Top 6 # Sách Dạy Chăm Sóc Cây Cảnh Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

5 Cuốn Sách Dạy Uốn Cây Cảnh Hay Nên Đọc

Trong cuộc sống ngày càng phồn hoa náo nhiệt, người ta lại muốn trở về với thiên nhiên yên tĩnh, gửi tình vào trong núi non cây cỏ. Ở nhà hay nơi công cộng, chỉ cần điểm xuyết thêm một hai cây cảnh hoặc vài bông hoa là đã trở nên thời thượng. Với những cuốn sách dạy uốn cây cảnh sau đây, bạn sẽ có thể tự mình tạo ra thế độc đáo cho cây cảnh nhà bạn.

Sổ Tay Nghệ Nhân Cây Cảnh – Nhiều tác giả

Với mong muốn thông tin, chia sẻ cùng những ai yêu thích hoặc có ý định làm một điều gì đó với những cây xanh của mình. Những hiểu biết – không phải chỉ của tác giả – mà chủ yếu là của các nghệ nhân cây cảnh, cây thế nổi tiếng thế giới, những điều mà chính các nghệ nhân đó đã tích lũy được trong nhiều thập kỷ làm cây cảnh, cây thế của họ. Cuốn sách dạy uốn cây cảnh này tập trung giới thiệu các kỹ năng và một số bài thực hành của các nghệ nhân nổi tiếng thế giới, nhằm giúp số đông độc giả là những người làm vườn không chuyên dễ dàng tiếp thu và hoàn thiện kỹ năng thực hành của mình.

Bonsai Lý Thuyết – Thực Hành – Trần Thị Thúy

Nghệ Thuật Chăm Sóc Và Tạo Dáng Cây Cảnh – Nguyễn Kim Dân

Cây cảnh là một viên minh châu trong lâm viên của Trung Quốc, có lịch sử lâu đời và rất được mọi người yêu thích. Nghệ thuật cây cảnh chính là sự kết hợp giữa kỹ thuật trồng và tạo dáng cây cảnh, đồng thời là sự hoà hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và vẻ đẹp nghệ thuật. Cây cảnh lấy thực vật, nước, đá v.v… làm vật liệu, được gia công nghệ thuật chăm sóc tỉ mỉ thông qua bàn tay và khối óc của các nghệ nhân làm vườn. Nó bắt nguồn từ tự nhiên, từ cuộc sống nhưng cao hơn tự nhiên, cao hơn cuộc sống, chẳng hạn như hình ảnh con rồng qua bàn tay các nghệ nhân được thu nhỏ lại trong chiếc chậu bé xíu, tái hiện những thắng cảnh của tự nhiên bao la.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cảnh – Vân Trang

Có thể nói đây là cuốn cẩm nang toàn diện về kỹ thuật chăm sóc cây cảnh. Bạn đọc sẽ được đi sơ lược về lịch sử nguồn góc của Bonsai, cũng như nghệ thuật Bonsai có từ đâu, có những nguyên tắc gì, và phong cách đặc thù của Bonsai. Và trong phần kỹ thuật tạo dáng của cuốn sách dạy uốn cây cảnh này, bạn sẽ được giới thiệu những kỹ thuật nguyên tắc khi tạo hình cho cây Bonsai bằng dây thép, và nhiều vấn đề khác nữa sẽ được đề cập trong sách.

Tạo Dáng Cây Thế Bonsai – Lan Anh

Việc tạo ra một cây Bonsai là cả một quá trình nghệ thuật. Bằng bàn tay khéo léo tinh xảo và sự sáng tạo người nghệ sĩ Bonsai tái tạo thiên nhiên bằng cách thu nhỏ lại những chất liệu là cây thật. Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, Tạo Dáng Cây Thế Bonsai phát hành với mục đích mang lại cho độc giả, những người yêu thích cây cảnh một phong cách mới mẻ và kỹ thuật điêu luyện để tạo ra một cây Bonsai độc đáo và ấn tượng. Với cách cắt tỉa, tạo dáng, tạo ấn tượng hy vọng sẽ mang lại cho bạn đọc những cây Bonsai như ý.

Bộ Sách Dạy Nghề Cây Cảnh 3 Tháng Của Bộ Nn&Amp;Pt Nông Thôn

Bộ sách dạy nghề cây cảnh 3 tháng của Bộ NN&PT Nông Thôn của 2 tác giả Lê Hoài Nam, Nguyễn Đức Ngọc nhằm phổ biến kiến thức cây cảnh giúp cho nhiều thanh niên có ý định làm nghề này. Bộ sách viết dễ hiểu theo phong cách sách giáo khoa giúp cho việc đọc dễ dàng hơn.

Chương trình dạy nghề trình dạy nghề dưới 3 tháng của nghề ” Tạo dáng và chăm sóc cây cảnh ” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học nghề. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình này và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khoá học sẽ được cấp chứng chỉ nghề.

