Top 7 # Rau Bí Bón Phân Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Phân Biệt Rau Bí Sạch Và Rau Bí Bón Hóa Chất

(Xây dựng) – Trong các loại rau xanh thì rau bí được xếp vào loại bị “tắm“ nhiều hóa chất, thuốc kích thích.

Để rau bí vươn dài bắt mắt, người trồng thường bón thật nhiều đạm và phun thuốc kích. Chính vì vậy, loại rau bí này thường rất dài và non. Có khi, đoạn rau, thẳng tuột, dài cả mét mà vẫn non từ gốc đến ngọn.

Với loại rau này, các đốt rau rất dài, phần cuống lá cũng rất dài, mềm và dễ bị dập nát, phần tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen hoặc xanh nhạt không tự nhiên. Đây chính là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly.

Loại rau bí này do phần vỏ ngoài giữa các đốt, cuống và gân lá rất mỏng vì thế rất khó tước, thậm chí là không tước được.

Còn loại rau bí sạch, thường chỉ có 3 đến 4 lá trên ngọn có màu lá non, thân rắn chắc, nhiều lồng tơ, lá bánh tẻ có màu xanh tự nhiên, phần tay cuốn thường gầy và dài. Nếu đoạn rau dài, phần gần gốc sẽ thường bị già, nhiều xơ chứ không non sợt từ gốc đến ngọn như loại rau bí kia.

Khi đi mua rau bí thì đừng cứ thấy rau non, ngọn dài tuột mà lao vào mua, cần phải xem xét, chọn lựa kĩ càng trước khi mua.

Ngoài việc nhìn bề ngoài của rau, xem độ dài ngắn, màu sắc như thế nào thì khi chế biến cũng cần để ý. Loại rau có nhiều thuốc kích thích thì khi rửa rau, rất dễ bị nát, không cần vò mạnh phần lá cũng bị nát vụn ra, phần cuống và phần thân dễ bị gãy, dập.

Khi xào nấu, rau dễ bị nhũn, nát, ăn thấy nhớt, bột bột, không có mùi thơm tự nhiên và vị ngọt đậm đà của rau bí sạch. Để lâu, nước rau sẽ chuyển sang màu xanh đen.

Còn rau bí sạch, thường có lớp vỏ dày, phần gân lá cũng dày nên tước dễ. Lá rau rất ráp nên khi vò khó nát, phần thân với phần cuống lá không bị dập nát.

Khi nấu, dù đảo nhiều, rau bí cũng không bí nát, nấu lâu mềm hơn loại rau bí nhiều thuốc. Rau bí sạch, ăn sẽ thấy vị ngọt đậm đà và vị bùi của rau bí tự nhiên.

Khánh Phương

Theo

Link gốc:

Bón Phân Gì Cho Rau Sạch? 3 Loại Phân Và Cách Bón Hydroworks

Phân bón hữu cơ

Phân hữu cơ là một trong những thành phần dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của rau.

Phân hữu cơ bao gồm nhiều loại như: Phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phân vi sinh….

Chúng được dùng trong hầu hết các mô hình trồng rau sạch.

Phân bón hữu cơ dùng cho cây có tác dụng:

Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Giúp cải tạo đất làm tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước của đất, kích thích các vi sinh vật có ích phát triển.

Phân hữu cơ thường được sử dụng bằng cách trộn chung với tro trấu, xơ dừa với tỉ lệ thích hợp để bón lót cho cây trồng. Sau mỗi đợt thu hoạch nhà vườn cũng dùng loại phân này để cải tạo cho chất lượng của đất.

Phân vô cơ

Bón phân gì cho rau sạch? Phân vô cơ chứa nhiều loại dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng bao gồm các loại phân có trên thị trường hiện nay như NPK, supe Lân, DAP, Urê…

Loại phân này có đặc tính là dễ tan, tác dụng nhanh hơn các loại phân hữu cơ nên được dùng sớm để phát huy hiệu lực giúp tăng năng suất của cây trồng.

