Top 5 # Tại Sao Sen Đá Rụng Lá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Sen Đá Bị Rụng Lá Thì Phải Làm Sao?

Để khắc phục tình trạng này trước hết bạn cần biết đến những nguyên nhân khiến sen đá bị rụng lá theo các nguyên nhân chủ quan hay khách quan là như thế nào.

1.Nguyên nhân khiến Sen Đá bị rụng lá

Nguyên nhân chủ quan:

– Rễ không phát triển được

– Nhiệt độ quá cao

– Thiếu dinh dưỡng

– Thiếu ánh sáng mặt trời, nước

Nguyên nhân khách quan: Cây đã già và lá bị vàng, úa, rụng,…

2. Cách khắc phục tình trạng Sen Đá bị rụng lá

Về cách khắc phục chứng bệnh rụng lá của Sen Đá bạn nên tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên bệnh là tốt nhất:

Nguyên nhân khách quan: Với trường hợp những cây sen đá bị rụng lá do đã già bạn không cần phải lo lắng vì đây là sự thay mới của lá, hãy để nó phát triển tự nhiên. Chỉ cần bón thêm cho chúng ít phân để có dinh dưỡng tốt nhất khi ra lá mới mọng và đẹp hơn.

Nguyên nhân chủ quan: Cần xem lại quy trình chăm sóc của bạn khi chúng bị rụng lá.

Nguyên nhân đầu tiên: Sen Đá không phát triển được rễ.

– Khắc phục: Xem lại chất đất, nếu chất đất bị bí quá, ở đất không có thành phần giúp đất thoáng, như sơ dừa, trấu hun, xỉ than, đá perlite, đất akarama…Thì bạn cần thay đất và bổ sung những thành phần này, tuy nhiên sơ dừa, đá perlite, đất akarama kiếm cũng không đơn giản. Chính vì vậy cách đơn giản nhất là lấy xỉ than đun rồi đập vụn, xả nước nó hết các vụn nhỏ, sau đó phơi khô rồi trộn với đất cũ theo tỷ lệ 50:50 hoặc cao hơn. Sau khi đã hoàn thành phần đất, ta trồng lại cây Sen Đá, để cây trên cao nơi có gió mát, ánh sáng nhẹ, và giữ ẩm cho đất không tưới đẫm, để tầm 5 ngày sẽ có kết quả, lá cây cứng cáp hơn và không còn hiện tượng rụng lá. Tránh di chuyển cây quá nhiều, cần để cây 1 chỗ vì khi di chuyển lắc mạnh có thể làm rễ cây bị đứt.

Nguyên nhân thứ 2: Nhiệt độ quá cao

– Nguyên nhân này thuộc phần ít vì Sen Đá chịu được nhiệt khá cao, nhưng nếu bạn trồng cây vào bình có khả năng giữ nhiệt hoặc khuyếch đại nhiệt.

– Khắc phục: Tránh điều này không nên để cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng buổi trưa, nắng chiếu qua kính.

Nguyên nhân thứ 3: Thiếu chất dinh dưỡng

– Sen Đá không đòi hỏi nhiều về dinh dưỡng đất, nhưng nếu đất đã quá lâu, lượng đất không đủ thì cũng là 1 nguyên nhân dẫn đến tình trạng vàng và rụng lá ở Sen Đá.

– Khắc phục: Nên trồng cây vào bình có đường kính lớn hơn đường kính tán cây, bón thêm dinh dưỡng.

Nguyên nhân thứ 4: Thiếu ánh sáng mặt trời và nước

– Cây Sen Đá có biểu hiện lá thưa, oãi, lá nhăn nheo không được căng mọng. Điều đó chứng tỏ điều kiện nơi để cây chưa tốt, nên để cây ở nơi có ánh sáng mặt trời đủ nhiều nhưng không quá gắt, và nơi để cần thoáng gió

Lưu ý: Khi lá Sen Đá bị rụng, vàng và thối nên nhanh chóng vứt bỏ để tránh bị lây sang các lá hoặc cây khác. Thêm vào đó nên kiểm tra xem sen đá có bị nấm mốc gì không? Nếu có cần phải phun thuốc diệt nấm mốc ngay, hoặc phơi nắng. Nếu hiện tượng rụng lá do khô rồi rụng thì không đáng lo ngại với Sen Đá.