Chương trình gồm có 05 mô đun và 01 mô học như sau:

– Mô đun 01: “Chuẩn bị cây nguyên vật liệu” có thời gian đào tạo 53 giờ (lý thuyết 5,3 giờ, thực hành 43,7 giờ, kiểm tra 04 giờ); Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về nhận biết các đặc điểm cơ bản của cây cảnh, cách nhân giống, xử lý cây phôi.– Mô đun 02: “Tạo hình cơ bản cho cây cảnh” có thời gian đào tạo 56 giờ (lý thuyết 5,6 giờ, thực hành 46,4 giờ, kiểm tra 04 giờ); Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng về các dáng, thế cơ bản một số loại cây cảnh nghệ thuật, kỹ thuật cắt tỉa tạo hình cho cây cảnh, cây dáng thế.– Mô đun 03: “Hoàn thiện dáng, thế cây cảnh” có thời gian đào tạo 56 giờ (lý thuyết 5,6 giờ, thực hành 46,4 giờ, kiểm tra 04 giờ); Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thực hiện các công việc như lão hóa cây, làm lộ rễ cây và đưa cây cảnh vào chậu.– Mô đun 04: “Chăm sóc cây cảnh” có thời gian đào tạo 45 giờ (lý thuyết 4,5 giờ, thực hành 36,5 giờ, kiểm tra 04 giờ); Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng thay đất, thay chậu, tưới nước, bón phân cho cây cảnh; nhận biết các loài dịch hại trên cây cảnh từ đó đưa ra được các biện pháp phòng chống hiệu quả, an toàn cho người và môi trường.– Mô đun 05: “Trưng bày và tiêu thụ sản phẩm” có thời lượng 50 giờ (lý thuyết 05 giờ, thực hành 41 giờ, kiểm tra 04 giờ); mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng trưng bày sản phẩm và bán sản phẩm cây cảnh của mình ra ngoài thị trường đạt hiệu quả cao.

LuxBonsai xin trân trọng giới thiệu cùng những người quan tâm. Bạn đọc download tại trang tuyển tập sách dạy bonsai của LuxBonsai http://blog.luxbonsai.com/p/tuyen-tap-sach-hoc-bonsai-cay-canh-nghe.html Mục số 7, sách tiếng việt

Danh Sách Cây Cảnh Có Độc

Gửi tới quý khách 22 loại cây cảnh có độc. Khi trưng bày cây cảnh này đề nghị lưu ý để ở những nơi cao , đề phòng trẻ em bứt lá cho vào miệng !

ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim,

nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Việc phơi khô hoặc nấu chín cũng không làm mất tính độc của loài thực vật này. Không trồng trúc đào ở cạnh

nguồn nước (giếng ăn, bể nước…) vì lá, hoa trúc đào rụng xuống làm nhiễm độc nước. Trên thế giới đã ghi nhận

nhiều trường hợp bệnh nhi bị ngộ độc do mủ hoa cây trúc đào.

Hiện nay, trúc đào đang được trồng rất nhiều ở trên các tuyến phố, vườn hoa, nơi công cộng.

đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu và có thể dẫn đến tử vong.

alkaloid khác mà nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, làm cho cơ thể mất cảm giác, nặng thì hôn mê và nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

4. Cà độc dược, một số loại cà kiểng, hoa Lưu ly: Tên khoa học là Datura metel, thuộc họ cà Solanaceae.

Tiếp xúc qua da với bất kì vị trí nào trên cây đều có thể gây nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.

Cũng chính nhờ độc chất có trong hoa lá thân cây, mà cà độc dược còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều

khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt.

độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người bị ngộ độc do loại cây này thường có triệu chứng buồn nôn,

chảy nước dãi, ói mửa, uể oải, chóng mặt, khó thở, mất cân bằng. Một lượng 100 đến 225 gram lá Đỗ Quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.

xúc hoặc ăn hoa, hạt sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.

oxalate và Asparagine Khi ăn phải sẽ dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột.

Tên khoa học là 8. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Zantedeschia aethiopica . Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc.

mửa nếu ăn phải.

khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

oxalate Asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

Kỹ Thuật Trồng Cây Lạc Dại

Viện khoa học kỹ thuật nông – lâm nghiệp (NOMAFSI) cho biết: Cây lạc dại là loại cây thuộc họ đậu, có xuất xứ từ Nam Mỹ, loại thân bò, sinh trưởng vô hạn, hoa có màu vàng tươi, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 22 – 28 độ C. Thân lá lạc dại có thể dài tới 2 mét, xanh tốt quanh năm, củ cây lạc dại nhỏ, chui sâu vào đất, ít khi được thu hoạch. Loại cây này sống được trên đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát, đất chua mặn ven biển.

Cây lạc dại được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt, chăn nuôi, sinh thái:

+ Lạc dại có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ ni tơ trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất, ngăn ngừa lây lan nguồn nấm gây bệnh. Cụ thể, vi sinh vật cố định đạm tăng 200%, vi sinh vật phân giải lân tăng 611,1%, vi sinh vật phân giải cellulose tăng 138,1% so với đối chứng (vườn cây cùng loại không trồng lạc dại), cung cấp từ 200 – 300kg N/ha/năm hoặc với lượng chất xanh có thể cung cấp cho đất mỗi năm 595kg N/ha, 140kg P 2O 5/ha và 200kg K 2 O/ha.

