Top 8 # Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa Cạn Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa Cạn

Cây dừa cạn (còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, hoa trường xuân) là cây cảnh thân cỏ, mọc theo dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 40 ~ 60 cm, nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4〜6cm, rộng 2-3cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Hoa có cánh đơn, mỏng, nhiều màu như trắng, tím, hồng, đỏ. Cây dừa cạn thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ treo. Cây sống khỏe, ít sâu bệnh, có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.

Đặc điểm sinh trưởng của cây dừa cạn

Tập tính: Cây dừa cạn ưa nhiệt độ cao, độ ẩm cao, chịu được bóng râm bán phần, không chịu được lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây là 20-33 độ C. Cây ưa nắng, sợ ngập úng, có thể trồng trên loại đất bình thường, nhưng không thích hợp với đất mặn, đất có tính kiềm. Cây sinh trưởng tốt trong loại đất giàu mùn hoặc loại đất thịt tơi xốp, thoát nước tốt.

Ánh sáng: Cây đòi hỏi phải được chiếu sáng đầy đủ nên cần phải trồng cây ở nơi có nhiều nắng. Nếu đặt cây ở nơi có nhiều bóng râm, không đủ ánh sáng trong thời gian dài, thì lá cây sẽ bị vàng.

Nhiệt độ: Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây là 18-24 độ C. Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ phù hợp là 13-18 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ không được thấp hơn 10 độ C.

Đất trồng: Khi trồng cây trong chậu có thể dùng loại đất trồng tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Có thể phối trộn đất trồng theo công thức: 4 phần đất vườn, 4 phần đất lá mục và 2 phần cát.

Cách chăm sóc cây dừa cạn

Tưới nước: Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, nên chú ý tưới nước kịp thời. Trước khi tưới nước cần phải kiểm tra xem đất trồng đã khô chưa rồi mới tưới. Không được để nước ứ đọng, vào mùa mưa nên tìm cách thoát nước cho cây.

Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bón phân 1 lần. Khi bước vào thời kỳ quả chín thì không cần bón phân. Vào mùa đông, khi nhiệt độ khá thấp, nên giảm bớt lượng phân bón.

Cắt tỉa: Để cho cây có dáng đẹp, thì cần bấm ngọn 1-2 lần mỗi chu kỳ sinh trưởng. Lần thứ nhất là khi cây mọc được 3-4 cặp lá thật. Khi bám ngọn lần thứ hai thì mỗi cành nên để lại 1 ~ 2 cặp lá thật. Không được bấm ngọn quá 2 lần. Nếu không, sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây. Trong thời kỳ cây ra hoa, kịp thời ngắt bớt những bông hoa tàn, sẽ có thể kéo dài thời kỳ ra hoa.

Phòng chống sâu bệnh: Cây dừa cạn vốn chứa độc tố, vì thế nó có khả năng nhất định chống lại sâu bệnh. Vào thời kỳ cây con, bệnh hại chủ yếu là bệnh thối cổ rễ, bệnh mốc tro. Ngoài ra, còn chú ý đề phòng cây bị cháy phân hoặc cháy thuốc. Sâu hại chủ yếu có nhện đỏ, rầy mềm,… Trời mưa kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến cây, khiến cây dễ nhiễm bệnh. Nên cố gắng đừng để cho cây ướt mưa.

Cách nhân giống hoa dừa cạn

Có thể nhân giống cho cây bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Thông thường người ta hay sử dụng phương pháp gieo hạt.

Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt: Nước ngâm hạt phải là nước ấm. Bỏ hạt vào trong miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm trong 3 tới 4 giờ. Sau đó để hạt vào giấy ăn, phun ẩm, bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát trong 3 – 4 giờ.

Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. Bỏ đất vào khay gieo hạt hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước, ấn nhẹ đất. (Giá thể trồng hoa bao gồm cát đen, sơ dừa và trấu hun hoặc sơ dừa và trấu hun theo tỉ lệ 1:1)

Dùng đầu tăm tre cho từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên một lớp đất mỏng.

Lưu ý: Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng. Trong khoảng thời gian này, cây lớn rất chậm. Còn tới khi bứng ra chậu, cây lớn rất nhanh và nứt nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây, nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, ta có thể bứng cây ra trồng riêng. Lúc này cây đã có từ 4-5 lá. Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1-3 cây con (tùy loại chậu to hay nhỏ). Có thể phun B1 sau khi bứng cây 1 tuần để kích thích bộ rễ phát triển. Sau 10 ngày, có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng (để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ). Tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành: Phương pháp giâm cành thường tiến hành vào mùa xuân. Chọn cành non của những cây già đã sống qua mùa đông. Cành giâm có chiều dài khoảng 8 cm và phải có lá. Sau đó giâm cành vào đất thịt ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp cho cành mọc rễ là 20-25 độ C. Chú ý che bóng và duy trì nhiệt độ thích hợp. Khi cây con cao khoảng 10 cm thì bấm ngọn rồi trồng vào trong chậu nhỏ. Sau đó, dần dần trồng cây vào chậu lớn.

