Top 11 # Sản Xuất Phân Bón Hóa Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phân Bón Npk Là Gì? Nguyên Liệu Sản Xuất Phân Bón Hóa Học Npk

Phân bón hóa học hay phân bón vô cơ là những hóa chất có chứa từ một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, dùng để bón để nâng cao năng suất. Có nhiều loại phân bón hóa học như phân ure, phân Kali Clorua, phân DAP, MAP,… Đặc biệt phân bón hỗn hợp NPK rất phổ biến nhất hiện nay.

Kiến thức cơ bản về phân bón hóa học phải kể đến là phân bón NPK. Phân bón này giữ vài trò thiết yếu cho sự phát triển của cây trồng. Phân này cung cấp 3 nguyên tố hóa học cần thiết giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng ra hoa kết trái, tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

1. Phân bón NPK là gì?

Phân bón NPK là loại phân bón hỗn hợp có đầy đủ 3 thành phần dinh dưỡng N, P, K. Trong thuật ngữ về ngành phân bón, kí hiệu của các chữ cái quen thuộc N, P và K là các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng không thể thiếu đối với cây trồng. Đó là 3 nguyên tố dinh dưỡng:

– Chữ N: nguyên tố dinh dưỡng Đạm. – Chữ P: nguyên tố dinh dưỡng Lân. – Chữ K: nguyên tố dinh dưỡng Kali.

– Nguyên tố dinh dưỡng đạm là loại dinh dưỡng quan trọng nhất, có tác dụng làm cây xanh tốt, sinh trưởng chiều cao và khối lượng thân lá, hình thành hoa quả, mầm chồi…

– Nguyên tố dinh dưỡng lân giữ vai trò quan trọng việc ra rễ và phát triễn của bộ rể, đẻ nhánh, phân cành, ra hoa… của cây trồng.

– Nguyên tố dinh dưỡng kali có tác dụng trong việc giúp cây cứng cáp, tổng hợp đường bột, tăng đậu trái, hạt nhỏ, tăng độ ngọt,…

2. Phân loại bón hóa học NPK

Hiện nay, trên thị trường có 3 loại phân bón chính là phân NPK trộn và phân NPK một hạt.

– Phân NPK trộn: là loại phân bón được sản xuất bằng cách trộn 3 nguyên liệu cơ bản mà có chứa đủ Đạm (N), Lân (chứa P) và Kali (chứa K). Ngoài ra, có thể bổ xung một số nguyên tố trung lượng như Caxi, Silic, Lưu huỳnh,… hoặc nguyên tố vi lượng như Sắt, đồng, bo,..

– Phân NPK phức hợp (NPK hóa học): Sử dụng công nghệ hóa học hiện đại bậc nhất trên thế giới. Công nghệ hóa học sử dụng các nguyên liệu lỏng là amoniac, axitphotphoric, axit sulphuaric như H 3PO 4, NH 3, H 2SO 4 đưa vào thiết bị phản ứng. Các phản ứng hóa học tạo thành hỗn hợp dinh dưỡng có dạng dịch bùn sệt là ammonium sulphate, ammonia phosphate với sự phân bố đồng đều từng nguyên tố và kết nối hóa học bền chặt. Hiện nay đây là công nghệ phức tạp và tiên tiến nhất. Tuy nhiên, những phản ứng hóa học phức tạp cho ra sản phẩm chất lượng cao nhất.

3. Nguyên liệu sản xuất phân bón hóa học NPK

3.1. Nguyên liệu cung cấp Đạm

– Đạm: Đạm Urê (46%N): Urea Phú Mỹ, và Urea Cà Mau là 2 thương hiệu cung cấp lớn của nước ta. Ngoài ra, còn có Urea Ninh Bình, Urea Hà Bắc, Urea Trung Quốc…

– Đạm Amon Clorua (25%N): khá phổ biến, đây là nguồn nguyên liệu từ nước ngoài như Trung Quốc,…

3.2. Nguyên liệu cung cấp Lân

– Lân nung chảy (15,5%P 2O 5hh, 24-32%SiO 2): Lân nung chảy Lâm Thao, Lân nung chảy Văn Điển, Lân Nung chảy Lào Cai, Lân nung chảy Ninh Bình .

– Lân supe (16,5%P 2O 5hh): Supe Lân Lâm Thao, Supe Lân Lào Cai, Supe Lân Long Thành.

– Supe Lân kép (40%P 2O 5hh): nguồn chủ yếu từ Trung Quốc hay Đức Giang.

– Diamon Photphat (DAP): DAP Lào Cai (16%N; 45%P 2O 5hh), DAP Trung Quốc (18%N; 46%P 2O 5hh), DAP Đình Vũ (16%N; 45%P 2O 5hh).

