Top 9 # Sa Trong Phân Bón Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phân Bón Lót Là Gì? Phân Bón Thúc Là Gì? Loại Phân Bón Và Lượng Bón?

1. Bón phân lót là gì? tại sao phải bón phân lót?

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

Ví dụ: Đối với cây đậu tương (đậu nành), cây lạc (đậu phộng), rau …

Trong một số trường hợp, dùng phân bón xử lý hạt giống trước khi gieo cũng được coi là bón lót.

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc bón lót không chỉ dùng các loại phân chậm phân giải, mà cần thiết phải kết hợp với một lượng phân dễ hoà tan ở mức độ phù hợp.

Bón lót phân hữu cơ trước khi gieo trồng

2. Nên bón lót loại phân gì? Lượng bón lót là bao nhiêu?

Lượng phân dùng để bón lót phụ thuộc vào loại phân bón, tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng. Thường phân hữu cơ, phân lân được dùng với lượng lớn cho bón lót, trong khi đó phân đạm, phân kali chỉ bón lót một phần.

Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi

Ví dụ: Vụ xuân và vụ đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta bón lót nhiều hơn so với vụ hè và hè thu.

Các loại cây trồng ngắn ngày cần tập trung bón lót nhằm tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian hút dinh dưỡng.

Bón lót sử dụng các loại phân cần thiết có một thời gian nhất định để chất dinh dưỡng chuyển hoá thành dạng dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân lân. Tuy nhiên bón lót vẫn sử dụng một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali.

Các loại phân bón lót được sử dụng:

– Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

– Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

– Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót.

VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5…

3. Bón thúc là gì? Tại sao phải bón thúc?

Là bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng (đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển thân lá, tạo củ, tạo quả…), nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao.

Thiếu phân bón thúc cây trồng còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.

Tưới phân thúc cho cây ngô

4. Nên dùng loại phân bón thúc gì?

Bón thúc cho cây cần dựa vào đất, vào cây, và cả thời tiết từng mùa vụ. Từ đó mà định loại phân, lượng phân và thời gian bón cho thích hợp. “Nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời để bón phân” là câu bà con nông dân mình luôn tâm đắc.

– Giai đoạn cây con đang phát triển: cây đâm tiêm, đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển cành lá… nên bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK các loại phân có hàm lượng Đạm cao, lân và kali vừa phải.

VD: Đạm Urê, Đạm SA, NPK 12.2.10, NPK 12.5.10, NPK 20.20.15, NPK 20.5.6…

– Giai đoạn cây nuôi quả, nuôi củ, tích lũy đường… nên dùng các loại phân có hàm lượng Kali và đạm cao.

VD: Kali Clorua, Kali Sunphat, Kali Nitorat, NK 12.16, NPK 16.8.16, NPK 12.2.12, NPK 17.7.21…

Lưu ý: Tại tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, ngoài việc bón phân đa lượng (Đạm, Lân, Kali) cần lưu ý bổ sung các loại trung (Ca, Mg, S, Si), vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo…) cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân đối.

Nguồn: chúng tôi tổng hợp

Phân Bón Lỏng Là Gì?

Phân bón lỏng là các chất vô cơ, được sản xuất công nghiệp và đưa vào đất ở trạng thái lỏng. Phân lỏng bao gồm phân đạm, amoniac lỏng khan, amoniac dạng nước, amoni, dung dịch đậm đặc của amoni nitrat và urê, và phân phức hợp có chứa hai hoặc ba nguyên tố thực vật cơ bản (nitơ, phốt pho và kali) với tỷ lệ khác nhau.

Tại Liên Xô, phân bón lỏng có chứa nitơ bắt đầu được sử dụng vào năm 1956; năm 1969, khoảng 3 triệu tấn phân bón lỏng đã được sử dụng trên các cánh đồng kolkhoz và sovkhoz. Việc sản xuất thử nghiệm trong công nghiệp và sử dụng phân phức hợp bắt đầu vào năm 1966. Phân lỏng được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài. Ở Mỹ, có tới 50% lượng phân đạm và khoảng 10% phân phức hợp được bón dưới dạng chất lỏng. Phân bón lỏng chứa nitơ được sử dụng ở Tiệp Khắc, Đan Mạch và các quốc gia khác, và phân bón lỏng phức hợp được sử dụng ở Pháp, Anh và Canada.

