Top 4 # Rau Ngót Bón Phân Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Chia Sẻ Công Thức Bón Phân Cho Rau Ngót Xanh Mơn Mởn

Rau ngót – một loại rau không mấy xa lại trong những bữa cơm của gia đình bởi những tác dụng quý báu của nó đến sức khỏe của mình. Trong rau ngót có chứa một lượng lớn hàm lượng chất vôi, sinh tố C, K và chất đạm rất cao, đặc biệt rau ngót là thành phần quan trọng trong việc satn xuất ra Collagen, vận chuyển chất béo và vận chuyên điện tử từ phản ứng enzyme…

Thế nhưng để trồng được cây rau ngót khỏe mạnh, lá to, dày, non thì không mấy dễ dàng. Khi trao đổi với các nhà vườn trồng rau ngót chúng tôi nhận được những câu hỏi xung quanh những vấn đề sau đây:

-Ở công thức phối trộn trên gồm nhiều loại nguyên liệu khác nhau với những đặc điểm, tác dụng nổi bật như sau: Siêu lân tan trong nước MAP, Kali Nitorat KNO3, Kali Hydro Photphat (MKP) cung cấp N,P,K cho cây, các thành phần hữu cơ như Amino Acid (cung cấp 17 loại Axit Amin cho cây trồng), Bôt rong biển được xem như một loại phân xanh, Kali Humate loại phân có thúc đẩy bộ rễ, cải thiện bộ rễ cho cây, Atonik chất được biết đến với tác dụng nổi bật là tăng khả năng hấp thụ phân bón cho cây trồng… và các loại vi lượng như Mg, Zn, Bo…

Nồng độ sử dụng hợp lý: Đảo thật đều các loại nguyên liệu với nhau và áp dụng với tỷ lệ 100g/200L nước sử dụng phun ướt đẫm 2 mặt lá.

Để đảm bảo cho rau ngót phát triển tốt, tránh được cac bệnh thường gặp như đốm lá, xoăn lá, phấn trắng thối rễ… thì nên có những phương án phòng trừ bệnh kịp thời như xử lý đất trước khi trồng, bổ sung các loại phân bón có chứa các dòng nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn như các loại chế phẩm sinh học BIO-FA, BIO- FTN, Chitosan 90SL, nấm rễ cộng sinh… được xem như là một loại Vacxin thực vật giúp cây trồng có thể tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất lợi của môi trường.

Cây Bồ Ngót (Rau Ngót) Có Tác Dụng Trị Bệnh Gì? Mua Bồ Ngót Khô Ở Đâu.

hay còn gọi là cây rau ngót (bù ngót), lá của nó là thực phẩm được sử dụng như là một vị thuốc có công dụng giúp tăng sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc. Rau bồ ngót là món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Mời bạn đọc cùng chúng tôi khám phá về vị thuốc tuyệt vời này!

Đây là loại cây thân thảo, thường mọc hoang ven sông suối, trên các lối đi, quanh hàng rào. Chúng có thể mọc đơn lẻ hoặc mọc thành cụm.

Bồ ngót mọc hoang ở khắp nơi, thường dùng để nấu canh. Cây bồ ngót có thể bắt gặp bất kỳ đâu từ Bắc vào Nam. Chúng mọc xung quanh hàng rào, ven sông hồ, hoặc trong các bụi rậm. Người ta thường tuốt lá để nấu canh.

Cách nấu canh bồ ngót rất đơn giản, phổ biến nhất canh bồ ngót nấu tép và canh bồ ngót nấu thịt bằm. Dạo gần đây, có một loại rau ngót không phải giống cây Việt Nam được khá nhiều người ưa chuộng là rau bồ ngót Nhật. Loại này mới được du nhập vào nước ta, cũng có tác dụng tương đương với rau bồ ngót của ta và còn khá mới mẻ.

Thành phần hóa học của rau bồ ngót dồi dào không thua kém gì rau chùm ngây. Cụ thể như sau:

Ngoài ra, còn có 3,4g Glucid, 5,3g Protein, 2,5g Celluloza.

Rau bồ ngót phổ biến với tác dụng thanh mát, giải nhiệt, nhuận trường, lợi tiểu, bổ máu,… Ở miền Nam, mọi người thường có câu “ăn bồ ngót cho mát”.

