Top 11 # Sen Đá Có Những Loại Nào Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Những Loại Sen Đá Có Màu Tím Tuyệt Đẹp

Trong bài viết về những loại sen đá màu tím này, bạn sẽ thấy một số loài tuyệt đẹp nhất hiện có. Tất cả chúng đều có một điểm chung là đều có màu tím. Đối với nhiều người trồng, màu sắc của cây cũng quan trọng như nhau nếu không muốn nói là quan trọng hơn bản thân cây thật. Những người trồng loại này sử dụng chúng như một điểm nhấn trong cách trang trí trong ngôi nhà của họ . Vì vậy, tôi đã tạo ra một danh sách các loài sen đá màu tím đẹp nhất hiện có. Để tìm hiểu tất cả về những loài thực vật độc đáo này, hãy tiếp tục đọc.

1/ Graptoveria ‘Bashful’

Loại cây lai cấp thấp, xinh đẹp này chuyển từ màu xanh tươi tốt sang màu đỏ ửng, sau đó có màu tím. Nó tạo ra những bông hoa trắng , thanh lịch vào mùa xuân, trước khi chuyển sang màu đỏ. Nó thích khí hậu ấm áp, không chịu được sương giá và thích ánh sáng mặt trời sáng sủa, không bị che khuất. Nó phù hợp khi phối với nhiều loại sen đá khác nhau và sẽ lan rộng ra khi nó phát triển.

2/ Graptoveria ‘Debbie’

Graptoveria ‘Debbie’ giống như Graptoveria ‘Bashful’, là một trong số nhiều loài sen đá màu tím với khuynh hướng phát triển lan rộng, sống ở tầng thấp, ưa cái nóng và ánh nắng đầy đủ của một khu vườn có khí hậu ấm áp. Cao tới 20cm, Debbie có màu sẫm hơn, từ màu xanh lá cây nhạt nhuốm màu tử đinh hương đến màu cà tím sẫm khi mùa về. Cả hai loài sen đá này đều thân thiện với động vật và không độc hại.

3/ Echeveria Taurus

Là cây trồng trong nhà cũng như ngoài trời tuyệt vời, cây ra hoa vào mùa hè với những bông hoa màu vàng và đỏ tuyệt đẹp trên một phát hoa dài, làm cho nó trở thành một điểm cộng bắt mắt cho khu vườn. Nó có những chiếc lá hình tam giác màu tím to, mập với kích thước và hình dạng nhỏ gọn.

4/ Sempervivum ‘Raspberry Ice’

Loại sen đá này có lá màu đỏ và tím, xung quanh lõi trung tâm sâu và sẫm màu. Cây này cao đến khoảng 20cm và tạo ra một chùm hoa màu hồng xinh xắn.

5/ Sedum dasyphyllum

Đây là một trong những loài sen đá màu tím đóng vai trò như lớp phủ mặt đất ở tầng thấp hoàn hảo cho một hòn non bộ, với những tán lá có màu xanh lá cây và đầu màu tím nhạt. Với hoa màu trắng trong mùa hè, đây là một trong những cây lâu năm cứng cáp hơn, thường được tìm thấy trong các khu vườn Alpine.

6/ Echeveria Perle

Loài này có nguồn gốc từ Đức này có lá màu tím rực rỡ, gần như tia cực tím. Với màu sắc hấp dẫn và những bông hoa màu đỏ hoặc màu của hoa vân anh nổi bật, được biết đến để thu hút chim ruồi với vẻ ngoài đẹp đẽ của nó. Loài này được nhiều người yêu thích trên toàn cầu.

7/ Sedeveria ‘Lilac Mist’

Đây là một giống lai mới hơn trong những loài sen đá màu tím, có lá đẹp và đa dạng, từ màu xanh lá cây tươi đến màu hồng, đến màu tím. Nó thích khí hậu ấm hơn và hoạt động tốt như một mình trong vườn non bộ. Đây là loại cây tuyệt vời cho những người mới vì nó đòi hỏi rất ít sự chăm sóc và chú ý trong suốt mùa sinh trưởng và sẽ lan rộng khi phát triển mà không cần can thiệp.