3.3. Nguyên liệu cung cấp Kali

– Kali Clorua (60%K 2 O): Kali Lào, Kali Liên Xô, Kali Israel, Kali Belarus, Kali Canada, …

– Kali Sunphat (52%K 2 O): Kali Sunphat Trung Quốc, Kali Sunphat Israel…

3.4. Các nguyên liệu cung cấp trung lượng

3.4.1. Các nguyên liệu cung cấp Canxi

– Supe lân đơn: 18 – 21% Ca

– Supe lân giàu: 12 – 14% Ca

– Lân nung chảy: 25 – 30% CaO

– Canxi Nitrorat: 15 – 19% CaO

– Đá vôi lẫn dolomit: hàm lượng CaO khá cao 42,4 – 54,7%

– Đá vôi dolomit hóa: 31,6 – 42,4% CaO

– Thạch cao: 56% CaO

– Canxi Chelate – CaEDTA: 10% Ca

– Canxi Clorua (CaCl 2): chứa 35% hàm lượng Ca

3.4.2. Các nguyên liệu cung cấp trung lượng Magie

– Lân nung chảy: MgO chứa khoảng 15 – 17%.

– Quặng (bột) Secpentin: 18 – 25% MgO.

– Dolomite và dolomite nung: thì 17,6 – 20% MgO.

– MgSO 4.H 2 O: có chứa MgO 28% trong hỗn hợp này.

– Magie Chelate – MgEDTA: 6% Mg.

3.4.3. Các nguyên liệu cung cấp trung lượng Lưu huỳnh

– Đạm SA: 23% S, đây là nguyên liệu phổ biến nhất.

– Kali Sunphat: 17% S

– Supe lân đơn: 11% S

– Lưu huỳnh nguyên chất: 95 – 98% S, thường ở dạng bột, vảy hay cục.

3.4.4. Các nguyên liệu cung cấp trung lượng Silic

– Lân nung chảy: 24 – 32% SiO 2

– Sodium Silicate Pentahydrate: 28.5% SiO 2 (đặc tính tan hoàn toàn trong nước)

– Quặng Secpentin: 40-48% SiO 2

3.5. Các nguyên liệu cung cấp vi lượng

3.5.1. Các hợp chất có chứa Bo

– Axit boric: Công thức hóa học: H 3BO 3 hoặc B(OH) 3 . Hàm lượng Bo: 17.5%.

– Natri borat (Hàn the): đây là nguyên liệu chủ yếu, được nhiều nhà máy NPK sử dụng. Bột Decahidrat natri tetrabonat (Na 2B 4O 7.10H 2O) chứa 11,3%B. Borat ngậm 5 nước chứa 14,9% Pentahydrat natritetrabonat (Na 2B 4O 7.5H 2O) thường ở dạng bột và viên. Natri tetraborat (Na 2B 4O 7) ở dạng bột và viên có chứa 20,5 B.

3.5.2. Các loại nguyên liệu cung cấp đồng

– Các hợp chất hòa tan trong nước: Đồng sunfat ngậm phân tử một nước (CuSO 4.H 2O), Cu có tỷ lệ 35% ở dạng bột hoặc dạng viên. Đồng sunfat ngậm 5 phân tử nước (CuSO 4.5H 2 O) có tỷ lệ Cu chiếm khoảng 25%. Bên cạnh đó, Phức đồng cũng được sử dụng(Cu.EDTA) ở dạng bột hoặc viên có chứa 15%Cu.

– Các hợp chất tan trong axit xitric: hợp chất ngậm nước dạng bột hoặc viên sunfat hydroxit đồng (CuSO 4.3Cu(OH) 2.2H 2O) có chứa 53% Cu; Đồng có chứa 75% trong (II) oxit (CuO) hay đồng (I) oxit (Cu 2 O) có chứa 89% Cu. Silicat đồng ở dạng thủy tinh (silicat đồng) ở dạng bột; muối đồng amôn có chứa 30% đồng.

3.5.3. Các loại nguyên liệu chứa sắt

– Sắt (II) sunfat (FeSO 4.7H 2 O): Dạng bột màu xanh. Hàm lượng: Fe: 20%, S: 18,8%.

– Sắt (II) cacbonat (FeCO 3.2H 2 O. Dạng bột màu nâu hoặc trắng. Hàm lượng: Fe: 42%.

– Phân sắt chelate (EDTA-Fe): dạng phức Ethylenediaminetetraaceticacid, ironsodium complex. Công thức hóa học: EDTA-Fe (C 10H 12FeN 2NaO 8). Là bột màu vàng, có àm lượng sắt chelate: 13%.

3.5.4. Các loại nguyên liệu cung cấp Mn

– Mangan Sunfat (MnSO 4.4H 2 O): Mn: 24%; S: 14%. Dạng bột màu hồng nhạt, tan tốt trong nước.

– Mangan Clorua (MnCl 2. 4H 2O). Thành phần MnCl 2: 63,59%, hàm lượng H 2 O: 36,41; hàm lượng Mn: 27,76%; Hàm lượng Cl: 35,83%.

– Phân Mangan Chelate (nEDTA-Mn-13):Là bột màu trắng, hàm lượng Mn chelated: 13%. Tên hóa học là Ethylenediaminetetraacetic acid. Công thức hóa học: EDTA-MnNa 2(C 10H 12N 2O 8MnNa 2).