Sen Đá Bị Rụng Lá

Sen đá là một loại cây cảnh mini đẹp được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Sen đá có khả năng chịu hạn, dễ trồng và chăm sóc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp do không chú ý mà sen đá bị rụng lá. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần có những hiểu biết nhất định về chúng. Từ đó sẽ có cách chăm sóc sen đá tốt hơn. Bài viết này của Tiny Garden sẽ giúp ích nhiều cho bạn.

Nguyên nhân khiến sen đá bị rụng hết lá

Sen đá bị thối lá: Đây là nguyên nhân đầu tiên khiến cây sen đá nhà bạn bỗng chốc bị rụng hết lá. Từ một nhánh lá bị thối ban đầu, bệnh có thể lây lan ra các nhánh khác và dần dần lá bị rụng hết. Nếu không kịp xử lý thì chắc chắn cây sẽ chết.

– Lá sen đá bị vàng mềm: Lá bị vàng có thể là do tuổi đời của sen đá gây ra. Và theo thời gian, lá sẽ rụng. Cây chết là điều không thể tránh khỏi mà bạn cần phải tìm cách nhân giống cây sen mới.

– Lá sen đá bị úng. Việc tưới nước quá nhiều khiến lá bị úng nước và rụng. Thông thường, hiện tượng này diễn ra chỉ trong một vài ngày, cây có thể bị chết.

– Sen đá bị dịch bệnh: Khi thấy sen đá xuất hiện các đốm nâu đen chứng tỏ sen đang bị nấm. Điều đó chứng tỏ cây đã bị nhiễm khuẩn khiến lá rụng và bị chết nhanh chóng.

– Sen đá bị sốc nhiệt: Phơi nắng cây sen đá dưới nắng ngắt nhiều ngày khiến cây bị sốc nhiệt dẫn đến héo lá, cháy lá và rụng.

– Sen đá thay lá: Với những cây sen đá trưởng thành thì chuyện thay lá là đương nhiên. Các lá già cằn cỗi sẽ nhường chỗ cho các lá non, giúp cây phát triển tốt hơn. Bạn sẽ yên tâm nếu sen đá bị rụng những lá này.

Ngoài những nguyên nhân khác quan này, việc sen đá bị rụng hết lá còn do nhiều vấn đề khác. Ví dụ như rễ cây không phát triển, thiếu dinh dưỡng, thiếu ánh sáng, nước…

Cách khắc phục tình trạng sen đá bị rụng lá

Hiểu được những lý do gây bệnh rụng lá cho cây, bạn sẽ có hướng giải quyết tốt nhất.

Nếu là do bộ rễ không phát triển thì bạn cần xem lại đất đang sử dụng. Cần đổi lại đất tơi xốp hơn, có khả năng thấm hút nước nhanh. Bổ sung thêm các phân bón hữu cơ như xơ dừa, trấu, sỉ than,… Đất nhiều dinh dưỡng sẽ giúp sen đá phát triển mạnh mẽ.

Nếu là do nắng nóng thì trước tiên bạn cần di chuyển sen đá vào nơi có nhiệt độ dịu hơn, thông thoáng hơn. Chỉ nên phơi nắng sen đá vào sáng sớm hoặc xế chiều. Đảm bảo ánh sáng vừa đủ thì sen đá sẽ sống dẻo dai, tươi tốt.

Lượng nước là yếu tố quan trọng có thể giúp cây phát triển và cả làm úng cây. Là loại cây không ưa nước, để tránh tình trạng sen đá bị rụng lá thì bạn chỉ nên tưới nước 2 lần mỗi tuần. Chú ý tưới vào sáng sớm hoặc buổi tối là tốt nhất.

