Top 3 # Sản Xuất Trồng Rau Sạch Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Nguyên Tắc Sản Xuất Rau Sạch

Muốn sản xuất được rau sạch và có vùng rau sạch phụ thuộc nhiều vào đất, cách canh tác của từng địa phương vì vậy phải tuân theo nguyên tắc sản xuất rau sạch ở từng địa phương. Ớ Việt Nam điều kiện sinh thái rất đa dạng và trình độ thâm canh của người trồng rau cũng khác nhau.

Nội dung trong bài viết

Đất trồng

Nước tưới

Giống

Bón phân

Bảo vệ thực vật

Thu hoạch, bao gói

Đất trồng

Để có năng suất cao, chất lượng rau tốt, phải trồng rau ở đất cao, độ thoát nước phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây. Tốt nhất là trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ, đất thịt có tầng canh tác 0,2 – 0,3m. Nơi trồng cách xa khu công nghiệp, các bệnh viện ít nhất là 2km, cách xa chất thải sinh hoạt của thành phố ít nhất 200m. Đất có thể có chứa lượng nhỏ kim loại nặng nhưng không có tồn dư chất độc hại.

Nước tưới

Trong rau xanh lượng nưowcs rất lớn, số nước này lấy chủ yếu từ nước tưới. Nên chất lượng nước tưới có vai trò quyết định đến sản phẩm của rau.

Nước tưới rau tốt nhất là nước giếng khoan, nhất là nước tưới với các loại rau ăn sống và rau gia vị như xà lách, rau thơm. Nếu dùng nước ao, sông, hồ thì phải dùng nước không bị ô nhiễm. Nước dùng pha thuốc bảo vệ thực vật, thuốc pha các loại phân bón lá cũng cần nước sạch. Các loại rau ăn quả, ở giai đoạn phát triển có thể bơm nước từ mương, sông, hồ để tưới vào rãnh.

Giống

Giống rau là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Chỉ được gieo những hạt giống tốt, cây con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh.

Giống đem trồng phải biết nguồn gốc, giống nhập phải qua kiểm dịch thực vật. Trước khi gieo cần xử lý hóa chất hoặc nhiệt độ theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, khi mang cây ra vưòn trồng phải ngâm vào Sherpa 0,1% để phòng trừ sâu hại.

Bón phân

Phân bón lót cho rau thường là phân hữu cơ đã ủ hoai  và phân lân hữu cơ vi sinh. Tùy theo loại rau mà có chế độ bón và lượng bón, lần bón khác nhau. Nhưng trung bình một hecta bón khoảng 15 tấn phân hữu cơ, 300kg lân hữu cơ vi sinh.

Phân hóa học muốn bón lót phải nắm được nhu cầu sinh lý của cây để bón thêm 30% phân đạm và 50% phân kali. Phần này sẽ trình bày cụ thể ỏ cách trồng các loại rau.

Tuyệt đối không dùng phân chuồng chưa ủ hoai bón lót để trừ vi sinh vật gây bệnh, tránh nóng cho cây, tránh sự cạnh tranh đạm giữa cây trồng với các nhóm vi sinh vật có trong phân đang cần nitơ để phân giải phân chuồng.

Bảo vệ thực vật

Là giữ cho năng suất và chất lượng cây trồng bằng cách loại trừ các tác động và tác nhân gây hại rau.

Tuyệt đối không dùng thuốc hóa học bảo vệ thực vật nhóm I và nhóm II cho các loại rau. Khi thật cần thiết mới dùng nhóm thuốc III, IV.

Nên chọn các loại thuốc có hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch. Kết thúc phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 5-10 ngày. Dùng các chế phẩm bảo vệ thực vật sinh học như BT, hạt củ đậu; các chế phẩm có nguồn gốc thực vật; dùng ký sinh thiên địch để phòng bệnh.

Áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp tổng hợp (IPM); luân canh cây trồng hợp lý; sử dụng giống tốt, giống chống chịu bệnh; chăm sóc cây theo yêu cầu sinh lý; bắt sâu bằng tay; dùng bẫy sinh học diệt trừ bướm; sử dụng chế phẩm sinh học; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để theo dõi, phát hiện, tập trung phòng trừ sớm.

