Top 11 # Sách Về Cây Cảnh Bonsai Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Khái Niệm Về Cây Cảnh, Bonsai

1. Khái quát chung về cây cảnh, cây cảnh nghệ thuật

1.1. Cây cảnh, cây dáng thế, cây bonsai

– Cây cảnh là gì?: Cây cảnh là những cây trồng để trang trí, thưởng thức vẻ đẹp của hoa, lá, dáng…

– Cây dáng thế là gì?: Cây dáng thế là cây cảnh nghệ thuật với sự tác động của con người tạo thành tác phẩm thể hiện ý nghĩa văn hoá phù hợp với thời đại.

– Cây Bonsai là gì?: Bonsai là cây được trồng trong chậu, khay, được cắt tỉa tạo dáng theo một phương pháp đặc biệt, mang đầy đủ những yếu tố thẩm mỹ và ấn tượng thiên nhiên sẵn có, hay nói một cách khác, Bonsai là một cây hay một nhóm cây trong thiên nhiên được thu nhỏ lại trong gang tấc nhưng vẫn mang nét cổ thụ, được trồng trong chậu, khay hay trên đá bằng một kỹ thuật, và nghệ thuật riêng biệt.

– Ý nghĩa cây Bonsai: Vì thế người ta nói Bonsai là một nghệ thuật, là một tác phẩm sống, hay là một tác phẩm điêu khắc sống. Cái đẹp ở Bonsai là đơn giản, vừa đủ, hóa cách, mà quan trọng nhất là gợi ý, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định.

– Khái niệm, quan niệm về cây Bonsai: Cũng có quan niệm cho rằng Bonsai là một hình thái nghệ thuật đơn nhất vì nó là sự hòa hợp giữa nghệ thuật và nghề làm vườn. Cũng có người cho Bonsai là nghệ thuật của cái đẹp, có người thì nói Bonsai là một hình thức đặc trưng của nghề làm vườn.

Tóm lại tùy theo quan niệm, trong khi người này xem Bonsai như là một trong những lẽ sống đầy ý nghĩa thiêng liêng cao cả của tư tưởng, triết học, tôn giáo, thì người khác lại xem đó chỉ là một thú vui lúc nhàn rỗi.

Bonsai là từ của tiếng Nhật: 盆栽; nghĩa Hán – Việt: là “bồn tài”, nghĩa là “cây con trồng trong chậu” là loại cây cảnh nhỏ có dáng cổ thụ trồng trong chậu cảnh, hoặc có thể hiểu:

+ Bon: cái khay, cái chậu.

+ Sai: cây, trồng cây.

Bonsai (盆栽) có nghĩa là cây con trồng trong chậu

1.2. Triết lý – tinh thần của cây cảnh, cây dáng thế

Cây cảnh, hoa cảnh không chỉ thuần tuý là bức tranh phác thảo thiên nhiên, mà là sự kết hợp tài tình giữa thiên nhiên và nghệ thuật. Tính triết lý của cây cảnh nghệ thuật có thể là:

– Hoà hợp với thiên nhiên, thiên nhiên là bà mẹ nuôi dưỡng chúng ta chứ thiên nhiên không phải là kho vô tận của con người.

Cây cảnh (bonsai) giúp con người hoà hợp với thiên nhiên

– Con người là một phần trong thiên nhiên, sống hài hoà với thiên nhiên chứ con người không phải là trung tâm của vũ trụ.

– Khi làm và chơi cây dáng thế nghĩa là rèn luyện đức tính khiêm nhường, giản dị, kiên nhẫn tin tưởng vào cuộc sống vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống hiện tại.

Cây dáng thế, Bonsai là kết quả của một quá trình lao động chuyên môn và nghệ thuật vất vả từ cắt tỉa, uốn nắn, chăm sóc với các nguyên tắc tạo hình, thẩm mỹ phù hợp để tạo nên một tác phẩm mang tính nghệ thuật cao.

Cây dáng thế Bonsai với nghệ thuật thể hiện ở mức đơn giản vừa đủ song rất tinh tế, gợi ý về một điều gì đó hơn là khẳng định.

Việc tạo cho cây nhỏ, lùn lại không phải là bỏ đói hành hạ cây, mà chúng ta có biện pháp kỹ thuật tạo cho cây dáng vẻ cổ thụ với sức sống khoẻ mạnh thể hiện sự từng trải phong sương của cây.