Chăm sóc sen đá để tránh bị rụng lá

Là một loại cây cảnh mini, sen đá thu hút bởi vẻ đẹp hình dáng lẫn màu sắc. Đâu chỉ có thế, sen đá có sức sống bền bỉ nên mang nhiều ý nghĩa biểu trưng. Nó thể thiện một tình yêu chung thủy, một tình bạn bền chặt, một khát khao sống vượt trên mọi khó khăn,… Vì thế, ngày nay, người ta gửi tặng nhau những chậu sen đá đẹp xinh như muốn thay lời muốn nói vậy.

Sen đá nhỏ bé, dẻo dai có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, nếu muốn sen đá tươi tốt, phát triển mạnh mẽ thì cần phải biết cách chăm sóc.

Như đã nói trên, có nhiều yếu tố khiến sen đá bị tổn hại. Để tránh các trường hợp xấu ảnh hưởng đến cây thì bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây.

– Tưới nước cho cây 2-3 lần mỗi tuần. Tưới dưới gốc, không quá đẫm nước. Thời gian tưới là vào sáng sớm hoặc chiều tối.

– Phơi nắng sen đá đều đặn mỗi ngày. Cần tránh cho sen đá gặp nắng gắt vào giữa trưa. Vào những ngày mưa không có nắng, bạn hãy đặt sen đá ở nơi thông thoáng.

– Đất trồng cây nên thay mỗi năm từ 1-2 lần. Vì lâu ngày đất sẽ bị cỗi đi và việc thay đất là quan trọng. Sen đá thích hợp với loại đất tơi xốp, có khả năng thẩm thấu nhanh. Nếu muốn có thể bổ sung thêm dưỡng chất cho đất thì càng tốt.

Những Dấu Hiệu Nhận Biết Sen Đá Bị Rụng Lá?

Những dấu hiệu nhận biết sen đá bị rụng lá?

Những dấu hiệu nhận biết sen đá bị rụng lá

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho sen đá bị rụng lá bao gồm nguyên nhân chủ quan như: Thiếu ánh sáng mặt trời, thiếu nước, nhiệt độ quá cao, thiếu dinh dưỡng…. Nguyên nhân khách quan: Cây đã già và lá bị vàng, úa, rụng. Vậy những biểu hiện chính nào khi sen đá bị rụng lá giúp chúng ta dễ nhận biết khi mình nuôi dưỡng một cây sen đá.

Đây là một trong những nguyên nhân vô cùng quan trọng dẫn đến hiện tượng sen đá bị rụng lá. Từ một lá bị thối ban đầu, bệnh sẽ lây lan ra toàn bộ cây và dần dần thì hiện tượng rụng lá sẽ xuất hiện nhiều hơn khiến cho cây sen đá của bạn có thể bị chết.

Sen đá vàng lá cũng khiến sen đá bị rụng lá. Khi lá cây bị vàng, sau đó thì rụng hẳn và khiến cho cây mất đi sức sống và vẻ đẹp vốn có.

Sen đá vàng lá cũng khiến sen đá bị rụng lá

Biển hiện của lá sắp rụng đó là mềm đi

Biển hiện của lá sắp rụng đó là mềm đi. Nó sẽ khiến cho cây nhanh chóng trụi lá và không còn sức sống nữa.

Khi lá của cây sen đã suất hiện các nếp nhăn thì bạn cũng nên cẩn thận bởi rất có thể đó là biểu hiện của việc cây sen sắp bị rụng lá.

Khi thấy dấu hiệu này chứng tỏ sen đá của bạn đang mắc bệnh hoặc đã tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Do vậy bạn cần phải xem lại ánh sáng dành cho sen đá có dư thừa hay không để chiều chỉnh sao cho phù hợp. Lá sen đá bị cháy sẽ khiến sen đá bị rụng lá.

