Top 11 # Trong Rau Sach Tu Chai Nhua Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Bí Quyết Trong Rau Trong Thung Nhua Đạt Hiệu Quả

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Kinh nghiệm trồng rau trong thùng xốp chuẩn cho mọi gia đình

2. Khay nhựa trồng rau sạch, rau mầm thông minh tại nhà

3. Hướng dẫn làm thùng xốp trồng rau nhà phố

4. Thông tin thêm thùng xốp trồng rau giá rẻ

6. Mua khay nhựa trồng rau ở đâu?

Thùng trồng rau chính là loại thùng thông minh rất phổ biến trên thế giới. Hiện nay, mô hình mini này cũng không quá xa lạ đối với người Việt. Với sở thích tìm tòi, khám phá và trồng rau sạch, cách đây 1 năm, có rất nhiều người đã cải tiến thùng nhựa thành thùng xốp để trồng trên sân thượng của mình. Từ đó, bữa ăn lúc nào cũng có rau tươi xanh, an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Trồng rau trong thùng xốp

Nguyên lý sử dụng của chậu thông minh rất đơn giản. Trong đó có các mao mạch dẫn nước, có nguồn nước và lối dẫn khí… Tuy nhiên, nhiều người lại chưa sử dụng đúng. Chẳng hạn như khoan lỗ ngay dưới đáy để thoát nước nhanh hoặc khoan bên cạnh nhưng quá sát đáy làm mực nước dự trữ không nhiều; có người lại bỏ lưới nhựa đen ở đáy chậu nhằm tăng lượng đất lên… như vậy sẽ mất hiệu quả của thùng xốp

Trên thực tế, chúng ta có thể tìm địa chỉ bán thùng xốp trồng rau hcm  những chiếc chậu thông minh hay tự làm thùng bằng nhựa. Tuy nhiên, chi phí cho một vườn rau hoàn toàn sử dụng thùng nhựa hoặc mua chậu thông minh không hề rẻ. Chính vì vậy, việc ứng dụng mô hình này cho thùng xốp trồng rau giá rẻ và thấy rất đơn giản, lại rất nhàn cho những chị em “lười biếng”.

Vật liệu chuẩn bị cần có:

Thùng xốp

Nắp thùng xốp.

Xỉ than tổ ong hoặc xốp cứng, gạch gỗ

Vỏ chai nhựa nước suối hoặc chai dầu ăn. Bạn cắt làm đôi và dùi lỗ. Một đoạn ống nước hoặc ống gen điện.

Cách đục lỗ thùng xốp cụ thể:

Bước 2: Đặt hai viên xỉ than vào trong thùng rồi đậy phần nắp đã làm ở bước 1 lên phía trên.

Bước 4: Cắm phần ống gen điện xuyên qua nắp xuống phía dưới. Phần ống này có tác dụng giúp việc quan sát mực nước dễ hơn. Hơn nữa, khi có việc cần đi xa vài ngày, bạn chỉ cần rót nước trực tiếp xuống đáy dự trữ là được. Cắt 1/3 chai nước suối chụp vào đầu đoạn ống gen điện, giống cái phễu để rót nước dễ dàng.

Bước 5: Đục 4 lỗ thoát nước để cung cấp khí ở bên cạnh thùng. Muốn có nhiều khí cung cấp cho rễ cây, các lỗ nên đục dưới nắp thùng 1 cm. Không nên đục thấp quá vì khối lượng nước dự trữ ở đáy thùng không được nhiều.

Thùng xốp trồng rau sạch tại nhà 

Như vậy, mất khoảng 5-10 phút là bạn đã hoàn thành xong một thùng xốp. Giờ thì cách làm thùng xốp trồng rau cải tiến chỉ việc đổ đất lên trên và gieo hạt thôi. Khá đơn giản đúng không nào? Các vật liệu khác như vỏ chai nước suối, chai dầu ăn,… có thể tái sử dụng hoặc xin miễn phí.

Phương thức này rất tiết kiệm nước, bạn không phải tưới nhiều, đất thì luôn được giữ ẩm, đủ nước và đủ khí. Khi phải đi công tác nhiều ngày, tôi chỉ cần đổ nước qua phần ống gen cho chảy trực tiếp xuống dưới, thấy nước chảy ra từ lỗ thoát nước và khí thì dừng lại.

