Top 10 # Trong Rau Sach Cong Nghe Cao Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Trồng Rau Sạch Ở Hội An, Trong Rau Sach O Hoi An

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An.

Xưa nay, Trà Quế (Hội An, Quảng Nam) vẫn nổi tiếng như một làng nghề cung cấp nhiều loại rau sạch, đặc biệt là rau thơm cho Hội An và các địa phương lân cận. Không chỉ giữ được nghề trồng rau sạch lâu đời, Trà Quế ngày nay còn là một trong những địa phương triển khai được nhiều tour du lịch hấp dẫn nhất ở Hội An. Với những sản phẩm rau xà lách, diếp cá, răm, húng, quế, hành, ngò…thường có mặt trong các món ăn đặc sản Quảng Nam như cao lầu, mì Quảng, tôm hữu, thịt heo cuốn bánh tráng, bánh xèo, bê thui…

Cả làng hiện có khoảng 100 hộ gia đình trồng rau trên diện tích 40 ha với gần 30 loại rau các loại được thu hoạch theo mùa. Một trong những điểm đặc biệt của làng Trà Quế là rau ở đây được gieo trồng theo cách tự nhiên, rất sạch. Bà Lê Thị Bình cho biết: Ở đây không bao giờ dùng thuốc tăng trưởng mà chỉ dùng rong dưới sông là chính. Đem rau ở nơi khác về đây trồng thì rau cũng thơm hơn trước.

Với diện tích đất trồng rau chỉ khoảng vài chục hécta nhưng trồng rau đã trở thành một nghề chính của cư dân trong làng qua nhiều thế hệ. Kể từ khi du lịch Hội An bắt đầu khởi sắc, cũng là lúc làng rau phát triển thịnh vượng nhất. Ngoài việc trồng rau để phục cho các nhà hàng, khách sạn và các chợ đầu mối trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm, người dân Trà Quế cũng tham gia vào các hoạt động du lịch. Đến với làng quê thôn dân dã này, du khách sẽ được hướng dẫn cuốn đất, vun luống, bón phân, gieo hạt, trồng rau và học chế biến các món ăn từ sản phẩm rau tại làng nghề như những người nông dân thực sự.

Du khách sẽ được nghe người dân nơi đây tự hào kể về những bí quyết khiến rau ở đây có vị đặc trưng hơn bất cứ nơi đâu. Anh Hồ Xuân Thành, một người dân nói: Rau này có hương thơm mà các vùng khác không có do vị trí địa lý kết hợp với nguồn đất tự nhiên và rong, tảo từ con sông Cổ Cò. Rau ở đây nhỏ nhưng mùi hương, tinh dầu rất cao. Nếu cùng mang một giống rau ra khỏi làng này đi làng khách trồng thì không còn được vị như thế.

Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần tạo nên các món ăn dân dã chỉ có riêng tại Hội An. Rau hành, ngò thì kết hợp với món gỏi sứa, canh chua; cải bằng, ngổ điếc… dùng để nấu lẩu; rau răm, húng, hành lá dùng trong món hến trộn khoái khẩu ở vùng Cẩm Nam. Còn món mì Quảng thì phải ăn với rau sống Trà Quế mới thấy được cái hương vị rất riêng. Rau xanh Trà Quế trước hết phải “sạch” từ khâu chọn đất và hệ thống nước tưới không bị ô nhiễm. Đất được tăng độ mùn và tơi xốp bằng các loại phân chuồng để hoai, phân vi sinh chế biến từ thảo mục.

Bà Nguyễn Thị Lự, bật mí bí quyết: Cách trồng và chăm sóc truyền thống được người làng rau Trà Quế áp dụng với tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất rau sạch theo quy trình khép kín. Nhờ vậy mà không ảnh hưởng đến môi trường, đến người trồng rau và đặc biệt là không ảnh hưởng trực tiếp đến người tiêu dùng.

Ông Nguyễn Văn Dũng- Phó chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, từ 2004 đến nay Hội An đã đầu tư 3 tỷ đồng cho làng rau Trà Quế. Bởi đây là một trong những thương hiệu rau có từ ngàn xưa. Đây không phải là vấn đề khai thác mà là giữ gìn văn hóa truyền thống của cha ông để lại”.

Mới đây, Làng rau Trà Quế – Hội An vừa chính thức đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền với Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam qua thương hiệu “Trà Quế – Hội An”. Làng rau này đã được ngành chức năng cấp Giấy chứng nhận rau an toàn cho nhân dân và tập thể. Thạc sĩ Nguyễn Thị Minh Lý – PGĐ Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) nhận xét: Làng rau Trà Quế có ưu điểm về nguồn nước, môi trường, phân bón tự nhiên, cách ly KCN nên đáp ứng các yêu cầu về an toàn chất lượng và du lịch.

Để phòng ngừa sâu bệnh cũng như giúp các loại rau phát triển nhanh hơn, bà con có thể tham khảo sản phẩm Chế Phẩm Sinh Học Vườn Sinh Thái Cho Rau sản phẩm đã được cấp phép lưu hàng từ 2006.

 

Công Nghệ Cao Trong Sản Xuât Rau

1. Công nghệ cao trong sản xuất rau

1.1. Khái niệm về trồng rau công nghệ cao

Trồng rau theo công nghệ cao dùng để chỉ một công nghệ hay một kỹ thuật hiện đại, tiến tiến được áp dụng vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng cao, giá thành hạ. Từ việc tạo, chọn và sử dụng các giống cây có năng suất, chất lượng, kháng hoặc chống chịu tốt với các loại dịch hại, đây có thể là những giống lai thế hệ F1, gốc ghép, nuôi cấy mô; ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong canh tác từ gieo trồng, bón phân, tưới nước, phòng trừ dịch hại, thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ.