Lá bị nấm tức là cây sen đá của bạn bị nhiễm khuẩn, nó là biểu hiện nghiêm trọng nhất bởi rất có thể khi đã nhiễm khuẩn thì cây có thể chết bị nhanh chóng.

Lá bị nấm tức là cây sen đá của bạn bị nhiễm khuẩn

Một nguyên nhân khiến sen đá bị rụng lá cũng có thể đơn giản chỉ là sen đá thay lá mới và đẻ ra những cây con từ lá đã bị rụng. Do đó lúc này bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này và có thể đem lá bị rụng để nhân giống thành các cây con mới.

Sen đá thay lá mới và đẻ ra những cây con từ lá đã bị rụng

Sau khi đã tìm được nguyên nhân chính xác vì sao sen đá bị rụng lá, bạn cần tìm ra hướng giải quyết và có cách chăm sóc sen đá tốt nhất. Với trường hợp cây đã già thì bạn không cần phải quá lo lắng bởi đólà hiện tượng sen đá bị rụng lá để thay lá mới. Còn với nguyên nhân do cách chăm sóc thì cần tìm ra lý do và xem xét lại cách chăm sóc sen đá của mình để cây phát triển tốt nhất.

Sen đá cần phải phơi nắng từ 6h -8h/ngày và chỉ cần tưới nước một tuần một lần

Sen đá cần phải phơi nắng từ 6h -8h/ngày và chỉ cần tưới nước một tuần một lần. Ngoài ra thì bạn cũng có thể bọn phân lâu tan để cho chúng ngấm dần vào đất, giúp cây có thể ăn được chất dinh dưỡng từ từ mà không bị sốc.

Vì Sao Sen Đá Chết?

Vì sao Sen đá của bạn lại chết? Đây là một câu hỏi rất phổ biến đối với những bạn mới chăm Sen đá. Và nếu muốn tự đi tìm câu trả lời, bạn sẽ mất hàng tháng trời và sẽ có thêm nhiều cây phải chết.

Trước tiên, mình sẽ kể cho bạn nghe về Sen đá

Sen đá hay Hoa đá là cách gọi của người Việt mình, nhiều thông tin nói rằng tên khoa học của Sen đá là Succulent nhưng đây là một hiểu lầm. Succulent tức là toàn bộ những loại thực vật mọng nước, là tất cả các loại cây trữ nước ở thân bao gồm Sen đá, Xương rồng, Lô hội, Lưỡi hổ,… Như vậy, Sen đá chỉ là một trong số nhiều loài thực vật mọng nước và chúng có những đặc tính tương tự nhau.

Nhưng vì sao thân của chúng lại trữ nước, và trữ nước để làm gì? Do có nguồn gốc từ những vùng khí hậu khô cằn như thảo nguyên, bán sa mạc và sa mạc, để thích ứng với nhiệt độ cao, thời kì khô hạn kéo dài nên buộc chúng phải tích trữ nước để sống. Đó cũng là lý do mà bạn chẳng cần tưới nhưng cây vẫn sống được từ 7 cho đến hơn 30 ngày hoặc nhiều tháng tuỳ loại.

Tuy nhiên, khả năng chịu nắng nóng, hay khô hạn của mỗi loại lại khác nhau, do có nguồn gốc từ những vùng khí hậu khác nhau trên Trái Đất. Những loài được thấy tại những nơi có khí hậu mát mẻ, khô ráo thì khả năng chịu nắng nóng của chúng sẽ kém, nhiều loài ở những vùng lạnh như châu Âu thì khả năng chịu nóng lại càng kém. Ngược lại, những loại có nguồn gốc ở những vùng khô nóng thì khả năng chịu nắng nóng sẽ tốt, nhiều loại lại sinh sống ở những vùng khí hậu nhiệt đới ẩm thì chịu hạn sẽ kém, đôi khi còn ưa nước. Sen đá sống ở rất nhiều nơi có khí hậu khác nhau trên thế giới, do vậy đặc tính của chúng cũng sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, nếu bạn chọn được loại Sen đá phù hợp với điều kiện nơi bạn sống thì việc chăm sóc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ lý do vì sao Sen đá nói riêng và một số loại cây mọng nước nói chung lại chết.