Thật vậy, kể cả trẻ con và người lớn ở đây, mỗi khi bị nóng trong người, họ thường ra vườn tìm ngay một nắm lá bồ ngót để nấu canh. Rau bồ ngót trở thành một loại rau dân dã, quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam.

Vậy thực sự lá rau ngót có tác dụng gì? Mời bạn đọc tìm hiểu tiếp những lợi ích tuyệt vời của loại rau này.

Trong rau ngót có chứa hàm lượng Vitamin C 185mg và vitamin A 6.650μg. Vì vậy, ăn rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan rất hiệu quả. Người hay ăn thức ăn nóng, nhiều dầu mỡ nên thêm canh rau bồ ngót trong các bữa ăn. Nó giúp trung hòa acid, giúp tiêu trừ các chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày,…

Đặc biệt, lượng chất xơ trong rau có tác dụng kích thích nhu động ruột vừa phải, và không có tác dụng gây sổ mạnh như rau muống. Vì vậy, nếu ăn nhiều rau ngót bạn cũng không cần quá lo lắng.

Phụ nữ sau sinh ăn rau ngót giúp loại bỏ nhanh dịch bẩn ra khỏi tử cung. Đồng thời, nó cũng cung cấp một lượng sữa nhất định cho bé. Mẹ nào sinh xong bị tắc sữa có thể bổ sung rau ngót trong bữa ăn, vài ngày sau sẽ có sữa trở lại.

Uống nước lá bồ ngót được cho là có tác dụng giảm cân khá hiệu quả. Dù chưa có nghiên cứu nào về công dụng của lá bồ ngót hỗ trợ giảm cân, tuy nhiên, nhiều chị em đã truyền tai nhau công thức xay nước lá bồ ngót để uống giúp tiêu tan mỡ thừa.

Chỉ cần lấy một nắm lá tươi, xay nhuyễn, vắt lấy nước rồi uống. Rất nhiều chị em đã giảm cân thành công nhờ phương pháp đơn giản này.

Trong 100g bồ ngót cung cấp tới 6.650μg vitamin A. Điều này cho thấy lá bồ ngót rất dồi dào loại vitamin này. Hàm lượng vitamin A cao có tác dụng đáng kể trong việc cải thiện thị lực.

Trẻ em được khuyên rằng ăn nhiều rau bồ ngót sẽ giúp mắt sáng, tăng cường trí não, tốt cho quá trình phát triển. Do đó, trong bữa ăn hàng ngày, các mẹ nên bổ sung nhiều rau ngót và tạo điều kiện để trẻ ăn nhiều loại rau này hơn.

So với rau chùm ngây, rau bồ ngót chứa hàm lượng vitamin A và C không hề kém cạnh. Các vitamin này góp phần vào quá trình vận chuyển chất béo, điều hòa nồng độ cholesterol xấu, không cho phép chúng vượt ngưỡng bình thường. Do đó, bồ ngót được xem là thực phẩm cực kỳ tốt đối với người bị béo phì, người muốn giảm cân,…

Người bị ứ huyết, máu huyết lưu thông không đều, phụ nữ bị đau bụng kinh nên ăn nhiều rau ngót để giúp thông huyết. Bồ ngót có tác dụng phá ứ, phá huyết mạnh mẽ. Nhờ đó, giúp tuần hoàn máu ổn định, lưu thông đều đặn, phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Rau ngót làm đẹp da là phương pháp ít chị em nào nghĩ đến. Tuy nhiên, loại rau dân dã này lại có công dụng trị nám da mặt rất hiệu quả. Thành phần hóa học trong lá bồ ngót có tác dụng đẩy lùi sắc tố melanin – Hắc tố gây sạm da, nám da mà phần lớn phụ nữ trung niên đều trải qua. Vậy cách trị nám da bằng rau ngót như thế nào?

Hái một nắm rau ngót, rửa sạch, để vào máy xay sinh tố, thêm đường, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt để uống. Uống đều đặn sẽ đào thải được độc tố melamin ra ngoài.

Dùng một nắm lá tươi hay khô đều được, rửa sạch, đem nấu nước rồi sửa mặt. Làm đi làm lại phương pháp này giúp da sạch sâu, tẩy tế bào chết, đầy lùi các mảng nám, tàn nhang hiệu quả.