Cách pha chế một số thuốc trừ sâu bằng cây cỏ

– Nồng độ % tính theo tỷ lệ trọng lượng hạt (cây) – so với trọng lượng nước.

Thu hoạch, bao gói

Rau phải thu hoạch đúng độ chín, loại bỏ lá già, héo; quả bị sâu, dị dạng. Rửa bằng nước sạch, để ráo nước rồi cho vào bao túi sạch trước khi mang đi bán. Trên bao gói cần có ghi, hay in các thông tin cần thiết, địa chỉ nơi sản xuất nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Trồng Rau Thủy Canh: Hướng Mở Cho Sản Xuất Rau Sạch

Trồng rau không cần đất (thủy canh) đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nông dân yêu công nghệ cao. Điều này cũng đã tạo ra một hướng canh tác mới về sản phẩm rau sạch trên địa bàn Đắk Lắk.

Phương pháp trồng rau thủy canh tuy khá mới mẻ nhưng đã bắt đầu xuất hiện nhiều trên địa bàn Đắk Lắk với quy mô khác nhau.

Đơn cử như vườn rau thủy canh của hai chàng trai Nguyễn Anh Đào và Đặng Xuân Luận (thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar), với diện tích 330 m 2, chủ yếu trồng các loại rau ăn lá như xà lách, rau muống, cải, mùng tơi… Anh Đào cho biết, thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất như trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn… đã được xử lý nấm bệnh.

Vườn rau thủy canh của hai chàng trai Nguyễn Anh Đào và Đặng Xuân Luận (thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar).

Trồng rau thủy canh có rất nhiều ưu điểm như tiết kiệm diện tích; không tốn nhiều công lao động do không phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước; có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường. Ngoài ra, do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau tươi ngon. Hiện sản phẩm rau của 2 bạn trẻ không chỉ phục vụ trong gia đình mà còn được nhiều người trên địa bàn huyện tìm đến mua.

Tuy nhiên, do mới trồng nên sản lượng rau chưa nhiều, mới cung ứng cho một số ít khách hàng có nhu cầu. Hai anh đang tiếp tục mở rộng diện tích và tạo thương hiệu rau an toàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch trên thị trường.

Tương tự, mô hình thủy canh của ông Trần Kim Hội (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột), với diện tích 500 m 2, trồng xen kẽ các loại rau ngắn và dài ngày như cải thìa, xà lách, rau thơm… Theo ông Hội, trồng rau theo phương pháp này cây phát triển tương đối tốt so với trồng rau trên đất, sản lượng bình quân đạt 3 tấn/tháng. Do được trồng theo quy trình VietGAP nên sản phẩm rất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện sản phẩm rau của gia đình chủ yếu được bán ở các cửa hàng thực phẩm sạch và bán trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu.

Vườn rau thủy canh của hai chàng trai Nguyễn Anh Đào và Đặng Xuân Luận (thôn 4, xã Cư Ni, huyện Ea Kar).

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia nông nghiệp, mặc dù kinh phí đầu tư cao (khoảng trên dưới 1 tỷ đồng/sào) nhưng do phương pháp thủy canh có nhiều ưu điểm nên được nhiều người ứng dụng, chủ yếu ở quy mô nhỏ.

Tuy nhiên, vấn đề cần lưu ý hiện nay là phân khúc thị trường rau thủy canh còn khá hạn chế, hiện mới tiêu thụ chủ yếu ở siêu thị, các cửa hàng rau sạch và bán trực tiếp cho người tiêu dùng bằng hình thức giao hàng tận nơi. Trong khi đó, giá thành sản xuất 1 kg rau thủy canh cũng rất cao, lên đến gần 25.000 đồng, khi đến tay người tiêu dùng thì giá sẽ đội lên khoảng 30.000 – 40.000 đồng/kg hoặc cao hơn nữa. Với mức giá trên thì nhiều người tiêu dùng sẽ khó tiếp cận với sản phẩm rau sản xuất theo công nghệ này do mức thu nhập của đại bộ phận người dân vẫn còn thấp.