Vì sao Sen đá chết?

Có 2 tác nhân lớn khiến cho Sen đá chết: Tác động từ thiên nhiên – Tác động từ con người

Tác động từ thiên nhiên là khí hậu. Sen đá gần như bất tử trước thiên nhiên nơi nó sinh ra. Nếu nó sống ở một nơi nào đó không phù hợp với nó, nó sẽ chết. Chỉ có thể là do con người đã mang nó tới những nơi khác, và chỉ có tác động từ con người mới khiến Sen đá chết.

Tác động từ con người chính là việc bạn trồng và chăm sóc nó như thế nào. Trồng khó hơn chăm sóc rất nhiều, nếu trồng không đúng cách, bạn chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết. Và nếu chăm sóc loại nào không phù hợp với khí hậu bạn đang sống, thì có chăm sóc đến mấy cây cũng sẽ chết.

1. Trồng bằng đất/giá thể thoát nước kém

Sen đá chịu hạn tốt và rất dễ úng nước, do vậy việc trồng bằng đất không có độ tơi xốp và thông thoáng thì dù bạn tưới ít, cây vẫn có thể chết vì úng. Nên thay đất khi mới mua về do đất có sẵn chỉ phù hợp với điều kiện sống tại các vườn ươm, mang về chăm tại những nơi có khí hậu nóng ẩm như Hà Nội nếu không thay đất, việc chăm sóc sẽ trở nên vô cùng khó khăn và tỉ lệ cây chết là rất cao.

Cách trộn đất trồng phù hợp cho Sen đá bạn có thể xem ở bài viết: Cách trộn hỗn hợp đất trồng Sen đá, Xương rồng và các loại cây mọng nước.

Dải cát nhỏ lên mặt đất cũng khiến đất bị bí, do hạt cát nhỏ li ti sẽ lấp đầy những khoảng trống lưu thông không khí của đất, khi tưới đất sẽ lâu khô rất dễ úng nước, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển dẫn đến thối rễ. Cát trộn cùng với đất nên sử dụng loại cát không quá mịn.

2. Trồng vào chậu không có lỗ thoát nước

Việc trồng Sen đá vào những chiếc tách cafe, cốc nước hay bình thuỷ tinh không có lỗ thoát nước tuy rất đẹp mắt, nhưng lại khiến việc chăm sóc cây khó lên gấp nhiều lần, và đa phần cây sẽ chết. Việc này cũng tương tự như trồng vào đất không thoáng, dù tưới thế nào cây cũng dễ úng.

Nếu trồng vào bình thuỷ tinh (theo dạng ), ngoài hỗn hợp đất trồng cần thêm sỏi dưới đáy bình và quan trọng là cần 1 lớp than hoạt tính giúp hút ẩm và chống vi khuẩn phát triển gây thối rễ.

3. Mix các loại Sen đá với nhau hoặc mix Sen đá với cây khác

Để giúp một chậu Sen đá trở nên sinh động hơn, mọi người hay mix các loại Sen đá với nhau, nhiều người còn mix Sen đá với Thường xuân hay Cẩm nhung, Dương xỉ… nữa. Trên thực tế khi nhìn một chậu cây mix như vậy, không thể phủ nhận là rất đẹp. Nếu bạn xác định chơi Sen đá như hoa cắm, chỉ để tầm 1 tuần rồi vứt thì ok. Sen đá có rất nhiều loại, mỗi loại lại có đặc tính khác nhau nên việc chăm sóc cũng sẽ khác nhau, chưa kể bạn mix những loại quá khác nhau lại thì kể cả một chuyên gia cũng khó có thể chăm sóc chúng. Đã thế nhiều bạn lại chọn những chậu Sen đá được mix với những cây ưa nước như mình đã kể ở trên… Sen đá ưa nắng sợ tưới nhiều, Cẩm nhung sợ nắng và thích tưới nhiều, từ đó chúng ta tự suy luận ra kết cục của chậu cây đó sẽ thế nào rồi đúng không?