Ngoài ra còn tiết kiệm được đất trồng, vì có nước dự trữ dẫn lên trên nên chỉ cần lượng đất vừa đủ. Đất không bị bí, xẹp hoặc có mùi khó chịu so với các thùng xốp thông thường. Rễ cây và đất được cung cấp đủ khí theo các hướng: hai bên thùng qua các lỗ thoát, từ trên xuống qua đoạn ống nhựa”.

Với cách làm thùng như trên, chúng ta đã giải quyết được khâu cơ bản đầu tiên trong việc trồng trọt đó là nước.

Khay nhựa trồng rau đang trở thành một vật dụng không thể thiếu trong trồng rau ăn lá, rau mầm tại nhà. Khay nhựa thông minh được sử dụng nhiều hơn ngày nay.

Trồng rau trong những khay nhựa sẽ cung cấp nguồn rau sạch thường xuyên cho gia đình mà không tốn công chăm sóc và chi phí giá rẻ hơn.

Khay nhựa trồng rau sạch

Trồng rau trong khay nhựa rất tiện lợi cho việc trồng, chăm sóc, vệ sinh đặc biệt dễ dàng di chuyển hơn so với việc trồng trong thùng xốp. Nếu khay trồng rau mầm độ bền lên tới 6 – 8 năm, còn trồng rau ăn lá đội bền 5 – 6 năm. Gia đình bạn có ban công nhỏ cũng có thể tận dụng trồng đủ các loại rau được trồng theo mùa. Rau theo mùa vừa dễ trồng vừa ít sâu bệnh, rau mau lớn.

Mùa hè bạn trồng rau mùng tơi, rau muống, rau dây, các loại rau dền, rau tía tô, rau kinh giới, đỗ đũa , cove bụi, húng quế. Mùa đông trồng các loại rau cải, rau mùi, thì là, xà lách xoăn, xà lách tím, xà lách xoăn, rau diếp thơm, cải cúc, cove leo, cove bụi, su hào tím cải bắp, cải làn… Những loại rau trên không mất nhiều diện tích trồng.

Ngoài việc lợi ích trồng rau đem đến bữa ăn an toàn mà còn đem đến cho gia đình ban không gian xanh, không khí trong lành hơn. Đồng thời gia đình có trẻ nhỏ cũng có cơ hội cho trẻ được hiểu biết, nhận biết hơn về cây cối xung quanh.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nếu trẻ nhỏ được ở trong môi trường không ô nhiễm, có nhiều cây cối xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển, thông minh hơn. Bởi những hình ảnh sinh động thực tế giúp trẻ sớm quan sát hoạt động xung quanh hơn, biết phân biết các màu sắc, cây cối và đặc biệt trẻ nhỏ trong quá trình tập nói sẽ nhanh biết nói hơn.

Còn một lợi ích nữa đó là sự an tâm của các bà mẹ về chất lượng bữa ăn cho con và gia đình. Không mất thời gian chăm sóc con mà con vẫn khỏe mạnh, Tại sao các bạn không trồng rau sạch cách đục lỗ thùng nhựa trồng rau sạch.

Cách làm rất khoa học với những ưu điểm:

Dễ làm: Không mất nhiều thời gian, ai cũng làm được.

Sạch: Không tưới nước mỗi ngày, nên cây ít bị văng đất cát làm bẩn rau (rửa rau rất nhanh, rất sạch). Không bẩn sàn, có thể để thùng bất cứ nơi nào.

Tiết kiệm thời gian: Không mất nhiều thời gian xách nước tưới cây. Có thể 1 tuần, 5 ngày hay 2, 3 ngày mới phải tưới 1 lần (tùy theo cây lớn hay bé). Tưới nhẹ nhẹ cho đến khi nước từ từ chảy ra là đủ rồi (nên căn cữ để lần sau tưới vừa đủ).

Tiết kiệm phân bón: dưỡng chất có trong đất sẽ nằm ở đáy thùng. Rồi cung cấp cho cây, Không bị trôi ra ngoài.

Tiết kiệm nước tưới: Tưới bao nhiêu, cây hưởng bấy nhiêu, không thất thoát ra ngoài.

Thông thoáng: Thoáng khí phía đáy thùng cung cấp oxy dồi dào cho đất.

Đất trên mặt của thùng thường khô ráo, cây không bị ẩm ướt, ít bị nấm bệnh.