Phân bón lỏng có chứa nitơ (dung dịch amoniac 16,5–20,5 phần trăm, amoniac lỏng khan 82,2 phần trăm, rượu amoniac 35–45 phần trăm) chứa nitơ chủ yếu hoặc độc quyền ở dạng amoniac (NH;}), liên kết chặt chẽ với các hạt đất và không bị rửa trôi bởi mưa hoặc nước tuyết tan. Vì vậy, phân bón lỏng có thể được bón không chỉ vào mùa xuân mà còn vào cuối mùa hè (trong vụ đông) và vào mùa thu (trong vụ xuân năm sau). Phân lỏng được đưa vào đất đến độ sâu cụ thể (để tránh thất thoát amoniac) bằng xe kéo hoặc máy kéo gắn với máy cày hoặc máy xới đất. Dung dịch amoniac và chất lỏng được đưa vào ở độ sâu 10–12 cm và amoniac lỏng khan ở 15–20 cm (tùy thuộc vào trạng thái cơ học của đất). Vì dung dịch amoni nitrat và urê (lên đến 30-32%) không chứa amoniac, chúng có thể được cho vào lớp bón thúc và phun lên bề mặt đất. Liều lượng phân bón lỏng (về nitơ) cũng giống như liều lượng phân bón nitơ rắn.

Phân bón lỏng có chứa amoniac tự do được lưu trữ và vận chuyển trong các bình kín khí. Các bồn thép có thể chịu được áp suất hơi cao đạt tới 2 meganewtons trên mét vuông (20 atm) được sử dụng cho amoniac khan. Xe tăng dùng cho nhiên liệu máy kéo thích hợp với amoniac dạng nước. Amoni yêu cầu bình được làm bằng thép không gỉ, nhôm hoặc nhựa hoặc có lớp phủ chống ăn mòn. Phân lỏng chứa nitơ rẻ hơn đáng kể so với phân rắn và cần ít công lao động hơn để bón chúng.

Phân lỏng phức hợp là dung dịch nước có chứa tới 27% nitơ, phốt pho và kali. Với các chất phụ gia ổn định (keo sét, bentonit) để ngăn chặn sự kết tinh, có thể làm tăng nồng độ các chất thực phẩm trong phân bón lên 40%. Vì phân phức hợp không chứa nitơ tự do nên chúng có thể được bón lên bề mặt trong quá trình cày, xới hoặc bừa và trong quá trình gieo hạt theo hàng khoan.

Tham khảo

Baranov, P. A., D. A. Koren’kov, và I. V. Pavlovskii. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1961.

Baranov, P. A. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1966.

Spravochnaia precisionga po khimizatsii sel’skogo khoziaistva. V. M. Borisov biên tập. Mátxcơva, 1969.

P. A. BARANOV

Phân Bón Hữu Cơ Là Gì?

I/ Phân bón hữu cơ là gì?

Là loại phân bón chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng các hợp chất hữu cơ, dùng trong canh tác và sản xuất nông nghiệp. Phân hữu cơ có nguồn gốc và được hình thành từ tàn dư thực vật, phụ phẩm nông nghiệp, phân, chất thải gia súc, gia cầm, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thuỷ, hải sản,… Việc bón phân hữu cơ sẽ giúp cải tạo đất, tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất qua việc cung cấp, bổ sung các chất hữu cơ, mùn, vi sinh vật và trả lại lượng hữu cơ đã mất. Sử dụng phân hữu cơ là giải pháp bền vững cho nền nông nghiệp.   Tuy nhiên, sử dụng phân bón hữu cơ làm tăng chi phí đầu tư nhưng đó không phải là vấn đề, tuy làm tăng chi phí đầu tư ban đầunhưng giúp đất màu mỡ hơn, tăng độ mùn, hiệu quả lâu dài, giảm phân bón hoá học và thuốc BVTV, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản, từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập.    Phân bón hữu cơ bao gồm: Phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón hữu cơ sinh học và phân bón hữu cơ khoáng.  

