Top 12 # Rau Muống Bón Phân Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Bón Phân Trùn Quế Cho Rau Muống

Phân trùn quế là một loại phân bón hữu cơ vi sinh cao cấp, được hình thành từ chất thải hữu cơ phân bò qua hệ thống tiêu hóa của con trùn và hệ vi sinh vật cộng sinh cho ra phân trùn quế. Hiện nay, đa số các loại cây trồng đều sử dụng phân trùn quế, đạt được năng suất cao và ổn định.

Phân trùn quế được sử dụng phổ biến cho nhiều loại rau

Hiện nay, xu hướng trồng rau xanh hữu cơ tại nhà được rất nhiều người trồng ưa chuộng. Để trồng được rau hữu cơ thì người trồng cũng cần sử dụng các vật liệu hữu có để làm nền trồng cây. Ngoài đất hữu cơ thì phân hữu cơ là một điều kiện cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cây, trong đó phân trùn quế là một loại phân bón thiên nhiên có nguồn gốc hữu cơ 100%.

Đặc điểm của phân trùn quế

– Phân hữu cơ 100% thiên nhiên

– Giàu dinh dưỡng cho cây trồng

– Kích thích tăng trưởng mạnh mẽ cho các loại cây trồng

– Tạo độ tơi xốp cho đất trồng cây, giữ ẩm cho cây

– Không độc hại với môi trường, an toàn với cả người trồng và môi trường sống.

Cách sử dụng phân trùn quế:

Sử dụng 20% phân trùn kết hợp với đất trồng sẽ tạo ra một hỗn hợp giá thể gieo ươm cây con lý tưởng mà không cần thêm bất cứ loại phân bón nào khác. Giá thể này giúp làm tăng tỷ lệ nẩy mầm của hạt, giúp cây con phát triển nhanh chóng hơn.

Phân trùn quế chứa hàng ngàn kén trùn nên khi bón vào đất, gặp môi trường thuận lợi kén sẽ nở và sinh sống trên mảnh đất đó. Nó sẽ giúp cho mảnh đất canh tác này luôn tươi xốp và màu mỡ. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân trùn quế và tưới nước đều đặn cho một vùng đất cằn cỗi sẽ giúp đất được “hồi sinh” nhanh chóng.

Sử dụng phân trùn quế bón quanh gốc cây, bón lót cho cây rau, sẽ giúp cho năng suất tăng cao, chất lượng thực phẩm cũng ngon hơn. Ngoài ra, dù có bón nhiều cũng không gây hư hại gì.

Có nhiều loại cây trồng có thể sử dụng phân trùn quế để bón, trong đó sử dụng bón cho rau xanh là giải pháp giúp bạn có được những vườn rau tươi xanh. Người trồng có thể bón cho rau mầm, rau ăn lá và cây ăn trái… Mỗi loại rau sẽ có một hàm lượng bón khác nhau nhưng nhìn chung phân trùn đều có tác dụng kích thích cây phát triển nhanh chóng.

Bón phân trùn quế cho rau muống

Trong đó, rau muống là một trong những loại rau xanh rất thích hợp với loại phân trùn quế này. Khi trồng rau muống, bạn chỉ cần 10cm hỗn hợp đất trồng với phân trùn quế đã có được một giá thể trồng cây hoàn hảo. Sau mỗi đợt cắt thu hoạch rau ăn lá, người trồng lại tiếp tục bón bổ sung trên mặt chậu lớp đất trộn dầy 2-3 cm là đủ dinh dưỡng cho đợt rau mới.

Cách sử dụng phân trùn quế cho rau muống:

Trồng rau muống tại nhà: Trộn phân trùn và phần đất theo tỷ lệ 1/1 để tạo thành một hỗn hợp trồng cây, với giá thể này người trồng không cần bón thêm bất cứ loại phân nào khác, hơn nữa lại có thể sử dụng giá thể trồng này nhiều lần.

– Lứa đầu tiên cần để cho rau muống dài khoảng 30cm. Cắt lấy phần ngọn, chừa lại phần gốc của cây rau khoảng 10cm để cây tiếp tục nảy mầm cho lứa tiếp theo.

– Cần thu hoạch đúng thời vụ vì rau muống vì nếu để già rau sẽ bị cứng và chát. Tốt nhất là sau khi thu hoạch rau muống sau khi bón phân bò, phân trùn quế khoảng 1 tuần.

Chăm sóc rau sau khi thu hoạch:

Ngay sau khi thu hoạch rau muống để sử dụng, thì người trồng cần bón thêm phân đạm, phân bò hoặc trùn quế để bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Việc bón phân này giúp cho cây nảy mầm mới nhanh hơn và nhiều hơn. Cách bón phân như sau:

– Hòa phân đạm với nước theo tỷ lệ 1,5-2% và tưới cho rau vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát. Vì phân đạm rất dễ bay hơi nên tưới phân vào lúc mát để cây hấp thụ được hết lượng đạm đã tưới.

– Đối với phân trùn quế, người trồng có thể rắc trực tiếp vào gốc cây và tưới đẫm nước. Những ngày sau đó chỉ cần duy trì độ ẩm cho đất. Cứ khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày sau khi bón, rau muống sẽ ra lá mới là có thể thu hoạch được.

Cách phòng trừ sâu bệnh cho rau muống tại nhà:

Thân và lá rau muống thường có nhựa nên sẽ không bị nhiều sâu bệnh. Chỉ có vào khoảng tháng 3, rau muống hay bị rầy trắng hoặc bị rệp, lúc này người trồng cần quan sát và có những biện pháp phòng trừ sớm vì rệp sinh sản mạnh mẽ vô cùng cũng như lây lan nhanh. Vì vậy cần phòng trừ sớm để đem lại hiệu quả trồng cao.

Kỹ Thuật Trồng Và Bón Phân Cho Cây Rau Muống

– Hiện nay rau muống nước chủ yếu dùng các giống địa phương. Có hai giống: giống thân tím và thân trắng, nhưng giống được thị trường ưa chuộng là giống thân trắng.

– Rau muống nước rất dễ nhân giống, có thể lấy giống từ ruộng rau đang thu hoạch.

– Chọn những đoạn thân bánh tẻ có mang nhiều đốt hoặc có thể tách từng khóm nhỏ mang nhiều nhánh con để trồng.

2. Thời vụ

Rau muống có thể trồng quanh năm trên địa bàn Thành phố. Tuy nhiên, trong mùa mưa rau muống thường bị nhiễm bệnh hơn mùa khô.

3. Chuẩn bị đất

– Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất khác nhau

– Rau muống gieo hạt hoặc trồng cạn lên liếp rộng 1,2 – 1,5 m cao 12 – 15 cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20 cm.

– Rau muống trồng nước: chuẩn bị đất như đất trồng lúa.

– Trong mùa mưa: rau muống hạt, trồng cạn có thể trồng trong nhà lưới hoặc che phủ bạt nylon để tránh đất cát bám lên cây dễ nhiễm các loại sâu bệnh.Chú ý: Nên dùng nước sạch tưới cho rau muống. Không nên dùng nước thải khu công nghiệp, khu dân cư tưới cho rau muống.

4. Khoảng cách trồng

– Tùy theo đất trồng, giống và kỹ thuật trồng mà áp dụng mật độ khác nhau.

– Đối với rau muống gieo hạt có thể gieo từ 8 – 10 kg hạt giống/1.000 m2.

– Rau muống trồng cạn và rau muống nước có thể trồng với khoảng cách 10 – 15 cm, tùy theo điều kiện đất. Mật độ trồng có thể biến động từ 20.000 – 150.000 chồi/1000 m2.

– Khi trồng vùi đất kín 2 – 3 đốt.

– Đối với rau muống sau khi thu hoạch thường để lại gốc thì nên để lại từ 2 – 3 đốt. nếu để lại nhiều đốt thì chồi nhiều nhưng nhỏ.

5. Bón phân (tính cho 1000 m2)

Tùy theo đất mà lượng bón khác nhau. Trung bình lượng phân bón như sau:

– Bón lót: phân hữu cơ sinh học Hiếu Giang Better HG 01: 1 tấn,

– Bón thúc: Thường dùng urê, sau mỗi lần thu hoạch khoảng 15 – 20 kg urê.

Lưu ý không bón quá nhiều urê, cần bón urê lần cuối vào trước khi thu hoạc ít nhất là1 tuần.

Nếu bón Hiếu Giang Better NPK 16-12-8-11+TE thì dùng 10 kg thì khỏi dùng Urê

6. Phòng trừ sâu bệnh

Dịch hại chính trên rau muống là: Ốc bươu vàng, sâu khoang, rầy, bệnh gỉ trắng, đốm lá, tuyến trùng…

Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với dịch hại rau muống sẽ hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, bắt ốc, ngắt bỏ ổ trứng ốc, sâu khoang. Biện pháp che phủ bạt nilon trong mùa mưa, bón phân cân đối có hạn chế ngăn ngừa bệnh hại rau muống có hiệu quả.

Trong mùa mưa nên trồng trong nhà lưới giúp cho cây có khả năng chống bệnh tốt hơn.

Khi sâu bệnh có mật số cao có thể gây hại dùng thuốc BVTV như sau:

– Đối với sâu khoang: Dùng các loại thuốc ít độc như nhóm Abamectin, các loại chế phẩm vi sinh: thuốc có nguồn gốc từ Bt như Biocin, Depel…, có nguồn gốc NPV như Vicin, Seba… hoặc dùng thuốc thảo mộc như Rotenone hoặc Neem. Có thể dùng thuốc gốc Cúc tổng hợp như Sumicindin, Karate, SecSaigon, Sherzol, Sherpa.

– Đối với rầy hại: Dùng Butyl, Trebon, Actara, Oshin…

– Đối với bệnh: có thể dùng Monceren, Ridomyl MZ, Mexyl-MZ, Hạt vàng Thio-M.

Lưu ý: Khi dùng thuốc BVTV phải đảm bảo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không dùng các loại thuốc cấm, nhớt cặn trên rau muống.

7. Thu hoạch

Tùy theo mục đích sử dụng. Thời điểm thu hoạch đối với rau muống gieo hạt từ 20 – 30 ngày. Đối với rau muống trồng khoảng cách giữa các lứa thu hoạch từ 18 – 21 ngày.

Phân bón Hiếu Giang Better kính chúc bà con được mùa trúng giá!

Danh Sách 4 Loại Phân Bón Thúc Cho Cây Rau Muống Xanh Tốt

Tác dụng của phân bón thúc cho cây rau muống

Khi trồng rau muống, bà con không cần phải bón thúc thường xuyên. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn sinh trưởng cụ thể của cây, bà con vẫn cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cây rau bằng những loại phân bón thúc hợp lý. Việc sử dụng phân bón thúc cân đối sẽ giúp cây rau muống phát triển tốt, xanh lá và tăng cường sức chống chịu với các tác nhân gây hại.

Điểm danh 4 loại phân bón thúc cho cây rau muống được kỹ sư nông nghiệp khuyên dùng

Bón thúc bằng đạm ure Cà Mau cho cây rau muống

Thành phần: Công dụng:

Phân bón phân giải Nitơ chậm, giúp hạn chế thất thoát đạm và tạo điều kiện để cây rau muống hấp thu dinh dưỡng hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, phân ở dạng hạt đồng đều, ít mạt, dễ rải và phối trộn, giúp bà con tiết kiệm phân bón và thuận tiện trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, hàm lượng chất gây bạc màu đất (biuret) có trong phân ở mức thấp nên không ảnh hưởng xấu tới đất trồng.

Cách dùng: Phân được sử dụng thích hợp cho mọi loại đất và có thể dùng kết hợp với nhiều loại phân khác

Đơn vị sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU

Một số sản phẩm khác: Bà con cũng có thể sử dụng đạm ure Phú Mỹ… để bón thúc cho cây rau muống

Bón thúc cho cây rau muống với supe lân Lào Cai

Thành phần: Công dụng:

Supe lân Lào Cai có tác dụng kích thích cây rau muống ra rễ và giúp cây tăng cường khả năng chống rét, chống đổ. Ngoài ra, phân còn thúc đẩy quá trình quang hợp, hô hấp, duy trì dinh dưỡng trong cây. Phân tan nhanh ở điều kiện bình thường nên có thể cung cấp dinh dưỡng cho rau muống một cách nhanh chóng.

Cách dùng: Bón bình quân 18 – 20 kg/sào

Đơn vị sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ NÔNG SẢN APROMACO

Một số sản phẩm supe lân khác: Bà con cũng có thể sử dụng các loại supe lân có chất lượng tốt khác như supe lân Long Thành, supe lân Lâm Thao… để bón thúc cho cây rau muống

Bón thúc cho cây rau muống với phân DAP Cà Mau 18-46

Thành phần: Công dụng:

Phân bón cung cấp đầy đủ và cân đối dinh dưỡng đạm, lân cho cây rau muống, thúc đẩy cây phát triển rễ, thân. Phân bón cũng có tác dụng giúp cây rau muống trao đổi chất tốt với môi trường, tăng sức đề kháng cho cây phát triển tốt. Đặc biệt, phân không có tạp chất gây chai cứng đất trồng nên bà con có thể yên tâm khi sử dụng.

Cách dùng: Bón 80-100 kg/ha/lần

Đơn vị sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN DẦU KHÍ CÀ MAU

Bón phân NPK 16-16-8 Văn Điển cho cây rau muống

Thành phần: Công dụng:

Phân bón thích hợp cho nhiều loại cây trồng, trong đó có cây rau muống. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây rau muống, giúp cây tăng cường sức đề kháng. Khi được bón phân, cây rau muống sẽ phát triển tốt, tăng năng suất và chất lượng rau.

Cách dùng: Bón thúc 300-750 kg/ha/lần/vụ

Đơn vị sản xuất: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN LÂN NUNG CHẢY VĂN ĐIỂN

Lưu ý khi bón thúc cho cây rau muống

Giai đoạn rau muống con có từ 3 – 4 lá, cây thường bị vàng lá hoặc lá nhạt màu do thiếu đạm và rễ chưa phát triển. Do đó, bà con nên bón thúc bằng cách tưới lân và ure cho cây vào buổi chiều mát, sau đó tưới xả lại một lần nữa vào buổi sáng hôm sau.

Bón thúc lần 2 nên cách lần 1 từ 10 – 15 ngày. Bà con nên tưới phân vào lúc chiều mát bằng phân NPK hoặc phân DAP.

Mua các loại phân trên ở đâu?

Bạn đọc có thể đặt mua Danh sách 4 loại phân bón thúc cho cây rau muống xanh tốt trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp hoặc các cửa hàng vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Bạn cũng có thể đặt mua thuốc online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Như vậy, Agriviet đã giới thiệu những thông tin Danh sách 4 loại phân bón thúc cho cây rau muống xanh tốt, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bà con có được những kiến thức hữu ích để chăm sóc cây đạt chất lượng tốt nhất và mang lại năng suất cao cho mỗi vụ mùa.

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Bón Rau Muống

Rau muống là một trong những loại rau phổ biến và quen thuộc trong các bữa ăn của gia đình, đây là loại rau dễ ăn và đặc biệt cạn là loại rau còn chứa nhiều canxi, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, ăn rau muống còn tốt cho người thiếu máu, bị táo bón hay suy nhược thần kinh,… Rau muống cũng rất dễ trồng và có thể trồng quanh năm. Tại bài viết này Hội nuôi trồng sẽ hướng dẫn cho bạn cách trồng rau muống để có thể tự cung cấp rau sạch cho các bữa ăn của gia đình bạn.

Hướng dẫn cách trồng và chăm bón rau muống

Rau muống là loại rau dễ ăn và giá cả tương đối rẻ, tuy nhiên theo khuyến cáo trên thị trường rau xanh hiện nay thì rau muống nằm trong số những loại rau có tỉ lệ phun thuốc kích trưởng nhanh rất cao và rất nguy hiểm mà mọi người cần cẩn thận trong việc chọn mua rau muống. Cây rau muống rất dễ trồng và nhanh cho rau để ăn vì vậy mà loại rau này rất được nhiều người tự trồng tại nhà. Để trồng được rau muống cạn thì bạn chỉ cần chuẩn bị một số bước như sau:

Chọn địa điểm trồng rau muống

Vấn đề đầu tiên bạn phải chú ý về địa điểm trồng rau muống, rau muống có thể trồng dưới nước, ven sông, trên cạn hoặc trong các thùng xốp, xô chậu. Loại rau này chỉ phát triển tốt tại nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt và cũng cần có đủ ánh nắng mặt trời.

Chuẩn bị vật dụng trồng

Làm đất trồng rau muống

Rau muống là loại rau trồng không kén đất, có thể trồng rau muống trên hầu hết các loại đất chỉ cần luôn đủ nước để rau sinh trưởng, loại đất thích hợp nhất để trồng rau muống là đất có nhiều bùn, đất thịt và đất hơi ngập nước.

Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, nên bón lót phân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học, sau đó cày xới kỹ và dọn sạch cỏ rác trong đất để gieo trồng rau muống.

Hướng dẫn chi tiết cách trồng rau muống

Rau muống rất dễ trồng và dễ sống, bạn có thể trồng bằng hạt rau muống hoặc dùng phần thân cây già có rễ sau đó mang trồng xuống đất.

Bước 1: Ngâm và ủ hạt rau muống

Ngâm hạt giống rau muống vào nước ấm khoảng 30 – 40°C từ 3 – 6 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 25 – 30°C trong vòng 6 – 10 tiếng. Sau đó kiểm tra thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì để hạt giống ráo khô nước rồi đem gieo.

Bước 2: Gieo hạt rau muống

Cách 2: Gieo hạt rau muống trong thùng xốp, xô chậu

Đổ lượng đất vào thùng hay xô chậu, đất gieo hạt phải ẩm, mềm, tơi xốp, đất sạch và giàu dinh dưỡng. Bạn tưới nước vào trộn đều cho đất ẩm, sau đó san phẳng mặt đất, rạch đường thẳng hàng với độ sâu khoảng 0,5cm.

Gieo rải hạt rau lên mặt đất, gieo với khoảng cách vừa, không quá dày. Sau đó lấp một lớp đất sạch mỏng lên trên. Tưới phun một ít nước lên mặt đất để tạo ẩm cho đất. Tưới nước 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trong vòng 1 tuần đầu.Lưu ý:

Che đậy khay ươm bằng tấm lưới màu, bìa carton hoặc rơm cỏ khô và đặt chậu ươm ở nơi râm mát trong vòng 1 tuần để thúc đẩy việc nảy mầm.

Tưới đủ nước 1 ngày 2 lần vào sáng và tối. Sau 1 tuần gieo, hạt sẽ nhú mầm nảy cây, lúc này mang ra nơi có ánh sáng nhẹ để cây sinh trưởng.

Khi cây cao được 2 – 3 cm thì vun gốc để giữ cho cây con bám đất tốt hơn.

Bước 3: Trồng rau muống

Khi cây có 4 – 5 lá thì bắt đầu tỉa bớt những cây con để ăn giống như rau mầm, chỉ để lại khoảng cách giữa các hàng và các cây cách nhau từ 10 -15 cm.

Nếu bạn trồng rau muống bằng việc giâm cành thì chỉ cần chuẩn bị phần thân rau muống dài khoảng 20cm, cành phải già cứng và có rễ, chú ý khâu làm đất tơi xốp, lên luống cho đất rồi cắm phần thân cây thẳng hàng, lấp đất sâu 3 – 4 đốt, khoảng cách giữa các cây cách nhau tầm 10 cm, đôn cho chặt gốc. Sau khi trồng xong thì để đặt vào nơi râm mát hoặc che phủ tạo bóng râm cho rau. Mỗi ngày chỉ cần tưới đủ nước cho rau muống là được.

Trồng rau muống bằng cành

Chăm sóc rau muống

Tưới nước

Rau muống rất dễ sống và mọc nhanh, loại rau trồng này ít sâu bệnh nên không đòi hỏi phải chăm sóc nhiều. Chỉ cần thường xuyên tưới nhiều nước cho rau, đặc biệt là vào mùa khô nắng, rau muống ưa mọc ở đất lầy lội nên không cần sợ tưới nhiều nước khiến rau bị ngập úng như những loại rau khác. Tuy nhiều vào mùa mưa to thì nên che phủ cho rau để hạn chế nước mưa làm dập nát và hư thối rau.

Bón phân

Trồng rau muống cũng không cần phải bón phân thường xuyên, chỉ cần bổ sung phân đạm, lân và urê để giúp rau muống phát triển tốt.

Ở giai đoạn rau muống con có từ 3 – 4 lá thì thường có hiện tượng lá nhạt màu hay bị vàng lá, vấn đề này là do thiếu đạm và rễ chưa phát triển, vì vậy bạn cần bón phân cho rau bằng cách pha một lượng phân lân và urê rồi tưới đều trên rau muống vào buổi chiều mát vào buổi sáng hôm sau cần tưới xả lại.

Bón phân lần 2 cách lần 1 từ 10 – 15 ngày, pha lượng phân NPK hoặc phân DAP với nước rồi tưới đều trên rau muống lúc chiều mát.

Phòng trị sâu bệnh ở rau muống

Rau muống rất ít bị bệnh hại, tuy nhiên có một số loại sâu bệnh có thể gây hại cho rau muống mà bạn cần chú ý:

Các loại sâu xanh, sâu tơ, sâu đục đọt, sâu ăn lá, sâu khoang và sâu ba ba, nếu phát hiện các loại sâu này thì bạn sử dụng một trong các loại thuốc để phun như Aztron, Biocin 16 WP, Dipel 6.4 WP,… Nên sử dụng luân phiên các thuốc trên để việc phòng trừ đạt hiệu quả cao.

Rầy xám thường gây hại ở rau muống cạn, để phòng trừ bệnh thì bạn dùng thuốc Bassa 50ND, Cyperan 25EC… phun kỹ trên toàn bộ cây.

Bệnh rỉ trắng thường xuất hiện trên rau muống nhiều nhất vào mùa mưa. Để phòng bệnh này thì bạn cần chú ý lên liếp cao cho rau để thoát đất nước tốt. Khi phát hiện bệnh thì sử dụng các loại thuốc như Score 250 EC, Sherpa 20EC, Regent 80WG, Dithane 80WP, Sumicidin 10EC, thuốc sinh học NPV để phun cho rau.

Thu hoạch rau muống

Tìm hiểu thêm

Tìm hiểu thêm cách trồng rau muống

cách trồng rau sạch cách trồng rau tại nhà cách trồng rau muống tại nhà hướng dẫn trồng rau muống kỹ thuật trồng rau muống cạn cách trồng rau muống trong thùng xốp cách trồng rau muống thủy canh cách trồng rau muống nước cách trồng rau muống mầm cách trồng rau muống khô cách trồng rau muống cạn cách trồng rau muống bằng hạt cách trồng rau muống hạt tại nhà