Nếu muốn mix các loại Sen đá với nhau, bạn cần phải có nhiều kinh nghiệm với loài cây này để biết được dòng nào thì có thể trồng chung được với nhau còn dòng nào thì không.

4. Chọn các loại quá “đỏng đảnh” để chăm sóc

Đối với những bạn mới trồng loại cây này, chúng ta nên chọn những loại khoẻ, chịu nóng tốt để thích nghi với khí hậu nơi bạn đang sống, điển hình là Hà Nội và chúng tôi Nhìn chung, những loại thân nhỏ, mỏng và mềm, màu sắc sặc sỡ, nhiều phấn… thường là những loại rất đỏng đảnh vì khả năng chịu nắng nóng rất kém. Ở những nơi có khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sapa…, các loại này có thể thích nghi được và phát triển tốt, nhưng khi mang nó về những nơi nắng nóng, cây dễ bị sốc nhiệt mà chết do không thích nghi được với khí hậu quá khắc nghiệt. Chưa kể nhiều nhà vườn còn nhân giống cây chỉ quan tâm tới số lượng, rễ mới nhú đã đẩy bán cho thị trường, nếu vậy dù chăm ở đâu thì cây cũng khó mà sống nổi. Vì vậy hãy tập chăm những loại chịu được nóng tốt để hiểu về cây, sau đó bạn có thể thử chăm những loại “đỏng đảnh” hơn.

5. Để trong nhà

Nhiều bạn mới mua và tập cách chăm Sen đá, khi mua ở ngoài hàng về thì được hướng dẫn chăm sóc bằng những câu như: “sống trong nhà tốt”, “không cần tưới nhiều đâu”, “dễ chăm lắm”… Như đã nói ở trên, Sen đá có rất nhiều loại và ưa điều kiện chăm sóc khác nhau. Có những loại bạn có thể đặt nó trong nhà vì không yêu cầu nhiều nắng, ngược lại có những loại không nên để trong nhà vì rất ưa nắng. Tuy nhiên, đa phần các loại Sen đá nếu để trong nhà quá lâu, cây sẽ có biểu hiện “xấu” đi như cao ngổng lên, lá ngửa ra, màu sắc nhợt nhạt, thậm chí nếu thiếu sáng quá cây có thể bị rụng lá. Bạn cũng có thể xem bài viết Những vấn đề thường gặp của Sen đá.

Nếu muốn trồng cây trong nhà, bạn nên chọn những loại yêu cầu ánh nắng ít vì đa phần các loài Sen đá đều rất ưa nắng, tuy nhiên vẫn nên đem cây ra ngoài thường xuyên để giúp cây luôn đẹp và khoẻ. “Cũng như người thôi, bạn thử bị nhốt trong nhà 1 tuần thì sẽ thế nào?”

Để Sen đá trong nhà cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc cây bị thối rễ do dư nước. Vì khi không được hấp thụ nhiều ánh sáng, quá trình quang hợp sẽ yếu hoặc gần như không quang hợp, như vậy cây không cần tới nước để chuyển hóa dinh dưỡng, dù có tưới nhưng bộ rễ không hấp thụ dẫn đến việc dư nước và úng thối rễ.

Đó là còn chưa kể nhiều trường hợp “hãm hại” cây một cách có tổ chức: vừa trồng chậu không có lỗ thoát nước, vừa trồng đất thoát nước kém, vừa trải cát màu mè lên mặt đất, đã thế còn mix Sen đá với các loại cây khác và đặt trong nhà… không chết thì cây của bạn cũng sẽ thoi thóp, tin mình đi.