3.5.5. Các loại nguyên liệu cung cấp kẽm

– Kẽm sunfat (ZnSO 4.H 2 O) – Kẽm sunfat mono hydrat. Hàm lượng: Zn: 35 %; S: 17 %

– Kẽm sunfat hydroxit [ZnSO 4.4Zn(OH) 2]. Hàm lượng Zn rất cao 55% và lưu huỳnh (S): 5,4.

– Kẽm sunfat (ZnSO 4.7H 2 O) – Kẽm sunfat heptahydrat

– Kẽm clorua (ZnCl 2): chứa hàm lượng Zn đến 52%.

3.6. Các loại phụ gia trong sản xuất phân bón hóa học NPK

– Cao Lanh (kaolin): là nguyên liệu quan trọng trong công nghệ tạo hạt bằng hơi nước. Một số nơi cung câp như Cao lanh Quảng Bình, Cao lanh Bình Định, Cao lanh Bình Dương hoặc Cao lanh Thanh Hóa…

– Đất sét thường là chất kết dính như đất sétHải Dương hay đất sét từ Thanh Hóa…

– Canxi Cacbonat (CaCO 3): chứa 50-60%CaO): Bột đá Nghệ An hoặc Bột đá Thanh Hóa, Ninh Bình… là nguồn cung cấp chủ yếu.

– Bột quặng Photphorit (6 – 10% P 2O 5 hh: Lân sống, lân tự nhiên): Mỏ Photphorit Hòa Bình, Photphorit Thanh Hóa

4. Lời kết

Dự Án Nhà Máy Sản Xuất Phân Bón Hóa Học, Phân Vi Sinh

Dự án nhà máy sản xuất phân bón hóa học, phân vi sinh

7/26/2011 Đăng bởi: admin

MÃ SỐ

TIPC.DANO – 02

SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

– Với nhu cầu về phân bón của tỉnh Đắk Nông trong tương lai là rất lớn, trong khi đó nguồn nguyên liệu để sản xuất phân vi sinh lại sẵn có. Bên cạnh đó, nếu đặt cơ sở sản xuất phân bón tại địa bàn tỉnh Đắk Nông thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang Lào, Cămpuchia và Thái Lan.

– Trong vòng 5 năm tới nhu cầu này càng tăng do ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt. Đồng thời diện tích canh tác cũng được mở rộng, do đó nhu cầu phân bón cho cây trồng cũng tăng lên.

– Trong thực tế, thời gian qua tại Đắk Nông cũng đã hình thành một số cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ cung cấp cho thị trường tại chỗ nhưng so với nhu cầu thì khả năng cung cấp của các nhà máy sản xuất phân trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng 30%, phần còn lại do các đơn vị sản xuất trong nước cung cấp.

– Nguồn nguyên liệu than bùn tại Đắk Nông, cụ thể mỏ ở xã Thuận An, huyện Đắk Mil với trữ lượng lớn và chất lượng tốt đảm bảo cung cấp đủ nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất phân vi sinh trong tương lai.

Từ những yếu tố trên việc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón hóa học, phân vi sinh là thiết thực, chắc chắn mang lại hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư và lợi ích xã hội cho tỉnh Đắk Nông.

100% vốn nhà đầu tư hoặc liên doanh

QUY MÔ DỰ ÁN

1

– Tổng diện tích dự kiến xây dựng nhà máy khoảng 04 ha.

Vốn tự có

≥ 20%

– Máy móc thiết bị √

– Tiền mặt √

– Khác √

Vốn huy động

10%

– Cá nhân góp vốn

– Các doanh nghiệp khác

Vốn vay:

≤ 70%

– Vay trong nước √

– Vay nước ngoài √

– Điều kiện vay: Thế chấp tài sản và giá trị quyền sử dụng đất để vay tài chính.

5

Công suất

Dự kiến: 90.000 tấn/năm

6

Nhu cầu sử dụng lao động

– 150 công nhân lao động trực tiếp

– 15 cán bộ lao động gián tiế

THỜI HẠN

– Thời gian xây dựng nhà máy hoàn thành trong 1,5 năm

– Thời hạn hoạt động sản xuất kinh doanh: lâu dài

– Tỉnh Đắk Nông mong muốn được hợp tác với đối tác có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến và sản xuất hoá chất, đặc biệt là sản xuất phân bón hóa học, phân vi sinh.

– Yêu cầu về công nghệ: tiên tiến, đảm bảo môi trường.

– Khả năng tài chính: đảm bảo cho hoạt động của nhà máy.

– Khả năng tìm kiếm thị trường: thị trường trong nước ổn định, có khả năng xuất khẩu.

ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY

1

Mô tả địa điểm: Nhà đầu tư có thể lựa chọn 01 trong 03 địa điểm sau để xây dựng nhà máy:

1.1 Cụm công nghiệp Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, nằm trên Quốc lộ 14, hướng về phía Nam dọc theo Quốc lộ 14 cách Trung tâm Gia Nghĩa khoảng 65 km; hướng về phía Bắc, cách Tp Buôn Ma Thuột khoảng 60 km về phía Bắc; hướng về phía Tây, cách cửa khẩu Đắk Peer sang Campuchia khoảng 05 km.