Nguyên nhân cây dừa cợn bi vàng lá?

Có 3 nguyên nhân khiến cho cây dừa cạn bị vàng lá:

Thiếu ánh sáng: Nếu chậu cảnh đặt ở nơi râm mát trong thời gian dài sẽ khiến cây bị vàng lá do thiếu ánh sáng.

Đất trồng không thoáng khí: Nếu trồng cây vào đất sét hoặc đất có tính kiềm, rễ cây sẽ phát triển không tốt, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các bộ phận trên mặt đất, đặc biệt khiến cho lá bị vàng.

Thiếu phân, úng nước: Trong thời kỳ cây sinh trưởng, nếu bón không đủ, tưới nước quá nhiều hoặc đất trồng thoát nước kém, đều khiến cho lá cây bị vàng.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Dừa Cạn

Dừa cạn là loại hoa đẹp cả thân lá, hoa rực rỡ nhiều màu, lá xanh mỡ màng đầy sức sống trông hoa như những chú bướm xinh đậu trên những chiếc lá non xanh . Dừa rủ ưa nắng nên rất thích hợp trồng mùa hè. Dừa cạn thường có 3 loại: loại đứng, loại buông rủ mềm mại và loại ..ở giữa ( tức là vừa đứng nhưng cũng có độ rủ nhất định). Trong đó loại rủ sức chống chịu sâu bệnh kém hơn hai loại kia, dễ mắc các loại nấm bệnh và dễ bị úng, bị thối thân.

Nếu bạn ươm gieo cây từ hạt thì phải chú ý đến đất trồng, đất ươm gieo sạch bệnh, để khử nấm và mầm bệnh trong giá thể mua về bạn có thể phơi nắng to vài ngày rồi tiến hành ươm gieo bình thường. Nếu đi mua cây giống, theo kinh nghiệm của mình bạn nên lưu ý chọn cây : cây xanh tốt , đầu các ngọn cây không bị teo héo,gốc cây khỏe.Nếu không chọn kỹ có thể bạn sẽ gặp phải cây bệnh do nhà vườn trồng đại trà cây dễ bị nhiếm nấm do thời tiết, đất trồng ủ bệnh . Về cơ bản biểu hiện bị bệnh nấm giống dạ yến thảo nhưng chữa bệnh thì vất vả hơn . Thêm nữa nhiều nhà vườn muốn cây mau lớn nhiều khi lạm dụng phân bón, thuốc kích thích sinh trường nên cây non rất yếu, đẻ sớm, cộng thêm nếu trồng trong nhà kính thì sức đề kháng của cây khi ra môi trường bên ngoài thì thích nghi kém, khó chống chịu sâu bệnh.

2. Cách xử lý khi mua cây giống dừa cạn

Đất trồng mua về ta nên phơi nắng ( mùa hè thì nhiều nắng rồi :D). Cây mua về có biểu hiện bị nấm không thì ta cũng nên phun thuốc chống nấm ( phòng bệnh hơn chữa mà ^^), cây non thân còn mềm nên dễ ngấm thuốc để diệt nấm.

Nếu không xử lý mà để cây ủ bệnh đến khi cây lớn vào đúng mùa thì đây là thời kỳ thuận lợi để bệnh phát triển. Điều quan trọng là vô phương cứu chữa do thân cây đã to và cứng, lại tròn nên rất khó ngấm thuốc. Mình đã từng trồng được mấy chậu to đẹp xum xuê nhưng chỉ vì lây bệnh nấm từ cây con mới mua mà bị chết hàng loạt cứu không lại

3. Cách chăm sóc cây dừa rủ

Cây dừa cạn ngoài việc bị bệnh nấm rất khó chữa còn một vấn đề nữa là cây hay bị thối rễ. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến những người mới mua cây về trồng được vài hôm thì chúng tôi đi.Khiến cho rất nhiều người mặc dù thích nhưng không dám trồng dừa cạn. Mình cũng đã rất vất vả để tìm cách chữa trị và phát hiện ra một cách cực kỳ đơn giản là dùng phân siêu ra rễ thế là cây lại ổn bình thường.

Muốn có một chậu dừa cạn đẹp chúng ta cũng phải chịu khó bón phân cho cây ra nhiều hoa, phun thêm phân bón lá, dưỡng hoa và thỉnh thoảng phun thêm thuốc chống nấm khoảng 20-30 ngày/ lần.

