Top 5 # Sen Đá Bị Thiếu Nước Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cách Xử Lý Khi Sen Đá Bị Thiếu Nắng

Cách xử lý khi sen đá bị thiếu nắng

Cách xử lý khi sen đá bị thiếu nắng

Các dấu hiệu cho thấy sen đá bị thiếu nắng

Khi cây sen đá bị thiếu nắng sẽ có nhưng dấu hiệu như sau: Cây bị duỗi thẳng, thậm chí là cụp xuống trông rất xấu xí. Phần thân cây sẽ mọc cao lên, lá thừa.

Sen đá bị thiếu nắng thường có phần thân cây mọc cao lên, lá thừa

Riêng một số loại sen đá có màu đậm như sen nâu khi thiếu nắng sẽ mất đi dần màu nâu và chuyển thành màu xanh.

Sen nâu khi thiếu nắng sẽ mất đi dần màu nâu và chuyển thành màu xanh

Cách xử lý sen đá bị thiếu nắng

Nếu sen đá của bạn có lá chỉ bị cụp xuống hay mất màu thì bạn cần nên tích cực phơi nắng cho sen đá để cứu cây để cây mau lấy lại dáng đẹp nhưng tuyệt đối tránh phơi cây sen đá vào buổi trưa nắng gắt.

Nếu sen đá của bạn mọc quá dài, bạn có thể tiến hành cắt bỏ phần ngọn mà lá còn xum xuê để trồng chậu khác. Đối với những lá trưởng thành còn khỏe mạnh, bạn có thể nhân giống bằng cách đặt lá vào đất ẩm, sau một thời gian cây con sẽ mọc lên. Phần thân còn lại nếu bạn chăm sõ tốt, cây con mới cũng sẽ mọc lên.

Bạn cần nên tích cực phơi nắng cho sen đá nhưng cần tránh ánh nắng gắt vào buổi trưa

Xử Lý Sen Đá Bị Úng Nước

Sen đá bị úng hay còn gọi là thối nhũn có 3 biểu hiện như sau:

Lá căng mọng nước, ngả vàng và dần dần thối đen.

Thân: thân bị ngả vàng một phần, mềm nhũn và thối từ từ, đồng thời phần lá tại thân úng cũng bị nhũn và rụng đi.

Rễ: một phần rễ hoặc toàn bộ rễ mềm nhũn, có màu vàng hoặc trắng xám.

Nguyên nhân và cách khắc phục

Khi phát hiện cây sen đá biểu hiện úng nước, thối nhũn, bạn phải lập tức kiểm tra tình trạng cây để xác định nguyên nhân. Vì bệnh úng, thối nhũn sẽ khiến sen đá chết rất nhanh, chỉ sau 2 – 3 ngày. Cây bị úng, thối nhũn thường do các nguyên nhân sau:

Tưới dư nước: nếu bạn kiểm tra thấy giá thể tơi xốp nhưng rất ẩm ướt, thì nguyên nhân là do bạn đã tưới quá nhiều nước liên tục, khiến cây bị dư nước ở lá, thân và rễ cây không thông thoáng dẫn đến sen đá bị úng – thối nhũn.

Thành phần giá thể không đúng: cây sen đá ưa thông thoáng, đặc biệt rễ cần đất thoát hơi nước tốt để tạo độ thông thoáng cho rễ cây. Cây dễ bị úng nếu thành phần giá thể không tơi xốp, ít thông thoáng, gây ứ nước trong thời gian dài.

Trồng cây nén đất quá chặt: đây là nguyên nhân hay bị bỏ qua nhưng lại là một trong những nguyên nhân khá phổ biến. Nếu bạn dùng giá thể có thành phần tơi xốp và tưới lượng nước vừa đủ, nhưng khi trồng cây bạn nén đất quá chặt cũng khiến giá thể thoát nước kém hơn, làm úng cây.