6. Chưa tìm hiểu kĩ về cây

7. Vi khuẩn, nấm bệnh và các loại sinh vật có hại

Bệnh tật là không thể tránh khỏi, cây có thể bị bệnh trước khi bạn mua về hoặc trong lúc bạn chăm sóc. Điều kiện để các loại vi khuẩn, nấm bệnh phát triển là do thời tiết và các dinh dưỡng có trong đất.

3 bước để bạn bắt đầu với Sen đá

Bước 1: Chọn cây khỏe và phù hợp với điều kiện chăm sóc

Chưa hết, cần biết rõ được điều kiện mà bạn có thể cung cấp như lượng ánh sáng, nhiệt độ, độ thông thoáng không khí tại nơi mà bạn đặt cây. Từ đó mà trong quá trình chăm sóc bạn có thể điều chỉnh hoặc bổ sung thêm các nguyên tố tự nhiên cho cây, nếu cần.

Lưu ý: Nếu mua cây về trong lúc trời quá nóng, bạn nên đặt cây chỗ thật thoáng mát, giúp cây quen với khí hậu vài ngày sau đó mới thay chất trồng. Tuỳ độ khoẻ của từng loại cây mà sau 3-7 ngày, cây sẽ thích ứng được với thời tiết, đó là lý do mình khuyên bạn nên chọn loại khoẻ.

Bước 2: Trồng bằng đất/giá thể tốt

Bước 3: Chọn chậu phù hợp

Chậu đất nung (Terracotta) là chất liệu tuyệt vời nhất để trồng Sen đá, vì chậu đất nung có khả năng hút nước, làm thoáng đất giúp rễ cây dễ dàng trao đổi khí, tránh úng và thối rễ khi chẳng may tưới quá nhiều. Và hãy nhớ tuyệt đối không nên sử dụng các loại chậu không có lỗ thoát nước.

Cách chọn cây thông qua hình dáng

Cây khoẻ tức là cây có khả năng chịu đựng tốt những điều kiện thời tiết, môi trường sống tại nơi mà bạn đặt cây. Đặc điểm của những cây khoẻ thường là thân cứng và dài, màu lá đậm, mọng nước, thân nhọn, có gai… Cây yếu tức là cây chịu nóng kém, chịu hạn kém đối với khí hậu nơi bạn chăm cây. Đặc điểm là màu mè sặc sỡ, nhiều phấn, thân mềm và nhỏ, lá mỏng… Ngoài ra, những loại yêu cầu ít ánh nắng có thể đặt được trong nhà thường có màu xanh đậm, thân dài, lá dầy và có thể có gai. Ngược lại những loại màu mè sẽ yêu cầu ánh nắng nhiều, do hấp thụ ánh nắng nên cây mới lên màu tươi và đẹp, những loại lá mỏng rất dễ bị duỗi lá khi thiếu nắng và “mất dáng” khi để trong nhà.

Gợi ý một số loại Hoa đá (Sen đá) phổ biến và một vài chi mọng nước khác để bạn tham khảo.

1. Graptosedum (thường gọi là Sen đỏ, Sen vàng, Sen cam…). Đây là dòng “trâu bò” nhất được gọi với cái tên Hoa đá (Sen đá) mà mình từng trải nghiệm. Với khả năng chịu nóng tốt ngay cả khi thời tiết Hà Nội đang ở mức nóng đỉnh điểm 39-40°C.

2. Echeveria (ở VN thường gọi với các tên như Sen hồng phấn, Sen viền tím, Sen viền hồng, Sen đá nâu…). Dòng này thì khó chăm hơn 1 chút vì khả năng chịu nóng không tốt như Graptosedum nhưng có thể thuần khí hậu được. Nên kiểm tra bộ rễ trước khi mua, nếu rễ dày và kín thì bạn có thể dễ thuần chúng hơn. Đa phần thì cây thường được nhân giống ở vùng lạnh như Đà Lạt. Các dòng Echeveria được lai giống hoặc đột biến gen được nhập từ vườn ươm Trung Quốc, Hàn Quốc… thì sẽ khó chăm hơn rất nhiều.