1.2 Cụm công nghiệp Đắk Song, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông nằm trên Quốc lộ 14, dọc theo QL 14 về phía Nam cách thị trấn Đức An, huyện Đắk Song khoảng 8 km, cách thị xã Gia Nghĩa khoảng 40 km, ngược về phía Bắc cách thị trấn Đắk Mil khoảng 17 km.

1.3 Xã Nghĩa Thắng, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông: được xác định vị trí như sau: thị trấn Kiến Đức là trung tâm huyện Đắk R’lấp, cách thị xã Gia Nghĩa theo QL 14 về phía Bắc khoảng 20km, cách Tp Hồ Chí Minh khoảng 220 km về phía Nam. Từ thị Trấn Kiến Đức đi về phía Tây Nam khoảng 13 km là đến địa điểm xây dựng nhà máy.

2

Giá thuê đất hoặc giá QSD đất dùng để góp vốn:

– Hiện nay UBND tỉnh Đắk Nông chưa có quy định cụ thể về giá đất cho thuê tại cụm công nghiệp. Tuy nhiên, tỉnh sẽ áp dụng mức giá tối thiểu trong khung quy định của Chính phủ.

3

Lợi thuế so sánh của địa điểm dự án

– Vị trí đặt nhà máy thuận lợi về giao thông, nằm trên QL 14, huyết mạch của Tây Nguyên đi các vùng công nghiệp trọng điểm phía nam (Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh).

– Diện tích đất xây dựng nhà máy phần lớn đã giải phóng mặt bằng và do Nhà nước quản lý.

– Gần vùng nguyên liệu.

– Nhân công lao động giá rẽ.

4

Khó khăn của dự án

– Chưa đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, thông tin liên lạc…

– Lao động phổ thông phần lớn chưa qua đào tạo ngành nghề.

NGUỒN NGUYÊN LIỆU

1. Nguyên liệu chính: Nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy thực hiện ký hợp đồng với đơn vị khai thác than bùn tại huyện Đắk Song; xã Thuận An, huyện Đắk Mil và các vùng lân cận trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

2. Nguyên liệu phụ:

– Phân vô cơ: Mua tại thị trường Đắk Nông;

– Bã mía: Mua tại Công ty Cổ phần mía đường Đắk Nông;

– Men vi sinh vật và một số hóa chất: Được cung cấp từ Phòng Sinh hoá Trường Đại học Tây Nguyên và một số nhà cung cấp tại TP Hồ Chí Minh.

THUẬN LỢI CỦA TỈNH VÀ VÙNG

1

Diện tích: Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.515 km 2

2

3

Vị trí địa lý của tỉnh/vùng:

– Tỉnh Đắk Nông nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía tây giáp nước Campuchia với 130 km đường biên giới.

– Nằm ở phía Tây Nam của Tây Nguyên, có quốc lộ 14 nối Đắk Nông với Đắk Lăk, có quốc lộ 28 nối Đắk Nông với tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh.

– Vị trí địa lý như trên tạo điều kiện cho Đắk Nông có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh có nền kinh tế trọng điểm phía nam và duyên hải Miền Trung, tăng cường liên kết giữa Đắk Nông với các tỉnh về mở rộng thị trường các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao của mỗi nơi.

– Trong tương lai gần, khi dự án khai thác và chế biến bauxit được triển khai, tuyến đường sắt Đắk Nông – Di Linh – Cảng Khê Gà tỉnh Bình Thuận được xây dựng, sẽ mở ra cơ hội lớn cho Đắk Nông đẩy mạnh khai thác các thế mạnh của tỉnh, nhất là công nghiệp phụ trợ ngành Bauxit và luyện Alumin.

4

Chi tiêu tăng trưởng

– Năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt 15,23%

– GDP bình quân đầu người năm 2008 (giá hiện hành ) đạt 12,93 triệu đồng.

– Sức mua đã tăng cường đáng kể trong thời gian qua nhờ mức sống của người dân ngày càng cao; tập quán tiêu dùng có nhiều thị hiếu khác nhau. Tổng mức hàng hóa bán lẻ trên địa bàn tỉnh (năm 2008) đạt 3.180 tỷ đồng .

– Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh (năm 2008) đạt 5.200 tỷ đồng.

– Lương bình quân : 1,2 triệu đồng/người/tháng

+ So với Hà Nội bằng: 60%

+ So với TP. HCM bằng : 40%

– So với các địa phương khác: Thông minh, hiếu học, cần cù, chịu khó.

6

Tình hình an ninh, chính trị, xã hội ổn định.

THÁCH THỨC CẦN LƯU Ý

1

Thách thức do vị trí địa lý

Là một tỉnh Tây Nguyên có nhiều dân tộc sinh sống, diện tích rừng chiếm 56% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh.

– Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, chủ yếu là đồi núi, dân cư phân bố phân tán nên việc bố trí sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng gặp nhiều khó khăn và tốn kém, đặc biệt trong xây dựng mạng lưới đường giao thông, hệ thống điện tới các thôn bản vùng xa núi cao.

– Điều kiện thời tiết khí hậu những năm gần đây diễn biến bất thường: có lúc lượng mưa lớn vào mùa mưa gây lũ, có lúc nắng nóng kéo dài, lượng bốc hơi mạnh ảnh hưởng xấu tới cây trồng, tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt dân cư.

2

Thách thức do trình độ phát triển kinh tế

– Đắk Nông là tỉnh có điểm xuất phát của nền kinh tế thấp; nguồn thu ngân sách trên địa bàn hạn chế, (Năm 2007 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 320 tỷ đồng, năm 2008 đạt 490 tỷ đồng).

– Năm 2008 cơ cấu kinh tế với tỷ trọng nông, lâm nghiệp vẫn ở mức cao 51%, công nghiệp xây dựng chiếm 27%, dịch vụ 22%.

– Tốc độ tăng trưởng năm 2008 đạt mức 15,23%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên mức trung bình nhưng chưa bền vững.

3

Thách thức do hạ tầng kỹ thuật

– Cơ sở vật chất kỹ thuật tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ.

– Về giao thông: Mạng lưới giao thông của tỉnh Đăk Nông chủ yếu là đường bộ, chưa có đường sắt và đường hàng không.

– Về cấp điện: Đến cuối năm 2008 đã đưa điện lưới đến 100% số xã nông thôn, 99% thôn, buôn, bon có điện lưới quốc gia, 89% số hộ được sử dụng điện.

– Về cấp nước: Tỷ lệ số hộ được dùng nước sạch toàn tỉnh còn thấp, cấp nước sinh hoạt cho khu vực nông thôn chủ yếu là các nước giếng khoan, giếng đào và các bể chứa nước mưa có dung tích 2-10m3/bể. Ở những vùng cao, vùng nước ngầm hạn chế, nhiều vùng dân cư vẫn sử dụng nước khe, suối.

– Về bưu chính viễn thông: một số vùng sâu, vùng xa chưa phủ sóng điện thoại di động.

4

Thách thức do tình hình nhân lực

– Trong cơ cấu lao động theo ngành, số người tham gia sản xuất nông, lâm, thủy sản còn cao chiếm 80%, lao động công nghiệp – xây dựng 4%; lao động dịch vụ 16%.

– Số lượng lao động kỹ thuật được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động xã hội (khoảng 10,7%).

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI DỰÁN

1

Thuế nhập khẩu

Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định tại Nghị định số 149/2005/NĐ-CP, ngày 08/12/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu.

3

Được miễn 11 năm tiền thuê đất thực hiện dự án phải nộp cho ngân sách Nhà nước.

4

– Nếu nhà đầu tư tự bỏ kinh phí đào tạo lao động tại các cơ sở đào tạo trong nước, với quy mô từ 30 người trở lên cho mỗi lần đào tạo và thời gian đào tạo là 12 tháng. Cụ thể hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ, lao động thuộc diện hộ nghèo, lao động thuộc diện gia đình chính sách; hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo lao động đối với người có hộ khẩu thường trú tại Đắk Nông.

– Việc đền bù giải phóng mặt bằng do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông chịu trách nhiệm và bàn giao mặt bằng xây dựng nhà máy cho nhà đầu tư.

PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

1

Hiện trạng các cơ sở sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

– Trong thực tế, thời gian qua tại Đắk Nông cũng đã hình thành một số cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ cung cấp cho thị trường tại chỗ và sản lượng phân vi sinh được sản xuất hàng năm không ngừng được tăng lên. Nhưng so với nhu cầu thì khả năng cung cấp của các nhà máy sản xuất phân trên địa bàn chỉ đáp ứng khoảng 30%, phần còn lại do các đơn vị sản xuất trong nước cung cấp.

3

Khả năng tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Đắk Nông

– Đắk Nông là tỉnh có diện tích đất tự nhiên là 6.513 km 2; trong đó, đất lâm nghiệp 364.599 ha, đất nông nghiệp 225.244 ha. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi, trong những năm qua Đắk Nông đã nhanh chóng sử dụng và khai thác có hiệu quả diện tích đất hiện có.

– Với diện tích trồng trọt khá lớn nên nhu cầu phân bón hàng năm cho các loại cây trồng chiếm một lượng đáng kể. Năm 2008, tại thị trường Đắk Nông ước tính đã tiêu thụ lượng phân NPK khoảng 130.000 tấn, phân hữu cơ vi sinh khoảng 120.000 ngàn tấn. Với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, trên thế giới cũng như ở Việt Nam ngày nay, loại phân sinh học đang thay thế dần loại phân vô cơ vốn làm cho đất thái hóa dần theo thời gian sử dụng.