Các kỹ thuật canh tác này có thể được thực hiện trong các nhà lưới, nhà kính hoặc nhà màng, có thể trên mặt đất, trên không hoặc dưới lòng đất, canh tác trong môi trường đất, các loại giá thể khác nhau (địa canh), trong môi trường nước (thủy canh) hoặc trong không khí (khí canh).

Hoàn toàn chủ động, điều khiển và quản lý bằng các chương trình, trang thiết bị và phương tiện hiện đại như việc cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng và theo mục tiêu năng suất, chất lượng mong muốn của nhà sản xuất và những nông dân canh tác theo phương thức này cũng phải được đào tạo, thực hành và ứng dụng nhuần nhuyễn có thể được gọi là các công nhân nông nghiệp. Tất cả các yếu tố nêu trên sẽ mang lại giá trị cao cho sản phẩm khi được đưa vào thị trường.

1.2. Đặc trưng của sản xuất rau công nghệ cao

Chủ yếu sản xuất trong nhà có mái che với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, kết hợp nhiều công nghệ tiến bộ.

Môi trường sản xuất được kiểm soát, đảm bảo vệ sinh

Đối tượng sản xuất là những loại rau cao cấp, sử dụng giống chất lượng cao

Kỹ thuật canh tác tiên tiến, đồng bộ, có tính chuyên nghiệp cao.

Người quản lý và công nhân sản xuất có kiến thức và trình độ chuyên môn giỏi.

Sản phẩm có năng suất và chất lượng rất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường rau cao cấp và xuất khẩu

Yêu cầu vốn đầu tư ban đầu lớn

2. Giới thiệu công nghệ trồng rau không dùng đất

2.1. Ứng dụng công nghệ nhà có mái che trong sản xuất rau

2.1.1. Ưu, nhược điểm của sản xuất rau trong nhà có mái che

 * Ưu điểm

– Có thể trồng rau ở những nơi đất xấu, nghèo dinh dưỡng

– Cây rau được cách lý với mầm mống sâu bệnh hại và độc tố ở trong đất

– Thâm canh cao

– Phòng tránh cỏ dại

– Phòng tránh tác hại của thiên tai và lây lan sâu bệnh hại

– Tăng năng suất cây trồng

– Sử dụng phân bón và nước tưới tiêu hiệu quả nhất

* Nhược điểm

– Chi phí đầu tư cao

– Yêu cầu chất lượng nước tưới cao

– Yêu cầu kỹ thuật cao

– Nước và giá thể thải cần được xử lý

– Tăng nguy cơ tạo điều kiện cho bênh hại

– Tăng nguy cơ về vấn đề dinh dưỡng cho cây trồng

2.1.2. Các dạng nhà có mái che

2.1.2.1. Nhà vòm thấp

* Ưu điểm:

– Hạn chế được nhiều loại sâu hại nhất là trái vụ

– Hạn chế mưa to và nắng gắt

– Đơn giản, dễ làm, ít tốn kém

* Nhược điểm

– Khó thực hiện với cây leo giàn và cần côn trùng thụ phấn

– Nếu thực hiện sớm có thể gây khó khăn cho việc chăm sóc, bón phân, làm cỏ

Hình: 1.1.1: Nhà vòm thấp

2.1.2.2. Nhà vòm cao

*  Đặc điểm của nhà kính dạng này là:

-  Chiều cao mái xối:  2.2 – 2.5 – 3.5 m.

– Chiều cao tính từ đỉnh mái: 4.2 – 4.5 – 5.5m

– Trên có mái phủ nilông, chung quanh che màng lưới.

– Vật liệu làm khung có thể: sắt, tre, tầm vông, thép,….

– Hệ thống máng xối được thiết kế giữa 2 vòm kế tiếp nhau và ở bên hông nhà, đảm bảo cho nước nước mưa không thể đi vào trong nhà kính.

– Nhà kính, nhà lưới dạng này thích hợp nhất để trồng cúc và một số loại rau.

* Ưu điểm:

– Hạn chế được sự xâm nhập của các loài sâu hại.

– Tránh được tác hại của nước mưa đối với cây trồng.

– Đối với khung tre: vốn đầu tư ít.

– Đối với khung sắt: chắc chắn, thời gian sử dụng lâu.

– Đơn giản, dễ thiết kế và dễ xây dựng

* Nhược điểm

– Bọc gió nhiều, không lướt gió được.

– Nấm bệnh có thể phát triển do độ ẩm và nhiệt độ cao.

– Nhiệt độ tăng cao gây nóng, ảnh hưởng đến năng suất lao động.

– Đối với khung tre: độ chắc chắn không cao, không bền bởi vì nhà dạng này có phần trên khá nặng, vì vậy sau một thời gian sử dụng phải thay.

– Đối với khung sắt: vốn đầu tư cao hơn

Hình 1.1.2: Nhà vòm cao

2.1.2.3. Nhà kính, nhà màng dạng nhiều lớp

– Là dạng nhà có độ thông thoáng cao nhất so với các dạng khác.

– Chiều cao thường 3.2m – 3.6m.

– Chiều cao máng xối: 4.0 – 5.0m

– Chiều rộng (theo mỗi mái nghiêng): 2.8m – 4.2m.

– Bộ khung của dạng nhà này chủ yếu được làm bằng tre hoặc tầm vông nên giá thành có thấp hơn so với một số dạng nhà khác.

Tuỳ theo mục đích canh tác và diện tích của lô vườn mà có thiết kế chu vi rộng dễ dàng trong chăm sóc, thu hoạch sản phẩm, tiện lợi trang bị các hệ thống tưới tự động, bón phân lỏng, thắp đèn điều khiển sinh trưởng….