Chuẩn bị

Thùng xốp có địa chỉ bán thùng xốp trồng rau ở hà nội

Vỏ của các loại nước uống đóng chai bán sẵn như vỏ chai Lavie, Aqua, C2, Không độ,… loại nửa lít, 1 lít, 2 lít hoặc 5 lít, vỏ chai nhựa càng dày thì càng tốt (C2, O*…).

Dụng cụ đục lỗ: dùi nhọn, đinh, thanh dũa móng…

Cách làm

Đục thật nhiều lỗ nhỏ các vỏ chai nước.

Khoét lỗ thùng xốp. Khoét lỗ to vừa cái miệng chai nước suối nhỏ. Cái lỗ này cách đáy 5 cm hay nhiều hơn tùy vào cây bạn định trồng.

Bỏ 2­3 vỏ chai nước suối vào đáy thùng xốp không thủng đáy (các chai này có nắp đậy kín). Cho cổ 1 vài chai nước đã đục lỗ chui qua thành thùng vừa đục lỗ ở trên (nước mắm Nam Ngư có cổ dài), đưa cổ chai ra ngoài (chai này không đậy nắp).

Đổ đầy đất đã trộn sẵn vào thùng xốp.

Trồng cây vào và tưới nước

Khi bạn tưới nước, nước chảy xuống đáy thùng và chui vào các chai nước. Với 3 chai nước suối nhỏ, bạn đã trữ được khoảng 1 lít nước. Đất không vào được (vì các lỗ trên chai khá nhỏ). Rồi lượng nước này sẽ được đất hút lên khi phần đất phía trên giảm độ ẩm.

Thùng xốp trồng rau giá rẻ

Với cách này, khi cây còn nhỏ, khoảng 1 tuần mới phải tưới lại 1 lần. Cây lớn hơn thì 3 ngày mới tưới 1 lần. Cây thật lớn, mới phải tưới mỗi ngày.

Với những thùng trồng cây không cần tưới bạn có thể cho vào đáy thùng 4 chai nước ngọt 1,5 lít. Như vậy, trong đáy thùng sẽ có khoảng 5 lít nước trong các chai + thêm nước lẫn với đất bên ngoài chai, có thể lên đến 8 lít nước. Như vậy với 8 lít nước ở đáy thùng, cây không bao giờ bị gục đầu. Và bạn vẫn có thể để 2 hay 3 ngày mới tưới 1 lần cho thùng có cây thật lớn.

Khi đổ đất vào thùng xốp cũng cần đổ đất cho thật đầy thùng. Vì đất mới trộn rất xốp, nếu đổ ít đất quá thì ban đầu trồng cây rất tốt nhưng một thời gian sau đất xẹp xuống thì cây có thể chết vì gần mực nước quá.

Vì trữ nước ở đáy thùng xốp. Nên nó cũng sẽ trữ muối lại (muối từ phân hóa học mà có) nên cứ khoảng 2 ­ 3 tuần bạn nên tưới 1 lần thật đầy nước để nước đọng thoát ra ngoài mang theo muối đi. Nếu bạn không xả muối, có thể cây sẽ yếu dần rồi chết. Như vậy cây bị chết là do không xả muối chứ không phải cây bị chết vì úng nước.

Mua khay nhựa trồng rau ở đâu?

CÔNG TY TNHH TM – SX DƯƠNG DUNG

Văn Phòng: 83 Hiền Vương, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, TP.HCM

Nhà Máy: 531 QL1A P. Bình Hưng Hòa, Q. Bình Tân, TP.HCM

Kho Trung Chuyển: 466/7, QL1A, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM

Mua bán sỉ: 0903 716 490/0902 939 868

Mua bán lẻ: 0916 474 569 – 08 35373214

Email BP Kinh Doanh: kinhdoanh.duongdung@gmail.com

Email BP Môi Trường: moitruong.duongdung@gmail.com

Email: duongdung_iso@yahoo.com.vn

Fax: 08 3767 0652

MST: 030 520 5851

Cách Trồng Rau Sạch Bằng Chai Nhựa

Dụng cụ làm vườn cần có:

Thay vì sử dụng chậu trồng rau bạn có thể tận dụng những chai nhựa nước khoáng, chai dầu ăn…đã dùng hết với các loại kích cỡ để làm chậu cây.

