Top 7 # Sản Xuất Phân Bón Vi Lượng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Sản Xuất Thành Công Phân Bón Vi Lượng Đất Hiếm

Các sản phẩm của phân bón vi lượng đất hiếm

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tiến – Giám đốc Trung tâm Công nghệ tinh chế (Viện Công nghệ xạ – hiếm), chủ trì đề tài cho biết: bằng việc sử dụng tổng oxit đất hiếm (là sản phẩm của quá trình xử lý quặng đất hiếm Đông Pao) cùng các hóa chất cơ bản như HCl, HNO3, NH4OH… kết hợp với các chất phụ gia khác (keo da trâu, Ben-tonit), Viện Công nghệ xạ-hiếm đã sản xuất ra hai sản phẩm chính: phân bón lá (ĐH 1, ĐH2) và phân bón đất (PBĐ1). Cả hai dạng phân bón trên đều có tác dụng rất lớn tới cây trồng như: tăng khả năng quang hợp, nâng cao năng suất, tăng sức đề kháng và chống chịu sâu bệnh, ít độc hại khi sử dụng, lượng dùng nhỏ, giá trị kinh tế lớn.

Phân bón lá được chế tạo thành dung dịch nước không kết tủa, hàm lượng đất hiếm xấp xỉ 20%. Trong khi đó, phân bón đất được hòa trộn với phân tổng hợp NPK tạo thành bột tơi, không vón cục, hàm lượng đất hiếm 2-3%, độ ẩm 7%.

Phương pháp bón phân khá đơn giản, đối với phân bón lá thời điểm phun thích hợp nhất vào khoảng tháng 4 và tháng 8 lượng dùng 1,5-2,0 lít/ha, nồng độ pha 250ppm (25 ml pha với 10 lít nước). Phun vào buổi sáng hoặc chiều mát, không phun khi trời mưa. Còn phân bón đất, tiến hành bón vào thời kỳ xới đất, bón thúc giữa kỳ (tháng 4), lượng bón 250- 270kg/ha, nồng độ 0,01% (0,1 gam bột trộn với 1 kg phân NPK). Chú ý không nên bón phân với số lượng lớn, bởi nếu lạm dụng quá mức sẽ làm giảm năng suất cây trồng.

Theo khảo sát, nước ta hiện có trữ lượng đất hiếm rất lớn nằm ở dạng khoáng basnazit và một số khoáng khác. Những nơi có nhiều đất hiếm nhất tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái; Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Hà Tĩnh… với diện tích lên tới hàng nghìn ha.

Từ năm 1998, Viện Công nghệ xạ – hiếm đã bắt đầu ứng dụng việc dùng phân bón trong việc thâm canh cho nhiều loại cây trồng khác nhau: bắp cải, ngô, đậu tương, lúa… Kết quả, năng suất của những loại cây trồng này đều tăng rất mạnh, bắp cải tăng 11,2%, lúa tăng 9- 16%, đậu tương tăng 5-7,5%, ngô tăng 4-15 % .

Song theo đánh giá, hiệu quả từ việc dùng phân bón vi lượng đất hiếm cao hơn cả là cây chè. Tại hai địa điểm ứng dụng là Công ty chè Sông Lô (Tuyên Quang) và Nông trường chè Cửu Long (Hòa Bình), các kết quả thu được đều cho thấy phân bón vi lượng đất hiếm đã thúc đẩy mạnh mẽ tới quá trình sinh trưởng, phát triển của chè, năng suất, chất lượng tăng lên rõ rệt, từ 20- 39%.

Ông Trần Viết Hổn – Giám đốc Công ty chè Sông Lô nhận xét: “Sau khi bón phân đối chứng với các diện tích không bón phân, chúng tôi nhận thấy tán chè phát triển rất dày dặn, xanh, búp mập hơn, rễ phân tán mạnh, năng suất tăng tới trên 30%, đặc biệt chất lượng chè đã có sự thay đổi tích cực: không mất mùi, tỷ lệ chè khô trong chế biến cao, độ đắng giảm, chè có thêm nhiều vị thơm”.

Tiến sĩ Nguyễn Bá Tiến khẳng định: “Với những thành công bước đầu mà phân bón vi lượng đất hiếm mang lại, trong thời gian tới Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất để có thể ứng dụng cho nhiều loại cây trồng khác”.

Nguồn: Lê Hân (Báo Nông thôn ngày nay), chúng tôi ngày 23/12/2003

Nhà Máy Sản Xuất Bao Bì Phân Bón Vi Lượng

Bao bì phân bón vi lượng

Kinh nghiệm dân gian chúng ta thường nghe: Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống. Phân bón có một vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Phân bón chính là nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt hơn, chống lại bệnh tật, thâm canh tăng năng suất.

Phân bón vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên tố vi lượng cho cây. Nhiều khi còn cho thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng.

Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá.

Nhà máy sản xuất Bao bì phân bón vi lượng.

Trên thị trường hiện nay, nguồn cung cấp phân bón ngày càng lớn khi mà có rất nhiều công ty phân bón được thành lập, nhiều nhà máy đi vào hoạt động với công suất ngày càng lớn, điều này dẫn đến các công ty phân bón ngày càng cạnh tranh khốc liệt và gay gắt. Chất lượng sản phẩm và giá cả là yếu tố được khách hàng quan tâm đầu tiên, tuy nhiên giữa số đông các loại phân bón vi lượng được trưng bày, thì yếu tố tạo nên sự khác biệt, kích thích người mua chính là hình ảnh bên ngoài – bao bì phân bón vi lượng, hình ảnh mang đặc trưng, cuốn hút trở thành thương hiệu.

Chính vì vậy, để thực sự có chỗ đứng trên thị trường và trong lòng khách hàng và hoạt động một cách bền vững, các doanh nghiệp phân bón cần đầu tư xây dựng thương hiệu và chất lượng sản phẩm thật tốt. Một trong những việc cần làm đó là đầu tư thiết kế sáng tạo ra một loại bao bì thật riêng biệt, độc đáo, đẹp mắt nhằm lôi cuốn khách hàng, giúp hỗ trợ quá trình marketing sản phẩm của doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần TM & SX Bao bì Ánh Sáng tự hào là một trong những nhà máy sản xuất bao bì phân bón vi lượng chất lượng tại miền Nam có thể cung cấp các dòng bao bì phân bón vi lượng cao cấp, giá cả cạnh tranh, đa dạng về mẫu mã và chất liệu, cho ra những dòng bao bì chất lượng, in ấn sắc nét, chân thực, sinh động mang tính thẩm mỹ cao: bao bì PP in flexo, bao bì BOPP in ống đồng, bao bì giấy in offset ghép nhựa PP. Tại Ánh Sáng chúng tôi có đội ngũ thiết kế giàu kinh nghiệm, tràn đầy sáng tạo nhiệt huyết. Chỉ cần đưa ra ý tưởng sơ khai , chúng tôi sẽ phát thảo, thiết kế hoàn thiện sản phẩm bao bì cho doanh nghiệp bạn.

Các đối tác khách hàng đang tin tưởng sử dụng bao bì phân bón vi lượng của Ánh sáng như: Công ty Thiên Phú Điền, Hiếu Giang, tập đoàn Quế Lâm, Tổng công ty Nông Dược Hai,…

Nếu doanh nghiệp bạn đang muốn bỏ xa các đối thủ, xây dựng thương hiệu cho bao bì phân bón vi lượng của mình, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ các giải pháp bao bì tốt nhất cho doanh nghiệp bạn.

Hotline: 0938.713.578

Email : toan.voviet@baobianhsang.vn

Website: http://thegioibaobi.org/

Top 3 Bí Quyết Sản Xuất Phân Bón Vi Sinh Chất Lượng Và Đạt Hiệu Quả Cao

Phân bón vi sinh như thế nào là chất lượng và hiệu quả?

Phân bón vi sinh là loại phân bón có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi, giúp cung cấp dưỡng chất cho đất và cây trồng phát triển.

Chất lượng phân bón vi sinh được đánh giá chủ yếu dựa vào mật độ vi sinh có trong phân và cần tuân thủ một số tiêu chuẩn sau:

Thành phần của phân bón vi sinh phải chứa ít nhất 1 chủng vi sinh vật hữu ích và có số bào tử sống tối thiểu 1,5 x 108 CFU/mg.

Các chủng vi sinh vật thường được dùng để sản xuất phân bón vi sinh: vi sinh vật hòa tan lân, vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật kích thích sinh trưởng cây trồng, vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ,…

Mỗi loại phân bón vi sinh được phép lưu hành cần trải qua quá trình thí nghiệm kỹ lưỡng. Các kết quả nghiên cứu phải được xác nhận bởi các hội đồng chuyên môn có thẩm quyền.

Lưu ý: Mật độ vi sinh vật có trong phân được quy định chặt chẽ và tuyệt đối không được chứa các loại vi khuẩn có thể gây bệnh hại.

Yêu cầu kỹ thuật sử dụng để phân vi sinh phát huy tối đa hiệu quả

Các loại phân vi sinh cần được sử dụng đúng cách, tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì.

Trong quá trình bảo quản, không để ở nơi ẩm ướt hoặc quá nóng hơn 30 độ C. Phân bón vi sinh tuyệt đối không để lẫn với các loại hoá chất như thuốc trừ sâu, trừ cỏ hoặc phân hóa học.

Khuyến khích làm ướt hạt, trộn lẫn hạt giống với phân bón vi sinh trước khi gieo trồng hoặc kết hợp với phân hữu cơ dùng bón lót cho cây.