1/ Phân bón hữu cơ sinh học

Các loại nguyên liệu hữu cơ được xử lý và pha trộn bằng cách lên men với sự góp mặt của một hoặc nhiều loại vi sinh vật có lợi để cân bằng và làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

 

Công dụng:

Dùng được cho tất cả các giai đoạn của cây trồng như bón lót, bón thúc, phục hồi vườn sau thu hoạch,… Cung cấp cân đối và đầy đủ các dưỡng chất khoáng cần thiết cho cây trồng sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh, giúp tăng năng suất và chất lượng nông sản. Bổ sung một lượng lớn chất mùn, Humin, Acid Humic,…giúp cải tạo các đặc tính sinh học – hoá học – vật lý của đất, ngăn chặn xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng, phân giải các độc tố trong đất. Bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, từ đó khống chế các mầm bệnh có trong đất, cung cấp chất kháng sinh làm tăng sức đề kháng tự nhiên, tăng sự khống chịu của cây trồng với sâu bệnh, hạn chế sâu bệnh hại và tác động từ thời tiết. Tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất từ đất bằng việc bổ sung các vi sinh vật phân giải các chất cây trồng khó hấp thu thành dễ hấp thu, thân thiện với môi trường, an toàn với người và động vật.  

2/ Phân bón hữu cơ vi sinh

Loại phân bón này chế biến theo quy trình công nghiệp với nhiều nguòn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, được lên men với từ một hay nhiều chủng vi sinh vật có lợi có chứa các bào tử sống. 

Công dụng:

Bổ sung các dưỡng chất khoáng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, tăng độ tơi xốp, phì nhiêu cho đất. Cung cấp một lượng vi sinh vật giúp phân giải các chất khó hấp thu thành chất dễ hấp thu, vi sinh vât đối kháng, ký sinh… Giúp ức chế, kìm hãm các mầm bệnh trong đất phát triển, gia tăng sức đề kháng cho cây trồng, không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường, an toàn với con người và sinh vật có ích.

c/ Phân bón hữu cơ khoáng

Là loại phân bón phân hữu cơ có phối trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P, K. Chứa ít nhất 15% thành phần là các chất hữu cơ, từ 8-18% tổng các chất vô cơ (hoá học N, P, K).

Công dụng:

Chứa hàm lượng dưỡng chất khoáng cao, bổ sung lượng Axit humic quan trọng Cung cấp lượng hữu cơ đậm đặc đã được hoạt hoá bởi các chủng vi sinh vật có ích Cải tạo đất tơi xốp, thoáng khí. Vi sinh vật đất phát triển dồi dào. Kích thích hệ rễ phát triển mạnh mẽ, giúp cây hấp thụ nhanh, đầy đủ các chất dinh dưỡng Cây sinh trưởng mạnh, tăng tuổi thọ vườn cây lâu năm.

Vậy sản phẩm phân bón hữu cơ nào là phù hợp và đạt hiệu quả nhất?  

Hiện nay, tất cả dòng sản phẩm phân bón hữu cơ của Công ty Hi -Tech Organic đã có măt trên thị trường, bao gồm: sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học Hi-Tech organic gold, phân bón hữu cơ vi sinh Shaphia, phân bón hữu cơ khoáng Sơn Ca, Con ong vàng…là các dòng sản phẩm mang tính đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, tăng năng suất và chất lượng nông sản, cung cấp các chất hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, tăng khả năng giữ nước, hạn chế xói mòn thì phân bón hữu cơ Hi-Tech Organic còn bổ sung các chủng vi sinh vật đối kháng giúp hạn chế sâu bệnh hại, vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ,… từ đó tăng hiêu quả kinh tế, giảm chi phí phân bón và thuốc BVTV, sức khỏe người tiêu dùng sử dụng nông sản được đảm bảo.

Các dòng sản phẩm phân bón hữu cơ của Công ty Hi-Tech Organic

Phân Bón Vô Cơ Là Gì?

Khái niệm phân bón vô cơ

Phân bón vô cơ hay còn gọi là phân bón hóa học (có một số nơi gọi là phân bón khoáng, phân khoáng, v.v…) là những chất vô cơ hóa học có chứa từ một hoặc nhiều các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết dưới dạng muối khoáng, được sử dụng để pha và bón trực tiếp vào nền đất nhằm cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho cây nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của các dạng thực vật sống.