Tưới nước đọng lên lá: nếu bạn vô tình tưới nước để đọng lên lá sen đá (đặc biệt với các loại sen đài lá khít: ngọc bích, sen nâu,…) sẽ khiến phần đọng nước bị thối nhũn và lây lan sang các phần khác của cây.

Trong trường hợp do lượng nước tưới quá nhiều, bạn cần tìm hiểu kỹ lượng nước tưới và ánh sáng thích hợp cho cây để điều chỉnh lại cho phù hợp.

Nếu nguyên nhân do giá thể (giữ nước hoặc nén quá chặt), bạn cần tách cây ra khỏi giá thể cũ, phơi khô giá thể và trộn thêm đá perlite để tăng độ xốp của giá thể. Tỷ lệ giá thể hợp lý, dễ phối trộn là: 70% tro trấu, 10% perlite, 10% phân bò, 10% xỉ than hoặc bạn có thể mua đất đã phối trộn sẵn – giá 15K/kg.

Sau đó, bạn cần xử lý phần cây bị úng như sau: Nếu cây chỉ bị úng lá, bạn chỉ cần ngắt bỏ lá úng (lưu ý: cần ngắt bỏ sạch các lá úng để không ảnh hưởng đến các lá khác hoặc khiến cây nhiễm nấm). Nếu cây bị úng thân dưới hoặc rễ, bạn nhổ cây ra khỏi giá thể, dùng dao sắc (đã khử trùng) cắt bỏ phần cây/ rễ bị úng, sau đó để cây trong chỗ mát khoảng 2 ngày để khô vết thương, sau đó trồng cây vào giá thể ẩm, để trong mát khoảng 2 tuần để cây ra rễ, sau đó tập nắng lại cho cây từ từ.

Làm Thế Nào Để Cứu Sen Đá Khi Bị Úng Nước

Ta cố gắng hết sức để chăm sóc chu đáo sen đá của ta và vẫn tưới nước đúng cách. Nhưng một ngày đẹp trời, ta phát hiện một cây có những chiếc lá đang rụng. Các lá trông hơi mờ và có cảm giác hơi bí. Sau khi kiểm tra sâu hơn, ta kết luận rằng tưới quá nhiều nước dẫn đến bị úng nước một phần. Để chắc rằng có cứu sen đá khi bị úng nước được nữa hay không? Ta cần kiểm tra những thứ sau đây.

Kiểm Tra Rễ Sen Đá

Có lẽ ta tưới quá nhiều cho sen đá hoặc sen của ta giầm mưa mà ta quên lấy vào. Cũng đôi khi rễ phát triển nén chặt và bít lỗ thoát nước. Dù là vấn đề gì thì bây giờ ta cũng cần phải sữa lại nó.

Đừng ngại nhổ sen đá lên để kiểm tra tình trạng của nó hiện giờ. Rễ của bất kì loài cây nào cũng rất cần thiết cho sức khỏe của chúng, và sen đá có khả năng chịu được việc đào lên cao hơn hầu hết các loài cây khác. Nếu ta tưới quá nhiều nước nhưng không có lá nào rụng đi và cũng không thấy dấu hiệu nào của úng nước, ta chỉ cần lấy no ra khỏi chậu để ngăn ngừa úng rễ. Để nguyên bầu rễ và đất, vắt hết nước thừa đi. Sau đó, tạm thời không trồng lại mà để nguyên nó trông mát một hoặc hai ngày sau đó ta có thể trồng lại vào đất.

Dấu hiệu đầu tiên của sen đá khi bị úng có thể là khi lá chuyển màu và bắt đầu trông hơi mờ. Điều này là do lượng nước dư thừa làm vỡ các vách của các nơi trữ nước. Nước lan ra trong lá, làm loãng màu của nó, và làm cho lá bắt đầu thối rữa. Rồi chẳng bao lâu, lá sẽ rụng khỏi cây.

Tưới nước quá nhiều dẫn đến thối rễ và lá là cách nhanh nhất để giết chết sen đá của ta. Ta càng sớm nhận ra ta càng có thể sớm hành động để cứu nó.

