Top 8 # Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Công Nghiệp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Vai Trò Của Phân Bón Hữu Cơ Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Khái niệm về chất hữu cơ: Dấu hiệu cơ bản làm đất khác đá mẹ là đất có chất hữu cơ. Số lượng và tính chất của chúng tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành đất, quyết định nhiều tính chất: lý, hoá, sinh và độ phì nhiêu của đất.

Khái niệm về phân bón hữu cơ: Là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ trong nước hoặc nhập khẩu phân bón có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định Quốc Gia.

Phân bón hữu cơ chia thành 3 loại (căn cứ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất):

– Phân bón hữu cơ: thành phần chỉ chứa chất hữu cơ tự nhiên và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2020.

– Phân hữu cơ cải tạo đất: là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT.

– Phân bón hữu cơ nhiều thành phần: là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích, có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT.

– Ðối với quá trình hình thành và tính chất đất.

+ Với lý tính đất: Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững. Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, tránh sự xói mòn. Cải thiện lý, hóa và sinh học đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng…. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động trong đất, giúp bộ rễ và cây trồng phát triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K, trung, vi lượng … để cây trồng hấp thụ qua đó giảm thiểu các tổn thất do bay hơi, rửa trôi gây ra.

+ Với hoá tính đất: Chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hoá học, cải thiện điều kiện oxy hoá, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất. Chất hữu cơ làm tăng khả năng hấp phụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.

+ Với đặc tính sinh học đất: Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật, khoáng và hữu cơ nên khi vùi phân hữu cơ vào đất tập đoàn vi sinh vật trong đất phát triển nhanh, giun đất cũng phát triển mạnh.

– Chất hữu cơ và mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật.

+ Chất hữu cơ đất (kể cả các chất mùn và ngoài mùn) đều chứa một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng, trong đó đặc biệt là N. Những nguyên tố này được giữ một thời gian dài trong các hợp chất hữu cơ, vì vậy chất hữu cơ đất vừa cung cấp thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như vi sinh vật đất.

+ Chất hữu cơ còn là nguồn lớn cung cấp CO2 cho thực vật quang hợp.

+ Chất hữu cơ đất chứa một số chất có hoạt tính sinh học (chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin…) kích thích sự phát sinh và phát triển của bộ rễ, làm nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động dinh dưỡng…

– Chất hữu cơ đất có tác dụng duy trì bảo vệ đất.

+ Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật chống lại sự phát sinh sâu bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu hết vi sinh vật đất.

+ Tăng cường sự phân giải của vi sinh vật hoặc xúc tác cho sự phân giải các thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

+ Cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc cho thực vật.

2. Thực trạng của đất nông nghiệp Việt Nam

Độ phì nhiêu của đất Việt Nam có biểu hiện rõ ràng nhất là hiện tượng giảm sút hàm lượng hữu cơ trong đất cùng với sự mất mát nhanh chóng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng vô cơ. Có hai nhóm yếu tố cùng tác động: yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người. Những năm cuối thập kỷ 50 rất nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ vượt quá 2-3% là phổ biến thì nay đã hiếm thấy, trừ những đất dưới tán rừng. Ngay cả những loại đất thuần thục, vốn là “cái nôi của văn minh lúa nước” cũng chỉ còn trên dưới 1%.

3. Lợi ích của việc bón phân hữu cơ và xu hướng phát triển

Thứ nhất, Cải thiện và ổn định kết cấu của đất, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí. Từ đó:

– Làm cho nước thấm trong đất thuận lợi, hạn chế đóng váng bề mặt, hạn chế chảy tràn, rửa trôi chất dinh dưỡng, ổn định nhiệt độ đất, tăng cường hoạt động của sinh vật đất

– Giúp đất thoát nước tốt, cải thiện tình trạng ngập úng, dư thừa nước,

– Trên đất sét nặng, việc bón phân hữu cơ làm đất tơi xốp sẽ giúp rễ cây trồng phát triển tốt, tăng cường sự thu hút chất dinh dưỡng cho cây.

Thứ hai, Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất, làm dinh dưỡng trở thành dạng dễ hấp thu, tăng cường giữ phân cho đất.

– Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây.