Phân đơn

Phân đơn là tên gọi chung của những loại phân bón chỉ có một nguyên tố dinh dưỡng (đạm, kali hoặc lân). Thông thường, phân đơn gồm 03 loại chính sau: Phân đạm, phân lân, phân kali

1. Phân đạm

Phân đạm là những sản phẩm phân bón chứa thành phần đạm (N) cung cấp cho cây trồng.

1.1. Phân Urê

Có công thức là [CO(NH 2) 2], chứa 45-47% đạm (N), dạng tinh thể, hạt tròn, màu trắng, là loại phân đạm phổ biến nhất, chiếm 2/3 các loại phân đạm sản xuất và tiêu thụ trên thế giới. Là phân bón có tỷ lệ đạm cao, dễ sử dụng, hòa tan nhanh trong nước thành dạng NH 4 + (Amôn) và dạng NO 3 – (Nitrat) cho cây dễ hấp thu và sử dụng.

Phân Urea dễ bay hơi và rửa trôi, hòa tan nhanh nên cũng làm mất và thất thoát đạm.

Bón dư thừa đạm cây trồng sẽ yếu, dễ bị sâu bệnh hại, dễ đổ ngã và gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra còn tồn dư Nitrat (NO 3-) trong nông sản có hại với sức khỏe con người.

1.2. Phân Amoni nitrat

Amôn nitrat (NH 4NO 3) dạng tinh thể màu trắng, là loại phân bón chứa cả hai dạng đạm (NH 4 + và NO 3-) mà cây trồng dễ hấp thu và sử dụng được, có hàm lượng đạm từ 34-35%. Thích hợp với các nhiều loại cây trồng cạn.

Amôn nitrat khó bảo quản, khó sử dụng do dễ vón cục, dễ chảy nước và tan nhanh trong nước. Là phân bón chua sinh lý nên có nguy cơ làm chua đất. bón trong môi trường ngập nước thường bị thất thoát nên có hiệu quả không cao.

1.3. Amoni Sunphat

Amôn sunphat (NH 4) 2SO 4 hay còn gọi với cái tên là phân SA, dang tinh thể màu trắng ngà, chứa khoảng 21% hàm lượng đạm dưới dạng NH 4 + (Amôn) một dạng đạm cây trồng dễ hấp thu, phân này còn chứa từ 23-25% hàm lương lưu huỳnh (S).

Amoni sunphat (SA) thích hợp với các cây trồng cần nhiều lưu huỳnh, trên đất kiềm, đất hàm lượng lưu huỳnh thấp hay thiếu lưu huỳnh.

Amoni Sunphat không nên bón vào các loại đất phèn, đất mặn, chua, lầy thụt sẽ khiến đất chua hơn. Có hàm lượng đạm thấp, tốn chi phí sản xuất vận chuyển, nên giá thành cao. Khi bón vào lá thương gây hiện tượng cháy lá, bón vào đất với số lượng nhiều cây hấp thu không kịp dễ bị thất thoát đạm do bị đất hấp thu.

1.4. Amoni clorua

Amôn clorua (NH 4Cl) dang tinh thể rắn màu trắng, có hàm lượng đạm chiếm từ 25-26%, hòa tan nhanh, không vón cục, có dạng NH 4 + (Amôn) nên cây dễ sử dụng.

Nhược điểm của Amoni Clorua là dễ chảy nước, ít đạm nhiều clo, bón vào đất mặn gây tích lũy và ngộ độc clo, gây chua đất.

1.5. Natri nitrat

Natri nitrat (NaNO 3), lượng N chiếm từ 15-17%, dễ tan trong nước, cây dễ sử dụng dưới dạng NO 3 – (Nitrat).

Phân có nhược điểm dễ bị rửa trôi, lượng đạm ít, bón nhiều và liên tục sẽ dư thừa natri khiến đất bị chai cứng.