– Nếu chỉ tính bình quân 1 tấn phân vi sinh cho 1 ha canh tác thì nhu cầu phân vi sinh của tỉnh là 225.244 tấn/năm. Trong vòng 5 năm tới nhu cầu này càng tăng do ngành nông nghiệp của tỉnh đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bằng các biện pháp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, đầu tư chiều sâu, ứng dụng khoa học – kỹ thuật ứng dụng trong trồng trọt. Đồng thời diện tích canh tác cũng được mở rộng, do đó nhu cầu phân bón cho cây trồng cũng tăng lên.

GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

1

Yêu cầu về công nghệ

– Tiên tiến, hiện đại, dây chuyền khép kín

– Đảm bảo môi trường

2

Yêu cầu về chuyển giao công nghệ

– Thời gian: Do các bên thoả thuận

– Giá cả công nghệ: Hợp lý

MÁY MÓC THIẾT BỊ

1

Yêu cầu máy móc thiết bị

– Loại thiết bị: Nhập ngoại

– Tỷ lệ: mới, đồng bộ 100%

2

Yêu cầu mức độ đối với máy móc thiết bị đã qua sử dụng

– Loại thiết bị: mới, hiện đại

– Mức độ đã qua sử dụng: không nhập máy và công nghệ cũ.

CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ

Tổng vốn đầu tư: 42 tỷ đồng. Trong đó:

HIỆU QUẢ DỰ ÁN

1

Khẳ năng kinh doanh: ( đơn vị tính: triệu USD )

Năm

0

1

2

20

Doanh thu

0

0

0,37

0,97

Chi phí

1,02

1,02

0,34

0,40

5

Hiệu quả xã hội:

– Nhà máy đi vào hoạt động sản xuất sẽ giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 150 -200 lao động tại địa phương với mức thu nhập 1.500.000 đến 2.000.000 đồng/tháng, góp phần bảo đảm trật tự an ninh tại địa phương.

– Đáp ứng phần nào nhu cầu phân vi sinh trên địa bàn tỉnh, tham gia vào việc phát triển nông nghiệp nông thôn trong tỉnh và khu vực lân cận.

– Góp phần vào việc tăng cường cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật cho địa phương, thúc đẩy phát triển hàng hóa, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tham gia đóng góp vào công trình phúc lợi ở địa phương.

– Dự án sẽ góp phần đóng góp vào Ngân sách Nhà nước thông qua các loại thuế và phí phát sinh trong quá trình hoạt động.

THỦ TỤC XIN CẤP PHÉP ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN

1

Diện hồ sơ dự án: Đăng ký cấp giấy phép đầu tư

4

5

ĐỊA CHỈ LIÊN LẠC

Trung tâm xúc tiến Đầu tư,Thương mại và Du lịch tỉnh Đắk Nông

Địa chỉ: Khu Trung tâm Hội nghị tỉnh, đường Lê Lai, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Điện thoại: 84-0501-3-547 534

Fax : 84-0501-3-548 005

Email: tipc.dano@gmail.com

Lạm Dụng Phân Bón Hóa Học Và Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Trong Sản Xuất Nông Nghiệp

Điện Biên

Điện Biên TV – Lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật không những làm cho nông dân tăng chi phí mà còn hệ lụy đến sức khỏe của người tiêu dùng, làm ô nhiễm môi trường, không đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền nông nghiệp.

Theo số liệu của Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, nước ta có khoảng 26 triệu ha đất nông nghiệp, nhu cầu sử dụng phân bón trung bình mỗi năm khoảng trên 10 triệu tấn. Kết quả điều tra của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc cho thấy, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45-50%.

Mỗi vụ lúa, trung bình người nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật từ 5 đến 7 lần

Số lượng phân bón bị rửa trôi mà cây không hấp thụ được chính là một trong những nguồn gây ô nhiễm đất. Một số loại phân bón có tồn dư axít làm chua đất, giảm năng suất cây trồng và tăng độc tố trong đất. Có một thực trạng nữa là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách, đúng liều lượng, sử dụng loại thuốc có độ độc cao đã bị cấm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, đang làm phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nguy hại ảnh hưởng đến môi trường. Thực trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc BVTV không đúng, vừa làm tăng chi phí sản xuất, vừa ảnh hưởng đến môi trường và dẫn tới nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những cánh đồng lúa của huyện Điện Biên là nơi người nông dân thường xuyên dùng thuốc thuốc bảo vệ thực vật trong mỗi mùa vụ. Thuốc bảo vệ thực vật được phun phòng chống sâu bệnh trên đồng ruộng ở nhiều thời điểm khác nhau: Phun trừ cỏ trước khi cấy lúa; phun phòng chống sâu bệnh hại khi lúa mới cấy khoảng 15 – 20 ngày, phun thuốc khi lúa trổ đòng, khi lúa phơi màu và phun thuốc bảo vệ khi bông lúa uốn câu.