Bạn chuẩn bị đất dinh dưỡng loại chuyên dụng, hạt giống rau, nước tưới cây, dụng cụ xới đất.

Thiết kế theo kiểu vườn treo:

Vườn treo là loại vườn giúp tiết kiệm diện tích, chi phí, ngoài ra còn có tác dụng trang trí cho ngôi nhà bạn thêm xanh.

Tùy theo loại hạt giống rau mà bạn trồng mà khoảng cách treo sẽ khác nhau. Với loại cây thân dài, khoảng cách giữa các giỏ cây phải để cách xa nhau để cây phát triển một cách tốt nhất. Đối với loại cây mảnh, thân ngắn như rau cải…bạn nên để khoảng cách giữa các giỏ sát nhau, tiết kiệm không gian trồng, đỡ tốn thời gian tưới nước cho cây.

Bạn có thể trồng hoa để trang trí cho ngôi nhà của bạn thêm phong phú, thơ mộng không gian thiên nhiên ngay tại nhà.

Các bước thực hiện cách trồng rau sạch bằng vỏ chai:

Hơ nóng kim loại, đục lỗ 4 góc xung quanh chai.

Sau khi đã đục lỗ bạn cho đất vào chai rồi gieo hạt, số lượng hạt tùy thuộc vào từng loại rau, sau đó tưới nước cho cây.

Xỏ dây qua các lỗ đã đục và treo các chai lên phù hợp về khoảng cách theo từng loại hạt giống rau.

Vậy là bạn đã thiết kế được một vườn rau sạch như ý mà không hề tốn chi phí mua chậu trồng rau. Với bàn tay khéo léo và sức sáng tạo bạn đã tái chế chai nhựa cũ thành vườn cây tràn đầy sức sống, tiết kiệm thời gian, không gian đem lại hiệu quả kinh tế cao nhờ phương pháp trồng rau sạch hiệu quả này.

Cách trồng rau sạch tại nhà này vừa rẻ vừa an toàn cho các bữa ăn của gia đình bạn, và còn là cách thu giãn tại nhà rất hiệu quả, giúp bạn loại bỏ các căng thẳng sau những giờ làm việc tại văn phòng.

Nguồn: sưu tầm

Cách Trồng Lan Hồ Điệp Cấy Mô Trong Chai

Bạn đang muốn trồng lan hồ điệp cấy mô mà không biết kỹ thuật trồng và chăm sóc ra sao? Nguyên vật liệu để trồng là gì? Để các bạn nắm rõ kỹ thuật và cách trồng lan hồ điệp cấy mô trong chai. Mình xin giời thiệu sơ về lan hồ điệp cấy mô và giống lan cấy mô nói chúng.

Cách trồng lan hồ điệp cấy mô trong chai

Về giống lan cấy mô: Hiện nay việc trồng và chăm sóc lan hồ điệp cấy mô được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô ngày càng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Vậy lan cấy mô có ưu điểm gi?

Giống lan được nhân từ phương pháp này có đặc tính thuần chủng với cây mẹ, sạch bệnh, cây sinh trưởng tốt và khỏe mạnh hơn so với phương pháp khác, giá rẻ, độ đồng đều cao nên thuận lợi cho việc chăm sóc và cho ra hao đồng loạt, đẹp, cánh to phù hợp với nhu cầu của thị trường. Cây phong lan nuôi cấy mô khỏe mạnh, phát triể nhanh, sớm ra hoa (chỉ từ 8-9 tháng sau khi trồng); mật độ hoa dày (TB 25-30 bông/cành); màu sắc và đường kính hoa ổn định qua các thời kỳ; sức đề kháng và chịu đựng tốt…

Bạn mới bắt đầu tiếp xúc với trồng hoa lan, bạn nên tìm đến các cơ sở có uy tín để mua cây giống, các vật tư cần thiết và được cung cấp qui trình, tư vấn kỹ thuật để có thể đảm bảo thành công.