Anh Nguyễn Anh Đào cho hay, dự định mở rộng quy mô để đưa sản phẩm rau sạch đến người tiêu dùng với giá tốt nhất (hiện sản phẩm của anh đang bán với giá ngang bằng giá thành sản xuất 25.000-30.000 đồng/kg) nhưng đang vấp phải khá nhiều khó khăn khi phần lớn người tiêu dùng trên địa bàn huyện vẫn chưa quan tâm đến sản phẩm rau sạch. Còn theo ông Trần Kim Hội, giá bán sản phẩm của ông đang khống chế ở mức 40.000 đồng/kg, việc khách hàng có tiếp cận được hay không thì cần phải thay đổi nhận thức về tiêu dùng sản phẩm.

Có thể thấy, việc ứng dụng rộng rãi phương pháp trồng rau thủy canh đang là tín hiệu tốt về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bước đầu đưa ra thị trường những sản phẩm rau có giá trị cao và được khá nhiều người đón nhận. Tuy nhiên, về lâu dài, với tình trạng sản xuất theo kiểu nhỏ lẻ như hiện nay thì nguy cơ “tắc” đầu ra cho sản phẩm là điều khó tránh khỏi, do đó, ngành nông nghiệp cần sớm có định hướng và hỗ trợ nông dân theo hướng sản xuất chuỗi để xây dựng thị trường mục tiêu và thương hiệu cho sản phẩm, tránh sa vào vòng luẩn quẩn như phát triển rau an toàn trong thời gian qua.

Minh Thuận

Trồng Rau Sạch Xuất Khẩu

 Sau hơn 20 năm bươn chải kinh doanh ở chúng tôi ông Nguyễn Văn Thành trở về quê hương Đà Lạt lập trang trại trồng rau sạch để xuất khẩu.

 Ông Thành cùng con trai là Nguyễn Thành Nguyên lập Công ty TNHH xuất khẩu nông sản An Phú Đà Lạt. Họ đến vùng núi ở thôn Đạ Nghịt (xã Lát, H.Lạc Dương, Lâm Đồng), tậu đất mở trang trại trồng rau công nghệ cao. Hiện nay, An Phú Đà Lạt có 3 trang trại rộng khoảng 10 ha ở vùng núi Đạ Nghịt, trong đó có 5 ha nhà kính, được lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun hiện đại vừa tiết kiệm nước, vừa cung cấp dinh dưỡng tối đa cho cây trồng và tránh được hiện tượng phân bị rửa trôi.

Trang trại An Phú Đà Lạt chuyên canh tác đậu Hà Lan, dưa leo babi, cà chua, ớt ngọt các loại xà lách… Giống đậu Hà Lan được nhập từ Mỹ và Đài Loan, quá trình canh tác không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Để ngăn ngừa sâu, ông Thành dùng tấm keo dính vàng; dùng lưới cho đậu leo lên cao hơn 3m nên cho sản lượng cao hơn canh tác truyền thống. Theo ông Thành, sau 2 tháng xuống hạt đậu sẽ cho thu hoạch trong suốt 2 tháng, năng suất khoảng 25 tấn/ha/vụ. Đậu Hà Lan của An Phú Đà Lạt từng xuất khẩu qua Canada từ 2 năm trước.