Người ta còn phun trừ rầy nâu trước khi gặt khoảng 1 tuần. Mỗi vụ lúa, trung bình người nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật từ 5 đến 7 lần. Không hiểu nhiều về phản ứng của các chất hóa học độc hại, nhiều hộ gia đình còn tự mua các loại thuốc khác nhau, pha chế vào cùng một bình để phun phòng trừ sâu bệnh cho lúa.

Thanh Luông cũng là xã trồng nhiều rau màu. Có nhiều khu vực chuyên canh trồng rau. Rau màu là loại cây trồng ngắn ngày, một năm người nông dân có thể trồng nhiều vụ. Để tăng vụ và kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rau, bà con nông dân thường sử dụng các loại phân bón hóa học. Hầu như họ không chú ý tới sự thoái hóa của đất đai cũng như việc bảo vệ đất cho sản xuất lâu dài.

Ở tỉnh Điện Biên do địa hình, địa chất chia làm các khu vực đất đai có tính chất khác nhau. Mỗi loại đất đều chứa đựng trong đó các nguyên tố hóa học cần thiết cho đời sống cây trồng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một gram đất bất kỳ nào cũng đều chứa ít nhất trên 30 nguyên tố hóa học. Bà con nông dân muốn canh tác lâu dài, bền vững, cần bổ sung các khoáng chất cho đất. Trong quá trình canh tác, không chú ý tới điều này sẽ làm cho đất nghèo dinh dưỡng, cây mất sức đề kháng, sâu bệnh hoành hành dẫn đến mùa màng bị ảnh hưởng.

Sử dụng phân hữu cơ và bón phân cho cân đối là biện pháp tốt nhất để bổ sung dưỡng chất cho đất. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng bà con nông dân lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, thuốc tăng trưởng cho cây trồng đang khá phổ biến. Tình trạng này, đã và đang làm thoái hóa đất, cạn kiệt dinh dưỡng và làm biến đổi tính chất vật lý của đất. Các nghiên cứu cho thấy, nếu chúng ta bón dư đạm vào đất dẫn đến đất bị giảm nguyên tố đồng. Nếu bón dư lân dẫn đến thiếu kẽm. Nếu bón dư Kali sẽ bị đồng hóa Magie và Bo. Nếu bón dư vôi thì dẫn đến tình trạng giảm sắt và Mangan làm cây mất đề kháng, ô nhiễm đất và nước. Sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật còn gây ra những tác động không tốt đối với sâu bệnh hại mùa màng.   Yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện nay là xây dựng môt nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững. Để thực hiện được yêu cầu này, bà con nông dân cần phải nắm vững kỹ thuật canh tác và kiến thức về sản xuất sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và không gây ô nhiễm môi trường. Đây không chỉ là biện pháp nâng cao chất lượng nông sản, mà còn giúp bà con nông dân sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, đem lại thu nhập cao. Vậy bà con phải sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật như thế nào cho đúng cách.

Sản xuất theo hướng an toàn, xanh, sạch, bảo vệ tính cân bằng của đất là điều mà bà con nông dân cần hướng đến

Sản xuất theo hướng an toàn, xanh, sạch, bảo vệ tính cân bằng của đất là điều mà bà con nông dân cần chú ý. Để bà con dễ nắm bắt, ngành nông nghiệp đã xây dựng nguyên tắc “4 đúng” trong sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Với phân bón hóa học, nguyên tắc 4 đúng là: Sử dụng đúng loại; đúng liều; đúng lúc và đúng cách. Đúng loại có nghĩa là bà con cần sử dụng đúng loại phân cho từng giai đoạn phát triển cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Sử dụng phân bón đúng liều, đúng lượng, tỷ lệ các loại phân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tùy thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp. Bón phân đúng lúc là bón đúng thời điểm cây trồng yêu cầu. Còn bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng dưỡng chất được cung cấp.

Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là: Sử dụng đúng thuốc;  đúng nồng độ, liều lượng; phun thuốc đúng lúc và phun đúng cách. Việc sử dụng nguyên tắc 4 đúng trong chăm sóc, bảo vệ mùa màng, không chỉ giảm tối đa chi phí cho sản xuất, mà còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường. Đây cũng là yêu cầu sản xuất của một nền nông nghiệp sạch phát triển bền vững mà chúng ta đang hướng đến.                                                                             

Minh Giang  

Phân Bón Hóa Học Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại Phân Bón Hóa Học?

Khái niệm phân bón hóa học

Phân bón hóa học còn được gọi với tên khác là phân vô cơ, phân bón khoáng. Thành phần là các hóa chất tổng hợp hoặc khoáng chất từ tự nhiên. Các hợp chất chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng dưới dạng muối khoáng. Mục đích sử dụng phân bón hóa học là để cung cấp dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng, phát triển mạnh mẽ từ đó nâng cao năng suất thu hoạch.

Các loại phân bón hóa học hiện nay

Là loại phân vô cơ phổ biến hiện nay. Đạm được biết là thành phần thiết yếu cho cây, thúc đẩy quá trình sinh trưởng, phát triển ở cây. Việc sử dụng phân đạm sẽ giúp cây trồng phát triển cành, lá mạnh mẽ nhờ khả năng giúp tăng quá trình quang hợp của đạm, cho ra sản phẩm có chất lượng cao hơn.

