Top 10 # Rau Răm Bón Phân Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Rau Răm

Cây thảo mọc hằng năm, có tuyến nhiều hay ít. Thân mọc trườn ở gốc và đâm rễ ở các mấu, rồi đứng lên cao 30-35cm. Lá mọc so le, hình bầu dục ngọn giáo, nhọn hay to ở chóp, cuống rất ngắn, mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài; bẹ chìa ngắn ôm lấy thân, có nhiều gân song song mà phần lớn kéo dài ra thành những sợi dài. Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành chùm ít phân nhánh. Quả nhỏ, có 3 cạnh, nhọn hai đầu, nhẵn và bóng.

Bộ phận dùng: Cành và lá – Ramulus et Folium Polygoni Odorati.

Nơi sống và thu hái: Loài đặc hữu của Ðông Ðông Dương mọc hoang hoặc được trồng nhiều làm rau gia vị. Thu hái cành lá quanh năm, thường dùng tươi. Thành phần hoá học: Lá có tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm mát dễ chịu.

2- Công dụng: Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây rau răm

Rau răm còn có tên là thủy liễu, lão liễu. Rau răm mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tiêu thực, sáng mắt, sát trùng. Ăn vừa phải rau răm sống thì ấm bụng, mạnh chân, gối, sáng mắt. Ăn nhiều sinh nóng rét, giảm tính khí, giảm tình dục. Phụ nữ hành kinh ăn nhiều rau răm sống dễ sinh rong huyết. Rau răm có tác dụng chữa đau bụng, đầy hơi, hắc lào (giã đắp hoặc ngâm rượu đặc để bôi)…

Chữa rắn cắn: Thêm với 1 số vị thuốc khác cùng với rau răm tươi, giã nát lấy nước uống, còn bã đắp vào chỗ bị cắn. Rau răm có thể loại bỏ được một số độc tố trong tôm, cá. Tuy nhiên cần lưu ý không ăn nhiều rau răm với thịt gà vì dễ sinh độc cho hệ tiêu hóa. Rau răm còn được coi là một vị thuốc thông tiểu, chữa sốt chống nôn.

3- Kỹ thuật trồng và bón phân chăm sóc:

Chọn giống: Tách gốc giống từ những ruộng đã thu hoạch 2 năm là tốt nhất, hoặc dùng ngọn cây rau có 2/3 là thân già.

Làm đất: Rau răm ưa nước, rất thích hợp với đất sình ở những ruộng chân trũng; cày bừa kỹ, rồi san cho bằng; không nên trồng quá dày hoặc quá thưa. Trong vườn nhà nên chọn nơi gần nước ẩm, trồng bằng đoạn cành. Trồng ở diện tích lớn, đất cần cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ, lên luống 1,2 – 1,5 m, rãnh 30 cm, luống dài theo thửa ruộng.

Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây rau răm

Bón lót: Bón 2 – 2,5 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG01 cho 1000m2. Trên luống xẻ hàng cách hàng 15 cm. Cây cách nhau 10 cm. Khi trồng cắt thành từng đoạn cành dài 12 -15 cm có khoảng 5 – 6 mắt, lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dận chặt gốc rồi tưới nước đủ ẩm. Tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa hoặc cuối mùa mưa.

Rau răm giống đã cắt ra nếu chưa kịp trồng thì bảo quản chỗ râm mát, gốc xuống dưới, ngọn lên trên rồi tưới nước đều để rễ phụ đâm ra khi trồng chóng bén rễ, hoặc có thể giâm rau răm giống vào đất bùn ẩm sau đem trồng vẫn tốt.

Chăm sóc: Sau trồng 1 tuần đến 10 ngày rau răm đã bén rễ, lá xanh ở nách ở ngọn bắt đầu nhú ra thì nên tưới một đợt phân loãng bằng cách dùng phân hỗn hợp Better NPK 16-12-8-11+TE hoà 200g/ 10 lít nước để tưới vào gốc. Cứ 10 -15 ngày tưới 1 lần. Để bảo đảm rau sạch, trước lúc thu hái nên ngừng tưới bón 1 – 2 tuần. Tốt nhất là chỉ dùng phân hữu cơ sinh học Better HG01 để bón cho cây.