Lan nuôi cấy mô là nguồn giống cung cấp chủ yếu cho các nhà vườn trồng lan thương phẩm bán ngoài thị trường.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan cấy mô Vật liệu trồng: Dụng cụ:

– Cấy móc để lấy lan ra khỏi môi trường thạch. – Dao cắt rễ. – Kéo cắt cành. – Cây mũi nhọn để moi lỗ trồng. – Các chậu chung

Chậu nhựa dùng trồng lan cấy mô. Dớn mềm dùng trồng lan. Để đảm bảo khử trùng, khử vi khuẩn, nấm gây hại, thì tất cả chất trồng đều được khử trùng ở nhiệt độ 121độ C trong nồi hấp tiệt trùng khoảng 40 phút và rửa lại nhiều lần bằng nước sạch trước khi sử dụng để trồng lan. Riêng dớn phải được ngâm nước khoảng 1 tuần trước khi được đưa vào nồi hấp. Các chất trồng trên có thể dùng ở dạng riêng rẽ hoặc hỗn lợp.

Ví dụ: Đáy chậu chung là than, phía trên là dớn.

– Toàn bộ chậu là than. – Dớn xay nhuyễn phần + cát 2 phần + than vụn 1 phần. – Dớn xay nhuyễn 1 phần + cát 1 phần + vỏ thông (1cm) 1 phần. – Cát 1 phần + vỏ thông 3 phần. – Cát hoàn toàn.

Phương pháp Điều bạn cần lưu ý và nên nhớ là, cây lan con mới ra chai rất dễ bị chết do úng nước hay độ ẩm cao (đây cũng là lý do gây ra bệnh thối rữa). Hơn nữa, trong phòng cấy mô cây lan con được nuôi trong diều kiện vô trùng nhiệt độ nơi nuôi trồng tương đối mát từ 21 độ C đến 23 độ C, PH: 5,2. Trong điều kiện ẩm nóng của thành phố thì rất dễ để vô số mầm bệnh tấn công. Vì vậy trước khi chuyển cây con từ chai lan cấy mô ra môi trường bên ngoài phải có giai đoạn chuyển tiếp. Trong giai đoạn này, nhiệt độ của nơi nuôi cấy không nên quá 25 độ C, ẩm độ tương đối không khí cao từ 80 đến 90% cường độ ánh sáng khoảng 5.000ml/m2 . Để được như vậy ta phải làm một nhà kính dùng để giâm cành.

Lan cấy mô trong vườn ươm.

+ Dùng nước máy đã để bốc hết hơi clo, ph:5,2 đựng trong một chậu sạch, trong nước đã pha một nồng độ thật loãng thuốc ngừa nấm như Methan.

+ Lấy chai cấy trồng lan con cấy mô, sau khi gỡ bông gòn ra khỏi cổ chai cho một ít nước vào cổ chai lắc nhẹ, dùng que tách cây con ra khỏi môi trường thạch, lật ngược chai lại các cây lan con theo nước chạy vào chậu đựng nước.

+ Dùng kẹp gắp giữ lan con và rửa sạch thạch dính vào bộ rễ qua động tác vẩy lại nhiều lần trong nước, cắt bỏ toàn bộ rễ hư thối, bị dập nếu có và đặt lan vào một cái rổ sạch cho khô.

+ Chậu chung sau khi đã chuẩn bị môi trường trồng, dùng que khoét một lỗ và đặt cây lan vào đấy, dùng ngón tay ấn nhẹ vào gốc cho môi trường áp sát vào rễ.

+ Rửa sạch cả chậu và cây lần nữa, phun cho cây lan con một dung dịch dinh dưỡng tùy theo loài để tăng sức chịu đựng cho cây, phải lưu ý những chất hữu cơ có trong dung dịch rất dễ làm cây thối rữa. Không có điều kiện tạm dùng phân bón NPK 30 – 10 – 10 với nồng độ loãng. Mỗi chậu lan cấy mô bạn chỉ cho duy nhất 1 cây con vào.

+ Có thể dùng khay đựng cát dể trồng hàng ngàn cây lan con trong giai đoạn đầu không cần chậu.

+ Đật cây vào nơi râm mát, nếu dùng nhà kính ta tưới cây 2 lần 1 ngày, những lần khác chỉ tưới sàn và độ ẩm có được nhờ nước bốc hơi. Nếu trồng ở nơi râm mát nên tưới tối thiếu 4 lần 1 ngày và lần tưới cuối cùng trước 4 giờ chiều. Nước tưới là nước dinh dường của môi trường nuôi cấy thay đổi theo từng loài lan, sau khi điều chỉnh PH và loại trừ các thất hữu cơ.