– Gia tăng chất mùn cho đất, tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất, tăng khả năng điều chỉnh của đất khi bón dư thừa phân hóa học, khắc phục các ảnh hưởng xấu như cháy lá, lốp đổ … Bón phân hữu cơ còn làm tăng khả năng chống chịu của đất khi bị chua hóa đột ngột do ảnh hưởng của bón phân hóa học, làm đất ít chua hơn.

Thứ ba, Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất, tăng cường “Sức khỏe’ của đất. Đất sẽ gần như trở thành “đất chết” nếu hệ vi sinh vật đất không hoạt động được.

Phân hữu cơ có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng mà không một loại phân khoáng nào có được. Ngoài ra phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp lên, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi nước từ mặt đất, chống được hạn, xói mòn.

Vào những năm của thập kỷ 60 thế kỷ 20 do nguồn phân khoáng có hạn nên sử dụng phân chuồng bình quân hơn 6 tấn/ha/vụ. Trong giai đoạn 15 năm (1980-1995) việc sản xuất và sử dụng phân hữu cơ có giảm sút, nhưng từ năm 1995 trở lại đây do yêu cầu thâm canh, các chính sách khuyến khích sản xuất, sử dụng phân hữu cơ được phục hồi. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa ở một số vùng Đồng bằng, trung du Bắc bộ và Bắc Trung bộ cho thấy trung bình  mỗi vụ cây trồng bón khoảng 8-9 tấn/ha/vụ. Ước tính toàn quốc sản xuất, sử dụng khoảng 65 triệu tấn phân hữu cơ/năm.

4. Các loại phân bón hữu cơ trên thị trường

Hiện có một số loại phân bón hữu cơ được chế biến truyền thống như phân chuồng, phân gia cầm, phân bò …. hoặc các loại phân bón hữu cơ chế biến như phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh, nhập khẩu phân bón (phân bón cao cấp), Ngoài những ưu điểm thì phân bón hữu cơ truyền thống cũng có nhược điểm như: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn, đòi hỏi chi phí lớn để vận chuyển và nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng, nhất là khi phân bón hữu cơ được chế biến từ nguyên liệu là chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Các vi sinh vật gây hại có trong phân bón gồm: E.coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm hoặc ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại quá mức quy định.

5. Biện pháp hạn chế thoái hóa đất

Trước tình hình thoái hóa đất như trên, vấn đề đặt ra là phải sử dụng đất hợp lý, duy trì, bảo vệ và cải thiện hàm lượng hữu cơ đất là rất cần thiết nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay chất hữu cơ và mùn dễ bị khoáng hóa và rửa trôi khỏi đất.

– Biện pháp sinh học: Biện pháp này giữ vị trí rất quan trọng.

+ Biện pháp thường xuyên và có hiệu lực nhất hiện nay là tăng cường sử dụng các loại phân bón có chứa hữu cơ.

+ Trồng cây phân xanh như bèo dâu, điền thanh, các loại muồng …

– Bón vôi hoặc chất điều hòa pH đất kết hợp với bón phân hữu cơ có tác dụng điều hòa phản ứng đất tạo điều kiện cho vi sinh vật đất hoạt động mạnh.

– Biện pháp canh tác: Thực hiện các biện pháp như cày bừa, xới xáo, tưới tiêu … hợp lý và kịp thời để đất luôn có độ ẩm thích hợp.

Hiện tại trên thị trường Việt Nam có rất nhiều loại phân bón hữu cơ, có thể được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc sản xuất trong nước. Bà con cũng nên cẩn thận tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng. Chúng ta có thể kiểm tra phân bón đó đã có giấy phép nhập khẩu phân bón hữu cơ theo quy định của nhà nước hoặc đã có chứng nhận lưu hành phân bón hay chưa.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.

Sản Xuất Phân Hữu Cơ

Công nghiệp hữu cơ là hướng sản xuất sạch, hiện đại mà tỉnh ta đang hướng đến. Do đó, nhiều nông dân, chủ trang trại trên địa bàn tỉnh đã chú trọng tận dụng nguồn thải từ sản xuất nông nghiệp để sản xuất phân bón hữu cơ phục vụ sản xuất, mang lại giá trị kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường.

