Top 5 # Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Cá Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Cá Tra Giống

Giới thiệu

Việc sản xuất và ương giống cá tra gắn liền với sự phát triển của ngành cá tra. Tỷ lệ sống trong ương cá tra giống là vấn đề được người ương nuôi cá quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sự thành công, kinh tế của người nuôi. Việc ứng dụng các chế phẩm sinh học trong uơng nuôi cá tra giống như thế nào là hiệu quả, đạt tỷ lệ thành công cao. Hôm nay Tin Cậy có dịp được Chú Hoài ở Tân Thạnh, Long An có kinh nghiệm nuôi cá tra giống rất nhiều năm được Chú chia sẻ về việc quy trình ương nuôi giống và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong quá trình ương nuôi cá tra giống, mang lại tỷ lệ thành công cao.

Chuẩn bị ao ương nuôi:

Một ao ương của Chú có diện tích 10.000m2, độ sâu 1,8m.

Ao ương cá gần kênh, rạch nên nguồn nước cấp vào ao luôn chủ động và chất lượng nước tốt

Ao gần đường giao thông rất thuận tiện cho việc vận chuyển cá giống bằng đường sông hoặc đường bộ.

Xung quanh ao rất thoáng, không có cây che phủ mặt ao.

Khâu cải tạo ao Chú chuẩn bị rất cẩn thận để hạn chế được sự phát sinh mầm bệnh trong quá trình ương nuôi.

Tát cạn ao, vét bùn đáy ao, diệt cá tạp địch hại.

Dọn cỏ quanh bờ hoặc trãi bạt bờ để tránh địch hại trong giai đoạn đầu thả cá bột.

Rải vôi toàn bộ đáy và đều khắp bề mặt bờ: 70-150kg vôi/1000m2. Tùy vào mức độ ao nhiễm phèn sắt mà bà con tăng giảm lượng vôi sử dụng để đạt hiệu quả sử dụng và tiết kiệm chi phí cho bà con. Việc rải vôi đều khắp mặt bờ ao cá, ngoài việc cái tạo ao, vôi còn có tác dụng ngăn ngừa ếch nhái và cá dữ nhảy vào trong ao đẻ trứng gây hại cho cá giống

Phơi đáy ao 1 – 3 ngày.

Cấp nước vào ao và gây trứng nước, ổn định pH và gây tảo

Nước cấp vào ao phải được lọc qua túi lọc thật mịn gắn vào cửa cống hoặc đầu ra của máy bơm, để tránh cá tạp, giáp xác, cá dữ xâm nhập vào ao. Nếu có điều kiện nguồn nước cấp vào ao bà con cần được lắng qua ao lắng 5-7 ngày, sau đó mới cấp nước vào ao ương nuôi.

Khi cấp nước vào cần kiểm tra các yếu tố môi trường nước.

Gây trứng nước tạo thức ăn tự nhiên, ổn định pH và gây tảo:

Giai đoạn 5 ngày đầu khi thả cá bột, nguồn thức ăn của cá bột là thức ăn tự nhiên. Đây là loại thức ăn tươi sống ban đầu rất quan trọng cho cá trong khoảng 5 ngày đầu tiên khi thả cá bột. Giai đoạn này cỡ miệng cá rất nhỏ nên chỉ có thể ăn được thức ăn tự nhiên (luân trùng, trứng nước).

Trước khi thả cá bột bà con tiến hành gây trứng nước để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá giống, ổn định pH cho ao nuôi.

1kg bột đậu nành + 1kg BIO-WNEW + 1kg RHODO-POWER

(Trường hợp ao bị phèn bà con trộn thêm 1can 30L men khử phèn đã được tăng sinh)

Sau đó trộn đều hỗn hợp trên với nước sạch để gây trứng nước cho 3000-5000m3 nước ao nuôi. Sau 5 ngày bà con tiến hành thả cá bột.