Phân vi sinh có chất mang thanh trùng và mật độ vi sinh hữu ích cao thì được dùng cải tạo đất và bổ sung dinh dưỡng cho cây.

Để đảm bảo các loại vi sinh vật hoạt động tốt khi được bón vào đất, nên sử dụng phân vi sinh tốt nhất là từ 1 đến 6 tháng.

Không nên sử dụng hoặc hạn chế sử dụng phân bón hoá học trong quá trình sử dụng phân bón vi sinh. Đặc biệt, không được trộn chung phân vi sinh với phân hóa học, tro bếp vì sẽ làm chết các vi sinh có lợi trong phân.

Thường xuyên kiểm tra và duy trì nhiệt độ và độ ẩm để vi sinh hoạt động tốt (nhiệt độ thích hợp là khoảng 25 – 35 độ C). Đối với đất chua cần cải tạo, nên bón vôi bột trước từ 2 đến 3 ngày để rửa chua rồi mới bón phân vi sinh.

Bí quyết sản xuất phân bón vi sinh chất lượng

Nguyên lý sản xuất phân bón vi sinh khá đơn giản nhưng đòi hỏi nguồn giống vi sinh phải chất lượng, kỹ thuật và máy móc hỗ trợ chuyên dụng. Vì vậy, hầu hết phân bón vi sinh trên thị trường đều được sản xuất từ các nhà máy phân bón lớn. Để sản xuất phân bón vi sinh, nhà sản xuất cần lưu ý những bí quyết sau:

Giai đoạn nhân giống chủng sinh vật đặc hiệu

Ở giai đoạn này cần phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật đặc hiệu đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Đây là giai đoạn quan trọng và đòi hỏi người phụ trách chọn lọc phải có trình độ chuyên môn và nhiều kinh nghiệm.

Tạo môi trường thuận lợi để nhân giống vi sinh vật: Các vi sinh vật cần được sinh trưởng trong điều kiện thuận lợi như đầy đủ chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp, CO 2, nhiệt độ môi trường tối ưu… sẽ nhanh chóng phát triển và phát huy lợi ích cho cây trồng cũng như đất đai.

Giai đoạn trộn với chất nền

Sau khi đã nhân giống các chủng vi sinh đặc chủng, tiến hành phối trộn cùng với chất nền. Các chất nền thường là: than bùn, nguyên tố vi lượng, chất khoáng, dớn trắng,…

Điểm cần chú ý ở giai đoạn này chính là chất nền lựa chọn phải đảm bảo vệ sinh và cần được phối trộn bằng dây chuyền máy móc chuyên dụng.

Lưu ý khi sản xuất phân bón vi sinh

Hiệu quả của phân bón vi sinh sẽ thay đổi theo từng loại cây cũng như điều kiện thổ nhưỡng.

Phân bón vi sinh được lưu hành bắt buộc phải có nhãn mác với đầy đủ thông tin: cơ sở sản xuất, tên sản phẩm, thành phần vi sinh, công dụng, hạn sử dụng, khối lượng, hướng dẫn sử dụng,…

Chất lượng sản phẩm phải luôn đảm bảo từ khi xuất xưởng cho đến cuối thời kỳ bảo hành.

Mua phân bón vi sinh chất lượng ở đâu?

Để tăng năng suất nông sản thì việc chọn phân bón chất lượng và đạt chuẩn là một trong những yếu tố quyết định. Vì vậy, quy trình sản xuất phân bón vi sinh đòi hỏi phải được kiểm tra nghiêm ngặt cũng như đánh giá chất lượng thành phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất và phân phối phân bón vi sinh với những tiêu chuẩn khác nhau. Điều này khiến chúng ta khó chọn lựa được loại phân nào là chất lượng nhất!

Với sản phẩm phân bón vi sinh EcoStim , EcoClean Việt Nam tự hào là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các loại phân sạch và đáp ứng đúng các tiêu chí đánh giá về chất lượng trong nhiều năm qua.

EcoClean Việt Nam cam kết mang đến cho cộng đồng những sản phẩm chất lượng bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình. Vì vậy, mỗi sản phẩm EcoClean cho ra đời đều phải trải qua quá trình nghiên cứu, kiểm định nghiêm ngặt từng giai đoạn để đảm bảo chất lượng tốt nhất trước khi đến tay người tiêu dùng.

Một số sản phẩm tiêu biểu của EcoClean như: phân bón vi sinh EcoStim, vi sinh ủ phân EcoClean Compost, phân sạch hữu cơ EcoClean,… Tất cả đều nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng, chắc chắn sẽ làm bạn hài lòng!