Rửa mặt sạch, chuẩn bị một nắm lá tươi cùng vài lát gừng. Giã nhuyễn hỗn hợp, lấy đắp lên chỗ da nám, đợi cho khô rồi gỡ ra, rửa mặt lại thật sạch. Tuần làm 2 lần tình trạng nám, mụn viêm, mụn mủ sẽ giảm đi nhanh chóng.

Bồ ngót từ xưa tới nay chỉ được biết đến như một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Ít ai biết rằng nó cũng là một vị thuốc Đông Y quý giá. Qua những công dụng nêu trên chúng ta có thể thấy rõ điều này.

Vậy sự thật cây bồ ngót trị bệnh gì? Mời bạn đọc tham khảo ngay để hiểu rõ hơn về công dụng trị bệnh của chúng!

Để chữa trị cảm sốt ở trẻ, ta lấy lá bồ ngót rửa sạch, giã nhuyễn, gạn lấy nước cho trẻ uống. Ngày uống 2 lần sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng. Ngoài ra, có thể nấu nước lá khô để uống cũng có tác dụng hạ sốt hiệu quả.

Phụ nữ sau khi sinh em bé hoặc nạo phá thai, nếu nhau thai còn sót trong tử cung rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Khi gặp tình trạng này, cho sản phụ uống 1 bát nước rau ngót đã đun sôi.

Hoặc vắt lấy nước rau ngót để uống, uống 2 lần mỗi lần cách nhau 10 phút. Khoảng 1 tiếng sau, nhau thai sẽ ra hết và không còn đau bụng nữa.

Trẻ con hay bị táo bón do sự co bóp đường ruột còn khá yếu. Lấy lá bồ ngót nấu canh với 1 trái bầu đất và thịt heo cho trẻ ăn. Mỗi ngày ăn 2 bữa sẽ đi ngoài dễ dàng, chấm dứt tình trạnh táo bón. Các mẹ nên cho con ăn thường xuyên rau này để giúp trẻ nhuận tràng, tiêu hóa tốt hơn.

Trẻ hay đái dầm nên cho uống nước lá bồ ngót sẽ hết đái dầm ngay. Lấy lá bồ ngót đun với nước cho trẻ uống. Không nên uống vào buổi tối.

Bồ ngót chữa bệnh sốt xuất huyết

Để chữa bệnh sốt xuất huyết, ta làm như sau:

Lấy 300g bồ ngót khô, 30g địa long (giun đất phơi khô), 50g đậu đen xanh lòng.

Đem các vị thuốc sắc với 5 bát nước, sắc cạn còn 1 bát thì lấy uống. Dùng khoảng 2 ngày các triệu chứng sốt xuất huyết sẽ chấm dứt. Sau khi đỡ hơn thì giảm liều lượng lại. Nếu chữa cho trẻ nên lấy phân nửa liều lượng là được.

Giã nát lá bồ ngót với một ít muối hạt, lấy vải bó vào chỗ đau nhức. Kiên trì đắp theo cách này chỗ sưng đau sẽ bớt hẳn. Thường xuyên thực hiện sẽ chữa dứt điểm các triệu chứng đau nhức, đi lại dễ dàng hơn.

Giải nhiệt, giải độc, bổ huyết, nhuận trường, sát trùng, chống bón, tiêu viêm loét.

30gram bồ ngót khô hoặc 100gram bồ ngót tươi nấu với 1 lít nước, uống hàng ngày.

– Tưa lưỡi của trẻ em. giả nhuyễn lá bồ ngót, bọc vào vải thưa vắt nước cốt, dùng bông thấm nước cốt rơ vào lưỡi và vòm miệng.

– Sót nhau: một nắm lá bồ ngót nấu với nước chơ sắc lại rồi uống, uống 2 lần mỗi lần cách nhau 10 phút.

– Lở loét, hai phần lá bồ ngót, một phần vôi đá, giã nát sệt như bùn, đắp vào chỗ lở loét, ngày thay 1 lần.