Bonsai là kỹ thuật tạo cho cây dáng vẻ cổ thụ với sức sống khoẻ mạnh

Thiên nhiên liên tục vận động biến đổi và tiến hoá hoàn thiện, nghệ thuật cây cảnh Bonsai luôn hướng tới sự sáng tạo hoàn thiện. Sự sâu xa nhất của nghệ thuật cây cảnh “Con người chỉ có thể góp phần hoàn thiện thiên nhiên chứ không thể tạo ra thiên nhiên”.

2. Phân loại cây cảnh, bon sai

Hiện nay ở Thế giới và Việt Nam có nhiều cách phân loại cây dáng thế.

Tuỳ theo từng mục đích có cách phân loại khác nhau:

2.1. Phân loại cây cảnh dựa vào tình trạng của cây

– Cây nguyên liệu: Hay còn gọi là cây phôi là cây chưa được uốn tỉa

– Cây sơ chế: Mới uốn tỉa sơ bộ

– Cây thành phẩm: Là cây đã định hình có thể trưng bày

2.2. Phân loại bonsai Dựa vào trọng lượng hay kích cỡ

– Bonsai 1 tay: Loại bonsai mini

– Bonsai 2 tay: Dễ di chuyển, cao 15 – 70cm thịnh hành nhất

– Bonsai 4 tay: Hai người khiêng, còn gọi là bonsai sân vườn, cao 70 – 180 cm. Ở Việt Nam rất thịnh hành loại Bonsai này.

2.3. Phân loại cây cảnh, bon sai dựa vào dáng thế của cây

Để phân loại dáng thế, trước hết chúng ta cùng nhau phân biệt và làm rõ dáng, thế là gì ?

Các kiểu dáng, thế cây cảnh

– Dáng cây: là phương của cây (chiều dọc của thân cây) so với mặt phẳng nằm ngang hay so với mặt chậu.

VD: Dáng thẳng, dáng nghiêng…

– Thế/kiểu: Thế cây là nghệ thuật biểu đạt sự ẩn dụ ý nghĩa, tinh thần, tư tưởng truyền thống văn hoá và được thể hiện qua một tên nào đó hay thế mà tác giả muốn gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình vào tác phẩm.

VD: Thế nhân văn, thế ngũ phúc…

Mời các bạn đón đọc tiếp bài viết: Các dáng thế cơ bản của cây cảnh nghệ thuật, bonsai

Nguồn: Giáo trình nghề tạo dáng và chăm sóc cây cảnh – Bộ NN&PT NT

Giới thiệu một số cây cảnh (bonsai) phổ biến tại Việt Nam, đặc điểm cơ bản về ngoại hình một số loại cây cảnh. Một số chú ý khi chăm sóc và tạo dáng cho từng loại cây cụ thể…

Kỹ thuật thu hái và bảo quản hạt giống của một số cây hoa, cây cảnh. Các bước trong nhân giống bằng hạt đối với một số loại cây cảnh (sanh, si, lộc vừng…) đúng kỹ thuật và phù hợp với điều kiện sản xuất…

Hướng dẫn lựa chọn cây phôi phù hợp để tạo cây dáng thế, đánh chuyển, chuẩn bị đất vườn trồng cây phôi cảnh, trồng và chăm sóc cây cảnh sau khi thu thập…

Phân loại cây dáng thế, cách nhận biết các dáng cơ bản của cây cảnh (Trực, xiêu, hoành, huyền), tìm hiểu cách đặt tên cho các thế cây cảnh nghệ thuật, bonsai…

Dây nhôm quấn cây cảnh có kích cỡ từ 1mm, 1,5mm, 2mm, 2,5mm, 3mm, 3,5mm, 4mm đủ để chơi cây từ lớn đến những dòng bonsai mini và siêu mini. Dây uốn cây có độ mềm dẻo dễ uốn…

Tuyển Tập Tài Liệu Và Sách Học Bonsai, Cây Cảnh Nghệ Thuật

Chú ý: Nếu quý vị không download được do thông báo hết băng thông, quý vị vui lòng đợi vào đầu tháng (từ ngày mùng 2 đầu tháng sẽ có thể download được. Thông báo của LuxBonsai)

Sách là nguồn thông tin hữu ích, tương đối đảm bảo cho bất cứ ai muốn thành công trong bất kể ngành nghề gì. Trong ngành cây cảnh nghệ thuật thì sách trở nên hữu ích hơn bao giờ hết bởi vì ngành này yêu cầu không chỉ kiến thức thực vật học mà còn kiến thức về mỹ thuật. Hai kiến thức về ngành đó đó là nền tảng mà theo LuxBonsai: đó là những kiến thức cơ bản khi vào ngành cây cảnh nghệ thuật.