8/ Anacampseros Purple Giant

Đây là một trong số ít loài sen đá không phản đối một chút bóng râm trong vườn! Như tên gọi của nó, đây là một loại cây lớn, phát triển lên đến 20cm. Nó rất cứng cáp và có thể chịu được nhiều điều kiện trong vườn mà không bị bệnh. Màu sắc của nó dao động từ sẫm, đỏ như máu và tím, đến giữa màu xanh lục.

9/ Aeonium Arboreum ‘Zwartkop’

Với những chiếc lá dài, màu sẫm với đầu tròn, đây là một trong những loài sen đá khác thường hơn. Một loài hoa nở vào mùa đông, loài này tạo ra những bông hoa màu vàng rực rỡ, khu vườn của bạn có thể cần một chút quan tâm về thị giác. Nó có màu rất tối và có thể bù đắp một cách đẹp mắt cho các loài sen đá khác thường, chẳng hạn như Echeveria Perle Von Nürnberg.

10/ Aeonium Arboreum Var. Atropurpureum

Cao tới 30cm, cây sen đá chân dài này là một cây bụi phụ thường xanh, giúp tăng thêm chiều cao và chiều sâu cho một tiểu cảnh ngoài vườn. Những bông hoa màu vàng nhạt vào cuối mùa xuân thêm một điểm nhấn khác cho sự đa dạng thú vị này.

11/ Kalanchoe Humilis

Thật là bất ngờ! Loài bản địa châu Phi này được xem như một nữa xương rồng, một nữa sen đá. Cao đến 10cm, có lá dài, mập và phẳng, tròn nhẹ có màu đỏ tím.

12/ Lithops Optica ‘Rubra’

Một loài bản địa châu Phi khác, được gọi là Thạch Lan, điều này cũng gây nhầm lẫn với vẻ ngoài của nó, trông không khác gì một chùm bí ngô màu tím mập mạp, đầy đặn! Đây không phải dành cho những người mới vì những loài màu tím này đòi hỏi bàn tay chuyên gia và các điều kiện trồng trọt cụ thể để phát triển mạnh mẽ. Chúng tạo ra những bông hoa trắng xinh xắn và xinh xắn hàng năm.

Tiêu Diệt Những Loại Côn Trùng Hại Sen Đá Như Thế Nào ?

Tiêu diệt những loại côn trùng hại sen đá như thế nào ?

Đợt rồi tiệm có nhận thấy một số cây do tiệm nhân giống có hiện tượng bị sâu bệnh tấn công. Ngay sau khi xác định đối tượng tấn công là ai và xử lý, hôm nay tiệm cây xanh Suly xin phép được chia sẻ với các bạn kinh nghiệm tiêu diệt các loài sâu bênh tấn công sen đá 🙂

Xương rồng và sen đá đều có khả năng chống chịu cao. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chúng không bị phá hoại bởi các sinh vật khác. Rệp, ốc sên và một số các sinh vật gây bệnh khác sẽ là những vị khách không được chào đón trong vườn nhà bạn.

1) Rệp sáp (Mealy Bugs) Rệp sáp (Planococcus citri) là những côn trùng nhỏ có chiều dài khoảng 3mm, phủ một lớp bông màu trắng. Chúng sống thành tập đoàn và hình thành những khối bông màu trắng – có tác dụng bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi và các tác động khác từ môi trường. Khối bông là dấu hiệu cho thấy cây của bạn đã bị nhiễm rệp sáp. Rệp sáp sẽ lấy chất dinh dưỡng từ nhựa cây, khiến cây ngừng phát triển sau đó suy yếu và thối rữa. Ta có thể xử lý rệp sáp bằng cách lấy bông tăm tẩm cồn bôi nhẹ lên những vùng bị nhiễm rệp sáp. Thuốc trừ sâu được coi như biện pháp để diệt rệp sáp trên diện rộng. Bằng nhiều cách, rệp sáp còn có khả năng tấn công rễ. Nếu bạn không thấy bất cứ sâu bệnh nào nhưng cây vẫn ngày một suy yếu thì nguyên nhân có thể do sự kí sinh của rệp sáp ở rễ cây. Để loại bỏ chúng, bạn cần rửa sạch rễ và ngâm chúng trong thuốc trừ sâu chuyên dụng, sau đó thay chậu và đất.