Sản xuất phân bón vi sinh đòi hỏi nhiều kỹ thuật và quy trình phức tạp với sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng. Vì vậy, bạn không thể tự sản xuất loại phân bón này tại nhà mà nên tìm mua ở những địa chỉ uy tín.

Nếu bạn muốn mua phân bón vi sinh chất lượng và đạt hiệu quả tối ưu thì hãy liên hệ ngay Hotline tư vấn miễn phí: 0909 752 990

CÔNG TY TNHH ECOCLEAN VIỆT NAM

Địa chỉ: Số 62 Đường 64, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP HCM

Hotline: 0909 752 990 – 0903 923 177 – 0909 025 177 – 0903 956 982

Ngăn Chặn Nạn Sản Xuất Phân Bón Giả, Kém Chất Lượng

Số vụ vi phạm tăng

Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam Nguyễn Hạc Thúy tình trạng phân bón giả năm sau lại đáng lo ngại hơn năm trước. Năm 2015, phát hiện hơn 4.000 vụ vi phạm, đến năm 2016 là hơn 5.000 vụ.

Hiện nay, việc kiểm định, chứng nhận chất lượng phân bón chưa được chặt chẽ. Thí dụ như, năm 2016, sau khi tiến hành kiểm tra 45 trung tâm khảo nghiệm phân bón, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hiện 11 tổ chức được Cục Trồng trọt chỉ định chứng nhận chất lượng phân bón, thử nghiệm phân bón… có dấu hiệu sai phạm.

Theo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc thường tập trung tại các tỉnh, thành phố như Hải Phòng, Bắc Giang, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Dương, Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An. Các doanh nghiệp sản xuất phân bón giả, kém chất lượng thường hoạt động bí mật, khép kín từ sản xuất đến vận chuyển, tiêu thụ… Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn đăng ký sản xuất nhiều loại khác nhau, khi bị phát hiện loại phân bón này là giả, kém chất lượng thì sẵn sàng thay thế loại phân bón khác.

Không chỉ người nông dân chịu thiệt do phân bón kém chất lượng, mà các doanh nghiệp sản xuất chân chính cũng đang lao đao. Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty cổ phần Su-pe Phốt-phát và Hóa chất Lâm Thao Phạm Ðức Thành cho biết, hiện nay tình trạng hàng giả, nhái phân bón của công ty tràn lan khắp cả nước, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Thí dụ, lô-gô thương hiệu của công ty làm là có hình ba nhành lá cọ, thì có doanh nghiệp làm nhái ba nhành lá khác gần giống với ba lá cọ nhưng vẫn được cấp phép sản xuất. Khi bán ra thị trường, doanh nghiệp lại bán sát với giá phân bón của những đơn vị sản xuất chuẩn, dẫn đến lợi nhuận rất cao, trong khi thiệt thòi thuộc về các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người nông dân. Ðể những loại phân bón nhái, kém chất lượng này bán được, các cơ sở có nhiều cách luồn lách, thường có ưu đãi cao cho đại lý, dẫn đến các đại lý lại hướng người dân mua những sản phẩm phân bón này. Nếu không đọc, xem kỹ, người mua sẽ nhầm lẫn. Cũng có những trường hợp, các đại lý ở vùng nông thôn lấy vỏ bao phân bón của công ty sau đó đổ phân bón giả, kém chất lượng vào để đánh lừa người dân. Trong khi đó, hiện nay lại chưa có quy chuẩn để xác định những sản phẩm phân bón tương đương, nhưng nhiều đơn vị sản xuất vẫn được cấp phép sản xuất, có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy khiến người dân không thể phân biệt đâu là hàng thật đâu là hàng nhái. Chỉ khi kiểm tra chất lượng sản phẩm cụ thể mới phát hiện lệch quy chuẩn mà doanh nghiệp đăng ký.

Tăng cường quản lý phân bón

Ðể khắc phục tình trạng phân bón giả, nhái, kém chất lượng, các cơ quan chức năng ngoài việc tuyên truyền để bà con nông dân biết tác hại của phân bón giả, nhái, kém chất lượng; hỗ trợ bà con sử dụng phân bón an toàn hiệu quả, tăng giá trị sản phẩm, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón để kịp thời phát hiện những hành vi sản xuất, kinh doanh sai trái. Nhất là thực hiện đúng, kịp thời Nghị định số 108/2017/NÐ-CP ngày 20-9-2017 của Chính phủ (thay thế Nghị định 202/2013/NÐ-CP ngày 27-11-2013 về quản lý phân bón).

Theo đó, các tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau: được thành lập theo quy định của pháp luật; có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị; dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa theo quy định; có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu chất lượng phân bón do mình sản xuất. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học. Ngoài ra, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện về cửa hàng buôn bán phân bón, phải có biển hiệu, sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc. Người trực tiếp bán phân bón phải có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học. Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định về người trực tiếp bán phân bón…