4. Cách nhận biết bệnh cây:

– Nếu ngọn cây hoặc ở giữa cành mà tự nhiên teo lại, kéo theo ngọn và cành đó chết thì cây đã bị nấm. Cây còn bé thì dễ chữa chứ cây đã trưởng thành thì khó vô cùng. Mình đã thử đến 5, 6 loại thuốc chống nấm mà không công hiệu mấy chỉ biểu hiện tạm thời sau lại phát mặc dù dùng cho dạ yến thảo khỏi luôn

* Nếu cây đang vô cùng tươi tốt mà tự nhiên vao một ngày đẹp trời nào đó mà toàn bộ cây héo rũ và chết cực nhanh thì đích thị cây bị úng rễ rồi. Chúng ta chỉ cần tưới phân siêu ra rễ là ổn, nhưng phải xử lý ngay chứ để chậm thì dù chỉ một ngày thôi chắc chắn là .. vô phương cứu chữa.

* Nếu toàn bộ cây hoặc một vài cành bị héo rũ từ gốc lên: Kiểm tra gốc sẽ thấy gốc bị thâm và da cây ở gốc hơi sun lại. Nếu dùng móng tay cậy lên thì thấy phần thịt của cây ở gốc không còn xanh mà thâm lại thì cây đã bị thối gốc hoặc bị nấm ở gốc. Biểu hiện này thì cây đã vô phương cứu chữa , cây sống được lúc nào thì hay lúc đó thôi. Mình vì xót xa nên cố chữa cho những cây đã trưởng thành chẳng những cây không khỏi mà còn chết nhanh hơn.

Lời khuyên của mình là đừng cố chữa mà tốt nhất cắt cành bị nấm đi, nếu cắt lửng lơ thì bệnh sẽ bị lây lan sang các cành khác. Một điều không kém phần quan trọng nữa là phải cách ly cây bị bệnh, tránh việc dùng tay, kéo vừa cắt cành bị bệnh xong lại cắt cành của cây khỏe là bị lây ngay.

Dừa cạn là cây có thể phát triển đến kích thước dài và xum xuê, nên tốt nhất trồng vào chậu chứa được nhiều đất để cây phát triển nhanh và đỡ công chăm sóc.

Muốn có những chậu hoa đẹp điều quan trọng nữa là chúng ta phải rất yêu hoa, dừa rủ còn thu hút những chú sâu khá to, vào những đợt trời mưa to sâu lớn rất nhanh. Lần đầu tiên mình thấy sâu cũng hoảng bây giờ thì quen rồi :D.

Nguồn: sưu tầm

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Dừa Cạn

Hoa dừa cạn có tên khoa học là Periwinkle. Ngoài ra nó còn được gọi với những tên khác như: bông dừa, hoa hải đằng, trường xuân hoa… Dừa cạn thuộc họ: Trúc đào Apocynaceae.

Hoa dừa cạn có cánh đơn, mỏng. Có nhiều mầu sắc khác nhau như như: hồng, trắng, đỏ, tím. Thích hợp để trồng bồn, trồng chậu hoặc giỏ treo.

Đây là một loài cây có sức sống khoẻ. Có thể trồng quanh năm, phát triển tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.

Dừa cạn là cây thân thảo sống lâu năm, cao khoảng 40 – 60cm, phân nhiều cành. Thân mọc thẳng, có hình trụ nhẵn, lúc non thân mềm, màu xanh lục nhạt, sau chuyển hoa màu xanh hồng. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên đậm bóng, mặt dưới nhạt.

Dừa cạn có hai loại chính là dừa cạn đứng, và dừa cạn rủ, cả 2 loại đều đẹp, có thể lựa chọn theo mục đích trồng, nếu trồng chậu treo ở ban công thì nên chọn dừa rủ, còn k thì chọn dừa cạn đứng.

II. Kỹ thuật trồng, chăm sóc.

1. Kỹ thuật trồng:

Chọn giống:

Việc chọn giống hoa rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả, chất lượng của hoa trồng sau này. Hạt giống hoa Dừa Cạn các loại có thể tìm mua tại: chúng tôi

Có thể mua hạt giống hoa về gieo, sau 5-7 ngày hạt nảy mầm. Nếu cẩn thận thì nên gieo hạt riêng, chờ cây có khoảng 4-5 lá thật thì bứng ra trồng nơi đất rộng.

Trồng hoa

Giai đoạn I: ươm hạt

Cách 1: Bỏ hạt vào trong một miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm khoảng 3 – 4 giờ.

Cách 2: Để hạt lên giấy ăn, phun ẩm rồi bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát khoảng 3 – 4 giờ.

Chuẩn bị đất

Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. (Giá thể trồng hoa bao gồm có cát đen, bột sơ dừa, trấu hun hoặc sơ dừa trộn lẫn với trấu hun tỉ lệ 1:1.)

Gieo hạt

Gieo hạt vào khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên trên một lớp đất mỏng.

Tưới nước

Tưới nước ngày 2 lần bằng vòi phun sương vào sáng sớm và chiều mát.