1.6. Canxi nitrat

Canxi nitrat Ca(NO 3) 2 dạng tinh thể trắng, hàm lượng đạm từ 14-16%, Ca (Canxi) chiếm 35-36%, phù hợp với các loại đất phèn, đất chua, tăng độ pH, giúp cứng cây, hạn chế đổ ngã…

Dễ tan, háo nước khó bảo quản,tính Oxy hóa mạnh, dễ cháy nổ khi tiếp xúc với các chất hữu cơ.

1.7.Canxi cyanamit

Canxi cyanamit (CaCN 2) có hàm lượng đạm từ 20-21%, thích hợp với các loại đất bạc màu, đất chua phèn, có tác dụng khử chua, hạ phèn.

Nhược điểm gây bỏng, rát da nên phải đeo găng tay khi sử dụng, khi hút ẩm dễ bị biến chất làm giảm chất lượng của phân bón. Không dùng để phun lên lá.

2. Phân lân

Là những sản phẩm phân bón chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng

2.1. Phân Super lân

Phân super lân (Ca(H 2PO 4) 2) dạng bột có xám xanh, hàm lượng lân (P 2O 5) chiếm 17-20%, dễ hòa tan thành dạng H 2PO 4 – nên cây dễ hấp thu và cho hiệu quả nhanh, thích hợp bón cho nhiều loại cây.

Trên đất chua, phèn nên hạn chế bón super lân, có thể làm đất chua thêm.

2.2.Phân lân nung chảy

Phân lân nung chảy (Thermo phosphat) dạng bột óng ánh, có màu xám đen, có từ 15-18% hàm lượng P 2O 5. Thích hợp bón cho các chân đất phèn, chua, đất trũng, bạc màu.

Không nên bón cho các chân đất kiềm, đất phù sa trung tính.

3. Phân kali

Phân Kali là tổng hợp những phân bón cung cấp nguyên tố kali cho cây trồng.

3.1.Phân kali clorua

Phân kali clorua (KCl) chứa 55-60% K 2 O, là loại phân kali được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 90-93% lượng phân kali trên toàn thế giới. Dạng bột tinh thể màu đỏ hồng. Dược sử dụng cho nhiều loại cây trên các loại đất khác nhau, giúp cây cứng cáp, tăng phẩm chất, chất lượng của nông sản.

Bón kali clorua nhiều và liên tục khiến đất bị chua, phân bị kết dính lại khi để ẩm nên khó sử dụng. Không nên sử dụng với một số cây trồng mẫn cảm với clo như một số cây nguyên liệu, sầu riêng,…

3.2.Phân kali sunphat

Phân kali sunphat (K 2SO 4) có hàm lương K 2 O chiếm từ 48-50% và 15% lưu huỳnh, có màu trắng, dưới dạng tinh thể, nhanh tan trong nước, không hút ẩm, sử dụng bón cho nhiều loại cây, đặc biệt các cây có nhu cầu về lưu huỳnh cao như cây có dầu, cà phê,…

Bón phân kali sunphat lâu ngày đất sẽ bị chua, không thích hợp bón cho đất phèn, chua, mặn.

4. Phân bón hỗn hợp

Phân hỗn hợp là gọi chung những loại phân bón có từ hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Phân bón hỗn hợp được phân ra hai loại : phân vô cơ trộn và phân vô cơ phức hợp.

4.1. Phân trộn

Phân trộn là phân bón có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên, được sản xuất bằng cách phối trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau theo tỷ lệ thích hợp và không xảy ra các phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu. Như phân NPK, NPK+TE,…

Ưu điểm của phân trộn: Phân trộn chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng với hàm lượng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và từng loại cây, thuận tiện không cần phải tính toán phối trộn sao cho cân đối như các loại phân đơn, sản xuất và chế biến đơn giản nên giá thành thấp.

Nhược điểm của phân trộn: Rất khó nhận biết được phân trộn thật với phân giả cũng như đánh giá chất lượng của phân bón. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nếu bón nhiều và bón trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới đất đai cũng như môi trường khu vực

4.2. Phân phức hợp

Phân phức hợp gồm những loại phân bón chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng được sản xuất bằng việc phối hợp các thành phần lại với nhau để xảy ra các phản ứng hóa học giữa các thành phần, sản phẩm cuối cùng là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dưỡng chất cao. Một số loại phân phức hợp :

Phân Diamôn photphat (phân DAP)

Có 2 dưỡng chất chính là đạm (N) chiếm 16-18% và lân P 2O 5 chiếm 44-46%, cung cấp đồng thời cả đạm và lân cho cây, thích hợp với các loại đất bazan và đất phèn. Tuy nhiên, không nên bón cho cây lấy củ và trên các chân đất thiếu kali, đất bạc màu, đất cát.

