MỤC LỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH HỮU CƠ
II. Mô tả sơ bộ thông tin dự án nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ.
– Tên dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ.
– Địa điểm xây dựng: xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long.
– Hình thức quản lý: Sau khi dự án được phê duyệt, chủ đầu tư sẽ tiến hành thành lập Ban quản lý dự án để quản lý triển khai xây dựng thực hiện dự án.
– Tổng mức đầu tư: Tổng vốn đầu tư là 86.238.000.000 đồng
a) Vốn tự có: 25,871,400.000 đồng.
.b) Vốn vay: 60,366,600.000 đồng..
Dự án đầu tư nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội,
III.1. Tổng quan thị trường.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu các loại nông sản chính như cà phê, lúa gạo, hồ tiêu, cao su…với sản lượng đứng hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn trên thị trường, việc xuất khẩu bị gián đoạn và giá trị xuất khẩu liên tục giảm do chất lượng sản phẩm không đảm bảo với việc tồn dư lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật…vượt quá ngưỡng cho phép. Vì vậy, với việc làm dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian dài đã làm cho nông sản Việt ngày càng thất thế trên thị trường thế giới và còn có nguy cơ mất chỗ đứng ngay tại thị trường trong nước.
Những năm gần đây, việc phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển với mức độ tập trung cao và được sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ. Do đó, việc sản xuất nông nghiệp sử dụng các sản phẩm phân bón có nguồn gốc hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật sinh học ngày càng được chú trọng và là xu hướng tất yếu của nông nghiệp.
III.2. Vai trò của phân hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp sạch.
Sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trở thành tiêu điểm quan tâm không những trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường. Sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường.
Nông nghiệp sạch, dựa trên các kiến thức khoa học kết hợp với sự màu mỡ của đất đai và các biện pháp cải tạo đất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và việc sử dụng đất lâu dài. Bên cạnh đó, vai trò đặc biệt của chất hữu cơ đối với độ phì nhiêu của đất đã được thừa nhận một cách rộng rãi. Chất hữu cơ góp phần cải thiện đặc tính vật lý, hoá học cũng như sinh học đất và cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng cho cây trồng. Việc cung cấp các nguyên tố vi lượng, các dưỡng chất từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon ngọt và ít sâu bệnh hơn. Bón phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của vi sinh vật đất: Các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cũng như ức chế sự hoạt động của các loài vi sinh vật gây bất lợi cho cây trồng.
Trước nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực, việc lạm dụng phân bón và hoá chất bảo vệ thực vật nhằm nâng cao năng suất cây trồng đang trở thành vấn đề cần được quan tâm cải thiện. Bện cạnh việc bảo đảm mục tiêu an ninh lương thực, cần chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch nhằm đóng góp vào việc cung cấp các sản phẩm an toàn phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Việc canh tác nông nghiệp sạch không những giúp nông dân tiết kiệm chi phí thuốc trừ sâu và phân hoá học, đồng thời có thể đa dạng hoá mùa vụ và canh tác theo hướng bền vững.
Canh tác nông nghiệp sạch chú trọng việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh hạn chế hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón hoá học góp phần cải thiện chất lượng nông sản, độ phì nhiêu của đất, đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững trong khi vẫn đảm bảo khả năng duy trì năng suất cây trồng. Việc kết hợp nấm Trichoderma trong phân hữu cơ vi sinh giúp hỗ trợ cây trồng trong việc phòng trừ bệnh như bệnh héo rũ trên dây dưa leo. Ngoài ra, các chủng vi sinh vật có ích khác khi được bổ sung vào phân hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện độ phì tự nhiên của đất, giảm chi phí do phân bón vô cơ. Hàm lượng carbon cao và có chất lượng trong phân hữu cơ sinh học còn giúp cải thiện tính bền vật lý đất và hấp phụ một số nguyên tố gây bất lợi cho cây trồng. Vì thế nông dân cần chịu khó tự ủ phân hữu cơ kết hợp thêm các dòng vi khuẩn, nấm có lợi để bón vào đất trong canh tác.
Hiệu quả lâu dài của phân hữu cơ sinh học sẽ được tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng nhằm hướng tới một nền nông nghiệp, bền vững đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường và an toàn cho con người.
III.3. Xu thế và nhu cầu phân bón hữu cơ.