Tài liệu Bonsai tiếng Việt

1. Kỹ thuật Bonsai – Thái Văn Thiện, NXB Tổng Hợp chúng tôi 2005 (Đây là bản pdf bản đẹp được tạo bởi LuxBonsai)2. Nghệ thuật chế tác chậu cảnh (Bản pdf đẹp)

10/2009, Tác giả: Uông Truyền Long, Ngô Thi Hoa, Người dịch: Phạm Cao Hoàn, Vĩnh Nam, Nhà xuất bản: Nxb Mỹ thuật, Nhà phát hành: Văn Lang

Nội dung của cuốn sách “Nghệ Thuật Chế Tác Chậu Cảnh” đã trình bày các đặc điểm của chậu cảnh, lịch sử hình thành và phát triển, loại hình chậu cảnh cũng như phong cách, trường phái, biểu hiện nghệ thuật của chậu cảnh hiện nay. Các tác giả cũng trình bày kỹ thuật tạo hình, lý luận và từng bước chỉ dẫn bằng hình vẽ cho người đọc phương pháp làm chậu cảnh đi kèm với các chú giải chi tiết. Cập nhật: Chúng tôi cũng viết nhiều bài viết về chậu cảnh tại trang http://cayhoa.com 3. Cây thế Việt Nam – Nghệ thuật, kỹ thuật và Đạo chơi Tác giả: Lê Quang Khang và Phan Văn Minh NXB Văn hóa và dân tộc

4. Bonsai Toàn thư- Hướng dẫn cụ thể cách tạo dáng và chăm sóc bonsai, Harry Tomlinson , Thùy Linh Biên dịch và tổng hợp, NXB Mĩ Thuật

5. Bonsai Cây dáng, thế và non bộ, Trần Hợp, Nhà xuất bản Hà Nội

6. Bonsai – Chỉ dẫn thấu đáo về cách trồng và chăm sóc bonsai , Tác giả: Colin Lewis, Dịch giả: Nhân văn, NXB Trẻ.

7. Bộ sách “Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh” dành cho các khóa học nghề cây cảnh trong vòng 3 tháng của Bộ NN&PT Nông Thôn.

Mô đun 0: “Giới thiệu” https://app.box.com/s/wd0dybqeq8ja5yd8zcsqxzol4jnq13nv Mô đun 01: “Chuẩn bị cây nguyên vật liệu”https://app.box.com/s/2juniwiabuywl62avokm0d3e2cwdcmjs Mô đun 02: “Tạo hình cơ bản cho cây cảnh” https://app.box.com/s/j3ayauo49n0vs2teynjzq2odttc01zae Mô đun 03: “Hoàn thiện dáng, thế cây cảnh”https://app.box.com/s/2bdacwz3tapups629g9x8uuz8nu6qy15 Mô đun 04: “Chăm sóc cây cảnh” https://app.box.com/s/skwh27tjue1loiuy7c7opk6nq9p9ky1p Mô đun 05: “Trưng bày và tiêu thụ sản phẩm”https://app.box.com/s/8lmefu0g0ji9njh1lwt9m9q0dz8kcq5b

Chú ý: Nếu quý vị không download được do thông báo hết băng thông, quý vị vui lòng đợi vào đầu tháng (Từ ngày mùng 2 có thể download được. Thông báo của LuxBonsai)

Tài liệu bonsai Tiếng Anh

Tổng hợp bao gồm các sách sau:

Basic Bonsai Care.pdfBonsai Gardening Secrets.pdfBonsai Step by Step.pdfBonsai Styles.pdfBonsai Trees – Growing, Trimming, Sculpting, and Pruning.pdfGardening – The Ancient Art Of Bonsai.pdfGrowing Bonsai.pdfJohn Ainsworth – The Secret Art of Bonsai Revealed.pdfMiniature Trees.pdfThe Ancient Art Of Bonsai 2Nd Ed (A Kimura, Wiley, 2007).pdfThoughts on Wiring.pdf

https://app.box.com/files/0/f/4673302494/Bonsai

Tài liệu Bonsai ngôn ngữ khác

https://app.box.com/s/p30mrwbivotyw07nbdmgl3vyawfw1etv

Quý vị có thể theo dõi Facebook của LuxBonsai để được cập nhật các thông báo về sách mới nhất của chúng tôi tại địa chỉ: http://facebook.com/luxbonsai

