Top 3 # Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc Vàng

Kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa cúc vàng:

Cây cúc vàng vụ đông có thêm 2 – 4 nhánh cành lộc, thân cây thẳng mập, bộ lá xanh đẹp, có hoa nở, hoa nụ, sẽ rất dễ bán và bán được giá cao…

1. Thời vụ trồng: 1 – 5/10. Cần theo dõi dự báo thời tiết, nếu vụ đông rét ít thì trồng muộn hơn so với thời vụ 3 – 5 ngày. Nếu vụ đông rét nhiều trồng sớm hơn 2 – 3 ngày.

2. Đất trồng: Cát pha hoặc thịt nhẹ giàu mùn, tưới tiêu thuận lợi.

3. Tiêu chuẩn cây giống: Cần mua cây giống từ các cơ sở nhân giống hoa cúc uy tín (Viện Nghiên cứu Rau quả) để có được cây giống trẻ về tuổi sinh lý và mập khỏe, sạch bệnh, tối thiểu có 4 – 6 rễ, cây cao 6 – 8cm.

4. Phân bón :

/1 sào Bắc bộ: 800 – 1.000kg phân chuồng hoai; 25 – 30kg lân supe; 4 – 5kg clorua kali; 20 – 25kg vôi bột; 2 – 3kg đạm urê và 6-7kg NPK Đầu trâu xanh 16-16-13.

5. Kỹ thuật trồng, chăm sóc

Ruộng cày phơi ải  7 – 10 ngày, làm nhỏ đất, lên luống rộng 1 – 1,2m, cao 20 – 25cm, rãnh luống 30cm. Rẽ đất mặt luống trồng cây, hàng cách hàng 14cm, cây cách cây 10cm, mật độ 1,5 – 1,7 vạn cây/sào. Trồng chìm toàn bộ phần rễ cây, nén nhẹ gốc cây, tưới nước ngày 2 lần (sáng, tối) tới khi cây bén rễ hồi xanh.

Phân bón lót: Vôi bột bón kết hợp cày lật đất. 50% phân chuồng + 50% phân lân trộn đều với đất mặt luống, san phẳng, tiến hành trồng cây.

Bón thúc lần 1: Khi cây bén rễ hồi xanh phun bón lá Siêu lân 2 lần cách nhau 7 ngày.

Bón thúc lần 2 (sau trồng 10 ngày): 100% lượng đạm urê + 100% lượng clorua kali pha loãng tưới.

Bón thúc lần 3 (sau trồng 25 ngày): 100% lượng NPK Đầu trâu, rắc mặt luống kết hợp tưới nước.

Bón thúc lần 4 (sau trồng 40 ngày): Hết số phân chuồng, phân lân còn lại.

Ngoài ra, từ sau trồng đến cây phân hóa mầm hoa, định kỳ 7 ngày/1 lần phun bón lá Atonik.

Suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của ruộng cúc không được xới xáo mặt luống.

Khi cây cao 25 – 30cm tiến hành làm giàn lưới dây nilon ô vuông (mỗi cây hoa trong 1 ô lưới), giữ cho cành hoa thẳng, tránh đổ ngã. Kéo căng các đầu dây lưới nilon buộc níu chặt vào hệ thống cọc tre cắm cố định trong đất ở đầu và mép luống hoa).

Thường xuyên ngắt bỏ các mầm nhánh phát sinh từ lách lá, chỉ để lại 3 – 4 mầm nhánh cho phát triển thành các cành nhánh phụ.

Các cành nhánh phụ cần được chọn từ những mầm nhánh liên tiếp mọc từ lách lá thứ 7 – 11 (tính từ lá cuối cùng ngọn cây). Các cành nhánh phụ này phát triển đến cuối vụ sẽ sinh thêm nhiều nụ hoa – dân dã gọi là cành lộc, có ý nghĩa về phong thủy, được người người tiêu dùng ưa chuộng.

Khi cây cúc chuyển sang phân hóa mầm hoa, chiều cao cây còn thấp dưới 55cm, cần bón bổ sung chế phẩm GA3 kích thích cây tăng trưởng (1 gram GA3 hòa tan trong 40 – 50 ml cồn 70 độ rồi pha loãng với 20 lít nước sạch phun/1 sào). Trước và sau phun GA3 khoảng 4 – 5 ngày, phải bón thêm cho mỗi sào cúc 2 – 3kg NPK Đầu trâu xanh để cây hoa tăng trưởng cân đối.

6. Điều chỉnh hoa nở đúng thời vụ

Nếu ruộng cúc sinh trưởng khỏe, mà chậm phân hóa mầm hoa, hoa nở muộn hơn so với thời vụ, cần dừng tưới nước, hãm ruộng khô. Trong khi hãm ruộng khô nếu thời tiết có mưa, bón kali hoặc xới xáo nhẹ làm đứt 12 – 15% bộ rễ cây, cây cúc sẽ chuyển sang phân hóa mầm hoa.

Nếu sau trồng 20 – 25 ngày đã thấy các ngọn cúc có dấu hiệu chùn lại, lá nhỏ và xếp mau hơn, nhiệt độ không khí xuống dưới 13 độ C, cần thắp bóng điện 75W từ 17 – 21 giờ tối 20 – 25 ngày liên tục (mỗi tối thắp 3 – 4 giờ). Bóng điện treo cao hơn ngọn cúc 0,8 – 1m. 5 – 6m2 thắp 1 bóng.