Mô hình này rất thích hợp trong kỹ thuật gieo cây con trên dàn khay (trên vĩ), sản xuất rau sạch

 * Ưu điểm

– Có chiều cao hơn, đảm bảo thông thoáng, hạn chế một số loại bệnh hại cây trồng phát triển trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao.

– Bộ khung nhẹ và dễ dàng lướt gió nên khó gãy đổ và sử dụng được lâu.

– Giá thành hạ.

– Tuổi thọ kéo dài hơn

 * Nhược điểm

– Do kiểu nhà này có chiều cao, nếu làm tại các vị trí cao hay vùng đồi hướng gió thì dễ bị lốc mái.

– Bị tạt gió và mưa nhiều.

Khả năng xâm nhập của sâu bệnh cao bởi vì phần liên tiếp giữa 2 mái kế tiếp không sử dụng lưới chống côn trùng vì đây là phần thông với không khí bên ngoài, không những là nơi xâm nhập của côn trùng, sâu bệnh mà còn là nơi dễ bị tạt mưa vào trong nhà kính.

Hình 1.1.3: Nhà liền mái

2.1.2.4. Nhà kính, nhà lưới

* Vật liệu của hệ thống nhà kính này:

– Khung: thép hộp vuông có mạ kẽm chống gỉ, dưới chân trụ có hệ thống cột bê tông chắc chắn.

– Mái che: polyethylene (PE) dày 0.12mm.

– Máng xối: hệ thống máng xối được làm bằng tôn chắc chắn, rộng khoảng 20cm và cao 10cm, chứa và thoát nước khi trời mưa to.

Hệ thống cửa ra vào: sử dụng chính polyethylene mái che để làm cửa ra vào và được nẹp xung quang bằng gỗ, đóng ra vào có bản lề, hệ thống cửa đơn giản nhưng đảm bảo kín.

Ngoài ra còn có hệ thống tưới nhỏ giọt, bố trí khá đơn giản nhưng rất hiệu quả, dây tưới được đặt nổi trên mặt rò, dễ dàng tháo và lắp. Hệ thống tưới được nối với một hệ thống các bồn tưới, các bồn tưới này được đặt ở vị trí cao nhất nhằm tiết kiệm năng lượng và thuận lợi hơn khi tưới.

* Cấu trúc chi tiết như sau:

– Chiều rộng mỗi gian: 9.6 m

– Chiều dài: 100 – 140 m

– Chiều cao máng xối: 4.0 m

– Chiều cao tính từ đỉnh mái: 6.5 m

– Cứ 4 gian thì được liên hoàn với nhau.

– Kích thước của trụ chính là 80x80x2mm và cứ 2 trụ thì cách nhau 2.5m.

– Kích thước của các trụ phụ là 60x60x2mm và cứ 2 trụ thì cách nhau 5m.

– Người ta ước tình mái nhà này có thể chịu đựng được khoảng 15kg/m2. + Sự phân phối của hệ thống nhà kính này như sau:

STT

Diện tích của mỗi khu (m2)

Rộng của mỗi khu (bao gồm 4 gian liên kết

Chiều dài 1 gian (m)

Chiều cao máng xối

1 – 2

5.376 m2

4 gian x 9.6 m = 38.4 m

140 m

4 m

3 -11

3.840 m2

4 gian x 9.6 m = 38.4m

140 m

4 m

Hình 1.1.4: Nhà kính, nhà lưới

2.1.2.5. Yêu cầu vật liệu làm khung nhà có mái che

– Chắc, khỏe

– Khối lượng thích hợp

– Độ bền của vật liệu

– Khả năng duy trì của vật liệu

– Chi phí hợp lý (chi phí ban đầu, chi phí dài hạn)

2.1.2.6. Các loại vật liệu làm khung nhà có mái che

– Gỗ, tre sẵn có, phải qua xử lý, cần được bảo trì tốt. 

Hình 1.1.5: Khung vật liệu bằng tre

– Thép

Là vật liệu thông dụng nhất

Lưu ý: Tránh tiếp xúc với phân hóa học

Hình 1.1.6: Khung vật liệu bằng thép

– Nhôm là vật liệu nhẹ, chắc khỏe, không cần bảo trì

Giá thành cao sử dụng trong nhà kính

Hình 1.1.7: Khung vật liệu bằng nhôm

2.1.2.7. Dạng nhà lưới mái che đơn giản

– Thấp dưới 3 m

– Thông gió kém

– Hạn chế về kiểm soát sâu bệnh

– Hạn chế về năng suất

Hình 1.1.8: Dạng nhà lưới mái che đơn giản

2.1.2.8. Dạng nhà mái che công nghệ cao

– Cao 5,5 m trở lên

– Mái và tường có thể thông gió

– Điều khiển tự động

– Kiểm soát tốt các yếu tố môi trường và sâu bệnh hại

– Năng suất rất cao

Hình 1.1.9: Nhà lưới công nghệ cao

2.1.3. Trang thiết bị trong nhà có mái che

– Lò tạo nhiệt

– Hệ thống tưới

– Bộ phận tạo ẩm và làm mát không khí

– Hệ thống chiếu sáng nhân tạo

– Thiết bị cuốn mái nilongg tự động

– Quạt thông gió

– Các cảm biến, dụng cụ đo lường – hiển thị và nối ghép với máy tính, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm không khí, độ ẩm đất, ánh sáng, nồng độ khí (CO2 hoặc H2S)…