4- Thu hoạch:

Vườn rau răm đã phát triển tốt, đâm nhiều chồi, lá vươn dài kín ruộng, cành nọ gối cành kia là có thể thu hoạch được.

Có 2 cách:

– Cắt tỉa các cành dài đem bán

– Cắt luân phiên từng đám đem bán.

Cần cắt sát gốc, chỉ chừa lại 3 – 5cm, sau đó bón phân, tưới nước để cây phục hồi sinh trưởng.

Bón Phân Gì Cho Rau Sạch? 3 Loại Phân Và Cách Bón Hydroworks

Phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ là một trong những thành phần dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của rau.

Phân hữu cơ bao gồm nhiều loại như: Phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân vi sinh….

Chúng được dùng trong hầu hết các mô hình trồng rau sạch.

Phân bón hữu cơ dùng cho cây có tác dụng:

Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Giúp cải tạo đất làm tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước của đất, kích thích các vi sinh vật có ích phát triển.

Phân hữu cơ thường được sử dụng bằng cách trộn chung với tro trấu, xơ dừa với tỉ lệ thích hợp để bón lót cho cây trồng. Sau mỗi đợt thu hoạch nhà vườn cũng dùng loại phân này để cải tạo cho chất lượng của đất.

Phân vô cơ

Bón phân gì cho rau sạch? Phân vô cơ chứa nhiều loại dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng bao gồm các loại phân có trên thị trường hiện nay như NPK, supe Lân, DAP, Urê…

Loại phân này có đặc tính là dễ tan, tác dụng nhanh hơn các loại phân hữu cơ nên được dùng sớm để phát huy hiệu lực giúp tăng năng suất của cây trồng.

Khi sử dụng phân vô cơ bạn cần chú ý đến liều lượng để tránh gây nên ảnh hưởng đến đất như làm đất bị chai cứng, hóa chua, giảm độ màu mỡ…. Thời điểm bón phân vô cơ phải cách thời gian thu hoạch khoảng 15-20 ngày để đảm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Phân vi sinh vật cho rau sạch

Phân vi sinh sẽ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân giải hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu trong thành phần dinh dưỡng được cung cấp cho rau sạch.

Chúng sẽ giúp cho cây trồng dễ hấp thụ và phát triển hơn. Loại phân bón cho rau sạch này có tác dụng:

Cách bón phân cho rau sạch

Có 3 cách bón phân cho rau sạch hiệu quả. Sử dụng các phương pháp này tùy vào từng loại phân, bề mặt đất,thiết bị bón phân và từng loại cây trồng khác nhau.

Hạn chế tình trạng bay hơi và bị rửa trôi từ môi trường bên ngoài.

Cung cấp cho rau những hoạt chất tốt để kích thích sự tăng trưởng.

Giúp cây có khả năng chống chịu, kháng lại các loại vi khuẩn, mầm bệnh do vi sinh vật tiết ra.

Hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của một số chất dinh dưỡng khác như đạm, kali, lân.

Giúp làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.

Làm tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.

Bón bề mặt đất trồng rau sạch

Bón phân trên bề mặt của đất trồng rau sạch là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao đối với một số chất dinh dưỡng như phân đạm.

Chỉ cần sử dụng tay để rắc đều lên bề mặt của đất trồng rau. Đối phân bón hữu cơ thì nên bón ở dưới lòng đất sau đó lấp lên một lớp đất mỏng hoặc trộn đều bên trên của bề mặt đất để có hiệu quả cao.

Bón cho đất

Phương pháp bón phân này phù hợp với một số loại phân bón cho rau ở dạng hòa tan như phốt pho, kali. Cách này bạn sẽ cho phân vào từng lỗ nhỏ hoặc đào rãnh xung quanh cây trồng và dùng nước tưới đẫm để phân bón ngấm vào đất giúp rau có thể hấp thụ nhanh chóng và phát triển.