Khi sử dụng phân vô cơ bạn cần chú ý đến liều lượng để tránh gây nên ảnh hưởng đến đất như làm đất bị chai cứng, hóa chua, giảm độ màu mỡ…. Thời điểm bón phân vô cơ phải cách thời gian thu hoạch khoảng 15-20 ngày để đảm an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Phân vi sinh vật cho rau sạch

Phân vi sinh sẽ hỗ trợ, thúc đẩy quá trình phân giải hợp chất vô cơ, hữu cơ khó tiêu trong thành phần dinh dưỡng được cung cấp cho rau sạch.

Chúng sẽ giúp cho cây trồng dễ hấp thụ và phát triển hơn. Loại phân bón cho rau sạch này có tác dụng:

Cách bón phân cho rau sạch

Có 3 cách bón phân cho rau sạch hiệu quả. Sử dụng các phương pháp này tùy vào từng loại phân, bề mặt đất,thiết bị bón phân và từng loại cây trồng khác nhau.

Hạn chế tình trạng bay hơi và bị rửa trôi từ môi trường bên ngoài.

Cung cấp cho rau những hoạt chất tốt để kích thích sự tăng trưởng.

Giúp cây có khả năng chống chịu, kháng lại các loại vi khuẩn, mầm bệnh do vi sinh vật tiết ra.

Hỗ trợ để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón của một số chất dinh dưỡng khác như đạm, kali, lân.

Giúp làm giảm lượng phân hóa học cần dùng.

Làm tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất.

Bón bề mặt đất trồng rau sạch

Bón phân trên bề mặt của đất trồng rau sạch là phương pháp phổ biến và mang lại hiệu quả cao đối với một số chất dinh dưỡng như phân đạm.

Chỉ cần sử dụng tay để rắc đều lên bề mặt của đất trồng rau. Đối phân bón hữu cơ thì nên bón ở dưới lòng đất sau đó lấp lên một lớp đất mỏng hoặc trộn đều bên trên của bề mặt đất để có hiệu quả cao.

Bón cho đất

Phương pháp bón phân này phù hợp với một số loại phân bón cho rau ở dạng hòa tan như phốt pho, kali. Cách này bạn sẽ cho phân vào từng lỗ nhỏ hoặc đào rãnh xung quanh cây trồng và dùng nước tưới đẫm để phân bón ngấm vào đất giúp rau có thể hấp thụ nhanh chóng và phát triển.

Phun lá

Phun lá là cách bón phân rất hiệu quả với một số loại phân bón giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn chất đạm ít quan trọng đối với rau.

Tuy nhiên cách này sẽ khó tính toán và xác định được hàm lượng phân mà cây hấp thụ được là bao nhiêu. Đặc biệt là đối với một số chất như phốt pho, kali…

Người trồng rau sạch phải phân biệt được sự khác nhau giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng.

Trong phân bón lá có chứa chất kích thích sinh trưởng thì sẽ có kèm chất dinh dưỡng.

Nhưng nếu chỉ dùng chất kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây phát triển bên ngoài phù hợp với chất kích thích đó.

Những lưu ý quan trọng khi bón phân cho rau sạch

Để bón phân gì cho rau sạch một cách hiệu quả, các bạn hãy tham khảo một số điều cần lưu ý quan trọng sau:

Trồng thủy canh nên bón phân gì?

Trong mô hình trồng rau sạch thủy canh vì không trồng trong đất nên chất dinh dưỡng cây nhận được đều do phần nước nuôi cây. Tức dung dịch thủy canh.

Bạn chỉ cần chọn 1 loại dung dịch dinh dưỡng thủy canh tốt, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây là được.

Có nhiều loại dinh dưỡng như: bột thủy canh, dung dịch pha sẵn, dung dịch tự pha.