3. Sempervivum (ở VN thường được gọi là Sen phật bà). Chi này cũng có nhiều loài khác nhau, cũng cần thuần khí hậu và chịu nóng cũng không “trâu bò” như Graptosedum. Để chăm dòng này bạn nên cung cấp đủ nắng nhưng có biện pháp giảm nóng cho cây như sử dụng lưới lọc sáng.

(chi này phổ biến là Crassula ovata ở VN gọi là Thạch bích cánh bướm). Chi này chăm sóc không khó nhưng cũng không phải loại dễ, Crassula ovata còn được biết đến với tên gọi Jade plant, với khả năng dễ sống trong nhà hơn so với các loài khác.

5. Haworthia (chi này thường được lầm tưởng là Hoa đá, nhưng cũng có nhiều loài trong chi này ví dụ Haworthia cymbiformis có hình dáng giống bông hoa ở VN được gọi là Sen ngọc). Dòng này khá dễ chăm sóc ở VN vì không cần ánh nắng trực tiếp để phát triển, Haworthia chỉ cần nhiều ánh sáng tự nhiên như gần cửa sổ hoặc ban công khuất nắng.

6. Sedum (gọi là Cỏ cảnh thiên)Chi này có hình dáng mỏng manh và cũng khá đỏng đảnh khi cũng cần nhiều ánh sáng tự nhiên nhưng lại không chịu được nắng gắt và nhiệt độ cao. Bạn cũng có thể có biện pháp tránh nóng cho cây nếu chăm dòng này.

Ngoài ra còn nhiều chi thực vật mọng nước khác Sen đá và dễ chăm như Aloe (chi Lô hội), Kalanchoe (Lá bỏng), Agave, hoặc các chi trong họ Cactus (Xương rồng)… mà bạn có thể trải nghiệm.

Cách nhanh nhất để hiểu một loại cây là tự tay trồng hoặc có thể hỏi vườn NOTH, sau đó bạn chỉ cần dành cho cây một tình yêu thương thực sự, quan sát sự phát triển của cây từng ngày, lúc phát triển tốt nhất hay lúc cây đang thoi thóp nhất bạn đều phải quan sát, từ đó bạn sẽ hiểu cây cần gì.

Kết luận

Nếu thực sự yêu Sen đá, mình khuyên bạn hãy tìm hiểu kĩ trước khi mua cây, để tránh việc phí tiền mua cây mà cây nào cũng chết. Hãy tìm hiểu và chăm sóc những loại khoẻ và dễ trước, sau đó có thể chăm thêm các loại đẹp và đỏng đảnh hơn. Và khi đã có kinh nghiệm, đôi khi bạn chỉ cần nhìn hình dáng là đã biết cách chăm của một loại cây rồi.

Mình không phải là một chuyên gia nông nghiệp, bài viết này là chia sẻ từ những trải nghiệm cá nhân tự tìm tòi, học hỏi từ những người có kinh nghiệm và từ nhiều lần làm cây chết. Mình tin rằng bài viết này sẽ giúp bạn chọn được chậu Sen đá ưng ý và chăm sóc nó thật tốt, đừng để nỗi lo cây chết làm giảm tình yêu cây của bạn vì cây thật tuyệt vời và mình sẵn sàng giúp đỡ các bạn mọi vấn đề về cây.

PS: Nếu mua Sen đá tại vườn NOTH, chúng mình đã giúp bạn toàn bộ những công đoạn trên, việc của bạn là chỉ cần mang về và chăm sóc theo hướng dẫn.

“Muốn biết cách chăm cây, hãy hiểu về cây cây trước.”