Phun lá

Phun lá là cách bón phân rất hiệu quả với một số loại phân bón giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn chất đạm ít quan trọng đối với rau.

Tuy nhiên cách này sẽ khó tính toán và xác định được hàm lượng phân mà cây hấp thụ được là bao nhiêu. Đặc biệt là đối với một số chất như phốt pho, kali…

Người trồng rau sạch phải phân biệt được sự khác nhau giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng.

Trong phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng thì sẽ có kèm chất dinh dưỡng.

Nhưng nếu chỉ dùng chất kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây phát triển bên ngoài phù hợp với chất kích thích đó.

Những lưu ý quan trọng khi bón phân cho rau sạch

Để bón phân gì cho rau sạch một cách hiệu quả, các bạn hãy tham khảo một số điều cần lưu ý quan trọng sau:

Trồng thủy canh nên bón phân gì?

Trong mô hình trồng rau sạch thủy canh vì không trồng trong đất nên chất dinh dưỡng cây nhận được đều do phần nước nuôi cây. Tức dung dịch thủy canh.

Bạn chỉ cần chọn 1 loại dung dịch dinh dưỡng thủy canh tốt, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây là được.

Có nhiều loại dinh dưỡng như: bột thủy canh, dung dịch pha sẵn, dung dịch tự pha.

Bạn có thể tham khảo dòng dung dịch thủy canh Masterblend tại Hydroworks. Được phát triển chuyên cho các dòng rau thủy canh như cà chua, rau cải, rau muống,…

Không nên dùng phân hữu cơ tươi để bón hoặc tưới trực tiếp cho rau. Phân cần phải được ủ thật hoại, xử lý để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh theo tiêu chuẩn.

Không nên dùng nước thải trong sinh hoạt chưa được xử lý để tưới cho hệ thống rau sạch. Điều này sẽ khiến cho rau dễ bị nhiễm bệnh.

Không dùng các loại phân được chế biến từ rác thải để bón rau. Vì trong những sản phẩm này chắc chắn sẽ chứa nhiều loại kim loại nặng gây hại cho cây.

Phân đạm khi bón cho cây càng được pha loãng càng tốt, nên tưới vào gốc, tránh tưới lên lá.

Lượng tưới nước phải thực hiện theo hướng dẫn, phù hợp với loại cây và đất trồng.

Đặc biệt với các cách bón phân trên chắc chắn sẽ giúp bạn chăm sóc một cách tốt nhất cho vườn rau sạch nhà mình.

How to Start an Organic Vegetable Garden (1)

10 Best Organic Fertilizers For Your Vegetable Garden (2)

Cách Trồng Rau Răm Dễ Dàng Tại Nhà

Rau răm là cây gia vị thường được dùng trong các món ăn đặc biệt, bởi ngoài mùi thơm rau còn có vị chát, se cay dễ chịu. Không những giúp món ăn thêm cân đối về mùi vị mà rau răm còn là một loại thảo dược giúp kích thích tiêu hoá, chữa sốt, rắn cắn… Với xu hướng học cách trồng rau sạch tại nhà như hiện nay, thì rau răm là loại ra gia vị được quan tâm hơn cả.

1. Chuẩn bị trồng rau răm

Rau răm có thể trồng trên nhiều loại đất, thích hợp nhất đất thịt và trồng gần nơi ẩm ướt. Đối với cách trồng rau răm tại nhà, bạn có thể sử dụng đất dinh dưỡng, tro trấu và phân hữu cơ (phân trùn quế) theo tỷ lệ 4:3:3 để trồng rau. Tận dụng những thùng xốp hoặc chai lọ làm vật liệu trồng.

Giống có thể trồng rau răm bằng hạt nhưng cách trồng rau răm này thì lâu cho thu hoạch và tỷ lệ nảy mầm không cao. Do đó bạn có thể trồng rau răm bằng đoạn cành dài khoảng 12 – 15 cm và có khoảng 5 – 6 mắt. Khi cắt từng đoạn cành mà chưa giâm kịp, bạn có thể bảo quản cành nơi dâm mát, tưới nước đều để rễ chóng bén.