Bạn có thể tham khảo dòng dung dịch thủy canh Masterblend tại Hydroworks. Được phát triển chuyên cho các dòng rau thủy canh như cà chua, rau cải, rau muống,…

Không nên dùng phân hữu cơ tươi để bón hoặc tưới trực tiếp cho rau. Phân cần phải được ủ thật hoại, xử lý để tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh theo tiêu chuẩn.

Không nên dùng nước thải trong sinh hoạt chưa được xử lý để tưới cho hệ thống rau sạch. Điều này sẽ khiến cho rau dễ bị nhiễm bệnh.

Không dùng các loại phân được chế biến từ rác thải để bón rau. Vì trong những sản phẩm này chắc chắn sẽ chứa nhiều loại kim loại nặng gây hại cho cây.

Phân đạm khi bón cho cây càng được pha loãng càng tốt, nên tưới vào gốc, tránh tưới lên lá.

Lượng tưới nước phải thực hiện theo hướng dẫn, phù hợp với loại cây và đất trồng.

Đặc biệt với các cách bón phân trên chắc chắn sẽ giúp bạn chăm sóc một cách tốt nhất cho vườn rau sạch nhà mình.

How to Start an Organic Vegetable Garden (1)

10 Best Organic Fertilizers For Your Vegetable Garden (2)

Phân Bón Lỏng Là Gì?

Phân bón lỏng là các chất vô cơ, được sản xuất công nghiệp và đưa vào đất ở trạng thái lỏng. Phân lỏng bao gồm phân đạm, amoniac lỏng khan, amoniac dạng nước, amoni, dung dịch đậm đặc của amoni nitrat và urê, và phân phức hợp có chứa hai hoặc ba nguyên tố thực vật cơ bản (nitơ, phốt pho và kali) với tỷ lệ khác nhau.

Tại Liên Xô, phân bón lỏng có chứa nitơ bắt đầu được sử dụng vào năm 1956; năm 1969, khoảng 3 triệu tấn phân bón lỏng đã được sử dụng trên các cánh đồng kolkhoz và sovkhoz. Việc sản xuất thử nghiệm trong công nghiệp và sử dụng phân phức hợp bắt đầu vào năm 1966. Phân lỏng được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài. Ở Mỹ, có tới 50% lượng phân đạm và khoảng 10% phân phức hợp được bón dưới dạng chất lỏng. Phân bón lỏng chứa nitơ được sử dụng ở Tiệp Khắc, Đan Mạch và các quốc gia khác, và phân bón lỏng phức hợp được sử dụng ở Pháp, Anh và Canada.

Phân bón lỏng có chứa nitơ (dung dịch amoniac 16,5–20,5 phần trăm, amoniac lỏng khan 82,2 phần trăm, rượu amoniac 35–45 phần trăm) chứa nitơ chủ yếu hoặc độc quyền ở dạng amoniac (NH;}), liên kết chặt chẽ với các hạt đất và không bị rửa trôi bởi mưa hoặc nước tuyết tan. Vì vậy, phân bón lỏng có thể được bón không chỉ vào mùa xuân mà còn vào cuối mùa hè (trong vụ đông) và vào mùa thu (trong vụ xuân năm sau). Phân lỏng được đưa vào đất đến độ sâu cụ thể (để tránh thất thoát amoniac) bằng xe kéo hoặc máy kéo gắn với máy cày hoặc máy xới đất. Dung dịch amoniac và chất lỏng được đưa vào ở độ sâu 10–12 cm và amoniac lỏng khan ở 15–20 cm (tùy thuộc vào trạng thái cơ học của đất). Vì dung dịch amoni nitrat và urê (lên đến 30-32%) không chứa amoniac, chúng có thể được cho vào lớp bón thúc và phun lên bề mặt đất. Liều lượng phân bón lỏng (về nitơ) cũng giống như liều lượng phân bón nitơ rắn.

Phân bón lỏng có chứa amoniac tự do được lưu trữ và vận chuyển trong các bình kín khí. Các bồn thép có thể chịu được áp suất hơi cao đạt tới 2 meganewtons trên mét vuông (20 atm) được sử dụng cho amoniac khan. Xe tăng dùng cho nhiên liệu máy kéo thích hợp với amoniac dạng nước. Amoni yêu cầu bình được làm bằng thép không gỉ, nhôm hoặc nhựa hoặc có lớp phủ chống ăn mòn. Phân lỏng chứa nitơ rẻ hơn đáng kể so với phân rắn và cần ít công lao động hơn để bón chúng.

Phân lỏng phức hợp là dung dịch nước có chứa tới 27% nitơ, phốt pho và kali. Với các chất phụ gia ổn định (keo sét, bentonit) để ngăn chặn sự kết tinh, có thể làm tăng nồng độ các chất thực phẩm trong phân bón lên 40%. Vì phân phức hợp không chứa nitơ tự do nên chúng có thể được bón lên bề mặt trong quá trình cày, xới hoặc bừa và trong quá trình gieo hạt theo hàng khoan.

Tham khảo

Baranov, P. A., D. A. Koren’kov, và I. V. Pavlovskii. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1961.

Baranov, P. A. Zhidkie azotnye udobreniia. Mátxcơva, năm 1966.

Spravochnaia precisionga po khimizatsii sel’skogo khoziaistva. V. M. Borisov biên tập. Mátxcơva, 1969.

P. A. BARANOV

Phân Bón Hóa Học Là Gì

Phân bón hóa học hay còn gọi là phân bón vô cơ. Phân hóa học là loại phân bón sản xuất từ hóa chất hoặc từ các khoáng chất của thiên nhiên. Đây là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm tăng năng suất cây trồng.

Các loại phân bón hóa học

1. Phân đạm

Là một trong những loại phân hóa học khá phổ biến, phân đạm luôn được người dân tin dùng. Phân đạm có tác dụng kích thích quá trình sinh trưởng của cây. Có phân đạm, cây trồng sẽ phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ hoặc quả.

Phân đạm cung cấp Nitơ hóa hợp cho cây trồng dưới dạng ion Nitrat NO3- và ion amoni NH4+. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá bằng hàm lượng % N trong phân.

Một số loại phân đạm thường dùng: phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure.

a. Phân đạm amoni

– Phân đạm amoni là tổng hợp các muối amoni: NH4Cl, NH4NO3, (NH4)2SO4…

– Cách sử dụng: Bón thúc và chia làm nhiều lần.

Chú ý: Phân đạm amoni không thích hợp với đất chua vì phân có chứa nhiều amoni (axit) càng làm tăng độ chua của đất.

b. Phân đạm Nitrat

– Phân đạm Nitrat là tổng hợp các muối nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2…

– Cách sử dụng: Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ. Bón cho cây trồng công nghiệp: bông, chè, café, mía…

– Phân đạm nitrat tan nhiều trong nước, dễ chảy rửa. Nên khi bón phân cho đất, nó tác dụng nhanh với cây trồng, nhưng cũng dễ bị nước mưa rửa trôi.

– Cách sử dụng: Bón đều không bón tập trung cây sẽ bị bội thực N, có thể trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá.

2. Phân lân

Một loại phân bón vô cơ khá phổ biến không kém gì phân đạm chính là phân lân. Phân lân cung cấp nguyên tố photpho cho cây dưới dạng ion photphat. Dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng P2O5 tương ứng với lượng P có trong thành phần của nó.

Phân lân rất cần thiết cho cây đặc biệt là ở thời kì sinh trưởng. Phân lân thúc đẩy các quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng của thực vật. Phân lân có tác dụng làm cho cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.

Phân lân được chia thành 2 loại là phân lân nung chảy và Supephotphat

a. Phân lân nung chảy

Phân lân nung chảy có thành phần chính lá Ca3(PO4)2

Phân lân nung chảy không tan trong nước, nên cây khó hấp thụ, thích hợp với đất chua và các loại cây ngô đậu.

b. Supephotphat

Supephotphat có thành phần chính là muối tan canxihidrophotphat Ca(H2PO4)2. Bao gồm 2 loại là supephotphat đơn và supephotphat kép.