– Bộ phận hòa trộn và vận chuyển phân bón

– Hệ thống phòng trừ sâu bệnh hại bằng ánh sáng kết hợp với điện cao áp

– Hệ thống xử lý nước thải

– Bộ phẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm

2.1.4. Các hệ thống kiểm soát trong nhà có mái che

– Kiểm soát tốt các yếu tố khí hậu trong nhà có mái che

– Kiểm soát tốt nước và dinh dưỡng

– Kiểm soát và phòng chống tốt sâu bệnh hại

2.1.4.1. Kiểm soát tốt các yếu tố khí hậu trong nhà có mái che

a. Các hệ thống kiểm soát nhiệt độ

* Hệ thống sưởi ấm

– Sưởi bằng hơi nước nóng (ít thông dụng)

+ Nước được đun nóng đến 80-100oC

+ Nước nóng được dẫn theo hệ thống đường ống

+ Đặt dưới nền nhà

 Ưu điểm:

– Làm ẩm đều trong nhà

– Tiếp kiện năng lượng

 Nhược điểm:

– Chi phí tốn hơn hệ thống khí ấm

Hình 1.1.10:  a. Hệ thống đường ống – b. Máy điều tiết nước nóng

– Hệ thống sưởi bằng khí nóng

+ Không khí được làm nóng trực tiếp hoặc gián tiếp

+ Sử dụng dầu lửa hoặc khí propan

+ Khí ấm được phân phối đều trong nhà thông qua hệ thống đường ống cấp có đục lỗ thoát khí ấm

Ưu điểm:

– Chi phí đầu tư thấp

– Sử dụng linh hoạt

– Làm ấm đồng đều

Hình 1.1.11: a. Lò sưởi khí nóng – b. hệ thống sưởi khí nóng

– Các dạng lò sưởi dùng trong nhà mái che

Hình 1.1.12: a. Lò sưởi dầu 2,5l/19h/10m2 – b. Lò sưởi dầu 4l/16h/14m2 – c. Đèn sưởi

Hình 1.1.13: a. Lò sưởi hồng ngoại – b. Lò sưởi khí áp

 

– Bồn cấp nước nóng

+ Hệ thống sưởi làm nóng giá đỡ

Hình 1.1.14: Hệ thống sưởi làm nóng giá đỡ

– Nhiệt bức xạ

 

Hình 1.1.15: Sơ đồ hệ thống sưởi ấm bức xạ nhiệt

* Màng nhiệt (tiết kiện năng lượng, che bóng)

– Cấu tạo: bên trong gồm các tấm bằng nhôm hoặc polyester màng ngoài dệt bằng sợi acryl

– Màng nhiệt được đóng mở tự động/bán tự động

-  Đặc điểm:

+ Giảm nhiệt trong nhà tới 10 0C vào mùa hè: nhờ các tấm nhôm

+ Kiểm soát bức xạ ánh sáng từ 20-100%: nhờ các tấm nhôm đón bức xạ mặt trời và phản chiếu lên trên

+ Làm thay đổi ẩm độ: nhờ màng hút ẩm và thoát ẩm

+ Tiết kiệm năng lượng: màng nhiệt dự trữ năng lượng ban ngày(giảm 7% chi phí nhiên liệu), ban đêm mặt dưới các tấm nhôm phản chiếu bức xạ hấp thu được từ ban ngày xuống đất làm tăng nhiệt độ đất

+ Đặt gần mái, song song với nền nhà.

Hình 1.1.16: Màng nhiệt

* Lưới cắt mắt

– Làm từ nhôm và acryl

– Có thể đặt trong hoặc ngoài nhà mái che

– Kiểm soát được nhiệt độ

– Có thể làm giảm nhiệt độ tới 100C giữ ấm vào mùa đông

– Cho phép thông thoáng khí tốt khi che lưới

– Sử dụng rất hiệu quả vào mùa hè, nhiệt độ cao

– Kiểm soát được cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng. Có thể che bớt45 – 75% ánh sáng

– Tránh được sương giá và mùa đông

Hình 1.1.17: Lưới cắt mắt

* Thông gió tự nhiên

-   Thông gió qua các cửa sổ ở mái hoặc tường nhà mái che

-   Không khí từ bên ngoài được lùa vào khi mở cửa sổ và đẩy không khí bên trong ra ngoài (đối lưu không khí)

-  Cửa sổ được vận hành tự động hoặc bán tự động nhờ môtơ bánh răng

Hình 1.1.18: Hệ thống thông gió tự nhiên

-   Thông gió bằng hệ thống quạt

+   Quạt thổi: thổi khí mới (O2 & CO2) vào trong nhà Quạt hút: hút khí nóng và ẩm ra ngoài

Ưu điểm: 

– Giảm nhiệt độ không khí (tránh ngưng tụ hơi nước)

– Nhiệt độ đồng đều

– Phòng tránh sâu bệnh

– Giảm nhiệt độ dễ dàng và thuận tiện trong mùa nóng

– Giúp phân tán nhanh khi dùng hệ thống sương mù

Hình 1.1.19: Hệ thống thông gió bằng quạt

* Hệ thống làm mát bằng bốc hơi thoát nước

– Các loại hệ thống làm mát

+ Đệm thoát hơi nước

+ Quạt

+ Phun sương

+ Phun mù

+ Máy làm mát không khí

Lợi ích:

– Làm giảm nhiệt độ trong nhà mái che (có thể thấp hơn nhiệt độ bên ngoài nếu độ ẩm bên ngoài <100%)

– Tăng độ ẩm trong nhà mái che

+ Hệ thống đệm thoát hơi nước

Hình 1.1.20: Hệ thống đệm thoát hơi nước làm mát

+ Hệ thống phun sương, phun mù: Là hệ thống làm ẩm bằng phun sương, phun mù nhân tạo Làm mát (giảm nhiệt độ) do nước bốc hơi