Xử Lý Khi Sen Đá Bị Thối Thân

Khi bị thối thân, những chiếc lá gần đó sẽ mềm và rơi ra khi chạm nhẹn. Ta đào lên xem, thân cây biến màu, có nơi màu xám, có nơi màu nâu. No trông giống một vết bầm trên một miếng trái cây. Ngoài ra, ta thấy số lượng câu trúc rẽ nhỏ so với kích thước phát triển của phần cây trên mặt đất. Chứng tỏ cây ta có vấn đề. Hoặc đây là một vết cắt ngang thân mới ra rễ, hoặc phần lớn rễ đã bị thối rữa.

Khi ta đã phát hiện hoặc nghi ngờ cây bị thối rễ, hãy đổ bở đất đã sử dụng và rữa kỹ chậu.

Bây Giờ Đến Phần Xử Lý Cây Bị Thối

Khi xử lí sen đá bị úng, cho dù là lá, thân hay rễ, điều quan trọng là phải tách các mô thối rữa ra khỏi phần khỏe mạnh của cây. Vứt bỏ đất đã sử dụng và bất kỳ bộ phận xấu nào của cây.

Đầu tiên, loại bỏ tất cả các phần có dấu hiệu thối rữa. Loại bỏ lá và cắt bỏ phần thân bị thối. Sau đó, nhìn vào bên trong thân cây còn lại để kiểm tra xem có dấu hiệu thối nào trong lõi của thân hay không. Tiếp tục cắt nó (nếu còn thối) cho đến khi hết dấu hiệu thối. Một phần lá khỏe mạnh có thể bị loại bỏ khỏi thân cây, phần lá này có thể được nhận giống lại. Sau khi loại bỏ tất cả bộ phận thối, ta đem phần còn lại trồng vào đất mới.

Nếu để lâu không xử lý như hình bên dưới, ta vô phương cứu chữa cho cây của ta. Vì thế hãy hành động ngay khi sen đá có dấu hiệu.

Tóm Tắt Các Bước Ngăn Ngừa Và Hạn Chế Thiệt Hại Cho Sen Đá Khi Bị Úng Nước

Để ngăn ngừa sen đá bị úng nước hay cứu sen đá khi bị úng nước đến mức tối thiểu. Ta có thể thực hiện cac bước sau để hạn chế thiệt hại và cứu cây của mình khỏi vấn đề thối rữa:

Luôn trồng sen đá trong đất thích hợp

Chỉ tưới nước cho sen đá khi đất khô

Theo dõi sức khỏe của sen đá bằng cách chạm cũng như bằng mắt

Hiểu hết các dấu hiệu của vấn đề với sen đá. Hành động kịp thời nếu thấy dấu hiệu thối rữa.

Lấy cây khỏi đất để kiểm tra rễ

Loại bỏ đất thừa, rửa sạch rễ nếu cần để kiểm tra tình trạng của chúng

Loại bỏ bất kì lá thối nào và kiểm ta thân cây xem có dấu hiệu thối rữa không

Nếu ta thấy rễ bị thối, hãy đổ bỏ đất và cắt tỉa rễ cho đến phần khỏe mạnh

Loại bỏ tất cả các phần thối rữa khác

Nếu cây còn rễ, hãy trồng lại vào đất mới và tưới nhẹ

Bây giờ chúng ta đã biết cách xử lý một cây sen đá bị úng nước rồi

Cách Tưới Nước Cho Sen Đá

“Tưới từng nào nước thì đủ?” là câu hỏi mà bất kì ai chăm Sen đá cũng đã đều tự hỏi. Bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tưới cho Sen đá (Hoa đá) nói riêng hay các loại cây mọng nước nói chung sao cho đơn giản nhất.