Ứng dụng các chế phẩm sinh học

Sau khi thả cá 5 ngày, bà con tiến hành tạt các chế phẩm:

Chế phẩm sinh học xử lý khí độc (Bio-TC4): 1L/5000-10.000m3: Với sự hiện diện của nhóm vi sinh quang dưỡng trong sản phẩm sẽ hỗ trợ gây màu màu nước (đặc biệt là ở ao bị phèn nặng), xử lý khí độc H2S, NH3, NO2… Hỗ trợ nhóm vi sinh hoạt động hiệu quả.

Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản: vi sinh xử lý hữu cơ và kiếm soát tảo, hỗ trợ làm sạch đáy ao (giúp hỗ trợ xử lý chất thải, chất hữu cơ): liều lượng xử lý 1-2L thứ cấp/1000m3 nước.

→Tham khảo sản phẩm: Chế phẩm sinh học xử lý khí độc (Bio-TC4) →Tham khảo sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên dùng cho thủy sản

Men vi sinh kháng bệnh gan mủ (Bio-TCGM): Tăng sinh 1L lên 30L, liều lượng xử lý 1-2L thứ cấp /1000m3 nước.

→ Tham khảo sản phẩm: Men vi sinh kháng bệnh gan mủ (Bio-TCGM)

Men vi sinh kháng bệnh xuất huyết (Bio-TCXH): liều lượng xử lý 1-2L thứ cấp/1000m3 nước.

→ Tham khảo sản phẩm: Men vi sinh kháng bệnh xuất huyết (Bio-TCXH)

Bà con có thể tăng sinh các chế phẩm sinh học theo công thức sau để tiết kiệm chi phí.

1L men gốc (3,3%) + 150g muối (0,5%) + 3kg mật rỉ (10%) + thêm nước cho đủ 30L

→ Hoàn tan hoàn toàn, sục khí 18-24h. Sử dụng trong vòng 3-5 ngày là tốt nhất

Ngày thứ 9 sau khi thả cá, bà con tiến hành rải 1 bao Zeolite/1000m 2 ao nuôi vào buổi chiều. Để hấp thu các khí độc tích tụ ở đáy ao như: NH 3, H 2S, CO 2 … và axít trong nước, giảm tỷ trọng kim loại nặng, độc hại trong ao nuôi. Ổn định màu nước, ổn định độ pH, hạn chế có váng, làm sạch nước, tăng lượng oxy hòa tan trong nước.

Bà con nên tạt các chế phẩm định kỳ trong suốt quá trình ương nuôi cá giống để giữ cho môi trường nước luôn trong sạch, ổn định, phòng ngừa cá bệnh.

Trong quá trình ương nuôi bà con cần lưu ý: Sau 15 ngày tuổi cá giống thường hay bị tuột nhớt, trắng mình và sự hao hụt rất nhanh, đây là nguyên nhân cá bị bệnh do ngoại ký sinh trùng. Để phòng ngừa cá bệnh, ở giai đoạn cá từ 10-13 ngày tuổi bà con nên sử dụng loại thuốc có công dụng phòng ngừa ngoại ký sinh trùng.

Trương hợp nuôi cá mùa khó, cá bị bênh gan mủ, xuất huyết, bóng hơi. Tùy và từng triệu chứng bệnh mùa vụ, bà con ngưng cho cá ăn 3-4 ngày. Sau đó tương ứng với từng loại khuẩn gây bệnh bà con tiến hành tạt và cho ăn với sản phẩm tương ứng.

Men vi sinh kháng bệnh gan mủ (Bio-TCGM): bà con tiến hành tạt đều 1-2L/1000m 3 nước. Đồng thời cho ăn 1L/50kg loại viên nhỏ, ủ khoảng 20-30 phú, để men thấm đều, rồi rải thức ăn cho cá ăn. Liên tục 3-5 ngày, cá sẽ phục hồi và tăng tỷ lệ cá sống. Sau đó bà con tiến hành cho ăn định kỳ 5-7 ngày/lần để phòng ngừa.

Men vi sinh kháng bệnh xuất huyết (Bio-TCXH): tạt đều 1 lít/ 1000m 3

Tuy nhiên các sản phẩm là men vi sinh (chế phẩm sinh học), có tác dụng phòng bệnh là chính bà con nên dùng thường xuyên để giữ môi trường nước ao nuôi sạch và ổn định.

Tin Cậy kính chúc bà con có một mùa bội thu!

Mọi thắc mắc về “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi cá tra giống”, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Địa chỉ: Số 4 đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp. HCM

Điện Thoại: (028) 2253 3535 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671

hiennguyen@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com Email: ; tincaygroup@gmail.com; tincay@tincay.com

Chế Phẩm Sinh Học, Ứng Dụng Chế Phẩm Sinh Học Nuôi Thủy Sản Cá Tôm

Sử dụng chế phẩm sinh học cho tôm cá nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm

1. Tìm hiểu Chế phẩm sinh học là gì?

Từ chế phẩm sinh học (Probiotics) có nguồn gốc từ tiến Hy Lạp bao gồm hai từ pro có nghĩa là thân thiện và biotics có nghĩa là sự sống. Nếu như Antibiotics (kháng sinh) là tiêu diệt các bào tử vi khuẩn thì chế phẩm sinh học được con người tạo ra do sự kết hợp các dòng vi khuẩn có lợi, enzyme với nhau trong một môi trường thích hợp với mục đích kích thích sự gia tăng mật độ của các loài vi khuẩn có lợi trong môi trường kìm hãm, khống chế sự phát triển của các loài vi khuẩn không có lợi cho mục đích của con người và các đối tượng vật nuôi, thủy sản cá tôm tiến đến thay thế một phần hoặc toàn bộ thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, thủy sản cá tôm.

Probiotic đã và đang được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho con người, cho chăn nuôi, thủy sản cá tôm ếch… chúng tôi là địa chỉ cung cấp mua bán phân phối các chế phẩm sinh học cho thủy sản cá tôm ếch. Các dòng men tiêu hóa: dopa fish, dopa frog, Bacillus, suppermix… Các dòng chế phẩm sinh học xử lý nước gồm: , NB25, YUCCA USA…Nhiều dòng, chủng vi sinh đã được sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm ứng dụng rất hiệu quả nhằm kiểm soát côn trùng gây hại cho cây trồng như vi khuẩn Bacillus thuringiensis, nấm beauveria bassiana, metarrhizium anisopliae, virut NPV,… Ngoài ra các chế phẩm vi sinh còn được sử dụng để làm phân bón vi sinh nhằm phân giải các chất hữu cơ làm giàu cho đất, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu để cây trồng hấp thu được. Nhờ tiến bộ khoa học về vi sinh vật mà ngày nay các chế phẩm sinh học được ứng dụng vào chăn nuôi nói chung và nuôi trồng thủy sản cá, tôm, ếch, lươn, baba, nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú, cá tra bằng vi sinh, thức ăn vi sinh, chế phẩm sinh học đã trở nên gần gũi thân quen với bà con nông dân góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông lâm thủy sản đạt tiêu chuẩn suất khẩu. Vì vậy việc sử dụng chế phẩm sinh học nhằm cải thiện, tăng mật độ của các dòng vi sinh vật có lợi cho cây trồng, vật nuôi, thủy sản tăng khả năng tiêu hóa hấp thu thức ăn giúp cho vật nuôi hay ăn chóng lớn, kiểm soát bệnh tật do sự đối kháng của vi sinh vật có lợi trong môi trường sống của vật nuôi thủy sản với các vi sinh vật gây bệnh. Bên cạnh đó việc sử dụng chế phẩm sinh học giúp cải tạo môi trường đất, nước, không khí làm cho môi trường sống của vật nuôi, thủy sản không bị ô nhiễm góp phần giảm dịch bệnh

Chế phẩm sinh học cải tạo ao nuôi, tăng cường tiêu hóa, thúc đẩy tăng trưởng cho thủy sản cá tôm

2. Cơ chế hoạt động của chế phẩm sinh học

Theo nhiều công trình nghiên cứu và thực tiễn sản xuất của người chăn nuôi đã kiểm chứng thì chế phẩm sinh học được hoạt động theo một số cơ chế sau:

Cạnh tranh loại trừ vi khuẩn gây bệnh: Chế phẩm sinh học có khả năng bám dính và xâm chiếm bề mặt niêm mạc ruột, do vậy tạo ra cơ chế bảo vệ chống lại các mầm bệnh qua việc cạnh tranh điểm bám và thức ăn. Vì vậy khi đưa các vi sinh vật trong các chế phẩm sinh học qua các sản phẩm men tiêu hóa như dopa fish, dopa frog, enzyme, Bacillus cho chăn nuôi, thủy sản cá tôm ếch…sẽ giúp mật độ vi sinh vật có lợi trong đường ruột của vật nuôi, thủy sản cá tôm ếch tăng lên cạnh tranh chỗ bám dính với vi khuẩn gây hại giảm hoặc thay thế thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh cho vật nuôi, thủy sản cá tôm ếch, lươn, ba ba. Trong môi trường ao hồ nuôi thủy sản cá tôm, lươn, ếch thì việc sử dụng các chế phẩm sinh học như NITROGEN, NB25, , YUCCA USA… khi đó các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học sẽ phân hủy thức ăn dư thừa, chất thải của động vật thủy sản cạnh tranh thức ăn của các loài vi sinh vật gây hại làm giảm khí độc trong ao tránh cho cá tôm bị ngạt oxy, cá tôm nổi đầu bị trúng độc do các khí độc như H2S, NH3, NO2… gây ra

Tạo ra các hoạt chất ức chế: Thực tế đã chứng minh khi sử dụng các dòng chế phẩm sinh học sẽ sản sinh ra các chất diệt khuẩn chống lại các mầm bệnh thông thường trên vật nuôi, thủy sản cá tôm các vi sinh vật có lợi sẽ ức chế các vi sinh vật gây hại mầm bệnh phát triển kết quả cũng chỉ ra rằng những vật nuôi, thủy sản cá tôm nào được sử dụng chế phẩm xử lý môi trường, ao nuôi kết hợp cho ăn men tiêu hóa, chế phẩm vi sinh sẽ có sức đề kháng bệnh và môi trường nuôi được cải thiện tốt hơn hẳn so với đối tượng không được sử dụng chế phẩm sinh học.

Tăng cường hệ miễn dịch của vật nuôi: Các chế phẩm sinh học như , , Bacillus có thể kích thích hệ miễn dịch của vật nuôi. Các chất kích thích miễn dịch khác nhau tuỳ theo môi trường và cách sử dụng. Các chất dẫn xuất nhất định như polysaccharides, lipoproteins,….có khả năng làm tăng bạch huyết cầu bằng cách kích hoạt đại thực bào. Việc sử dụng Bacillus đã được chứng minh có hiệu quả trong việc phòng bệnh trên vật nuôi bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và có hệ miễn dịch tế bào trong tôm sú, tôm thẻ, cá trắm cỏ, cá tra, ếch Thailan

Sử dụng chế phẩm sinh học cải tạo nền đáy hấp thu khí độc nâng cao sức đề kháng với bệnh thủy sản cá tôm ếch

3. Các chủng loại chế phẩm sinh học

Nhóm 1: gồm các vi sinh vật sống như vi khuẩn thuộc nhóm Bacillus, Lactobacillus,… và thường được trộn vào thức ăn để kích thích tiêu hoá, giúp tăng trưởng,…

Nhóm 2: gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus spp và được đùng trong xử lý các chất thải hữu cơ và các khí độc trong môi trường ao nuôi.

Nhóm 3: gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas sp, Nitrobacter,…. Được dùng trong xử lý nước ao nuôi và nền đáy.

4. Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong chăn nuôi thủy sản cá tôm

Tăng cường sức khoẻ và ngăn chặn mầm bệnh trên thủy sản cá, tôm, ếch, lươn, baba

Trong một thời gian dài, các chất kháng sinh đã được sử dụng để ngăn chặn bệnh dịch trong nuôi trồng thuỷ sản. Tuy nhiên, việc sử dụng khánh sinh gây ra nhiều vấn đề như dư thừa chất khánh sinh trong các sản phấm thuỷ sản, tạo ra các cơ chế kháng thuốc lâu dần việc sử dụng kháng sinh mất tác dụng với bệnh đó trên đối tượng thủy sản cá tôm ếch, lươn cũng như làm mất cân bằng các trong đường ruột thủy sản sẽ chậm lớn còi cọc do sử dụng quá nhiều kháng sinh. Hơn nữa, nhu cầu của con người đối với các sản phẩm thuỷ sản sạnh và an toàn trên thế giới ngày càng cao. Do vậy, việc sử dụng chế phẩm sinh học dưới dạng men tiêu hóa như dopa fish, , , bacillus…cho thủy sản cá tôm, ếch, lươn, ba ba là một phương pháp hữu hiệu trong việc ngăn chặn mầm bệnh và kiểm soát dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản.

có khả năng sản sinh ra các enzym, hoá học có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh bám trên thành ruột của vật chủ, do vậy có thể coi chế phẩm sinh học là một rào cản hữu hiệu ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh gây ra trên thủy sản cá, tôm ếch, baba, lươn.

Ngoài ra, chế phấm sinh học hay các vi khuẩn có lợi còn có khả năng cạnh tranh vị trí bám và thức ăn trong thành ruột với các vi sinh vật gây bệnh, không cho phép các vi sinh vật gây hại bám vào ruột vật nuôi cá tôm ếch, nhờ vậy giúp ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ cho vật nuôi.

Chế phẩm sinh học là nguồn dinh dưỡng và enzyme cho bộ máy tiêu hoá của các loài thủy sản. Qua thực tiễn đã chỉ ra rằng chế phấm sinh học có ảnh hưởng tích cực đến quá trình tiêu hoá của các vật nuôi bởi vì các dòng chế phẩm sinh học sản xuất ra các enzym ngoại bào như: protease, amilaza, lipaza,… và cung cấp các dưỡng chất phát triển cần thiết như vitamin, axit béo, axit amin,…

Một ứng dụng khác rất quan trọng của các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cá tôm ếch, lươn đó là dùng các chế phẩm sinh học trong xử lý nước ao hồ nuôi thủy sản. Việc sử dụng các chế phẩm vi sinh giúp cho các vi sinh vật có lợi phân hủy mùn bã hữu cơ thức ăn dư thừa, phân cá tôm tránh hiện tượng thức ăn dư thừa tích tụ phân hủy yếm khí tạo ra các khí độc H 2S, NH 3, NO 2…. Gây ra thối đáy ao, tích tụ khí độc làm cho thủy sản cá tôm bị ngộ độc cá bị nổi đầu, thiếu oxy, cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý ao nuôi luôn được coi trọng và phát triển

Nhận biết được tầm quan trọng của các chế phẩm sinh học đối với chăn nuôi thủy sản. Hiện nay tại các địa phương có thế mạnh trong nuôi thủy sản tôm cá đang rất chú trọng việc sử dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản các địa phương sử dụng chế phẩm sinh học được kể đến như: Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang …. áp dụng nuôi cá tra, tôm thẻ, tôm sú, cá trắm, cá chép, cá rô phi, ếch, lươn, baba bằng chế phẩm sinh học đen lại hiệu quả kinh tế cao. Cá tôm khỏe mạnh, kháng bệnh tốt với dịch bệnh và cho môi trường nước nuôi thủy sản cá tôm ếch, lươn, baba màu nước rất đẹp chất lượng nước ổn định, kìm hãm sự phát triển của tảo độc, phòng tránh cá tôm nổi đầu, ngộ độc, thiếu oxy. Vì vậy việc sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cần được nhân rộng vì một nền nông nghiệp sạch – bền vững – an toàn và hướng đến xuất khẩu.

chúng tôi là địa chỉ cung cấp phân phối chế phẩm sinh học cho thủy sản cá tôm ếch…uy tín chất lượng hàng đầu

5. Địa chỉ cung cấp mua bán chế phẩm sinh học ở đâu uy tín, chất lượng nhất

là địa chỉ phân phối cung cấp mua bán các loại chế phẩm sinh học, , Chế phẩm vi sinh, Thức ăn bổ sung cho thủy sản cá tôm, Chế phẩm vi sinh gây màu nước, chế phẩm vi sinh cải tạo ao, chế phẩm sinh học cải tạo đáy, , chế phẩm sinh học cho tôm, giúp phòng và trị các bệnh thường gặp cho cá, tôm, ếch, lươn, ba ba… chúng tôi là địa chỉ cung cấp phân phối uy tín chất lượng hàng đầu tại Hà Nội, Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam

Cách tìm chúng tôi dopa.vn trên internet

TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 25/102 Trường Chinh – Phương Mai – Đống Đa – Hà Nội

ĐT: 024 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21

Mail: thuocthuysan86@gmail.com

https://www.facebook.com/thuysandopa

Hướng Dẫn Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Ao Nuôi Cá Thương Phẩm * Tin Cậy 2022

Sử dụng chế phẩm sinh học trong ao nuôi cá thương phẩm là biện pháp vô cùng hữu ích. Thực tế hiện nay, chúng tôi đã và đang chuyển giao phương pháp xử lý và hướng dẫn bà con nông dân áp dụng trên diện rộng.

Cải tạo ao: Sau mỗi vụ nuôi, bà con tiến hành:

– Sên vét kỹ bùn đáy, tháo nước phơi đáy để diệt bỏ tạp cũng như mầm bệnh từ vụ trước.

Chuẩn bị thả cá:

Ngày 1:Tiến hàng ủ men vi sinh BIO-TC XH để xử lý cho 50,000m 3 nước theo công thức sau:

18kg mật rỉ

6kg men BIO-TCXH

Thêm nước sạch cho đủ 180L

Tiến hành xục khí 18-24h

Mục đích của việc ủ men BIO-TC XH để ức chế nhóm vi sinh vật gây bệnh xuất huyết và đưa nhóm lợi khuẩn để xử lý hữu cơ, ổn định môi trường nước ao nuôi. Việc bổ sung thêm nhóm vi sinh quang dưỡng để tăng cường xử lý đáy và ổn đinh chất lượng nước, giúp tăng hiệu quả xử lý môi trường nước và tiết kiệm chi phí.

Ngày thứ 2: Tiến hành tạt hỗn hợp: 180L BIO-TC XH thứ cấp và 10L RHODO-POWER+ 200kg Zeolite hạt với nước sạch tạt đều khắp mặt ao. Mục đích của việc này là xử lý lượng khí độc tồn dư trong ao từ vụ trước cùng với hạn chế vi khuẩn xuất huyết và Rhodo-Power giúp gây màu nước cho ao nuôi trước khi thả nuôi.

BIO-TCXH ức chế nhóm vi sinh vật gây bệnh xuất huyết

Việc bổ sung thêm

+ Nhóm BIO-TC XH nguyên gốc (không tăng sinh) sẽ tăng cường khả năng kháng khuẩn gây bệnh xuất huyết

Ngày 4 : Tiến hành ủ men 180 lít BIO-TC XH để xử lý cho 50,000m 3 nước theo công thức sau

Công thức ủ tăng sinh men BIO-TCXH thành dạng thứ cấp:

18kg mật rỉ

6 lít men BIO-TCXH

Thêm nước sạch cho đủ 180L

Tiến hành xục khí 18-24h

Ngày thứ 5: Tiến hành tạt hỗn hợp: 180L BIO-TC XH thứ cấp và 10L RHODO-POWER+ 100kg Zeolite hạt với nước sạch tạt đều khắp mặt ao.

Mục đích là để bổ sung lượng vi sinh xử lý vấn đề vi khuẩn xuất huyết tồn tại trong ao và lúc thả cá mới vào ao. RHODO-POWER cung cấp vi sinh hạn chế lượng khí độc phát sinh vì khi thả và cho cá giống ăn, lượng thức ăn ban đầu ham lượng protein rất cao nếu dư thừa dễ làm bùng phát khí độc trong ao nuôi.

Ngày thứ 6: Khi thả cá, tiến hành tạt muối và Yuca

+ Sau khi thả cá 1 ngày dùng muối kết hợp Iodine xử lý diệt khuẩn

Ngày thứ 7: theo dõi dấu hiệu lâm sàng của cá chết để chọn loại vi sinh ủ cho phù hợp. Thông thường nên ủ BIO-TCGM để phòng và ức chế bệnh gan mủ

Ngày thứ 8: Tạt vi sinh đã ủ ngày thứ 4 với liều lượng 5-10 lit cho 1000m 3

Sau đó định kỳ 5-7 ngày tạt 1 lần

Lưu ý:

– Khi dùng hóa chất xử lý nước hay xổ ký sinh trùng thì không dùng vi sinh trong cùng ngày. – Diệt khuẩn dịnh kỳ, bà con nên sử dụng muối và NOVA-DINE với thành phần là Iodine – Bà con nên sử dụng thường xuyên men tiêu hóa BIO-TCMTH để hỗ trợ cá tiêu thụ thức ăn và hấp thu tốt, Giúp tăng năng năng suất nuôi trồng

– BIO-TCGM: là chế phẩm ức chế bênh gan mủ bà con tiến hành tạt theo liều hướng dẫn đồng thời cho ăn 1L/50-100kg loại viên nhỏ, ủ khoảng 20-30p, để con men thấm đều, rồi rải thức ăn cho cá ăn. Liên tục 3-5 ngày, cá sẽ nhanh phục hồi và tăng tỉ lệ cá sống. Sau đó bà con tiến hành cho ăn định kỳ 5-7 ngày/lần để phòng ngừa.

*****Trường hợp nuôi cá mùa khó, cá bị bênh gan mủ, xuất huyết, bóng hơi. Tùy và từng triệu chứng bệnh mùa vụ, bà con ngưng cho cá ăn 3-4 ngày. Sau đó tương ứng với tùng loại khuẩn gây bệnh bà con tiến hành tạt và cho ăn với sản phẩm tương ứng.

-Tương tự BIO-TCXH: Chế phẩm ức chế bệnh xuất huyết

Tuy nhiên các sản phẩm là men vi sinh (chế phẩm sinh học) có tác dụng phòng bệnh là chính; tùy vào tình hình thực tế ao nuôi, bà con nên dùng thường xuyên để giữ môi trường nước ao nuôi ổn định để tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sử dụng.

Tin Cậy chúc bà con có một vụ nuôi thành công!!

Mọi thắc mắc về sản phẩm Thủy sản, Quý khách vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, Khu Dân Cư Vạn Phúc,P. Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY

Điện thoại: 0902 650 369 – (028) 2253 3535 – 0903 908 671

Email: lamhiep@tincay.com; kinhdoanh@tincay.com; tincay@tincay.com

Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Một số các vi khuẩn có lợi được sử dụng làm chế phẩm trong nuôi trồng thủy sản:

Cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe ngăn chặn mầm bệnh

Hệ vi sinh vật đường ruột được thiết lập tốt là yếu tố quan trọng đối với sự tăng trưởng và sức khỏe của động vật, vì hệ vi sinh có tác động đến dinh dưỡng, ngăn ngừa nhiễm trùng gây bệnh, ảnh hưởng đến tính toàn vẹn về chức năng của các cơ quan tiêu hóa và sự phát triển của hệ thống miễn dịch. Do vậy, quản lý tốt hệ vi khuẩn đường ruột là một việc quan trọng nhằm nâng cao khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng từ các mầm bệnh đường ruột và đảm bảo tiêu hóa hiệu quả các chất dinh dưỡng giúp các chỉ số tăng trưởng hoạt động phát triển tốt. Điều này có thể thực hiện bằng cách lựa chọn các chủng vi sinh vật có lợi và giảm thiểu số lượng các chủng vi sinh vật gây bệnh tiềm ẩn như sau:

Cạnh tranh loại trừ các vi khuẩn gây bệnh: Sự kết dính và khu trú của bề mặt niêm mạc có thể là cơ chế bảo vệ chống lại các tác nhân gây bệnh thông qua việc cạnh tranh các vị trí bám cũng như cạnh tranh chất dinh dưỡng.

Thay đổi điều kiện môi trường trong ruột: Tăng sản xuất axit béo bay hơi và lactate dẫn đến giảm độ pH, do đó giúp ức chế mầm bệnh.

Sản xuất các hợp chất ức chế: Các chủng vi khuẩn khác nhau thể hiện các hoạt động kháng khuẩn chống lại mầm bệnh thông qua sản xuất lactoferri, lysozyme, bacteriocins …

Điều hòa phản ứng miễn dịch đường ruột: Hệ thống miễn dịch không đặc hiệu có thể được kích thích bằng men vi sinh. Thuốc kích thích miễn dịch thay đổi tùy theo phương thức hoạt động và cách chúng được sử dụng.

Các nhà nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả và phương thức hoạt động của các sản phẩm probiotic – loại trừ cạnh tranh bởi Enterococcus faecium thông qua sự bám dính và quần thể của bề mặt niêm mạc. Trong một nghiên cứu, các nhóm thí nghiệm gồm 20 con tôm thẻ chân trắng có trọng lượng từ 1-1,5 g được thả vào bể thủy tinh có dung tích 200 lit và cho ăn 5 lần/ ngày liên tiếp trong 6 tuần, và một chế độ ăn bình thường để đối chứng. Nhóm nghiên cứu đã quan sát thấy sự ảnh hưởng của chế độ ăn có chứa 0,5% chế phẩm sinh học bao gồm Enterococcus lên sức khỏe của tôm. Enterococcus chỉ được tìm thấy dọc theo hệ tiêu hóa của tôm trong các nhóm được cho ăn chế độ ăn bao gồm chủng lợi khuẩn này. Thí nghiệm cũng chỉ ra rằng, việc áp dụng một số chế phẩm sinh học trong thức ăn thủy sản có tác dụng giảm số lượng vi khuẩn Vibrio trong gan tụy và ruột của tôm thẻ chân trắng góp phần giảm nguy cơ nhiễm bệnh của tôm.

Kết quả thí nghiệm tổng số loài Vibrio và Enteroccocus trong hệ tiêu hóa của tôm sau khi cho ăn bằng chế độ thử nghiệm trong 6 tuần:

Cải thiện chất lượng nước

Hệ vi sinh vật của động vật thủy sản thay đổi thường xuyên, trong môi trường nước, mầm bệnh tiềm ẩn có thể tự duy trì và nhân lên độc lập với vật chủ. Không chỉ nắm bắt được về các mối liên hệ của vi sinh vật với môi trường mà cần phải hiểu rõ các tác động của môi trường do hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ra. Tỷ lệ cho ăn và sinh khối cao của nuôi tôm thâm canh tạo ra một lượng lớn chất thải hữu cơ trong môi trường nước, sự tích tụ và phân hủy của các hợp chất hữu cơ này dẫn đến việc giảm lượng oxy trong nước góp phần tạo điều kiện hình thành các chất chuyển hóa độc hại.

Một trong những công trình nghiên cứu khác gần đây cũng cho nhận định rằng việc sử dụng các sản phẩm probiotic đa chủng trong thức ăn và nước khiến cho tỷ lệ sống của tôm cao hơn, tăng cường chuyển hóa thức ăn và cho hiệu suất tốt hơn ngay cả trong điều kiện nhiễm Vibrio.

Sự hứa hẹn…

Có nhiều quan điểm và bằng chứng cho thấy chế phẩm sinh học là công cụ hữu hiệu để ứng dụng trong ao nuôi thủy sản, các chủng probiotic được xác định rõ ràng với mục đích cụ thể có thể làm giảm vi khuẩn gây bệnh và các chất thải không mong muốn, do đó có thể giúp cải thiện sức khỏe đường ruột trên tôm, nâng cao hiệu quả trong sản xuất và nuôi trồng.

Dịch từ Aquaculturealliance