Hình 1.1.21: Hệ thống phun sương

– Máy làm mát không khí

+ Thiết bị đặt bên ngoài nhà, không khí được làm mát từ bên ngoài và thổi vào trong nhà mái che, khí nóng được hút ra ngoài tự động do chênh lệch áp suất

Hình 1.1.22: Máy làm mát không khí

– Thiết bị làm mát có 2 loại 

+  Dung tích 15m, làm mát 10 -150C cho 14m2

+  Dung tích 40m, làm mát 10 – 150C cho 56m2

Hình 1.1.23: Máy làm mát không khí

– Sử dụng thiết bị cảm ứng nhiệt

+ Nên sử dụng thiết bị có độ chính xác cao

+ Đặt thiết bị vào trong hộp hút mùi (tránh ánh sáng mặt trời chieus trực tiếp và ẩm)

+ Đăt thiết bị gần tán cây

+ Đặt ở vị trí đại diện

Hình 1.1.24: Thiết bị cảm ứng nhiệt

b. Kiểm soát ánh sáng

– Giúp cây trồng hấp thu đủ lượng ánh sáng cho sinh trưởng, phát triển

– Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời

– Các thiết bị sử dụng để kiểm soát ánh sáng:

+ Tế bào quang điện

+ Hệ thống đèn

+ Rèm, lưới cắt nắng

* Các loại đèn chiếu sáng thông dụng

– Đèn nóng sáng (Incandescent): kiểm soát quang chu kỳ

– Đèn huỳnh quang (Fluorescent): buồng nuôi cấy mô, trồng cây

– Đèn cao áp HID (High Intensity Discharge):

– Đèn cao áp HPS (High pressure Sodium)

– Đèn cao áp MH

Hình 1.1.25: a. Đèn nóng sáng – b. Đèn huỳnh quang – c. Đèn cao áp HPS – d. Đèn cao áp MH

– Hệ thống đèn trong nhà có mái che trồng xà lách

+ Đèn cao áp (600W)

+ Điều chỉnh tự động vị trí đèn chiếu sáng bằng máy tính – Cường độ chiếu sáng trung bình: 200μmol/m2/s

Hình 1.1.26: Hệ thống đèn trong nhà lưới

c. Kiểm soát độ ẩm

– Kiểm soát độ ẩm như thế nào?

+ Tưới

+ Giữ ẩm

+ Kiểm soát mức độ bốc hơi nước trong không khí + Nhiệt độ, tốc độ chuyển động không khí trong nhà Các thiết bị kiểm soát độ ẩm:

+ Thiết bị điều ẩm

+ Hệ thống tưới

+ Hệ thống phun mù, phun sương

+ Máy giữ ẩm không khí

* Hệ thống tưới bằng tay

– Tốn công.

– Thích hợp khi tưới từng vị trí nhất định

Hình 1.1.27: Tưới phun mưa bằng tay

* Hệ thống tưới xung quanh

– Ống nhựa PE/PVC lắp xung quanh viền giá đỡ cây

– Lắp các đầu vòi phun vào ống nhựa

– Nước bắn ra vòi phun 1 góc 1800 hoặc 900, 450

– Nước được tưới từ tán cây lên

Hình 1.1.28: Sơ đồ tưới xung quanh

* Hệ thống tưới nhỏ giọt

– Tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào rễ cây dưới dạng các giọt nước nhỏ ra chậm với lưu lượng không đổi nhờ các cơ chế đều tiết áp lực nước của các đầu nhỏ giọt gắn chìm trong ống dẫn hay lắp bên ngoài ống.

– Đến nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm đến 30-60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Nông dân có thể cung cấp nước, phân bón đến đúng vùng rễ tích cực với liều lượng nhỏ, vừa đủ để cây trồng hấp thu hết thông qua hệ thống máy bơm, van, đường ống dẫn nước, đường ống nhỏ giọt, và hiện đại hơn là kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát.

Hình 1.1.29: Hệ thống tưới nhỏ giọt

* Hệ thống tưới trên cao

Hình 1.1.30: Hệ thống tưới trên cao

* Hệ thống cần tưới di động

– Cần tưới chạy doc theo đường ray gắn  ở giữa

– Điều khiển cần tưới di động bằng mô tơ

Hình 1.1.31: Hệ thống cần tưới di động

* Hệ thống tưới thảm

– Đặt tấm nhựa PE lên trên mặt giá đỡ

– Đặt tấm thảm tưới dày khoảng 1,2cm lên trên tấm nhựa

– Đặt chậu cây lên trên tấm thảm.

– Ống cấp nước cho thảm đặt dọc giá đỡ, cách nhau 60cm

Hình 1.1.31: Hệ thống tưới thảm

* Hệ thống tưới ngập sàn

Hình 1.1.32: Hệ thống tưới ngập sàn

* Hệ thống tưới máng

Hình 1.1.33: Hệ thống tưới máng

* Hệ thống tưới ngập giá đỡ

Hình 1.1.34: Hệ thống tưới ngập giá đỡ

2.1.4.2. Kiểm soát nồng độ CO2

– Nồng độ CO2 trong khí quyển: 0,03%

– Trong nhà mái che, nồng độ CO2 thay đổi tuỳ tốc độ QH

– Là thành phần tối quan trọng đối với cây trồng

– Trong điều kiện nhiệt độ ổn định, nồng độ CO2 ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất quang hợp

– Nồng độ CO2 tối ưu tuỳ thuộc vào cường độ ánh sáng

– Trong nhà mái che có tốc độ trao đổi không khí 5-6 vol/h có thể duy trì nồng độ 0,02% CO2