Ngày Xuân Luận Bàn Về Thú Chơi Cây Cảnh Bonsai

(Baoquangngai.vn)- Chơi cây cảnh bonsai là thú chơi rất tao nhã, đòi hỏi người chơi phải có lòng đam mê, có kiến thức, thời gian và không gian. Những chậu bonsai có thế đẹp, sống động, hài hòa được ví như những tác phẩm nghệ thuật kỳ diệu từ thiên nhiên kết hợp với đôi bàn tay tài hoa của các ‘nghệ nhân’ đem lại nhiều cảm xúc cho người thưởng ngoạn.

Trong các từ điển tiếng Anh, tiếng Pháp ngày nay đều có từ bonsai, một từ bắt nguồn từ tiếng Nhật mang gốc Hán là bồn tài (penzai), có nghĩa là cây trồng trong chậu- một loại cây cảnh nghệ thuật, nhỏ bé nhưng lại có dáng dấp cổ thụ, được tạo dáng rất công phu.

Ở Việt Nam, từ thời xa xưa, thú chơi cây cảnh nói chung và cây cây cảnh bonsai (cảnh thế) nói riêng đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống nhằm để tâm hồn được tĩnh tại và thư thái. Các bậc cao niên bảo rằng từ xưa đã có câu nói về thú chơi: “Nhất chữ, nhị tranh, tam sành, tứ kiểng” (thú chơi thư pháp, tranh, gốm sứ và cây cảnh (cây trong chậu – bonsai được nâng lên tầm nghệ thuật).

Cái khác giữa sự thưởng thức một cây cảnh thường và thưởng ngoạn bonsai là, đối với cây cảnh thường người ta tập trung nhiều hơn vào việc ngắm hoa và lá, còn với bonsai, sự thưởng lãm nằm ở vẻ đẹp của toàn cây và sự hòa điệu của cây với chậu cành. Trong nghệ thuật bonsai, lá cây được tìm cách thu nhỏ – càng nhỏ càng hay, còn hoa chỉ là yếu tố phụ.

Theo quan niệm của giới chơi cây cảnh, một cây cảnh bonsai “độc” phải bảo đảm các yếu tố “Cổ – kỳ – mỹ”. Cổ được hiểu là lâu năm, độ cổ của cây bao gồm cổ lão nhân tạo và cổ lão tự nhiên. Còn yếu tố Kỳ là kỳ lạ, độc đáo, hay gọi là “dị thảo”. Kỳ còn được hiểu là sự kỳ công của tự nhiên và nghệ nhân tạo nên dáng thế, đem đến sự kỳ thú cho người thưởng ngoạn. Yếu tố mỹ trong bonsai được hiểu là vẻ đẹp, sự hoàn hảo. Nếu hội đủ “Cổ – kỳ – mỹ” thì đương nhiên cây cảnh bonsai sẽ hàm chứa giá trị nhân văn sâu sắc.

Các chủng loại cây bonsai có rất nhiều, từ các loại cây quý như cây tùng, cây bách đến các loại cây dân gian, dễ trồng như cây đa, cây si…. Bất kỳ một loài cây thân gỗ nào, dù sống ngoài tự nhiên có kích cỡ lớn đến bao nhiêu, khi đã lọt mắt “nghệ nhân” dưới bàn tay của họ, thì nó cũng sẽ khoác lên mình một dáng vẻ mới, giá trị mới.

Chính vì vậy, để có được những chậu cây cảnh bonsai mang đậm tính nghệ thuật, ‘nghệ nhân’ phải dành cả tâm huyết, công sức, niềm đam mê và có con mắt thẩm mĩ nghệ thuật cao, óc tưởng tượng phong phú…

Thú chơi cây cảnh bonsai đòi hỏi phải có tay nghề cao và niềm đam mê

Cũng như cây cảnh theo trường phái cổ điển, cây cảnh bonsai cũng có 4 thế cơ bản là trực (thẳng đứng), hoành (ngang), khuynh (xiêu) và huyền (chúc xuống). Tuy nhiên, đây cũng không hẳn là những thế bất di bất dịch. Tùy vào bộ đế, bộ rễ của cây và cách cảm nhận mà mỗi nghệ nhân thổi hồn và sáng tạo ra các cây cảnh bonsai có dáng vẻ và biểu đạt ý tưởng khác nhau. Bởi thế, bonsai là biến thiên, không có điểm kết.