Các loại phân đạm phổ biến là đạm amoni, đạm nitrat, ure. Mỗi loại sẽ có tác dụng, cách bón cũng như phù hợp với từng loại cây, loại đất. Ví dụ như với đạm amoni không thích hợp dùng để bón đất chua vì sẽ làm tăng thêm độ chua.

Phân lân

Thành phần chính của phân lân là photpho, một dạng nguyên tố quan trọng không kém cho cây. Nếu thiếu lân thì cây sẽ chậm phát triển, cho năng suất kém nên phải đặc biệt chú ý. Phân lân hiện có hai loại phổ biến là phân lân nung chảy và supephotphat. Mỗi loại sẽ có những chức năng riêng nhưng tác dụng chính vẫn là tốt cho cây.

Phân kali

Kali là thành phần quan trọng trong giai đoạn cây đã trưởng thành và ra hoa, kết trái. Có thể nói đây là yếu tố quyết định chính đến năng suất sau mùa vụ. Bởi khả năng giúp các quá trình sinh hóa trong cây diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sau bao ngày tháng canh tác mỏi mệt, chỉ còn giai đoạn bón phân kali nữa là có thể hưởng được thành quả tốt rồi, các nhà nông đừng chủ quan mà phải thường xuyên theo dõi tình hình.

Bên cạnh đó, việc bón kali cũng giúp giảm thiểu lượng đạm dư thừa trong đất. Giúp cây tăng thêm khả năng chống chịu trước điều kiện môi trường thay đổi.

Một số loại phân vô cơ khác

Để phù hợp với tình hình thực tế cây trồng, hiện nay có thêm các loại phân ở dạng tổng hợp. Đó là phân hỗn hợp hay còn gọi là phân NPK, phân phức hợp và phân vi lượng. Việc hòa trộn các nguyên tố đơn lại sẽ đồng thời cung cấp cho cây đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Hiện tượng thiếu nguyên tố này hay thừa nguyên tố kia sẽ được giải quyết.

Nhờ việc thúc đẩy các quá trình trao đổi chất mà cây trồng phát triển một cách ổn định hơn. Tạo thuận lợi trong việc người nông dân theo dõi thời gian ra hoa, kết trái cũng như làm chủ được tình hình sâu, bệnh hại.

Với những tác dụng mà từ các thành phần dinh dưỡng mà phân hóa học đem lại cho cây trồng. Cùng với việc theo dõi, bón phân hợp lý thì năng suất tăng cao là việc tất yếu. Không nên lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học sẽ cho kết quả đi ngược lại mong muốn.

Việc bón phân vừa phải sẽ thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật có lợi trong đất. Từ đó môi trường đất được tơi xốp, thông thoáng, giàu chất dinh dưỡng hơn.

Tác hại từ việc sử dụng phân bón hóa học không đúng cách

Nếu sử dụng bừa bãi phân hóa học sẽ vô tình làm chết các loài thiên địch tốt trong đất. Điều này sẽ không tốt cho cây trồng của chúng ta. Cây trồng sẽ đứng trước nguy cơ sự xâm nhập của sâu, bệnh hại mà không thể phát hiện kịp thời. Các loài vi sinh vật rất nhạy cảm với phân thuốc hóa học nên đừng để mọi thứ diễn ra quá muộn.

Mọi người nên giảm thiểu việc lạm dụng quá nhiều phân vô cơ. Thay vào đó là sử dụng các loại phân hữu cơ thay thế cũng có tác dụng tương tự. Điển hình như chế phẩm sinh học BIMA, phân trùn quế được cung cấp bởi Huy Long. Với tác dụng không chỉ cải tạo đất mà còn kích thích sự phát triển của hệ vi sinh có lợi.

Lượng tồn dư phân hóa học trong đất trước hết là làm ảnh hưởng môi trường đất. Và khi chảy xuống ao, hồ gần đó sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiều sinh vật sẽ không thể sống được trong những môi trường như thế được. Cây trồng của bạn chắc chắn cũng không tránh khỏi sự tác động.

Dư lượng chất hóa học còn giữ lại trong nông sản sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Nếu như lâu ngày sử dụng không biết sẽ dẫn đến nhiều căn bệnh nào nữa. Vậy nên ngày nay khi đi mua thực phẩm ở chợ, người ta thường rất e dè khi lựa chọn những mặt hàng có màu sắc, hình dáng đẹp mắt. Mọi người cần phải ý thức nhiều hơn để có được sức khỏe tốt.

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn cũng có thêm những thông tin bổ ích về phân bón hóa học rồi đúng không nào. Nếu các bạn đang có nhu cầu tìm mua các loại phân hữu cơ thân thiện với môi trường và phổ biến trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thì phân bón Huy Long sẽ là sự lựa chọn của các bạn. Liên hệ: 0777.232.718 – 0255.652.7676 hoặc Fanpage để được hỗ trợ.