kiếng hay giấy nylon trong để giữ ẩm. – Sau 2 tuần mở giấy nylon hay bỏ kiếng ra,tránh tưới nước cho đất thoáng ráo để tránh thối. Khi lá đầu tiên phát triển,phải trồng riêng ra chậu nhỏ. Bứng và nâng bằng 2 ngón tay cây con có kèm theochút đất trồng. – Trồng mỗi cây vào một chậu có đường kính 10cm với chất trồng là tro trấu và xơ dừa, và phân bò hoai, ấn nhẹ đất chung quanh gốc. Tưới đều. Các cây bây giờ phân nhánh tốt. Phải thay chậu mới lần nữa. Và cho phân đều đặn 15 ngày/lần. Bây giờ cây khỏe mạnh, phân nhánh tốt và có nhiều nụ hoa sẽ bảo đảm mùa hoa sung mãn và đầy màu sắc. Nhớ cho phân bón đều kỳ.
1. Ứng dụng trong y học, ẩm thực, mỹ phẩm
Phong lữ thảo trong Đông Y được coi là một loại thuốc bổ, chống suy nhược và có khả năng khử trùng. Đặc biệt Mùi hương từ lá của của cây phong lữ giúp tăng cường sự tỉnh táo nhạy bén của trí não vì thế giảm việc sử dụng nhiều cà phê, chúng còn có khả năng đuổi muỗi rất tốt cho những gia đình có trẻ nhỏ.
Tinh dầu từ cây phong lữ thảo còn được sử dụng để chế biến nước hoa.
Loại thảo mộc này cũng có thể là gia vị cho món gà hay cá giúp kích thích tiêu hoá và cải thiện hệ thống miễn dịch.
2. Ứng dụng trang trí của hoa phong lữ thảo
Phong lữ thảo đứng và phong lữ thảo rủ có những ứng dụng trang trí khác nhau, tuy nhiên cả hai đều rất đẹp từ màu sắc tới hình dáng cây. Cũng giống như Dạ yến thảo, mai địa thảo hay những loại hoa ngày tết khác, chúng cho hoa rực rỡ suốt vụ Đông Xuân và dịp tết Nguyên Đán nên thường được trồng để trang trí nhà dịp têt.
Một số cách trang trí đẹp với hoa phong lữ thảo
Có rất nhiều vị trí quanh nhà các bạn có thể trang trí bằng hoa phong lữ thảo như ban công, cửa sổ, cửa ra vào, hàng rào, sân vườn….
Có thể trồng hoa Phong Lữ thành từng luống hoặc trong chậu cảnh để xếp thành những thảm màu trang trí thuần màu hoặc xen kẽ với nhiều màu sắc khác nhau trong sân nhà, khách sạn, biệt thự hoặc lối đi nơi công viên rất đẹp mắt và sinh động.
Phong lữ thảo đứng và những thảm hoa xuân rực rỡ
Phong lữ thảo rủ cũng là loài hoa rất đẹp, màu sắc đa dạng , chắc chắn sẽ chinh phục được trái tim của các eva.
Giỏ hoa treo phong lữ thảo rủ trang trí hành lang sân vườn
Hoa phong lữ thảo đứng trồng chậu thông minh trang trí cửa sổ bắt mắt
Giỏ hoa treo phong lữ thảo trang trí ban công
Hoa phong lữ thảo đứng trang trí hàng rào
Cây cảnh Thăng Long cung cấp phong lữ thảo đứng, phong lữ thảo rủ đa dạng kích thước, kiểu dáng chậu như bầu cây, chậu hoa treo, chậu hoa thông minh dài, chậu sứ đẹp… Nhanh tay liên hệ 024.6328.7450 để được tư vấn và hướng dẫn miễn phí