Như các bạn cũng đã biết, thực vật mọng nước rất đa dạng, mỗi loại sẽ yêu cầu lượng nước khác nhau, do chúng có xuất xứ từ những vùng khí hậu khác nhau trên thế giới. Có những loại có thể chịu khô hạn trong suốt hàng tháng trời, nhưng có những loại chỉ chịu được vài tuần hay đôi khi vài ngày. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tưới các chi phổ biến như Echeveria, Sempervivum, Sedum, Sinocrassula, Pachyphytum …

Nghe đến đây, chắc hẳn các bạn đều nghĩ rằng, Sen đá rất khó tưới đúng không? Hơi thiếu nước một tí cũng không được, mà hơi thừa nước một tí cũng không xong. Nhưng đừng lo lắng, mình sẽ chỉ cho bạn cách dễ nhất để tưới cho Sen đá mà không lo cây bị thiếu nước hay thừa nước.

Ánh sáng là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định việc tưới nước cho cây. Khi cây hấp thụ càng nhiều ánh sáng (ánh nắng), quá trình quang hợp sẽ xảy ra càng mạnh, vì thế chúng sẽ cần càng nhiều nước để thực hiện việc trao đổi chất và cơ chế tự làm mát. Ngược lại, khi cây được đặt trong môi trường thiếu thốn ánh sáng, chúng thậm chí gần như chẳng cần dùng tới nước, việc quan trọng hơn đối với chúng lúc này là làm thế nào để hấp thụ được càng nhiều ánh sáng càng tốt. Đây là lý do mà Sen đá thường cao lên, lá ngả ra chính là cách để chúng hấp thụ được nhiều ánh sáng hơn, và cũng là lý do mà khi để trong nhà Sen đá lại dễ bị úng nước do tưới đến vậy.

Việc sử dụng hỗn hợp đất trồng thông thoáng sẽ giúp cho không khí lưu thông trong đất tốt hơn, bộ rễ dễ dàng trao đổi khí hơn, đất sẽ khô nhanh hơn từ đó bạn sẽ chẳng lo cây bị úng nước khi tưới quá nhiều. Ngoài ra, bạn nên sử dụng chậu đất nung để trồng Sen đá, vì chậu đất nung có khả năng hút nước rất tốt, đó cũng là lý do có những bạn dám để cho cây tắm mưa rào mà không hề lo lắng.

À quên mất, mình sẽ nói qua một chút về độ ẩm không khí để bạn hiểu hơn. Độ ẩm từ 40% đến 70% là bình thường, dưới 40 % là quá khô, trên 70% là quá ẩm. Nếu độ ẩm quá cao, đất sẽ lâu khô và ngược lại độ ẩm thấp đất sẽ nhanh nhanh khô. Cách đơn giản nhất để bạn có thể biết được chính xác độ ẩm không khí nơi bạn đang sống đó là xem thời tiết, hoặc mua một chiếc ẩm kế về là xong. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm nhận được độ ẩm bằng bản năng tự nhiên. Ví dụ, nếu không khí hanh khô, mũi cũng sẽ bị khô hơn bình thường và da có thể nứt nẻ, nếu không khí nồm ẩm, rõ rệt nhất là mỗi khi mưa rào kéo dài, sàn nhà hay các đồ đạc sẽ hơi ướt, da của bạn cũng vậy. Những người bị bệnh xương khớp hoặc viêm xoang hay dị ứng sẽ có những cảm nhận rõ rệt hơn về độ ẩm không khí. Sự lưu thông khí tại nơi bạn đặt cây cũng góp phần không nhỏ tới khả năng “thở” của rễ và tốc độ khô của đất.

Vấn đề thứ 1: Sử dụng chậu không có lỗ thoát nước

Trên thực tế, Sen đá hoàn toàn có thể sống trong những chậu không có lỗ thoát nước hoặc những bình terrarium, nhưng bạn sẽ phải mất khá nhiều công sức và cần có kinh nghiệm mới có thể giữ được cây sống sót. Vì vậy, mình khuyên bạn hãy bắt đầu trồng bằng những chậu có lỗ thoát nước tốt, đặc biệt nên sử dụng chậu đất nung.