Nhiều phân tích khoa học chỉ rõ, việc sử dụng phân bón hóa học, vô cơ trong quá trình sản xuất chính là một trong những nguyên nhân làm thoái hóa đất, khiến năng suất, sản lượng cây trồng đạt thấp, gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí và ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm nông nghiệp. Nhận thức được điều đó, tại nhiều vùng trong tỉnh, người dân đã dần tiếp cận với những loại phân bón hữu cơ để hướng tới nền sản xuất nông nghiệp sạch và thân thiện với môi trường hơn. Do đó, nhiều trang trại đã tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, bã cây ngô, mía, các loại phân gia súc, gia cầm… để chế biến thành phân hữu cơ nhằm cải hóa đất đai, nâng cao chất lượng cây trồng và hướng đến nền nông nghiệp bền vững.

Tại trang trại cây ăn quả Chung Thủy, xã Thành Vân (Thạch Thành), ngay từ khi thành lập, đi vào sản xuất đã định hướng phát triển vùng cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. Do đó, ngoài việc trồng cây ăn quả, trang trại còn xây dựng chuồng trại diện tích hơn 5.000m2 để nuôi giun quế, làm phân bón cho cây trồng. Sau 6 tháng nuôi, giun quế tại trang trại đã cho sản lượng phân hữu cơ trung bình khoảng 15 tấn/tháng và hơn 8 tạ giun thịt. Lượng phân bón này không chỉ đủ bón cho diện tích cây trồng của trang trại mà còn cung cấp cho một số trang trại trên địa bàn. Ngoài ra, nguồn giun thịt trở thành thu nhập “xen canh” của trang trại khi được sử dụng chăn nuôi đàn gà thịt quy mô hơn 5.000 con/lứa. Anh Lê Ngọc Trường, quản lý trang trại Chung Thủy, cho biết: Việc tự sản xuất phân hữu cơ từ nuôi giun quế và sử dụng men vi sinh để ủ, xử lý nguồn phân gà đã đáp ứng được nhu cầu về phân bón cho hơn 40 ha cây ăn quả của trang trại. Nhờ đó, hằng năm, trang trại đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng kinh phí mua phân bón cho cây trồng; đồng thời, phát triển được diện tích cây trồng bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ môi trường.

Tìm hiểu tại nhiều trang trại, được biết, hầu hết các trang trại đều sử dụng nguồn phân hữu cơ để bón cho cây trồng nhằm hướng tới sản xuất sạch hơn. Tuy nhiên, theo một số chủ trang trại, thì sản xuất phân hữu cơ mất nhiều thời gian và nhân công để thu gom, xử lý nguyên liệu và chờ đợi nguyên liệu phân hủy. Vì vậy, dù nhận thức việc tự sản xuất phân hữu cơ bón cho cây trồng là giải pháp hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất. Song, không phải trang trại nào cũng có thể tự sản xuất được. Tại trang trại Hoan Ca, xã Xuân Hòa (Như Xuân), ứng dụng phân hữu cơ vào sản xuất cũng là một giải pháp để hướng tới sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm, điều kiện để tự sản xuất, hằng năm, trang trại mua gần 100 tấn phân hữu cơ từ phân giun quế, vỏ thủy sản để cải tạo đất và bón cho cây trồng, chi phí ước tính khoảng 120-150 triệu đồng. Bà Lê Thị Hoan, chủ trang trại cho biết: Nguồn kinh phí mua phân và các chế phẩm từ phân hữu cơ khá lớn nên trang trại đang tiến hành học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ của một số trang trại trong vùng để tự sản xuất phân hữu cơ phục vụ sản xuất.