Theo số liệu của ngành nông nghiệp, mỗi năm Việt Nam đang tiêu thụ hơn 10 triệu tấn phân vô cơ trong đó phân hữu cơ chỉ khoảng chiếm 10% với 1 triệu tấn. Nhằm chuyển từ nền nông nghiệp phụ thuộc vào hóa chất sang nền nông nghiệp hữu cơ, Chính phủ đã yêu cầu ngành nông nghiệp có giải pháp để thực hiện chủ trương tăng mức sử dụng phân hữu cơ lên 3 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 5 triệu tấn/năm vào năm 2025.
Theo đánh giá của Công ty tư vấn Axis Research (là đơn vị được PVFCCo thuê làm báo cáo đánh giá thị trường phân hữu cơ từ năm 2012) thì sản lượng tiêu thụ phân bón hữu cơ trong nước đang ngày một tăng, cụ thể: 600 nghìn tấn/năm vào năm 2010; Xấp xỉ 1 triệu tấn/năm – 2015; 2 triệu tấn/năm – 2020; Trên 4 triệu tấn/năm – 2025; và trên 10 triệu tấn/năm vào năm 2030.
ĐVT: Tấn.
Nguồn: Bộ NN&PTNT, Cục Hóa Chất, Axis Research tổng hợp và dự báo.
Vĩnh Long nằm trong vùng Tây Nam Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ và là địa phương có thế mạnh và tiềm năng phát triển nông nghiệp, trong đó sản lượng lúa, rau màu, thanh chúng tôi cấp cho thị trường hằng năm tương đối lớn.
Các tỉnh Tây Nam Bộ có tổng diện tích tự nhiên 40.548,2 km², có khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp đất trồng. Trong đó cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.
Nếu chỉ tính bình quân 2 tấn phân bón hữu cơ vi sinh cho 1 ha canh tác thì nhu cầu phân bón hữu cơ vi sinh của Tây Nam Bộ sẽ từ 5,2 triệu tấn/năm. Trong vòng 5 năm tới nhu cầu này càng tăng do ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật ứng dụng trong trồng trọt. Đồng thời diện tích canh tác cũng được mở rộng, do đó nhu cầu phân bón cho cây trồng cũng tăng lên rõ rệt, đặc biệt là phân bón hữu cơ vi sinh được dự báo là có nhu cầu ngày một tăng cao khi nền nông nghiệp của chúng ta đang hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ (Organic).
V. Mục tiêu dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón vi sinh hữu cơ.
V.1. Mục tiêu chung.
– Với mục đích đẩy mạnh phong trào sử dụng phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ bền vững cũng như góp phần vào việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, tận dụng các nguồn than bùn và chất thải hữu cơ sẵn có.
– Với nguồn nguyên liệu than bùn cùng một số chủng vi sinh vật và các loại phân khoáng đơn cần thiết, thông qua các quá trình ủ xử lý nguồn nguyên liệu, phối trộn và bổ sung các nguồn dưỡng chất, để cho ra đời các loại phân hữu cơ đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cần thiết cho ngành sản xuất nông nghiệp cũng như những đòi hỏi khắt khe của thị trường.
– Từ đó góp phần tạo bước đà đột phá cho sự hình thành và phát triển, đáp ứng cho quá trình chuyển mình đi lên của nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam.
V.2. Mục tiêu cụ thể.
Dự án đầu tư xây dựng dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh công nghệ cao với tổng sản lượng hàng năm khoảng 30.000 tấn. Gồm các loại như sau:
– Giải quyết việc làm cho lao động của địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
I. Quy mô sản xuất của dự án.
II.1. Đánh giá nhu cầu thị trường
Ngày nay, cùng với sự phát triển chung của xã hội thì ngành nông nghiệp Việt Nam cũng có những bước tiến rõ rệt. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại phân bón hóa học trong thời gian dài đã làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng đất, gây ô nhiễm môi trường, giảm chất lượng nông sản, tồn dư phân bón trong sản phẩm nông nghiệp, và gây tổn hại đến sức khỏe con người. Sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp, đặc biệt là phân hữu cơ có hàm lượng chất hữu cơ cao là hướng đi đúng đắn và ngày càng được mở rộng góp phần cải tạo chất lượng đất, giảm ô nhiễm môi trường và tạo ra những sản phẩm chất lượng đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia rộng và sâu hơn vào các hiệp định thương mại như WTO, FTA… và gần đây nhất là TPP, nông sản Việt Nam sẽ có cơ hội lớn thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Úc, Canada… Muốn thâm nhập các thị trường này, nông sản Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe của từng nước, trong đó yếu tố sạch và an toàn được đặt lên hàng đầu. Do đó, bắt buộc người nông dân Việt Nam cần thay đổi tập quán canh tác với việc sử dụng nhiều hơn các loại phân bón hữu cơ trong quá trình chăm sóc cây trồng nhằm tạo ra những sản phẩm nông sản đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.