2) Nhện đỏ (spider mites) Nhện đỏ (Tetranychus sp.) là sinh vật cực kì nhỏ bé và không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng thường sống trên mạng nhện màu trắng và ở gần bề mặt của cây. Chúng hút nhựa cây và gây suy yếu cho cây, tạo tiền đề cho việc nhiễm trùng thứ phát từ virus, vi khuẩn hay nấm. Cây nhiễm nhện đỏ thường có sự phát triển các đốm vàng sau đó chuyển sang màu nâu gỉ và gây sẹo cây. Để diệt trừ loại nhện này, bạn có thể dùng thuốc trừ nhện hại (acaricides miticides).

3) Rệp son (Scale insects) Rệp son (Dactylopius coccus) là loài côn trùng có kích thước nhỏ như đầu mũi kim, có khả năng tiết ra chất sáp để bảo vệ cơ thể. Cũng như các loại sâu bệnh trên, chúng hút nhựa cây và khiến cây chết dần. Khi cây bị nhiễm rệp son, ta xử lý tương tự như khi nhiễm rệp sáp.

4) Muỗi nấm (Fungus Gnats) Muỗi nấm là một loại côn trùng giống ruồi, màu đen, nhỏ và thường làm tổ xung quanh nhà. Muỗi nấm không gây bệnh, nhưng chúng có khả năng ăn rễ và thân cây khiến cây bị mục nát. Có nhiều cách để diệt muỗi nấm như: – Dùng băng phiến: Khi thấy sự xuất hiện của muỗi nấm, sử dụng một ít băng phiến hòa tan với nước rồi đem tưới cây như bình thường. Chú ý không nên sử dụng quá nhiều băng phiến để tránh gây hại cho cây. – Dùng keo dính bẫy ruồi: Khi muỗi nấm đã trưởng thành có thể sử dụng bẫy ruồi để diệt muỗi nấm. – Bình xịt tự chế: o Cách 1 – Trộn cồn với nước theo tỉ lệ 1:1 .Cho dung dịch vào bình xịt. Cứ 3 ngày phun lên cây 1 lần . Làm liên tục trong vòng 3 tuần. o Cách 2 – Sử dụng rượu Vooka và nước hòa vào với nhau theo tỉ lệ 1:3. Phun thử vào 1 chiếc lá để chắc rằng nồng độ rượu không quá cao. o Cách 3 – Trộn 2 muỗng xà phòng với nước và quả chanh để làm sạch lá cây

Một lưu ý khác để ngăn chặn những loại côn trùng gây hại cho cây: Trước khi trồng cây rải một lớp cát xuống đất, và khi trồng xong rải một lớp cát lên phía trên cùng của đất. Cách này có thể giúp bạn ngăn chặn mộtt vài côn trùng gây hại và diệt ấu trùng muỗi nấm.

………………………………… Tái bút: Dạo gần đây nhiều bạn hỏi mình về cách chăm sóc sen đá, thế là mình liền xắn tay áo lên để viết bài hướng dẫn cho các bạn. Xong rồi mà vẫn thấy còn thiếu, thế là lại xắn tay áo lên lần nữa, kết quả là post này lên sóng luôn ^^. …………………………… 1. Catus and Succulent Care for Beginners. CSSSJ (Catus & Succulent Society of San Jose).

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Những Loại Sen Đá Hiếm Và Đẹp Nhất Hiện Nay

Đặc điểm chung của cây sen đá

Sen đá là loài cây mọng nước. Phát hiện tới thời điểm hiện tại nó có tới 60 họ và chia ra hơn 300 loài khác nhau. Chúng bắt nguồn từ Mexico đến tây bắc Nam Mỹ. Đây đều là những vùng đất khí hậu khá khắc nghiệt. Điều này ảnh hưởng nhất định đến đặc tính sinh trưởng của sen đá.

Cùng với đó, sen đá mang ý nghĩa về tình yêu vĩnh cửu, tình bạn lâu bền, tình thân bền chặt. Vì vậy sen đá luôn là món quà tặng thay lời muốn nói với người thương yêu. Không chỉ vậy, sen đá còn ngụ ý nói lên ý chí, quyết tâm của con người. Nhiều người quan niệm rằng, sự góp mặt của sen đá sẽ đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Những cây sen đá hiếm và đẹp nhất thế giới

Còn có tên là sen đá ngựa vằn, lá cây sen đá này thuôn dài và nhọn về phía đầu. Mỗi lá đều có các đường vân màu trắng nhỏ xíu, gióng như sọc của ngựa vằn, còn dáng cây lại giống với móng của rồng. Sen đá móng rồng ra hoa vào mùa thu và mùa đông. Hoa nở màu vàng tạo nên vẻ đẹp hoàn hảo hơn bao giờ hết. Đây là một loại sen đá hiếm hiện nay.

Loại sen đá này có các lá mỏng, hơi sần, trên bề mặt phủ lớp lông tơ màu trắng. Lá hình hơi bầu, hình răng cưa ở viền. Cây có mùi hương nên giúp đuổi muỗi hiệu quả.

Những loại sen đá hiếm. Ảnh: @tinygarden

Sở dĩ có tên là sen đá hoa hồng vì dáng vẻ của cây rất giống với hoa hồng. Cây sen đá này khá hiếm. Nó là tập hợp các nhánh lá xếp chồng lên nhau tạo ra hình hoa hồng đang nở đẹp mắt. Các nhánh cây chụm lại tạo thành cụm hoa sen đá hiếm cuốn hút đến vô cùng.

Nếu bạn yêu thích cây cảnh, đặc biệt là sen đá thì có thể chọn cho mình loại sen đá theo ý muốn. Bạn có thể dùng để trang trí hoặc làm quà tặng cũng được. Tiny Garden là địa chỉ cung cấp sen đá uy tín dành riêng cho bạn.

– Nước tưới mỗi tuần 1-2 lần. Tưới dưới gốc cây, thời gian tới là chiều tối hoặc sáng sớm.

– Cung cấp đủ ánh sáng cho sen đá. Phơi nắng sen đá 6 tiếng mỗi ngày. Tránh phơi nắng vào buổi trưa sẽ tránh cho sen đá bị cháy lá.

– Đất trồng sen đá luôn phải đảm bảo độ tơi xốp, khả năng thoát nước cao. Mỗi năm nên thay đất cho sen đá 1-2 lần.

Phân Bón Là Gì? Có Những Loại Phân Bón Nào

Phân bón là gì? Có những loại phân bón nào

Phân bón là gì? Có những loại phân bón nào

Nắm rõ khái niệm phân bón là gì? Cách phân loại phân bón dựa theo thành phần, cách bón… sẽ ít nhiều giúp cho bà con cách sử dụng phân bón hiệu quả nhất, tránh lãng phí, giúp cân đối dinh dưỡng cho cây sinh trưởng khỏe mạnh, năng suất cao hơn. Mời bà con cùng tham khảo

Ở nhiều bài viết tại các chuyên mục: kỹ thuật trồng bơ, kỹ thuật trồng cà phê, kỹ thuật trồng tiêu, kỹ thuật trồng cà chua thân gỗ… chúng tôi đã hướng dẫn bà con về kỹ thuật bón phân đúng cách cho từng loại cây trồng. Tuy nhiên trong thực tế có nhiều cách bón phân hiệu quả hơn thế, chỉ cần bà con nắm rõ được khái niệm về phân bón, các loại phân bón cần cho cây với liều lượng ít hay nhiều… bà con có thể tự mình tạo ra công thức chuẩn hơn, áp dụng được cho nhiều loại cây trồng khác, không gói gọn trong những loại cây mà chúng tôi đã giới thiệu

Phân bón là gì?

Khái niệm cơ bản: Phân bón là các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao năng suất.

Khái niệm theo Nghị định của nhà nước về quản lý phân bón: Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cây trồng

Cách phân loại phân bón

Có rất nhiều cách phân loại phân bón, dựa vào cách bón, trạng thái phân, giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, liều lượng dưỡng chất mà cây cần nhiều hay ít…

Phân loại dựa theo cách bón

Phân bón rễ: Là dạng phân bón được bón trực tiếp vào đất, hoặc hòa tan với nước để tưới gốc. Cung cấp dưỡng chất cho cây trồng thông qua bộ rễ