Phân kali nitrat (KNO3)

Kali nitrat là một loại phân kali phức hợp, hàm lượng K 2 O chiếm 45-46%, đạm chiếm 13%, thích hợp để kích thích cây trồng ra hoa. Là loại phân bón có giá trị cao, đắt tiền.

Phân phức hợp kali photphat

Có nhiều dạng như mono kali photphat (KPO 4), di kali photphat (K 2PO 4),…tùy loại mà hàm lượng lân và kali khác nhau, có hiệu quả cao cho nhiều loại cây, có công dụng giúp hoa ra sớm và đồng loạt. Tuy nhiên giá thành của phân kali photphat tương đối cao khi so sánh với các loại phân phức hợp khác.

5. Phân trung lượng

Phân trung lương là loại phân bón có chứa một hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung lượng

1. Phân magiê (Mg)

Phân magiê sunphat (MgSO4).H2O) chứa 16-18% Mg, có nhiều trong mỏ khoáng tự nhiên

Phân magiê nitrat (Mg(NO3)2.H2O) hàm lượng Magiê (Mg) chiếm 15-16%.

Phân magiê cacbonat (MgCO3) hàm lượng Mg chiếm từ 45-48%,ít tan trong nước.

Ngoài ra còn nhiều loại phân magiê như magiê oxit (MgO) ; magiê kali sunphat (2MgSO4.K2SO4) ….

2.Phân canxi (Ca)

Canxi sunphat (CaSO 4.H 2 O) hay còn gọi là thạch cao, hạm lượng Ca chiếm 32%. Bón trực tiếp cho nhiều loại cây hay làm phụ gia cho ngành sản xuất phân bón.

Đôlômit (CaCO 3.MgCO 3) có hàm lượng canxi (CaO) từ 30-32% và 16-20% magiê (MgO).

3.Phân lưu huỳnh

Một số phân bón chứa lưu huỳnh như đạm sunphat amôn ((Nh 4) 2SO 4 chứa 24% S) ; quặng photphat (chứa 8-16% S) ; kali sunphat (K2SO 4, chứa 18% S) ;….

6. Phân vi lượng

Gồm những phân bón có chứa các yếu tố dinh dưỡng vi lượng (TE) bổ sung cung cấp cho cây trồng.

Phân kẽm (Zn) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng kẽm cho cây trồng như sunphat kẽm (ZnSO4, chứa 21-23% Zn) ; Oxit kẽm (ZnO, chứa 60-80% Zn) ; clorua kẽm (ZnCl2, chứa 45-52% Zn) ;….

Phân sắt (Fe) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng sắt cho cây trồng như sunphat sắt (FeSO4, chứa 20% Fe) ; cacbonat sắt (FeCO3, chứa 42% Fe) ; sunphat amôn sắt (14% Fe) ;….

Phân đồng (Cu) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng đồng cho cây trồng như sunphat đồng (CuSO4, chứa 25-26% Cu) ; oxit đồng (CuO chứa 75% Cu) ;….

Phân mangan (Mn) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng mangan cho cây trồng như sunphat mangan (MnSO4, chứa 25% Mn); oxit mangan (MnO và MnO2, chứa 63% Mn) ;….

Phân bo (B) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng bo cho cây trồng như axit boric (H3PO4, chứa 17% B); borat natri ( Na2B4O7, chưa 11% B) ;….Phân molipden (Mo) là những phân bón cung cấp dinh dưỡng molipden cho cây trồng như molipdat natri (NaMoO4, 39% Mo) ; molipdat amôn ((NH4)2Mo7O2, chứa 54% Mo) ;….

Phân clo (Cl) là những phân bón cung cấp, bổ sung cloc ho cây như KCl, NH4Cl,….