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh có 958 trang trại, trong đó có khoảng 70% là các trang trại trồng trọt và trang trại tổng hợp. Trong đó, nhiều trang trại liên kết, thu mua bã mía, ngô, rơm rạ, vỏ các loài thủy sản… và một số loại men vi sinh để sản xuất lượng phân hữu cơ, bón cho cây trồng. Ông Hoàng Khắc Hải, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Sử dụng phân hữu cơ trong trồng trọt tạo nguồn dự trữ, cung cấp dưỡng chất và tăng năng suất cây trồng; cải tạo và năng cao độ phì nhiêu, làm cho đất thông thoáng tránh sự tạo váng, xói mòn, giữ ẩm, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng. Đáng chú ý, các loại phân hữu cơ tự ủ có thể giúp vi sinh trong đất phát triển mạnh, khả năng cố định đạm tăng cao, góp phần giảm lượng phân hóa học từ 30% đến 50%, giảm được sâu bệnh. Chính vì vậy, hội đã và đang thực hiện tập huấn, khuyến khích cho các hội viên trên địa bàn tỉnh, nhất là những hội viên phát triển kinh tế theo hướng trang trại áp dụng các giải pháp tự sản xuất phân hữu cơ để nâng cao năng suất cây trồng và hướng đến nền sản xuất sạch hơn.

Bài và ảnh: Lê Thanh

Ứng Dụng Công Nghệ Sinh Học Vào Sản Xuất Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh

Quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng được mở rộng mang lại nhiều giá trị gia tăng thì cũng làm cho chất thải của hoạt động sản xuất nông nghiệp ngày càng nhiều gây ô nhiễm môi trường. Để nông nghiệp phát triển bền vững, điều tất yếu phải sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý các chất thải trong nông nghiệp thành phân bón hữu cơ, thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp xanh, khép kín, hỗ trợ lẫn nhau và bảo vệ môi trường sinh thái. Với mục tiêu này, Sở Khoa học và công nghệ (KH&CN) đã xây dựng và giao nhiệm vụ cho Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị thực hiện dự án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại tỉnh Quảng Trị”.

Nhiều năm qua, việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật phổ biến trong sản xuất nông nghiệp đã gây ra nhiều hậu quả khôn lường như: Phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, chai cứng đất sản xuất, làm giảm chất lượng nông sản…

Hằng năm, lượng phế phụ phẩm trong trồng trọt và chất thải trong chăn nuôi trở thành nguồn rác thải rắn gây ô nhiễm môi trường khá trầm trọng ở vùng nông thôn. Rơm rạ, thân cây trồng sau khi thu hoạch người dân đốt ngay tại đồng ruộng vừa làm chai cứng đất, ô nhiễm khói bụi, vừa làm chết các vi sinh vật sống trong đất. Chất thải trong chăn nuôi vương vãi khắp nơi vừa ô nhiễm môi trường, vừa làm mất mỹ quan đường làng ngõ xóm, nhất là hiện nay đang xây dựng nông thôn mới. Ước tính bình quân mỗi năm với quy mô sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thì lượng phân gia súc khoảng 800 ngàn tấn, lượng rơm rạ khoảng 450 ngàn tấn, trong đó khoảng 50% số lượng được sử dụng để làm thức ăn cho cá, làm biogas, sản xuất nấm, làm thức ăn cho gia súc… còn lại thải ra môi trường hoặc nông dân đem đốt.

Hiện nay, tình hình sản xuất nông nghiệp đang dần trở lại hướng sản xuất theo phương pháp hữu cơ để thay thế phương pháp sản xuất vô cơ. Vì vậy, nhu cầu phân bón hữu cơ là rất lớn. Ước tính mỗi năm số lượng phân hữu cơ phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh tối thiểu khoảng 1 triệu tấn. Trong khi đó lượng phân chuồng và phế phụ phẩm trong trồng trọt lại rất nhiều sẽ thành nguyên liệu đáp ứng tốt để xử lý thành phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học nhằm tái sử dụng phế phụ phẩm, cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng và làm sống lại hệ vi sinh vật hữu ích cải tạo đất.