Hình 1.1.35: Bình CO2 lỏng

* Nguồn cung cấp CO2

– Bình CO2 lỏng: có độ thuần khiết cao, dễ kiểm soát, chi phí cao

Hình 1.1.36: Máy cấp CO2

– Thiết bị đo nồng độ CO2 bằng tia hồng ngoại

Hình 1.1.37: Máy đo nồng độ CO2 bằng tia hồng ngoại

2.1.4.3. Kiểm soát sự chuyển động của không khí trong nhà có mái che

– Tính chất và tốc độ chuyển động không khí trong nhà mái che ảnh hưởng đến:

– Cường độ truyền nhiệt giữa không khí và tán cây

– Cường độ trao đổi nước giữa không khí và tán cây

– Tốc độ 0,2 – 0,7 m/s cung cấp trao đổi nhiệt tối ưu (nếu dòng không khí từ dưới lên trên)

– Phương pháp kiểm soát

+ Thông gió tự nhiên

+ Sử dụng hệ thống quạt

+ Hệ thống cấp không khí

* Duy trì chuyển động trong không khí

Hình 1.1.38: Hệ thống thông khí trong nhà có mái che

2.1.4.4.. Kiểm soát dịch hại

– Các loại dịch hại + Sâu hại

+ Bệnh hại

+ Cỏ dại

+ Chuột hại

– Các phương pháp kiểm soát dịch hại

+ Vệ sinh, khử trùng nhà mái che và dụng cụ

+ Sử dụng dụng cụ, vật liệu sạch

+ Sử dụng màn chắn côn trùng Bẫy côn trùng

+ Cách ly nguồn bệnh

+ Phòng trừ cỏ dại và chuột

* Lưới chắn côn trùng

– Dùng lưới chắn tại các của sổ thông gió

– Kích thước ô lưới tuỳ thuộc loại côn trùng cần tránh:

+ Vẽ bùa              40 mắt lưới/2,5cm

+ Bọ phấn            52 mắt lưới/2,5cm

+ Rệp                   78 mắt lưới/2,5cm

+ Bọ trĩ                 132 mắt lưới/2,5cm

Hình 1.1.39: Lưới chắn côn trùng

2.1.4.5. Kiểm soát dinh dưỡng

– Dinh dưỡng được cung cấp qua nước tưới hoặc bón trực tiếp vào đất/giá thể

– Cần kiểm soát dinh dưỡng trong đất, nứơc và không khí (CO2)

– Kiểm soát pH và EC của dung dịch dinh dưỡng đầu vào và đầu ra

– Thiết bị đo pH và EC cầm tay

Hình 1.1.40: a. Hydroponic TDS Tester – b. pH/EC/TDS tester

Hình 1.1.41: c. pH/EC/TDS tester – d. pH/EC/TDS/temp meter

– Kiểm soát dinh dưỡng và nước tưới

– Kiểm soát nước và dinh dưỡng đầu vào

– Phòng tránh tích tụ muối trong giá thể

– Quản lý tốt nước thải và giá thể

Hình 1.1.42: Mô phỏng hệ thống dinh dưỡng và nước tưới

* Kiểm soát nước thải và giá thể

Hình 1.1.43: Mô phỏng kiểm soát nước thải trồng rau

– Xử lý dung dịch dinh dưỡng

Bảng 1.1.1: Thành phần dung dịch dinh dưỡng

EC = 1 mS/cm, TDS = 700

TT

Dung dịch

Liều lượng(g/100lít)

1

A

 

 

Ca(NO3)2

6254

 

KNO3

729

 

Chelate sắt

500

2

B

 

 

KNO3

729

 

KH2PO4

992

 

MnSO4

2127

 

MnSO4

80

 

ZnSO4

11

 

HBO3

39

 

CuSO4

3

 

(NH4)2MoO4

1

* Xử lý dung dịch dinh dưỡng

Phương pháp xử lý

Đặc điểm

Xử lý nhiệt (950C,30”)

 

Phổ biến, hiệu quả cao

Tốn năng lượng (1m3 ga/1 m3 dd)

Xử lý ozon hoá

Đắt tiền, hiệu quả cao

Xử lý tia cực tím UV

Dễ làm

Lọc bằng cát

Rẻ tiền, dễ làm

Xử lý oxy già (H2O2)

Rẻ tiền, dễ làm

 

Nguồn: Bộ NN&PTNT – Giáo trình Mô Đun Chuẩn bị trước gieo trồng (Nghề trồng rau công nghệ cao)

Kỹ Thuật Trồng Ớt Sừng, Ky Thuat Trong Ot Sung Don Gian Tai Nha, Cong Dung Ot Sung

Ớt sừng hay còn gọi là ớt sừng trâu, là một loại gia vị phổ biến tại Việt Nam. Hàm lượng Vitamin A và Vitamin C trong ớt nhiều gấp 5 lần loại quả khác. Vài năm trở lại đây giá ớt tăng cao, ớt sừng được thị trường ưa chuộng do mẫu mã đẹp, người dân trồng thu lạị lợi nhuận cao. Do đó, diện tích trồng ớt sừng đang ngày được mở rộng

Vua hạt giống xin gửi tới các độc giả kỹ thuật trồng ớt sừng như sau:

Đặc điểm thời vụ, khí hậu thích nghi, chuẩn bị

Ớt sừng có thể trồng quanh năm.

Ớt sừng thích hợp trồng nơi khí hậu mát mẻ quanh năm như Đà Lạt…

ớt sừng chuẩn được mua từ công ty chuyên bán hạt giống đạt chất lượng tốt.