– Đau mắt đỏ: Bồ ngót tươi 50gram, Lá dâu 30gram, Cà gai leo 30gram, Lá tre 30gram, Rau má 30gram, Lá chanh 10gram, Cỏ xước 30gramNấu với nước, cho sôi sắc lại, uống suốt ngày.

– Ban sởi, ho sốt. một nắm bồ ngót, nấu cỡ một tô nước, uống 2, 3 lần trong

– Bí tiểu, tiểu đường. 2 nắm bồ ngót, nấu sắc lại còn 3 chén, uống 3 lần trong ngày, nấu sắc lại còn 3 chén, uống 3 lần trong ngày, uống cho đến khi hết bệnh.

– Thiếu Vitamin C: luộc tái ăn thường xuyên.

– Viêm phổi: bồ ngót nấu canh ăn hoặc sắc uống.

Bồ ngót được sử dụng nhiều nhất là nấu canh. Canh bồ ngót được được xem là món ăn đơn giản, dễ làm, thanh nhiệt, mát gan, nhuận trường,… Nhiều người nói vui rằng: “ăn canh bồ ngót không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc”.

Thậy đúng như vậy, từ xưa đến nay, ăn món này chỉ thấy đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe chứ chưa thấy tác dụng phụ gì. Vậy cách nấu canh bồ ngót như thế nào? Cần chuẩn bị những nguyên liệu gì?

Bồ ngót chỉ lấy lá, bỏ cọng, đem rửa sạch. Chỉ chọn những lá có màu xanh đậm, vì chúng còn non, có vị ngọt tự nhiên.

Bắt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng, cho hành tỏi vào phi thơm.

Nấu khoảng 5 phút thì cho rau vào, đun 2 phút nữa là được.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong món canh bồ ngót với thịt bằm vô cùng thơm ngon.

Cách sơ chế bồ ngót tương tự như trên. Riêng tép thì bóc vỏ, đâm nhuyễn.

Bắt dầu cho sôi, để tép băm vào xào sơ, sau đó đổ nước, đợi 5 phút rồi cho rau vào. Vậy là hoàn tất món canh bồ ngót nấu tép ngọt ngon tự nhiên.

Bắt chảo dầu nóng, cho phần thịt đã ướp vào chiên sơ.

Ninh xương cá với nước canh cho mềm. Sau đó vớt bỏ xương, để thịt vào, cuối cùng, cho rau vào là hoàn tất.

Bạn cần chiên sơ thịt các để nấu canh không bị nát và thơm ngon hơn. Đồng thời, lóc bỏ xương để trẻ ăn không bị hóc.

Sản phẩm cây bồ ngót khô tại An Quốc Thái có nguồn gốc 100% tự nhiên. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng khi sử dụng cây bồ ngót khô của chúng tôi.

Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, Phường 14, Quận Tân Bình, TPHCM.

Kỹ Thuật Trồng Rau Ngót

Trồng rau ngót không khó vì loại rau này không kén đất, dễ sống và chỗ nào cũng trồng được. Cho nên đa số bà con thường trồng nó quanh các giếng nước, quanh bờ ao, dọc theo bờ rào, theo các lối đi… chủ yếu là để tận dụng đất.

Kỹ thuật trồng rau ngót

Rau ngót dễ trồng, ít sâu bệnh

Rau ngót có nơi gọi là cây bồ ngót. Người ta sử dụng lá để nấu canh với thịt hay tôm rất thanh mát. Trong rau ngót có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin, nhất là chất đạm với các amino axit rất quan trọng đối với cơ thể.

Một số kỹ thuật trồng rau ngót

Rau ngót sinh trưởng tốt nhất ở những nơi đất có nhiều mùn, có độ ẩm cao.

Rau này thường được trồng bằng thân. Ta chọn những đoạn thân ở cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh và chặt thành từng đoạn 20-25cm. Cắm các đoạn thân đó vào các rãnh đã chuẩn bị sẵn rộng 20-25cm và sâu 10-15cm. Mỗi rãnh nên cách nhau khoảng 40-50cm để có lối đi vào khi hái lá.

Kỹ thuật giâm cành khi trồng rau ngót

Sau khi cắm cành, ta phải giữ ẩm cho đất. Khoảng 10-15 ngày sau là hom sẽ mọc rễ và nảy chồi.