Mỗi cây bonsai là một tác phẩm sống, nên để tạo được dáng thế của cây phải qua một quá trình kiên nhẫn nhiều năm mới hình thành cho một cây bonsai coi đẹp mắt, thậm chí cả chục năm dài. Quá trình nuôi dưỡng này là một kỳ công, phải chăm bón làm sao cho cây khỏe mạnh nhưng không được cao, không được “lớn bổng” lên, rồi từ đó mới cắt tỉa, giúp cây nứt nhánh, tạo thành chi theo ý. Việc can thiệp để tạo thành một cây bonsai, cần ít nhất 5 năm trở lên, còn nuôi dưỡng từ một cây con cần khoảng 10 năm, hay thậm chí lâu hơn nữa.

Với những “nghệ nhân” đam mê nghệ thuật cây cảnh bonsai, ngoài kỹ thuật tạo hình, lão hóa, thu gọn dáng cây, người chơi có đẳng cấp là người tạo được sự “quấn quýt” âm – dương. Theo lý giải của các ‘nghệ nhân’, lũa là phần thân cây đã chết khô hóa gỗ, tượng trưng cho phần âm, những chồi non, lá…lại tượng trưng cho dương khí.

Người ‘nghệ nhân’ giỏi sẽ là người biến phần lũa tưởng chừng khô cằn ấy sẽ nảy ra một nhánh cây xanh mướt, hay những cánh hoa mềm mại…Tất cả sự tương phản ấy tạo nên một cây cảnh bonsai giá trị, mang thông điệp sức sống vươn lên mãnh liệt của thiên nhiên, tạo hóa.

Nghề chơi cũng lắm công phu nên trong thú chơi cây bonsai từ thích đến đam mê thoạt nhìn thấy cứ ngỡ khoảng cách thật gần, song, để lấp đầy cái khoảng cách tưởng gần ấy, người chơi không chỉ đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức mà hơn hết phải là tình yêu… Những người đam mê cây cảnh bonsai nhờ thế cây để nói lên hồn, cốt của mình. Họ tìm đến cây không đơn thuần vì muốn ngắm nhìn, mà còn như muốn tìm đến sự giao thoa giữa lòng người và thiên nhiên.

Nói như những “nghệ nhân” chơi cây cảnh bosai: Tác phẩm nghệ thuật của những người yêu thích bộ môn cây cảnh bonsai tựa như bức tranh trừu tượng của người họa sĩ, tựa như lời bài hát đầy hàm ý của các nhạc sĩ. Không dễ để giải nghĩa một cách rõ ràng nhưng tựu lại, mỗi “nghệ nhân” đều muốn chiêm ngưỡng cái đẹp, cái tinh túy của thiên nhiên và thông qua đó đúc kết cho mình những ý nghĩa cuộc đời.

Và cứ mỗi lần Tết đến Xuân về, những người chơi cây cảnh bonsai lại miệt mài tỉa tót các “tác phẩm nghệ thuật” của mình, để góp cho đời thêm chút Xuân. Để rồi, những ngày đầu Xuân mới, ngồi thư thả bên bàn trà ngắm nhìn gốc bonsai, lòng người trải rộng trong thú chơi tao nhã và mang tính nghệ thuật cao, sẽ thấy tâm hồn thanh thản, phiêu bồng, gửi gắm bao niềm hy vọng trước thềm năm mới.