2. Cách trồng rau răm

Bước đầu tiên của cách trồng rau răm là khâu bón lót trước khi trồng, có thể dùng phân chuồng và phân lân để bón lót. Trên 1 m2 cần bón khoảng 2 – 2,5 kg phân chuồng và 300 – 400 gram lân.

Tiếp theo là giâm cành, giâm theo khoảng cách: hàng cách hàng 15 cm và cây cách cây 10 cm, khi giâm cần lấp đất khoảng 2/3 đoạn cành. Dậm chặt gốc để giữ cho cây cân đối, giúp tăng tỷ lệ sống sót.

3. Chăm sóc rau răm sau khi trồng

Trong cách trồng rau răm khâu chăm sóc thì cần được quan tâm, sau từ một tuần đến mười ngày thì rau răm bén rễ, lá xanh ở ngọn bắt đầu nhú thì nên tưới phân. Có thể dùng phân NPK (16-16-8) để tưới, cứ khoảng 10 – 15 ngày tưới một lần.

Nên ngừng bón phân vô cơ khoảng 1 – 2 tuần trước khi thu hoạc thay vào đó có thể bón thêm phân hữu cơ như phân trùng quế, loại phân rất tốt cho sự phát triển của rau ăn lá.

4. Thu hoạch rau răm

Bước cuối của cách trồng rau răm là thu hoạch thành quả sau nhiều ngày bỏ công chăm sóc. Rau răm ra nhiều cành, phát triển tốt là có thể thu hoạch. Bạn có thể cắt tỉa các cành để sử dụng, cắt cần cắt sát gốc, chừa lại 3 – 5 cm, sau đó tưới nước và bón phân lại như giai đoạn đầu.

Có nhiều món có thể dùng rau răm để chế biến như cá kho tộ, gỏi gà , canh chua hay dùng để ăn kèm cùng trứng vịt lộn… rau sẽ giúp phần tăng thêm hương vị cho món ăn và lấn át chất tanh từ thực phẩm. Ngoài ra ăn rau răm còn giúp bạn có một hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĂN SẠCH UỐNG SẠCH

Facebook: Ăn Sạch Uống Sạch – Vườn rau tại gia

ADD: Số 79 Đường Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12, Tp HCM

Hotline: 0911 59 49 69 (Mr Ánh) – 0961 59 49 69 (Mr Toàn)

Khảo Nghiệm Phân Bón Là Gì?

Hiện nay, các loại phân bón phổ biến như phân NPK, phân bón sinh học đang được người tiêu dùng quan tâm rất nhiều, bởi lẽ các loại phân bón này cung cấp nguồn dinh dưỡng chính yếu cho cây trồng, có khả năng cho năng suất cao. Khi nông dân bón phân NPK hoặc phân bón sinh học tức là bón những nguyên tố thiếu hụt nhiều nhất, còn các nguyên tố khác thì cây trực tiếp khai thác từ đất.

Doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng này cần phải có quyết định Công nhận lưu hành phân bón, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu theo diện có thể xin Giấy phép nhập khẩu phân bón hoặc phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 39 Luật trồng trọt 2018, có hiệu lực từ 01/01/2020, phân bón NPK hay phân bón sinh học đều phải được khảo nghiệm trước khi xin cấp Quyết định Công nhận lưu hành phân bón.

Về khái niệm, theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Luật trồng trọt năm 2018 “Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón”. Nói cách khác, khảo nghiệm phân bón là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định.

Phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Và trên hết đối với một đơn vị sản xuất hay kinh doanh phân bón, muốn các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng công nhận một sản phẩm phân bón mới, đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt để có thể đưa vào sản xuất và kinh doanh phân bón trên thị trường thì nhất thiết phải tiến hành việc khảo nghiệm phân bón theo đúng quy định hiện hành.

Để khảo nghiệm, quý doanh nghiệp có thể dùng các dịch vụ khảo nghiệm tại các Trung tâm khảo nghiệm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép có uy tín.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.