Dự án “Ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm phân bón hữu cơ tại tỉnh Quảng Trị” do Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện trong thời gian 1 năm nhằm xây dựng mô hình sản xuất phân bón hữu cơ từ phế phụ phẩm trong nông nghiệp, từ đó nhân ra diện rộng để nông dân tự sản xuất hoặc doanh nghiệp đầu tư sản xuất thành phân bón hữu cơ vi sinh.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh Đào Ngọc Hoàng cho biết: “Dự án đã tiến hành khảo sát, đánh giá nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh xử lý phế phụ phẩm thành phân hữu cơ. Các chế phẩm vi sinh là tập hợp các vi sinh vật hữu ích phân giải nhanh các chất hữu cơ làm phân bón, hạn chế mùi hôi từ đống ủ, đối kháng với một số nấm gây bệnh cho cây trồng”. Trung tâm đã lựa chọn các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hải Lăng, Cam Lộ và thành phố Đông Hà để xây dựng mô hình. Mỗi nơi chọn 20 hộ làm thí điểm, mỗi hộ xử lý 20 m3 phế phụ phẩm/năm. Các loại phế phụ phẩm như rơm rạ, thân cây lạc, ngô, hoa màu được trộn với phân gia súc, gia cầm rồi ủ với chế phẩm sinh học Compo- QTMIC. Thời gian ủ phân khoảng 25- 30 ngày. Nhờ có chế phẩm sinh học làm phân hủy nhanh các chất hữu cơ nên phân hữu cơ vi sinh sau khi ủ tơi xốp, ít hôi.

Trước khi thực hiện dự án này, Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN tỉnh cũng đã tiến hành thử nghiệm trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ “Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê tại xã Hướng Phùng”, “Hoàn thiện công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng các chế phẩm vi sinh vật xử lý các phế phụ phẩm nông nghiệp và môi trường nuôi trồng thủy sản”. Kết quả thử nghiệm các nhiệm vụ này được Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp nhà nước và cấp tỉnh thẩm định nghiệm thu.

Kỹ thuật sản xuất phân hữu cơ vi sinh khá đơn giản, không cần vốn đầu tư nhiều nên người dân có thể tự làm để phục vụ nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình hoặc trang trại. Chỉ cần có hố ủ, đưa phụ phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, phân gia súc trộn đều với chế phẩm vi sinh rồi ủ thành đống đủ số ngày quy định là thành phân hữu cơ. Phân hữu cơ vi sinh rất tốt cho cây trồng. Theo tính toán của Hiệp hội phân bón sinh học Việt Nam thì 1 tấn phân hữu cơ từ rơm rạ có 10 kg đạm, 9,5 kg lân và 21 kg kali. Đặc biệt là trong phân hữu cơ vi sinh có vô số tỉ vi sinh vật cải tạo hệ sinh thái trong đất. Bón phân hữu cơ vi sinh giúp cây trồng phát triển bền, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, an toàn thực phẩm. Đặc biệt, bón phân vi sinh giúp cải tạo đất, cân bằng hệ sinh thái trên đồng ruộng.

Với việc sử dụng chế phẩm sinh học xử lý phụ phẩm nông nghiệp sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề môi trường, đồng thời tạo thêm nguồn phân bón hữu cơ tái đầu tư trở lại cho cây trồng, hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, bền vững.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Vai Trò Của Phân Bón Hữu Cơ Vi Sinh Năm Tốt Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Phân bón hữu cơ vi sinh năm tốt đóng một vai trò quan trong sản xuất nông nghiệp ngày nay dần trờ thành tiêu điểm quan tâm không những trên phạm vi quốc gia mà còn trên qui mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả nước song rõ ràng sản xuất nông nghiệp lâu nay vẫn chưa chú trọng đúng mức việc bảo vệ môi trường.

Sản xuất nông nghiêp sạch – Phân bón hữu cơ vi sinh cải thiện năng suất và chất lượng nông sản

Sản xuất nông nghiệp sạch, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường.

Nông nghiệp sạch (hay còn gọi là nông nghiệp phân bón hữu cơ) là một hệ thống quản lý sản xuất nông nghiệp tránh sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp, giảm tối đa ô nhiễm không khí, đất và nước, tối ưu về sức khoẻ con người và vật nuôi.