Rau ngót là cây rau ăn lá nên cần nhiều đạm và lân, lượng kali có thể ít hơn.

Khi cây được 40-50cm thì có thể tiến hành thu hoạch, ta cắt cách gốc 10-15cm. Cây sẽ lại đâm chồi tiếp, lúc này cần bón thêm nước tiểu pha loãng hoặc dung dịch urê 1%. Ta phải luôn tưới ẩm cho đất nhưng cũng cần xới xáo để cho đất được thông thoáng.

Thu hoạch rau ngót để nấu canh

Rau ngót sinh trưởng rất nhanh và ít sâu bệnh, cứ 20-25 ngày là có thể hái rau ăn. Ruộng rau ngót có thể giữ được vài năm. Khi nào thấy cây già và cằn cỗi thì mới phải thay bằng cách trồng lại.

Rau ngót ngoài chế biến món canh trong bữa ăn còn được dùng làm thuốc để chữa sót nhau, tưa lưỡi ở trẻ em, chữa ho, viêm phổi, ban sởi, sốt cao, bí tiểu, tiêu độc… Vì vậy, mỗi gia đình đều nên trồng rau ngót tại nhà để ăn và làm thuốc khi cần.

MAIDEPXINH.COM

Phân Bón Lót Là Gì? Phân Bón Thúc Là Gì? Loại Phân Bón Và Lượng Bón?

1. Bón phân lót là gì? tại sao phải bón phân lót?

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

Ví dụ: Đối với cây đậu tương (đậu nành), cây lạc (đậu phộng), rau …

Trong một số trường hợp, dùng phân bón xử lý hạt giống trước khi gieo cũng được coi là bón lót.

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc bón lót không chỉ dùng các loại phân chậm phân giải, mà cần thiết phải kết hợp với một lượng phân dễ hoà tan ở mức độ phù hợp.

Bón lót phân hữu cơ trước khi gieo trồng

2. Nên bón lót loại phân gì? Lượng bón lót là bao nhiêu?

Lượng phân dùng để bón lót phụ thuộc vào loại phân bón, tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng. Thường phân hữu cơ, phân lân được dùng với lượng lớn cho bón lót, trong khi đó phân đạm, phân kali chỉ bón lót một phần.

Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi

Ví dụ: Vụ xuân và vụ đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta bón lót nhiều hơn so với vụ hè và hè thu.

Các loại cây trồng ngắn ngày cần tập trung bón lót nhằm tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian hút dinh dưỡng.

Bón lót sử dụng các loại phân cần thiết có một thời gian nhất định để chất dinh dưỡng chuyển hoá thành dạng dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân lân. Tuy nhiên bón lót vẫn sử dụng một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali.

Các loại phân bón lót được sử dụng:

– Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

– Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

– Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót.

VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5…

3. Bón thúc là gì? Tại sao phải bón thúc?

Là bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng (đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển thân lá, tạo củ, tạo quả…), nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao.

Thiếu phân bón thúc cây trồng còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.

Tưới phân thúc cho cây ngô

4. Nên dùng loại phân bón thúc gì?

Bón thúc cho cây cần dựa vào đất, vào cây, và cả thời tiết từng mùa vụ. Từ đó mà định loại phân, lượng phân và thời gian bón cho thích hợp. “Nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời để bón phân” là câu bà con nông dân mình luôn tâm đắc.

– Giai đoạn cây con đang phát triển: cây đâm tiêm, đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển cành lá… nên bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK các loại phân có hàm lượng Đạm cao, lân và kali vừa phải.

VD: Đạm Urê, Đạm SA, NPK 12.2.10, NPK 12.5.10, NPK 20.20.15, NPK 20.5.6…

– Giai đoạn cây nuôi quả, nuôi củ, tích lũy đường… nên dùng các loại phân có hàm lượng Kali và đạm cao.

VD: Kali Clorua, Kali Sunphat, Kali Nitorat, NK 12.16, NPK 16.8.16, NPK 12.2.12, NPK 17.7.21…

Lưu ý: Tại tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, ngoài việc bón phân đa lượng (Đạm, Lân, Kali) cần lưu ý bổ sung các loại trung (Ca, Mg, S, Si), vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo…) cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân đối.

Nguồn: chúng tôi tổng hợp