Để nâng cao giá trị sản phẩm, sau thu hoạch, An Phú Đà Lạt đầu tư 50.000 USD nhập khẩu hệ thống xử lý đông lạnh rau, đậu hiện đại nhất hiện nay tại Việ Nam. Trong 30 phút, máy có thể xử lý, làm lạnh, hút chân không được 800 – 1.000 kg rau. Việc xử lý hoàn toàn tự động theo lập trình cho từng loại rau, củ, quả. Nước trong đậu, rau được rút ra bớt và khí lạnh được bơm vào bao bì. Đậu, rau củ qua xử lý có thể bảo quản được 30 ngày, vẫn giữ nguyên chất lượng. Anh Nguyễn Thành Nguyên cho biết: “Rau, đậu thu hoạch ở trang trại lúc sáng sớm, được vận chuyển về xưởng xử lý bằng xe lạnh chuyên dùng; công nhân phân loại, đóng gói và xử lý đông lạnh ngay. Toàn bộ quy trình thu hoạch và xử lý chỉ từ 5-6 giờ”. Tiếp đó, rau được xe chuyên dụng chở đi chúng tôi cung cấp cho các hệ thống siêu thị và cửa hàng Thế giới nông sản của Công ty An Phú Đà Lạt ở chúng tôi với số lượng từ 3-5 tấn/ngày.

Đầu tháng 4.2015, hai cha con ông Thành có chuyến qua Đài Loan đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu rau. Theo thỏa thuận, từ tháng 6.2015 An Phú Đà Lạt sẽ xuất khẩu 3 mặt hàng xà lách Mỹ, romen và lơ xanh qua Đài Loan, phía đối tác Đài Loan còn chịu trách nhiệm mở rộng thị trường sang Philippines, Indonesia, Malaysia… Ngày 26.4.2015, đối tác Đài Loan đến TP.Đà Lạt để cùng An Phú Đà Lạt nghiên cứu mở trang trại trồng nấm cao cấp theo công nghệ Hà Lan để xuất khẩu.

Lâm Viên (Theo thanhnien.com.vn)

Mô Hình Rau Mầm Triển Vọng Mới Về Sản Xuất Rau Sạch, Rau An Toàn

Ý nghĩa của việc xây dựng mô hình là: Hướng dẫn sinh viên kỹ thuật trồng, sản xuất, bảo quản và sơ chế rau mầm từ đó nắm được những kiến thức tổng hợp, thực tế về quá trình sản xuất đồng thời củng cố kiến thức, kỹ năng chuyên môn, giúp sinh viên biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Phát huy tính sáng tạo và định hướng về công tác nghiên cứu, nâng cao nhận thức của sinh viên về vai trò của sản xuất rau sạch, rau an toàn phục vụ nhu cầu xã hội; nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường sống thông qua việc sử dụng giá thể là các phế phụ phẩm nông nghiệp, tuyệt đối không sử dụng phân bón, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc bảo vệ thực vật và các hoá chất khác.

Quy trình sản xuất rau mầm của mô hình đơn giản, cần tiến hành như sau:

Lấy một lượng hạt giống từ 600 – 800g cho mỗi đợt gieo, sàng lọc hạt lép lửng và hạt vỡ… Ngâm hạt trong nước ấm theo tỷ lệ 3 sôi 2 lạnh có pha thuốc tím KMnO 4, ngâm qua một đêm. Lưu ý không lấy hạt giống đã qua bảo quản bằng hoá chất.

Chuẩn bị các khay để gieo, đem phơi nắng cho khô để tiêu diệt mầm bệnh, lấy giấy báo hay giấy vụn đem lót. Hạt sau khi ngâm đem rửa sạch nước chua, rồi rắc đều lên khay, tưới nước đủ ẩm rồi đặt trong chỗ kín để giữ độ ẩm và kích thích hạt nảy mầm.

Mỗi ngày tưới 3 – 4 lần, sau 4 – 5 ngày thì bỏ ra ngoài ánh sáng trong phòng để xanh rau. Sau 6 – 8 ngày kể từ ngày ngâm thì tiến hành thu hoạch.

Mô hình rau mầm của Trung tâm đã được sử dụng để tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho nhiều đợt sinh viên khoa Nông Lâm của trường Đại học Tây Bắc. Nhiều sinh viên đã chọn mô hình rau mầm làm đề tài thực tập tốt nghiệp. Đồng thời, sản phẩm của mô hình bước đầu được thị trường tiếp nhận, một số nhà hàng tại huyện Thuận Châu và thành phố Sơn La đã dùng thử sản phẩm và mong muốn đặt hàng để sử dụng trong các món ăn.