Phân hữu cơ giúp cải tạo thành phần kết cấu đất, tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng hiệu quả sử dụng các loại phân bón khác và qua đó góp phần tăng năng suất cây trồng và. Thứ nhất chất hữu cơ tồn tại xen kẽ với các thành phần kết cấu của đất, tạo ra sự thông thoáng giúp rễ phát triển mạnh nên có cường độ hô hấp tối đa và dễ dàng hấp thu các nguồn dinh dưỡng; Thứ hai chất hữu cơ sẽ lưu giữ các khoáng chất đa, trung vi lượng từ các loại phân bón hóa học và cung cấp dần cho cây hạn chế được hiện tượng thất thoát phân bón trong quá trình sử dụng, giảm chi phí đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giúp đất giữ ẩm làm cây chống chịu khô hạn tốt hơn; Thứ ba, sự hiện diện của chất hữu cơ làm môi trường sống cho các hệ vi sinh có ích, các hệ vi sinh này cân bằng môi trường của hệ sinh thái vì vậy sẽ hạn chế một số đối tượng gây bệnh, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Tính trung bình, khối lượng phân bón hữu cơ sử dụng trên một hecta đất trồng cao hơn so với phân bón vô cơ (theo khuyến cáo của Cục trồng trọt và các nhà SX phân hữu cơ: Lượng phân chuồng (phân hữu cơ truyền thống) được Cục Trồng Trọt khuyến cáo sử dụng là 10-20 tấn/ha. Các công ty sản xuất phân bón hữu cơ hướng dẫn sử dụng trung bình 1.000-2.000 kg/ha, tùy theo loại cây trồng. Báo cáo Axis -2010). Trong khi đó tính đến năm 2014, khối lượng phân bón hữu cơ cung cấp ra thị trường chỉ tương đương 5% nhu cầu về phân bón nói chung (Nhu cầu phân bón hữu cơ, phân bón lá trên thị trường trong năm 2014 vào khoảng 500.000 tấn trong khi tổng nhu cầu phân bón các loại vào khoảng 11 triệu tấn. Nguồn: Báo cáo thường niên PVFCCo). Do đó, tiềm năng tăng trưởng của các sản phẩm hữu cơ là rất cao.
Với vai trò đóng góp quan trọng và cùng phát triển với ngành nông nghiệp thì nhiều nhà máy sản xuất phân hữu cơ nội địa ra đời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Đặc biệt ở thị trường Miền Tây Nam Bộ, nhu cầu phân hữu cơ chất lượng cao rất lớn do tập trung các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng phân bón lớn. Hiện nay, các công ty phân bón trong nước đều chưa sản xuất được mặt hàng chất lượng cao này mà phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Do tính khác biệt, sản phẩm nhập khẩu có giá cao hơn so với các mặt hàng hữu cơ truyền thống, góp phần gia tăng biên độ lợi nhuận của các đại lý phân phối. Do đó, việc xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước là hướng đi bền vững, tạo sự khác biệt so với các sản phẩm nội địa, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh/kinh tế của đơn vị.
1. Thị trường tiêu thụ.
Theo đánh giá của Công ty Axis Research, khu vực Miền Nam có diện tích lúa, cây rau màu lớn và có nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ cao, mặt khác khu vực này có nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân hữu cơ là than bùn với trữ lượng lớn và các nguồn chất bã thải từ các nông trại, nhà máy chế biến thủy hải sản, phụ phẩm nông nghiệp do vậy Miền Nam có vị trí vừa là thị trường tiêu thụ lớn vừa gần với vùng nguyên liệu nên được đánh giá khá thuận lợi để đặt nhà máy sản xuất phân hữu cơ.
Quy mô đầu tư:
Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:
– Diện tích đất sử dụng: 2,8 Ha.
– Sản phẩm đầu ra: Phân vi sinh hữu cơ
– Quy mô kiến trúc xây dựng:
Quy mô kiến trúc xây dựng:
2. Vốn đầu tư:
Trong đó bao gồm:
Bảng tổng mức đầu tư của dự án
Chi phí xây dựng
Tổng mức đầu tư
4.2. Nguồn vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư là 86.238.000.000 đồng ( Bằng chữ: Tám mươi sáu tỷ, hai trăm ba mươi tám triệu đồng chẵn)
Liên hệ tư vấn: