Top 3 # Rau Húng Bón Phân Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Bón Phân Gì Cho Rau Sạch? 3 Loại Phân Và Cách Bón Hydroworks

Phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ là một trong những thành phần dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của rau.

Phân hữu cơ bao gồm nhiều loại như: Phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân vi sinh….

Chúng được dùng trong hầu hết các mô hình trồng rau sạch.

Phân bón hữu cơ dùng cho cây có tác dụng:

Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Giúp cải tạo đất làm tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước của đất, kích thích các vi sinh vật có ích phát triển.

Phân hữu cơ thường được sử dụng bằng cách trộn chung với tro trấu, xơ dừa với tỉ lệ thích hợp để bón lót cho cây trồng. Sau mỗi đợt thu hoạch nhà vườn cũng dùng loại phân này để cải tạo cho chất lượng của đất.

Phân vô cơ

Bón phân gì cho rau sạch? Phân vô cơ chứa nhiều loại dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng bao gồm các loại phân có trên thị trường hiện nay như NPK, supe Lân, DAP, Urê…

Loại phân này có đặc tính là dễ tan, tác dụng nhanh hơn các loại phân hữu cơ nên được dùng sớm để phát huy hiệu lực giúp tăng năng suất của cây trồng.

Khi sử dụng phân vô cơ bạn cần chú ý đến liều lượng để tránh gây nên ảnh hưởng đến đất như làm đất bị chai cứng, hóa chua, giảm độ màu mỡ…. Thời điểm bón phân vô cơ phải cách thời gian thu hoạch khoảng 15-20 ngày để đảm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Phân vi sinh vật cho rau sạch

Phân vi sinh sẽ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân giải hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu trong thành phần dinh dưỡng được cung cấp cho rau sạch.

Chúng sẽ giúp cho cây trồng dễ hấp thụ và phát triển hơn. Loại phân bón cho rau sạch này có tác dụng:

Cách bón phân cho rau sạch

Có 3 cách bón phân cho rau sạch hiệu quả. Sử dụng các phương pháp này tùy vào từng loại phân, bề mặt đất,thiết bị bón phân và từng loại cây trồng khác nhau.

Hạn chế tình trạng bay hơi và bị rửa trôi từ môi trường bên ngoài.

Cung cấp cho rau những hoạt chất tốt để kích thích sự tăng trưởng.

Giúp cây có khả năng chống chịu, kháng lại các loại vi khuẩn, mầm bệnh do vi sinh vật tiết ra.

Hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của một số chất dinh dưỡng khác như đạm, kali, lân.

Giúp làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.

Làm tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.

Bón bề mặt đất trồng rau sạch

Bón phân trên bề mặt của đất trồng rau sạch là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao đối với một số chất dinh dưỡng như phân đạm.

Chỉ cần sử dụng tay để rắc đều lên bề mặt của đất trồng rau. Đối phân bón hữu cơ thì nên bón ở dưới lòng đất sau đó lấp lên một lớp đất mỏng hoặc trộn đều bên trên của bề mặt đất để có hiệu quả cao.

Bón cho đất

Phương pháp bón phân này phù hợp với một số loại phân bón cho rau ở dạng hòa tan như phốt pho, kali. Cách này bạn sẽ cho phân vào từng lỗ nhỏ hoặc đào rãnh xung quanh cây trồng và dùng nước tưới đẫm để phân bón ngấm vào đất giúp rau có thể hấp thụ nhanh chóng và phát triển.

Phun lá

Phun lá là cách bón phân rất hiệu quả với một số loại phân bón giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn chất đạm ít quan trọng đối với rau.

Tuy nhiên cách này sẽ khó tính toán và xác định được hàm lượng phân mà cây hấp thụ được là bao nhiêu. Đặc biệt là đối với một số chất như phốt pho, kali…

Người trồng rau sạch phải phân biệt được sự khác nhau giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng.

Trong phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng thì sẽ có kèm chất dinh dưỡng.

Nhưng nếu chỉ dùng chất kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây phát triển bên ngoài phù hợp với chất kích thích đó.

Những lưu ý quan trọng khi bón phân cho rau sạch

Để bón phân gì cho rau sạch một cách hiệu quả, các bạn hãy tham khảo một số điều cần lưu ý quan trọng sau:

Trồng thủy canh nên bón phân gì?

Trong mô hình trồng rau sạch thủy canh vì không trồng trong đất nên chất dinh dưỡng cây nhận được đều do phần nước nuôi cây. Tức dung dịch thủy canh.

Bạn chỉ cần chọn 1 loại dung dịch dinh dưỡng thủy canh tốt, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây là được.

Có nhiều loại dinh dưỡng như: bột thủy canh, dung dịch pha sẵn, dung dịch tự pha.

Bạn có thể tham khảo dòng dung dịch thủy canh Masterblend tại Hydroworks. Được phát triển chuyên cho các dòng rau thủy canh như cà chua, rau cải, rau muống,…

Không nên dùng phân hữu cơ tươi để bón hoặc tưới trực tiếp cho rau. Phân cần phải được ủ thật hoại, xử lý để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh theo tiêu chuẩn.

Không nên dùng nước thải trong sinh hoạt chưa được xử lý để tưới cho hệ thống rau sạch. Điều này sẽ khiến cho rau dễ bị nhiễm bệnh.

Không dùng các loại phân được chế biến từ rác thải để bón rau. Vì trong những sản phẩm này chắc chắn sẽ chứa nhiều loại kim loại nặng gây hại cho cây.

Phân đạm khi bón cho cây càng được pha loãng càng tốt, nên tưới vào gốc, tránh tưới lên lá.

Lượng tưới nước phải thực hiện theo hướng dẫn, phù hợp với loại cây và đất trồng.

Đặc biệt với các cách bón phân trên chắc chắn sẽ giúp bạn chăm sóc một cách tốt nhất cho vườn rau sạch nhà mình.

How to Start an Organic Vegetable Garden (1)

10 Best Organic Fertilizers For Your Vegetable Garden (2)

Phân Bón Lót Là Gì? Phân Bón Thúc Là Gì? Loại Phân Bón Và Lượng Bón?

1. Bón phân lót là gì? tại sao phải bón phân lót?

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng đối với cây hàng năm.

Còn đối với cây lâu năm, bón lót bao gồm cả việc bón phân trước khi trồng và bón phân vào giai đoạn cây ngừng sinh trưởng trong năm, bón phân phục hồi cây sau khi thu hoạch.

Bón lót thường được tiến hành trước khi cày bừa làm đất, hoặc trước khi bừa lần cuối trước khi gieo cấy

Đối với cây trồng cạn, bón lót được tiến hành theo hàng, theo hốc

Ví dụ: Đối với cây đậu tương (đậu nành), cây lạc (đậu phộng), rau …

Trong một số trường hợp, dùng phân bón xử lý hạt giống trước khi gieo cũng được coi là bón lót.

Đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân đó để bón lót có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên việc bón lót không chỉ dùng các loại phân chậm phân giải, mà cần thiết phải kết hợp với một lượng phân dễ hoà tan ở mức độ phù hợp.

Bón lót phân hữu cơ trước khi gieo trồng

2. Nên bón lót loại phân gì? Lượng bón lót là bao nhiêu?

Lượng phân dùng để bón lót phụ thuộc vào loại phân bón, tính chất của đất đai, mùa vụ trong năm và loại cây trồng. Thường phân hữu cơ, phân lân được dùng với lượng lớn cho bón lót, trong khi đó phân đạm, phân kali chỉ bón lót một phần.

Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu mùn thì có thể bón lót với lượng lớn hơn, trong khi đó đất có thành phần cơ giới nhẹ nghèo mùn nên bón lót ít hơn nhằm hạn chế hiện tượng mất dinh dưỡng do quá trình rửa trôi

Ví dụ: Vụ xuân và vụ đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta bón lót nhiều hơn so với vụ hè và hè thu.

Các loại cây trồng ngắn ngày cần tập trung bón lót nhằm tạo điều kiện cho cây có đủ thời gian hút dinh dưỡng.

Bón lót sử dụng các loại phân cần thiết có một thời gian nhất định để chất dinh dưỡng chuyển hoá thành dạng dễ tiêu cây trồng mới sử dụng được như phân chuồng, phân xanh, phân rác, phân lân. Tuy nhiên bón lót vẫn sử dụng một phần phân dễ tan như phân đạm, phân kali.

Các loại phân bón lót được sử dụng:

– Phân có hàm lượng hữu cơ cao: Phân dùng bón lót chủ yếu là phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh. Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

– Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

– Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót.

VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5…

3. Bón thúc là gì? Tại sao phải bón thúc?

Là bón phân trong thời kỳ cây trồng đang sinh trưởng (đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển thân lá, tạo củ, tạo quả…), nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho cây trồng tạo năng suất cao.

Thiếu phân bón thúc cây trồng còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.

Tưới phân thúc cho cây ngô

4. Nên dùng loại phân bón thúc gì?

Bón thúc cho cây cần dựa vào đất, vào cây, và cả thời tiết từng mùa vụ. Từ đó mà định loại phân, lượng phân và thời gian bón cho thích hợp. “Nhìn cây, nhìn đất, nhìn trời để bón phân” là câu bà con nông dân mình luôn tâm đắc.

– Giai đoạn cây con đang phát triển: cây đâm tiêm, đẻ nhánh, vươn lóng, phát triển cành lá… nên bón nhiều phân đạm hơn lân và kali hoặc dùng các loại phân hỗn hợp NPK các loại phân có hàm lượng Đạm cao, lân và kali vừa phải.

VD: Đạm Urê, Đạm SA, NPK 12.2.10, NPK 12.5.10, NPK 20.20.15, NPK 20.5.6…

– Giai đoạn cây nuôi quả, nuôi củ, tích lũy đường… nên dùng các loại phân có hàm lượng Kali và đạm cao.

VD: Kali Clorua, Kali Sunphat, Kali Nitorat, NK 12.16, NPK 16.8.16, NPK 12.2.12, NPK 17.7.21…

Lưu ý: Tại tất cả các giai đoạn phát triển của cây trồng, ngoài việc bón phân đa lượng (Đạm, Lân, Kali) cần lưu ý bổ sung các loại trung (Ca, Mg, S, Si), vi lượng (Cu, Fe, Zn, Mo, Bo…) cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân đối.

Nguồn: chúng tôi tổng hợp

Rau É (Cây Húng Quế Trắng)

Rau É (cây húng quế trắng)

Đơn giá trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển

Nhập số lượng:

THÔNG TIN

Tên cây: Rau É

Tên gọi khác: É, Húng quế trắng, é trắng, húng trắng, trà tiên, tiến thực, hương thảo, húng lông, húng quế lông

Tên khoa học: Ocimum basilicum var

Họ thực vật: Lamiaceae (hoa môi)

ĐẶC ĐIỂM

+ Cây é được xem là cây gia vị đặc trưng của Việt Nam, Nhất là khu vực Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên, nơi đây sử dụng cây húng é để nấu với thịt gà tạo hương vị nhiều cung bậc trong một nồi lẩu.

+ Sở dĩ được gọi là húng quế trắng vì cây có hình dáng giống hoàn toàn cây húng quế tía, nhưng khác ở điểm lá cây é có màu xanh ngã trắng hoa cũng màu trắng, thân hình có lông. Còn húng quế ta lá màu xanh đậm hơn, cây không lông, gân lá và hoa màu tím.

Hình ảnh: cây húng quế ta và húng quế trắng

+ Húng quế trắng phân nhiều nhánh từ lúc bắt đầu sinh trưởng, cây thuộc thân thảo hàng năm . Lá mọc đơn đối chéo chữ thập có hình bầu dục, dài 5-6 cm, rộng 2-3 cm, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt đều có lông ở gân, vò ra thấy có mùi thơm của sả. Quả é hình bầu dục kích thước nhỏ, nhẵn, trông giống hạt vừng, màu xám đen, mỗi quả chứa một hạt bên trong. Khi cho quả é vào nước thì quả hút nước tạo thành màng nhầy trắng bọc bên ngoài hạt

CÔNG DỤNG

+ Húng quế trắng là một trong những cây rau gia vị đặc trưng của nước ta. Mục đích trồng để sử dụng lá, thân và hạt. Một số ngoài làm gia vị ăn sống, nầu chín thì còn sử dụng lấy tinh dầy, làm thuốc chữa bệnh…Thân và lá é có vị cay, mùi thơm, tính ấm thường dùng chữa trị bệnh đau bụng cảm cúm, nôn mửa, nhức răng,…

+ Trong nấu ăn người ta thường dùng loại cây này để nấu chung với thịt gà, tạo ra nồi lẩu thơm ngon bổ dưỡng mà mùi vị rất đặc trưng.

+ Hạt é thường dùng làm nươc uống giải khát rất mát.

Ý NGHĨA

+ Cây rau é giúp cho người bệnh nhanh khỏi, cải thiện chất lượng cuộc sống mang đến một cảm giác mới mẻ và thích thú trong ẩm thực

CÁCH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

Việc trồng và chăm sóc cây húng quế trắng rất đơn giản, cũng như những cây rau sạch trồng trong vườn, rau é phát triển nhanh, phân nhiều cành ít cần chăm sóc và ít sâu bệnh

+ Ánh Sáng: É là thực vật ưa sáng trực tiếp, không chịu râm. Những cây gặp điều kiện phát triển thuận lợi sẽ đạt được chiều cao từ 70cm-1m. Việc trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng thì thu hoạch chất lượng hơn

+ Đất trồng: sử dụng đất nhẹ, canh tác thường xuyên. Trước khi gieo trồng cần làm tơi xốp và tưới ẩm, trộn thêm phân chuồng hoai trong đất

+ Nước tưới: Cây húng quế trắng thích nơi ẩm ước, nhưng không chịu ngập nước trong thời gian dài, cần tưới nhẹ hằng ngày.

+ Bón phân: Nhu cầu phân bón cao, nhất là giai đoạn phát triển và thu hoạch. Trước khi gieo trồng cần bón lót phân lân, sau khi cây lên được 2 cặp lá thì bón tăng cường phân đạm. Mỗi lần thu hoạch xong bón tiếp phân hửu cơ và hóa học tổng hợp. Lưu ý ngay sau khi bón phân phải tưới nước để giảm độ nóng

NHÂN GIỐNG

+ Cây é được nhân giống bằng cách gieo hạt là chủ yếu. thời gian gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 20 ngày

Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp các loại cây hoa kiểng, cây nội thất, và một số cây trồng khác…

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: http://chohoaonline.com/

http://giadinhnongdan.com/

Email: Chohoaonline@gmail.com

Điện thoại: 0977.749.704 – 0902.956.937.

Khảo Nghiệm Phân Bón Là Gì?

Hiện nay, các loại phân bón phổ biến như phân NPK, phân bón sinh học đang được người tiêu dùng quan tâm rất nhiều, bởi lẽ các loại phân bón này cung cấp nguồn dinh dưỡng chính yếu cho cây trồng, có khả năng cho năng suất cao. Khi nông dân bón phân NPK hoặc phân bón sinh học tức là bón những nguyên tố thiếu hụt nhiều nhất, còn các nguyên tố khác thì cây trực tiếp khai thác từ đất.

Doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng này cần phải có quyết định Công nhận lưu hành phân bón, trừ phân bón hữu cơ được sản xuất để sử dụng không vì mục đích thương mại, phân bón được nhập khẩu theo diện có thể xin Giấy phép nhập khẩu phân bón hoặc phân bón được sản xuất để xuất khẩu theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 39 Luật trồng trọt 2018, có hiệu lực từ 01/01/2020, phân bón NPK hay phân bón sinh học đều phải được khảo nghiệm trước khi xin cấp Quyết định Công nhận lưu hành phân bón.

Về khái niệm, theo quy định tại khoản 15 Điều 2 Luật trồng trọt năm 2018 “Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón”. Nói cách khác, khảo nghiệm phân bón là quá trình bố trí thử nghiệm đồng ruộng ở quy mô vừa và nhỏ đối với các sản phẩm phân bón mới nhằm theo dõi, đánh giá hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón đối với cây trồng trong một điều kiện và thời gian nhất định.

Phân bón được sản xuất và sử dụng mà không qua khảo nghiệm thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như năng suất và chất lượng thấp; chỉ có tác dụng trước mắt và một mặt; gây suy thoái đất và mất cân bằng sinh thái; ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng. Và trên hết đối với một đơn vị sản xuất hay kinh doanh phân bón, muốn các cơ quan quản lý nhà nước và người tiêu dùng công nhận một sản phẩm phân bón mới, đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt để có thể đưa vào sản xuất và kinh doanh phân bón trên thị trường thì nhất thiết phải tiến hành việc khảo nghiệm phân bón theo đúng quy định hiện hành.

Để khảo nghiệm, quý doanh nghiệp có thể dùng các dịch vụ khảo nghiệm tại các Trung tâm khảo nghiệm được cơ quan có thẩm quyền cấp phép có uy tín.

Ngoài ra, công ty Luật Glaw Vietnam chuyên tư vấn thủ tục nhập khẩu phân bón. Các cá nhân hoặc doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu phân bón hoặc muốn tìm hiểu thêm về thủ tục có thể liên hệ Hotline: 0945.929.727 hoặc email: info@glawvn.com.