Đất tơi xốp, có chứa nhiều xơ dừa, vỏ trấu.

Phân bón DAP, có thể là phân chuồng…

Dụng cụ trồng ớt như thùng xốp, chậu cây…( nếu trồng quy mô gia đình)

Hạt sau khi được mua về ngâm qua nước ấm, loại bỏ những hạt lép, hạt hỏng

Dùng que nhỏ vạch hàng sâu khoảng 1 cm, sau đó gieo hạt xuống, lấp nhẹ xơ dừa hoặc rơm lên để giữ ẩm cho hạt, đồng thời sau này khi nhổ cây con ra trồng cũng rất dễ.

Hạt sau khi gieo khoảng 25 ngày là đã phát triển thành một cây con có thể đem ra trồng riêng lẻ ngoài ruộng hoặc vườn rồi.

Mật độ trồng khoảng 18 cây/ m².

Trồng được khoảng 1 – 2 tuần, tiến hành bón thúc cho cây. Bón phân DAP liều lượng 100g phân/ 100 m² bằng cách pha phân vào nước rồi tưới chiều mát. Tưới liên tục trong 10 ngày thì ngưng.

Bổ sung phân Canxi nitrat cho cây nhằm tăng độ cứng cáp của cây.

Tỉa định hình cây: Cần tiến hành 2 – 3 lần trong suốt giai đoạn vườn ươm, tỉa những bầu có 2 cây, dặm sang chỗ khác. Các lần sau: Tỉa bỏ cây yếu, cây dị hình, dời bầu gieo xa hơn cho cây cứng cáp, kết hợp nhổ cỏ, bón thúc thêm nếu cây xấu.

Ớt thường được thu hoạch sau 105 ngày trồng.

Ớt vị cay, nóng, chữa bệnh đau bụng do lạnh, chữa tiêu hóa kém và viêm khớp.

Lượng vitamin C nhiều trong ớt có thể khống chế bệnh tim mạch và giảm cholesterol

Ớt cũng giúp đẩy lùi cảm cúm tuyệt vời.

Ngoài ra ớt còn giúp ngủ ngon và hỗ trợ giảm cân…

Chữa bệnh vẩy nến: Lá ớt cay 1 nắm to (1 nắm chặt tay và đem sao chín nhưng không cháy), tinh tre đằng ngà cạo lấy 1 bát, lá sống đời (lá thuốc bỏng) 7-9 lá, thiên niên kiện khoảng 300g. Tất cả cho vào nồi với 2 lít nước, đun sôi kỹ, uống dần thay nước chè, uống chừng 3 ấm là khỏi.

Chống tiểu đường: Công trình nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Tasmania, Úc vào năm 2011 cho thấy, thường xuyên ăn ớt có thể giúp cơ thể kiểm soát được nồng độ insulin trong máu, điều này sẽ mang lại lợi ích cho người tiểu đường

Chữa rụng tóc do hóa trị liệu: Ớt trái 100g, ngâm với rượu trắng trong 10-20 ngày. Dùng rượu này bôi lên da đầu có tác dụng kích thích mọc tóc.

Cửa hàng kinh doanh: CS1: Số 1B phố Trần Quang Diệu- Đống Đa- Hà Nội ( Gần siêu thị Hoàng Cầu) ĐT: – 0997.007.668 ; 0902.007.668 Website: chúng tôi – SIEUTHIHATGIONG.VN THỜI GIAN MỞ CỬA TẤT CẢ CÁ NGÀY TRONG TUẦN ( Trừ ngày lễ, tết)

Trồng Ngay Giống Dưa Chuột Chùm Siêu Trái, Giòn Cong Cóc

Giống Dưa chuột chùm là giống cây trồng hợp với khí hậu nước ta, cho năng suất cao, nhanh thu hoạch. Cây Dưa chuột chùm có sức đề kháng tốt, ít sâu bệnh nên không tốn nhiều công chăm sóc. Cách trồng Dưa chuột chùm rất đơn giản nên bạn có thể tự trồng ngay tại nhà.

Dưa chuột là loại rau quả quá quen thuộc với bữa cơm hàng ngày của người Việt. Với đặc tính thanh mát, dễ ăn, nhiều vitamin rất tốt cho sức khỏe nên chúng luôn được ưu ái. Trên thế giới, chính xác là từ đất nước Nga đã xuất hiện giống dưa chuột chùm, sai trĩu trịt, trái có mô gai nhỏ xíu quanh trái, cực giòn.

Cũng như các giống dưa chuột thông thường, dưa chuôt chùm rất dễ trồng, siêu năng suất, thu hoạch chỉ sau hơn 35 ngày gieo trồng. Nếu bạn muốn có những trái dưa chuột tươi ngon và một bụi hoặc chậu dưa chùm tuyệt vời thì còn ngần ngại gì mà không thử trồng giống cây này tại nhà.

HẠT GIỐNG NHẬP NGOẠI XIN CHIA SẺ VỚI BẠN THÔNG TIN VỀ GIÔNG DƯA CHUỘT CHÙM

Dưa chuột chùm có tên tiếng anh là Cucumber Liliput, xuất xứ từ nước Nga. Khác vời dưa chuột truyền thống từng trái riêng lẻ thì chúng ra qua thành từng chùm lớn, nhiều hoa và nhánh.

Dưa chuột chùm là giống cao sản cực kỳ dễ trồng lại nhanh cho quả. Từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch chỉ 35 – 40 ngày. Bên cạnh đó, đây là giống cây siêu năng suất nên còn được gọi là dưa leo siêu trái. Mỗi mắt dưa cho 6 – 10 quả. Một cây dưa chuột chùm trồng tại nhà có thể cho thu hoạch 25 kg quả/ đợt.