Lưu ý: Từ lúc bắt đầu gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé, lớn rất chậm. Còn khi đã bứng cây ra chậu trồng, cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây ta nên để giá ươm ở chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để có thể kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ vừa đủ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Giai đoạn II Tách cây con ra trồng:

Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, cây đã có từ 4 tới 5 cá thể, ta có thể bứng cây ra trồng riêng.

Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1 – 3 cây con. Sau 1 tuần có thể phun B1 để kích thích bộ rễ phát triển, sau 10 ngày thì có thể bắt đầu dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá. Phải tưới nước đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

2. Chăm sóc

Sử dụng Phân bón dưỡng hoa:

Phân bón dưỡng hoa có tác dụng giúp hoa lâu tàn, có màu săc rực rỡ lâu tàn

Liều lượng: Dùng một muỗng cafe nhỏ phân bón dưỡng hoa khi thấy cây vừa ra nụ hoa.

Có thể pha 0,5-1 muỗng cafe với 1lít nước, rồi cho vào bình phun sương. Cứ 7 đến 10 ngày phun một lần.

Lưu ý:

Không phun dính vào bông hoa, phun lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá.

Nên phun phân dưỡng hoa kết hợp với phun Vitamin B1và phân bón lá 20-20-20 TE để tăng tính đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ.

Một số hình ảnh về hoa dừa cạn:

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa Cạn Rũ Trong Chậu Treo

Kỹ thuật chọn giống, gieo hạt cây dừa cạn, sau 1 tháng tách 2-3 cây/ chậu nhỏ sau đó bón phân tưới nước 2 lần/ ngày, sau 3 tháng cây sẽ ra hoa, nở quanh năm. Dừa cạn dễ trồng có thể để trước ban công, trước hiên nhà treo ở cửa sổ miễn có nắng là cây sẽ sống tươi tốt.

Cây dừa cạn dễ trồng, dễ chăm sóc, cho hoa đẹp quanh năm

Dừa cạn là cây thân thảo hoặc cây bụi nhỏ thường xanh, cao tới 1 m, phân cành nhiều. Các lá có dạng hình ôvan hay thuôn dài, kích thước 2,5-9 cm dài và 1-3,5 cm rộng, xanh bóng, không lông, với gân lá giữa nhạt màu hơn và cuống lá ngắn (dài 1-1,8 cm); mọc thành các cặp đối. Dừa cạn có cánh đơn, mỏng. Có nhiều mầu sắc như trắng, tím, hồng, đỏ. Là loài hoa đẹp thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ cheo. Cây có sức sống khoẻ, có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.

Kỹ thuật trồng hoa dừa cạn rũ trong chậu treo

Giai đoạn I: ươm hạt

Cách 1: Bỏ hạt vào trong một miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm khoảng 3 – 4 giờ.

Cách 2: Để hạt lên giấy ăn, phun ẩm rồi bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát khoảng 3 – 4 giờ.

Chuẩn bị đất

Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. (Giá thể trồng hoa bao gồm có cát đen, bột sơ dừa, trấu hun hoặc sơ dừa trộn lẫn với trấu hun tỉ lệ 1:1.)

Gieo hạt

Gieo hạt vào khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên trên một lớp đất mỏng.

Tưới nước

Tưới nước ngày 2 lần bằng vòi phun sương vào sáng sớm và chiều mát.

Lưu ý: Từ lúc bắt đầu gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé, lớn rất chậm. Còn khi đã bứng cây ra chậu trồng, cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây ta nên để giá ươm ở chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để có thể kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ vừa đủ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Giai đoạn II Tách cây con ra trồng

Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, cây đã có từ 4 tới 5 cá thể, ta có thể bứng cây ra trồng riêng.

Chăm sóc hoa dừa cạn để hoa nở quanh năm

Tưới nước: Là công đoạn quan trọng nhất trong cách chăm sóc hoa để bạn có được những bông hoa tươi tốt nhất: – Tưới đủ ẩm bằng vòi phun sương ngày 2 lần sáng và chiều mát. – Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng, lúc này cây bé và lớn rất chậm. Còn tới khi bứng ra chậu cây lớn rất nhanh và đẻ nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây ta nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Lưu ý:

Không phun dính vào bông hoa, phun lúc sáng sớm hay chiều mát sau khi cây được tưới đầy đủ nước và đợi khô ráo tán lá.

Nên phun phân dưỡng hoa kết hợp với phun Vitamin B1và phân bón lá 20-20-20 TE để tăng tính đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ.

tu khoa

trồng hoa dừa cạn bằng cành

cách trồng và chăm sóc cây dừa cạn

mua hạt giống cây dừa cạn ở đâu tại tp hcm ha noi?

cách ươm hạt giống hoa dừa cạn

Có thế bạn quan tâm :