Vấn đề thứ 2: Đất không thoát nước tốt

Như mình đã nói ở trên, việc chọn đất là một vấn đề lớn đối với bất kỳ loại cây nào đặc biệt là các loại cây mọng nước. Hãy đảm bảo rằng, đất của bạn thoát nước tốt để việc tưới tắm cho cây dễ dàng hơn.

Vấn đề thứ 3: Dùng bình xịt phun sương

Nhiều bạn nghĩ rằng, tưới nước là dùng bình xịt phun phun vào lá gọi là tưới, nhưng không phải, tưới nước là việc bạn phải giữ ẩm cho đất để rễ cây có thể hút nước. Vì thế, chúng ta không thể dùng bình xịt để làm ẩm cho đất được.

Tưới nước cho Sen đá và các loại cây mọng nước

1. Dụng cụ tưới

Bạn có thể dùng bất kì thứ gì chứa được nước như cái bát, cái ca… Tuy nhiên những vật dụng này sẽ khó kiểm soát được nước và khi tưới nước sẽ khó ngấm đều vào đất hơn.

Có thể sử dụng các loại bình tưới dành cho cây cảnh thông thường và vặn sang chế độ tưới thành giọt (không để chế độ phun sương)

Sử dụng bình tưới có vòi dài chuyên dụng dành riêng cho Sen đá, Xương rồng.

2. Những lưu ý trước khi tưới

Tránh tưới vào phần lá hoặc thân, nếu nước đọng trên lá và lâu khô, phần lá đó có thể sẽ bị thối nhũn

Không nên tưới vào những lúc thời tiết nồm ẩm hoặc nắng nóng

Không tưới vào buổi trưa hoặc đầu chiều, thời gian tưới lý tưởng là vào buổi sáng

Không dùng các loại bình xịt phun sương để tưới

Nên dùng nước mưa, nước lọc RO, nước từ điều hòa. Nếu dùng nước máy nên để hả bớt Clo trong vài giờ cho tới vài ngày.

3. Cách tưới

Nếu dùng cốc, bạn đổ thẳng nước vào vùng đất xung quanh chậu cây, sao cho nước ngấm vừa đủ toàn bộ đất trong chậu mà không bị đọng trên lá.

Nếu dùng các loại bình tưới dạng xịt, hãy vặn phần vòi của bình sang chế độ phun tia nước, sau đó phun nhẹ vào xung quanh đất, tránh phun mạnh vì nếu thế đất sẽ bắn tung toé ra ngoài. Tuy nhiên, loại bình tưới này sẽ to và nặng, khá vướng víu nếu bạn tưới những chậu Sen đá nhỏ nhỏ.

Tưới ngấm là một phương pháp đơn giản giúp bạn tránh tưới vào lá. Chỉ cần đặt cả chậu cây vào một xô nước, sao cho nước ngập 3/4 chậu cây, sau 1-2 phút để nước ngấm từ lỗ dưới đáy vào rễ thì đặt chậu cây ra ngoài cho ráo nước. Tuy nhiên nếu để cây trong nhà thì không nên dùng phương pháp này do đất được ngấm no nước cũng sẽ trở nên rất lâu khô.

Đối với bình tưới chuyên dụng, thì việc tưới khá dễ dàng. Do có vòi dài giúp định hướng dòng chảy của nước sát vào gốc, ngấm thẳng vào đất mà không lo đọng nước trên lá. Ngoài ra, vỏ bình còn hiển thị các mức thể tích nước, giúp bạn kiểm soát được lượng nước khi tưới, rất nhỏ nhẹ và tiện lợi.

4. Lượng nước

Không có lượng nước cố định, thông thường ban đầu các bạn nên tưới đến bao giờ nước thoát ra từ lỗ dưới đáy chậu thì dừng lại, các lần sau bạn có thể ước chừng lượng nước sao cho nước vẫn ngấm đủ toàn bộ đất mà không bị chảy ra từ lỗ thoát nước. Nếu đã sử dụng hỗn hợp đất thoát nước tốt cùng với chậu đất nung thì bạn không cần quá lo về lượng nước, cứ tưới nhiều nhiều một chút cũng chẳng sao cả. Để trong nhà do ít ánh sáng và sự lưu thông không khí kém nên hạn chế tưới nước.