Dưa chuột chùm ưa khí hậu nhiệt đới nên hoàn toàn phù hợp với khí hậu Việt Nam, trồng được quanh năm và cho trái liên tục. Chính vì ưu điểm này nên giống cây dưa chuột chùm được nhiều người lựa chọn trồng kinh tế thay cho giống dưa truyền thống.

Khác với các giống thông thường, quả dưa chuột chùm xanh mướt, dài, rất giòn, ngọt và ít hạt, đem lại giá trị kinh tế lớn. Ở quy mô trang trại, trồng dưa chuột chùm cho thu nhập cao hơn lúa 4 lần và hơn bắp 7 lần. Loại dưa này cũng thích hợp trồng chậu, thùng xốp tại nhà.

Quả dưa chuột chùm chứa rất nhiều dinh dưỡng như: vitamin A, B1, B2, B6, C, D, Canxi, Kali,… mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người dùng.

01 gói Hạt Giống Dưa Chuột Chùm

GỬI THÔNG TIN VÀO MẪU BÊN DƯỚI ĐỂ ĐẶT HÀNG

HatGiongNhapNgoai.com Cam Kết Hạt Giống Đúng Chất Lượng Đúng Giống như trên

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC GIỐNG DƯA CHUỘT CHÙM

Trồng quanh năm, dưa chuột chùm là loại cây ưa nhiệt, nên chọn chỗ trồng có nhiều ánh sáng.

2. Đất trồng

Bộ rễ của dưa chuột chùm yếu và sức hấp thụ của rễ kém nên cần trồng trong đất giàu dinh dưỡng, đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, tơi xốp và màu mỡ. Trước khi trồng nên trộn một ít phân hữu cơ hoặc phân vi sinh vào đất.

Nhiệt độ thích hợp để sinh trưởng: 18-35 độ C.

Ngâm hạt giống dưa chuột chùm trong nước ấm khoảng 2-3 tiếng, vớt ra ủ với khăn giấy ẩm, khi nào hạt nứt hanh nhú mầm trắng thì đem gieo tại các bầu đất hoặc khay ươm.

Sau 5-7 ngày, hạt giống dưa sẽ nứt vỏ và nhú mầm.

Tưới nước: Mùa nắng tưới 2 lần 1 ngày và sáng sớm và chiều tối. Tăng cường lượng nước tưới và diện tích tưới xung quanh gốc khi cây lớn, nhất là thời kì ra hoa trái rộ và cần thoát nước cho cây trong mùa mưa. Không tưới nước lên hoa và quả non để tránh đui hoa và rụng quả. Cây cần một lượng nước lớn để ra trái to và không bị đắng, tuy nhiên cây cũng không chịu được úng.

Phân bón: Nhu cầu dinh dưỡng của dưa chuột chùm khá cao, hấp thụ mạnh nhất là kali, tiếp đến là đạm. Dưa chuột chùm mẫn cảm với chất dinh dưỡng trong đất và không chịu được nồng độ phân cao, vì vậy phân được bón thúc nhiều lần thay vì bón tập trung. Ở giai đoạn đầu của sự sinh trưởng dưa hấp thụ nhiều đạm hơn các chất khác, đến khi dưa phân nhánh và kết trái hấp thụ mạnh kali.

Phun thuốc: Dưa chuột chùm hay gặp các bệnh như: thán thư, đốm phấn, sương mai, khảm do vi khuẩn, chết héo cây con,… nên tới các cửa hàng thuốc trừ sâu nông nghiệp để được tư vấn và sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng kịp thời và nhanh chóng.

Lên giàn: Lúc cây ra đên 5-6 lá thật, xuất hiện tua cuốn: tạo giàn cho cây bằng những vật liệu đơn giản như cây tre khô, dây thép gai,… Giàn cao từ 1,2 – 1,6m. Sau khi cắm chắc giàn, dùng dây nilon mảnh buộc cố định ngọn cây.

Thu hoạch: Sau hơn 35 ngày gieo trồng đã thu về những trái dưa tươi mát nhất. Bạn có thể sẵn sàng để chế biến các món ngon từ dưa rồi nè.

01 gói Hạt Giống Dưa Chuột Chùm

GỬI THÔNG TIN VÀO MẪU BÊN DƯỚI ĐỂ ĐẶT HÀNG

HatGiongNhapNgoai.com Cam Kết Hạt Giống Đúng Chất Lượng Đúng Giống như trên

THÔNG TIN KỸ THUẬT VỀ DƯA CHUỘT CHÙM DÀNH CHO CHUYÊN GIA

Hạt Giống Nhập Ngoại chuyên cung cấp các loại hạt giống hoa, shop chuyên hạt giống hoa và chuyên bán các loại hạt giống cây ăn trái, cây mini, hạt giống sen mini Nhật Bản và rất nhiều loại hạt giống mini khác

Tag: Hạt giống dưa chuột chùm, dưa chuột chùm

01 gói Hạt Giống Dưa Chuột Chùm

GỬI THÔNG TIN VÀO MẪU BÊN DƯỚI ĐỂ ĐẶT HÀNG

HatGiongNhapNgoai.com Cam Kết Hạt Giống Đúng Chất Lượng Đúng Giống như trên THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: 325 Bình Lợi , Phường 13, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh (Có hạt giống và cây giống + thi công giàn rau thủy canh – khí canh)

Đại Lý Lâm Đồng: 140A Hùng Vương, Thị Trấn Di Linh, Lâm Đồng

(Vườn lan, cây giống vật tư và mô hình tham khảo)

Hotline/Zalo : 0983.16.0044

Website: chúng tôi