3. Phân Kali

Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố Kali dưới dạng ion K+. Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá theo tỉ lệ % K2O tương ứng với lượng Kali có trong thành phần của nó.

Phân Kali giúp cho cây hấp thu nhiều đạm hơn, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ và chất dầu. Ngoài ra phân Kali còn giúp cây trồng tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn.

Bón phân kali, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri rất hữu ích cho cây trồng. Phân Kali tác dụng tốt với: chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối, khoai, bông…

Chú ý: Nên bón phân Kali vừa đủ. Bón thừa Kali có thể gây đến tác động xấu lên rễ, làm cây teo rễ.

4. Một số loại phân bón hóa học khác

Ngoài các loại phân khá phổ biến trên, phân bón hóa học còn có các loại phân khác phù hợp với từng loại nhu cầu của cây trồng.

a. Phân hỗn hợp

Đây là loại phân chứa cả 3 nguyên tố N, K, P hay còn gọi là phân NKP. Phân này được tạo ra nhờ trộn cả 3 loại phân đơn trên. Mức độ các loại phân tùy thuộc vào loại đất sử dụng và loại cây trồng sản xuất.

b. Phân phức hợp

Phân phức hợp là hỗn hợp các chất được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học. Phân phức hợp còn được sản xuất bằng cách hóa hợp (phân hóa hợp). Loại phân này các dinh dưỡng được hóa hợp theo các phản ứng hóa học.

c. Phân vi lượng

Là loại phân chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất. Nên bón phân vi lượng cùng với phân vô cơ hoặ hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất.

Cách sử dụng phân bón hóa học

+) Do có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan và hiệu quả nhanh nên phân đạm, kali dùng để bón thúc là chính. Phân đạm, kali cũng có thể bỏ lót nhưng phải bón với lượng nhỏ

+) Phân lân khó hòa tan nên dùng để bón lót, để có thời gian cho phân bón hòa tan

+) Phân hỗn hợp NPK có thể dùng bón lót hoặc bón thúc.

4 điều cần nhớ khi sử dụng phân bón hóa học 1. Lựa chọn loại phân bón phù hợp

Trên thực tế, có khá là nhiều các loại phân bón để bà con lựa chọn và sử dụng. Tuy nhiên với từng loại cây, với từng loại đất, thì việc lựa loại phân bón phù hợp và vô cùng cần thiết.

Lựa chọn loại phân bón phù hợp chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Việc lựa chọn sai đồng nghĩa với việc nó sẽ gây ra rất nhiều tác động xấu. Tuy nhiên, nếu lựa chọn tốt, sẽ phát huy được tối đa hiệu quả giúp cây trồng có thể đạt năng suất tốt nhất.

2. Bón phân hóa học đúng thời điểm và đúng liều lượng

Một yếu tố cũng đáng quan tâm, chính là bón phân đúng thời điểm. Với từng loại cây khác nhau, ở mỗi giai đoạn sinh trưởng sẽ cần lượng dinh dưỡng khác nhau. Việc bón phân đúng thời điểm sẽ phát huy hiệu quả của loại phân đã chọn.

Ngoài ra, nên bón phân vừa đủ, theo đúng hướng dẫn cũng vô cùng quan trọng. Việc bón quá thừa sẽ gây lãng phí, làm cây bị bội thực, có thể làm cây chết nhất là bón phân vi lượng. Còn khi bón quá ít, cây sẽ thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

4. Bón phân hóa học cân đối

Ngoài các yếu tố trên, bà con cũng cần phải tính toán để có thể bón phân hóa học được cân đối nhất. Bà con nên tìm hiểu xem cây trồng của mình đang thiếu chất dinh dưỡng nào để mang đến những phương pháp bổ sung hiệu quả. Điều này sẽ giúp cho cây được tăng trưởng ở mức độ cao nhất ngoài ra còn cải thiện độ phì nhiêu để bảo vệ đất trồng

Tag: violet bài hại