Tải Về Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Sách Miễn Phí Pdf * Thư Viện Sách Hướng Dẫn

Định dạng PDF là gì? Đây là một định dạng tài liệu đề cập đến tài liệu điện tử Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả PDF và các loại sau. Đây là định dạng tập tin phổ quát được phát triển bởi Adobe, và tất cả các phông chữ, định dạng, đồ hoạ và màu sắc của tài liệu nguồn được bảo toàn cho dù ứng dụng hoặc nền tảng được sử dụng để tạo ra chúng. Trong những năm đầu, chúng tôi công bố tài liệu trên máy tính để bàn sử dụng Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Định dạng PDF và trao đổi tài liệu giữa các chương trình khác nhau và hệ điều hành. Do sự độc lập nền tảng, nó lan truyền trên Internet như một phương tiện trao đổi tài liệu. Điều này đã làm tăng việc thực hiện công nghiệp phần mềm và chiếm vị trí thống lĩnh như là một dạng tài liệu được cấy ghép. Để hiển thị sách bằng PDF Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả định dạng, phần mềm đặc biệt cần thiết tại thời điểm hiện tại là cần thiết. Tuy nhiên, Adobe cung cấp cho Acrobat Reader, bạn có thể tải xuống miễn phí và xem cuốn sách rõ ràng. Ngoài ra, hầu hết các trình duyệt đều có plugin để hiển thị Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Tập tin PDF. Tạo tài liệu PDF bằng PDF Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả thường là một hoạt động rất đơn giản, tùy thuộc vào gói phần mềm bạn sử dụng, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên Adobe. Các phần mềm khác sẽ giúp bạn mở PDF Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả sẽ bao gồm LibreOffice và Wordperfect (phiên bản 9 trở lên). Nếu bạn chuyển đổi một tài liệu hiện có sang PDF Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả hoặc chuyển đổi tài liệu PDF sang định dạng tập tin khác, bạn có thể chuyển đổi tài liệu sang PDF. Nhiều nhà phát triển cung cấp phần mềm chuyển đổi PDF Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả để định dạng khác nhau, nhưng tôi khuyên bạn nên nó để Adobe. Thông tin tác giảNhiều Tác GiảVào trang riêng của tác giảXem tất cả các sách của tác giảKỹ Thuật Trồng Cây Ăn QuảCho đến nay, Việt Nam vẫn là nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, với hơn 80% dân số sống ở nông thôn. Trong những năm qua, Đảng và Nhà Nước ta rất quan tâm đến lĩnh vực này cũng như mong muốn nâng cao đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, do trình độ khoa học kỹ thuật còn hạn chế do đó kết quả vẫn chưa được như mong muốn.Cuốn sách này, được biên soạn nhằm giúp bà con nông dân những kiến thức cơ bản về những giống cây trồng vật nuôi phổ biến và có hiệu quả kinh tế cao hiện nay.Đây là những gợi mở ban đầu nhằm giúp bà con tận dụng mọi tiền năng thế mạnh của mỗi gia đình để có thể làm giàu trên chính mảnh vườn của mình. Để giúp chủ vườn tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, cũng như làm giàu cho gia đình mình. Chúc bà con thành công trong công việc.Mời bạn đón đọc. Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả PDF đại diện cho định dạng của tài liệu sẽ được chuyển. Trong trường hợp này, định dạng sách điện tử được sử dụng để hiển thị các tài liệu dưới dạng điện tử, bất kể phần mềm, phần cứng hoặc hệ điều hành, được xuất bản dưới dạng sách (Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả PDF). Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Định dạng PDF được phát triển bởi Adobe Systems như là một định dạng tương thích phổ quát dựa trên PostScript bây giờ Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Sách PDF. Điều này sau đó đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế về trao đổi tài liệu và thông tin dưới dạng PDF. Adobe từ chối kiểm soát việc phát triển tệp PDF trong ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế) và sách Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả PDF trong năm 2008, nhưng PDF đã trở thành một “tiêu chuẩn mở” của nhiều sách. Các đặc điểm kỹ thuật của phiên bản hiện tại của PDF Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả (1.7) được mô tả trong ISO 32000. Ngoài ra, ISO sẽ chịu trách nhiệm cập nhật và phát triển các phiên bản trong tương lai (Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả PDF 2.0, tuân thủ ISO 3200-2, sẽ được công bố vào năm 2015). Vui lòng tải xuống Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả PDF sang trang của chúng tôi miễn phí.

Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả chi tiết

Tác giả: Nhiều Tác Giả

Nhà xuất bản: NXB Hồng Đức

Ngày xuất bản:

Che: Bìa mềm

Ngôn ngữ:

ISBN-10:

ISBN-13:

Kích thước: 13.5 x 20.5 cm

Cân nặng: 220.00 gam

Trang: 232

Loạt:

Cấp:

Tuổi tác:

Kỹ Thuật Trồng Cây Ăn Quả Bởi Nhiều Tác Giả Pdf tải torrent miễn phí