+ Với vườn cây ăn quả, trồng cây lạc dại chống xói mòn, giảm 72,4% lượng đất (đồi) bị xói mòn so với đối chứng không trồng.

+ Độ ẩm của đất có thảm lạc dại luôn cao hơn so với đối chứng từ 10 – 50% tùy thuộc vào độ dày của thảm che phủ và điều kiện đất đai, vì thế tiết kiệm nước tưới.

+ Thân, lá lạc dại dùng làm thức ăn cho vật nuôi: trâu, bò, lợn, vịt, gà. Giá trị dinh dưỡng: Protein thô chiếm 13 – 15%; Khả năng tiêu hoá của trâu bò với thân, lá lạc dại lên tới 60 – 70%.

+ Là nơi cư trú của các loài vi sinh vật có lợi.

+ Trồng lạc dại giúp hệ sinh thái côn trùng đất như giun, dế phát triển.

+ Cây lạc dại được xếp vào nhóm cây đa tác dụng, rất thích hợp phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái.

Cây lạc dại đã được ứng dụng hiệu quả ở nhiều nơi: Mô hình trồng lạc dại và cây ăn quả ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Thành phố Yên Bái (Yên Bái), Phú Hộ (Phú Thọ); Trồng lạc dại tên bờ tiểu bậc thang ở Chợ Đồn (Bắc Kạn), Tủa Chùa (Điện Biên), Mai Sơn (Sơn La) và trồng xen lạc dại với ngô; Trồng lạc dại trong vườn cây ăn quả ở Mộc Châu và Sông Mã (Sơn La); Trồng lạc dại trong vườn điều và vườn hạt tiêu ở các tỉnh Tây Nguyên,…

Nhằm giúp bà con có một Mô hình trồng cây xen canh cây lạc dại hiệu quả, Công ty CPĐT Tuấn Tú xin giới thiệu đến bà con Kỹ thuật trồng cây lạc dại.

1. Mùa vụ gieo trồng

Bà con nên trồng vào tháng 2 dương lịch hoặc trồng vào đầu mùa mưa (Tháng 7, 8 ở miền Bắc; Tháng 4, 5 ở miền Nam).

2. Chuẩn bị đất trồng

Cây lạc dại không có nhiều yêu cầu về đất. Trước khi trồng lạc dại, bà con cần làm sạch cỏ dại ở vườn.

Bà con dùng cuốc để xới đất tơi xốp trước khi trồng.

3. Hom giống và cách trồng

– Chuẩn bị hom giống: Cắt dây sát gốc khi cây lạc dại LD99 đang ở giai đoạn bánh tẻ, lá bắt đầu chuyển sang màu hơi vàng, dài khoảng 30 – 40cm, rồi đưa ra trồng ngoài rãnh.

– Cách trồng: Đào rãnh sâu hàng cách hàng 25 – 30cm. Với những nơi đất dốc nên trồng theo đường đồng mức hoặc theo từng băng rộng, hẹp tùy địa hình để có tác dụng chống xói mòn cho đất. Trồng thành luống, cách gốc cây ăn quả khoảng 50 – 100cm.

Trồng theo lối áp tường, mỗi cụm gồm 2 – 3 hom cành cách nhau 10 – 15cm. Lấp đất kỹ, ấn chặt cho nhanh bén rễ. Nếu có điều kiện thì tưới nhẹ vừa đủ ẩm.

4. Cách chăm sóc

– Sau khi trồng 25 – 30 ngày, cây bắt đầu bén rễ, nảy chồi, lúc này nên nhổ cỏ cho lạc dại bằng tay để tránh bật gốc, chết cây.

– Tưới nước cho cây lạc dại: Cây lạc dại là loại cây giúp che phủ, giữ độ ẩm, dinh dưỡng cho đất nên nó không yêu cầu nhiều về độ ẩm. Bà con chỉ cần tưới nước ẩm đất (40%) cho cây khi mới trồng cây hoặc đất quá khô.

– Bà con nên thường xuyên xới đất cho cây, vừa giúp cây phát triển tốt, vừa giúp cải thiện độ xốp của đất trồng.

– Cây lạc dại không bị sâu bệnh, không cần bón phân.

5. Thu hoạch

Sau 3 – 4 tháng, bà con có thể thu hoạch lạc dại: Lấy dao, kéo cắt những dây lan của cây cho gia súc ăn, làm phân bón hữu cơ.

Những lần thu hoạch tiếp theo, bà con theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, thấy cành lá của cây quá rậm rạp thì bà con cắt đi, để cây mọc cành lá mới.

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: 02422050505 – 0948912688 – 0914567869 – 0916478186

Email: may3a.info@gmail.com

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. HCM

Hotline: 0945796556 – 0984930099

Email: maychannuoivn@gmail.com

Website: https://may3a.com/

Fanpage: https://www.facebook.com/maynhanong/

Cảm ơn quý khách đã đồng hành cùng chúng tôi!Mời quý vị và bà con theo dõi video sử dụng Dụng cụ gieo hạt cầm tay