Sự khác nhau giữa phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón hóa học trong việc sử dụng

Việc sử dụng phân bón hóa học quá nhiều trong thời gian dài đã và đang gây nên những hậu quả xấu cho đất, không những ảnh hưởng đến môi trường đất mà còn ảnh hưởng đến cả chất lượng nông sản. Các loại phân bón xuất hiện với nhiều chủng loại, đa dang về mẫu mã tuy nhiên trên thì trường có rất nhiều loại phân bón kem chất lượng gây hoang mang cho người tiêu dùng

Để sử dụng phân bón có hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng công ty CP Phân bón hữu cơ Miền Trung giới thiệu cùng bà con bộ sản phẩm phân bón Năm Tốt . Sản phẩm được kết hợp bởi tất cả các yếu tố cần thiết cho đất và cây trồng bao gồm: Phân chuồng, than bùn hàm lượng hữu cơ cao, các chủng vi sinh vật, các nguyên tố đa lượng (NPK), trung lượng, vi lượng và axit hữu cơ, trong đó:

Các thành phần chính Phân bón hữu cơ vi sinh năm tốt

Phân bón hữu cơ vi sinh năm tốt được công ty CP phân bón hữu cơ Miền Trung chế biến có bổ sung vi sinh vật có lợi là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn qui định, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Phân bón hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản. Bên cạnh việc cải thiện năng suất cây trồng cũng như phẩm chất nông sản (mà biểu hiện rõ nhất thông qua chỉ số dư tồn nitrate trong sản phẩm), hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh còn thể hiện qua việc cải thiện tính chất đất bao gồm đặc tính vật lý, hoá học và sinh học đất.

Thành phần hữu cơ( Phân chuồng và than bùn) : Giúp cải tạo đất bạc màu, đất chua mặn, làm đất tơi xốp và tăng năng suất cây trồng.

Các chủng vi sinh vật.

a) Vi sinh vật cố định đạm: làm táng khả năng hấp thụ đạm trong tự nhiên và trong phân bón bổ sung cho cây trồng, giúp cho cây trồng hấp thụ đạm hiệu quả hơn, giảm lượng đạm cần bổ sung từ đó giúp người sử dụng giảm chi phí kinh tế.

b) Vi sinh vật phân giải lân: giúp phân giải lân khó tiêu đang tồn dư trong đất từ 65-75% thành dạng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thụ, tăng hiệu quả sử dụng lân của cây, giảm lượng lân cần bón.

c) Vi sinh vật phân giả xemlulo: Phân hủy xác động thực vật trên đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch thành dạng mùn làm tăng thành phần hữu cơ cho đất, làm cho đất tơi xốp hơn và hạn chế khả năng cât trồng bị ngộ độc hữu cơ do thân cây chưa phân hủy hết.

Thành phần N, P, K( đạm, lân, kali): cung cấp dinh dưỡng tức thời nhằm thúc đẩy sinh trưởng và phát triển cây trồng, tăng năng suất.

Các nguyên tố trung, vi lượng và axit Humix: Tăng khả năng hấp thụ và sức chống chịu cho cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, giúp tăng năng suất cây trồng.

Thành phần hữu cơ( Phân chuồng và than bùn) : Giúp cải tạo đất bạc màu, đất chua mặn, làm đất tơi xốp và tăng năng suất cây trồng.

Các chủng vi sinh vật.

a) Vi sinh vật cố định đạm: làm táng khả năng hấp thụ đạm trong tự nhiên và trong phân bón bổ sung cho cây trồng, giúp cho cây trồng hấp thụ đạm hiệu quả hơn, giảm lượng đạm cần bổ sung từ đó giúp người sử dụng giảm chi phí kinh tế.

b) Vi sinh vật phân giải lân: giúp phân giải lân khó tiêu đang tồn dư trong đất từ 65-75% thành dạng dễ tiêu để cây trồng dễ hấp thụ, tăng hiệu quả sử dụng lân của cây, giảm lượng lân cần bón.

c) Vi sinh vật phân giả xemlulo: Phân hủy xác động thực vật trên đồng ruộng sau mỗi vụ thu hoạch thành dạng mùn làm tăng thành phần hữu cơ cho đất, làm cho đất tơi xốp hơn và hạn chế khả năng cât trồng bị ngộ độc hữu cơ do thân cây chưa phân hủy hết.

Thành phần N, P, K( đạm, lân, kali): cung cấp dinh dưỡng tức thời nhằm thúc đẩy sinh trưởng và phát triển cây trồng, tăng năng suất.

Các nguyên tố trung, vi lượng và axit Humix: Tăng khả năng hấp thụ và sức chống chịu cho cây trồng sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, giúp tăng năng suất cây trồng.

Huu co mien trung – Trịnh Thu Huyền