Phân bón lá: Là dạng phân hòa tan với nước, sau đó phun xịt lên bề mặt lá, tùy theo loại cây trồng mà phun mặt trên lá hoặc phun ướt đều 2 mặt lá, thân cành.. Cây sẽ hấp thu dinh dưỡng thông qua các lỗ nhỏ trên bề mặt lá, thân, cành (còn gọi là khí khổng)

Phân loại dựa theo hợp chất

Phân vô cơ: Là các loại phân chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng… Thường được sản xuất từ khoáng chất tự nhiên hoặc từ hóa chất, cây có thể hấp thu được ngay. Tuy nhiên phân vô cơ thường có độ đậm đặc cao, bón thuần sẽ làm tiêu hủy hệ vệ sinh trong đất

Phân hữu cơ: Là các loại phân có nguồn gốc từ nguyên liệu hữu cơ, chẳng hạn xác động thực vật. Phân hữu cơ thường phải mất một thời gian cây mới hấp thu được, nhưng bù lại chúng có tác dụng cải tạo đất, cân bằng hệ vi sinh trong đất, giúp cây phát triển cân đối.

Phân loại dựa theo nguồn gốc, phương thức sản xuất

Phân tự nhiên: Là phân được tạo từ các sản phẩm tự nhiên không thông qua chế biến công nghiệp, chẳng hạn bột photphoric, phân xanh, phân chuồng

Phân công nghiệp: Là phân được sản xuất bằng máy móc, quy trình công nghiệp hóa, sản xuất với số lượng lớn. Chẳng hạn phân hỗn hợp NPK, phân đạm, phân lân nung chảy…

Phân vi sinh: Có thể được sản xuất công nghiệp hoặc thủ công, có chứa nhiều vi sinh vật có ích cho cây, có loại chứa vi sinh cố định đạm, có loại chứa vi sinh phân giải lân…

Phân sinh hóa: Là phân chứa các chất vô cơ hoặc hữu cơ có tác dụng điều tiết sinh trưởng, giúp cây phát triển theo hướng có lợi, nâng cao phẩm chất sản phẩm thu hoạch.

Phân loại dựa theo trạng thái vật lý của phân

Phân bón dạng rắn: Có thể ở dạng viên, dạng tinh thể hoặc dạng bột. (ví dụ phân NPK, phân ure, phân lân)

Phân bón dạng lỏng (phân nước): Là dạng phân dung dịch, có thể dùng để tưới vào gốc, hoặc phun lên thân lá cành. (Phân bón mùa khô, phân bón lá)

Phân loại dựa theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng

Phân bón lót: Là các loại phân được đưa vào trộn chung với đất trong quá trình chuẩn bị đất trồng, giúp cây con có điều kiện sinh trưởng phù hợp, hấp thụ được dưỡng chất sau khi trồng

Phân bón thúc: Là các loại phân kích thích cây con tạo cành, phát triển bộ rễ, thường được bón suốt trong giai đoạn kiến thiết, trước khi đi vào giai đoạn kinh doanh

Phân bón kinh doanh: Là phân bón được bón trong giai đoạn kinh doanh, vừa có tác dụng giữ cho cây sinh trưởng cân đối, đồng thời tăng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

Phân loại dựa theo nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Phân bón đa lượng: Cung cấp cho cây các dưỡng chất mà cây cần nhiều trong suốt quá trình sinh trưởng. Các dưỡng chất cây cần nhiều bao gồm đạm N, lân P, Kali K

Phân bón trung lượng: Phân bón cung cấp các dưỡng chất mà cây cần ở mức trung bình. Chẳng hạn phân cung cấp Canxi, Magie, Lưu huỳnh, Silic

Phân bón vi lượng: Cung cấp các dưỡng chất mà cây chỉ cần với liều lượng nhỏ. Chẳng hạn phân cung cấp Bo, Kẽm, Đồng, Sắt, Manga

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu khái niệm phân bón là gì? Cách phân loại phân bón. Trong bài viết sau chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về kỹ thuật bón phân đúng cách. Có thể áp dụng cho tất cả các loại cây trồng. Cảm ơn bà con đã theo dõi.

Tìm kiếm : phan bon cho cac loai cay lay hat

90

%

Quan trọng

Đánh giá tầm quan trọng của phân bón với cây trồng

Phân đa lượng

Phân trung lượng

Phân vi lượng

Người xem đánh giá:

82%

6

đánh giá