5. Bao lâu tưới 1 lần?

Mỗi loại cây mọng nước sẽ có khả năng chịu hạn khác nhau, có những loại một tháng bạn mới phải tưới một lần, nhưng có những loại thì gần như ngày nào bạn cũng phải tưới. Do còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên hãy linh động, tốt nhất là quan sát cây để biết rằng khi nào thì chúng đang khát, cảm nhận thời tiết để biết khi nào thì nên tưới nhiều hay ít.

Có một phương pháp mà mình thường hay chỉ cho mọi người. Hãy tưới lần đầu tiên (hoặc không cần tưới), sau chờ và quan sát biểu hiện của cây, thường thì cho tới khi nào lá hơi nhăn hoặc héo nhẹ, nhìn không được căng mọng như lúc đầu, tức là cây đang thiếu nước. Lúc này bạn hãy bắt đầu tưới cho cây, chỉ một vài lần như vậy là bạn đã quen với việc tưới rồi đó. Tức là bạn gần như chẳng cần chăm chút hay tưới tắm gì nhiều, chỉ cần quan sát thế là đủ. Đối với đa phần các cây mọng nước thì thiếu nước còn hơn là thừa nước, chúng sinh ra với khả năng chịu hạn tốt nên đừng lo lắng. Thiếu nước thì còn bổ sung nước được nhưng thừa nước thì cây có thể ra đi mãi mãi…

Nếu trồng Sen đá ngoài trời, đất nhanh khô, lượng nước tưới sẽ yêu cầu nhiều hơn, có thể để cây tắm mưa thay cho việc tưới, tránh tắm mưa quá nhiều.

Nếu trồng Sen đá trong nhà, nên tưới thật ít vì đất lâu khô, khi nào cây khát thì mới tưới.

Ngoài ra, việc tưới thế nào khi đang nhân giống Sen đá bằng lá cũng là một câu hỏi rất phổ biến. Bạn nên sử dụng hỗn hợp đất giữ ẩm tốt, vì điều kiện ẩm sẽ giúp rễ phát triển nhanh hơn, tức là bạn sẽ phải giữ ẩm cho đất thường xuyên hơn. Lúc này bạn có thể sử dụng bình phun sương, do lá cây có thể hấp thụ hơi nước từ không khí để kích thích rễ phát triển, tuy nhiên không nên để nước thành giọt đọng trên lá, dễ gây thối lá.

6. Những biểu hiện

Sen đá và các loại cây mọng nước do trong thân của chúng trữ nước giúp cây có thể chịu hạn, chính vì vậy chúng ta có thể dễ dàng nhận biết khi cây bị thiếu hay thừa nước.

Thừa nước: Lá vàng và mềm nhũn. Nhiếu trường hợp cây bị úng và thối rễ, lá sẽ nhũn và có dịch màu nâu do bị vi khuẩn xâm nhập.

Thiếu nước: Lá nhăn, khô và héo dần, phần thân sẽ cằn cỗi.

Kết luận

Sau khi đọc bài viết này, bạn không cần quá cẩn thận và khắt khe trong việc tưới mà chỉ cần nhớ rằng:

Chú ý tới ánh sáng, đất trồng và chọn chậu phù hợp.

Hiểu về điều kiện khí hậu nơi bạn sinh sống.

Nếu nhớ 2 điều trên thì việc tưới nước vô cùng đơn giản.

Cuối cùng, mình mong rằng sau khi đọc bài chia sẻ này, các bạn có thể chăm sóc cho những chậu cây mọng nước của mình thật tốt và hơn cả, đó là giữ gìn tình yêu đối với cây cối.