7. Phòng trừ sâu bệnh

đPhòng trừ sâu bệnh kịp thời theo khuyến cáo của cán bộ BVTV chuyên ngành. Chú ý 1 số đối tượng gây hại nguy hiểm như bệnh sương mai, sâu xanh, sâu khoang, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, bọ trĩ… Có thể phối hợp 1 số loại thuốc Ridomil 72MZ, Pegasus, Sumicidin, Carbamec… Phun định kỳ 15-20 ngày/ 1 lần từ sau trồng đến trước thu hoạch hoa 15 ngày.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Hoa Cúc Vạn Thọ

Cúc vạn thọ mang ý nghĩa của sự đau buồn, nổi thất vọng, lòng ghen ghét. Ngoài ra nó còn tượng trung cho sự trường tồn vĩnh cửu. Loại hoa này được rất nhiều gia đình dùng làm hoa thờ cúng hoặc trồng trang trí trong vườn.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, giỏ tre, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng hoa cúc vạn thọ. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Cúc vạn thọ có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống hoa vạn thọ của Pháp, Thái Lan… Bạn có thể chọn 2 giống chủ yếu là vạn thọ lùn và vạn thọ cao. Vạn thọ lùn có thể trồng quanh năm, thích nghi rộng, cây cao 40 – 45cm, thời gian từ khi gieo hạt đến lúc nở hoa hoàn toàn là 60 – 65 ngày. Vạn thọ cao rất thích hợp trong Tết Nguyên đán, có thể trồng quanh năm, cây cao 65 – 70cm, thời gian từ lúc gieo đến nở hoa hoàn toàn là 65 – 70 ngày.

Tưới nước vào bầu hay đất gieo trước khi gieo hạt. Mỗi bầu chỉ cho một hạt nếu gieo từng hạt thì chú ý cắm đầu nhỏ của hạt xuống đất. Khi gieo xong thì chỉ tưới nhẹ lại cho đủ ẩm.

Bầu/khay/liếp được đặt cách mặt đất 20 – 25cm. Giàn đỡ bầu nên có kẽ hở để thoát nước tốt.

Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3 – 5 ngày hạt sẽ nảy mầm, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. 5 ngày sau khi gieo thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10h đậy lại. Và sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt. Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.

15 – 17 ngày sau gieo thì cấy cây con ra giỏ, đối với vạn thọ lùn thì giỏ trồng có đường kính 20 – 25cm, vạn thọ cao thì giỏ trồng có đường kính 25 – 30cm, dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt đáy để thoát nước. Chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát.

Trong 3 ngày đầu chỉ tưới phun sương trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa hoặc thấy nhiều nước cần phải xới xáo cho đất trong giỏ thoáng và thoát nước nhanh.

10 ngày sau khi gieo cây, tiến hành bón phân hữu cơ, phân gà, phân dê, phân trùn quế… cho cây. Cứ khoảng 10 – 15 ngày bón 1 đợt.

Sau khi trồng được 30 – 35 ngày là cây vạn thọ đủ kích thước để tỉa ngọn (bấm đọt). Đối với cây phát triển tốt thì ta có thể tỉa ngọn và để lại 5-6 cặp lá, cây phát triển kém thì để lại 4 căp. Cứ 1 cặp lá sẽ cho ta 2 bông chính sau này.

Vạn thọ lùn nở hoa sau 60 – 65 ngày trồng. Vạn thọ cao thời gian từ lúc gieo đến nở hoa hoàn toàn là 65 – 70 ngày.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Cúc Đúng Kỹ Thuật

Cây hoa cúc là loại dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên để hoa ra nhiều và đúng thời vụ thì bạn cần có thực hiện chuẩn thao tác, đúng quy trình và kỹ thuật.

1. Có mấy loại hoa cúc?

Hoa cúc là loại hoa không những đa dạng về chủng loại, đa dạng về màu sắc, có độ bền nhất định. Hoa cúc là cây nhất niên, ưa sáng, thích hợp trồng nơi có nhiều ánh sáng như nước ta. Chính vì thế, cây hoa cúc được trồng phổ biến ở nước ta và được ứng dụng nhiều trong đời sống.

Cây hoa cúc được chia là hai loại, hoa đơn và hoa kép nhưng đều có đặc điểm chung là: Cây mọc thành bụi, thân mềm, thanh mảnh. Dáng hoa cúc rất đẹp, hương thơm dịu dàng. Lá cúc to gần bằng nửa bàn tay, xẻ thành những thuỳ sâu, mềm mại, mọc so le trên thân.

Khóm cúc chỉ cao độ năm sáu tấc, mọc tỏa ra. Cánh hoa xòe tròn, xếp thành nhiều lớp bao quanh nhuỵ. Cây hoa cúc dễ trồng, dễ chăm sóc, cây cho hoa đẹp và ra hoa quanh năm.

Hiện nay trong sản xuất có 2 loại cây hoa cúc chính là cúc cành (có nhiều bông) như: Chi trắng, Muống hồng, Tia sao… và cúc đơn (có một bông) như CN43, vàng Đài Loan, tím sen.

Tuy nhiên, bạn nên chọn những giống cây hoa cúc mới, đẹp và hợp thị hiếu người tiêu dùng. Các giống cúc Hà Lan, Nhật Bản thường được thị trường ưa chuộng và tuỳ vụ trồng mà chọn giống cho thích hợp.

2. Ý nghĩa và công dụng của hoa cúc trong đời sống

Hoa cúc rất bình dị và đơn sơ đến lạ, chính nét giản đơn ấy lại trở thành một điều đáng yêu và đáng thích, mà không có loài hoa nào có được. Hoa cúc nhẹ nhàng, gần gũi, mang lại nhiều cảm xúc cho người ngắm.

Ngày trước, hoa cúc vốn chỉ có vào mùa thu, nhưng ngày nay, hoa cúc có vào hầu hết các tháng, có lẽ cũng bởi sự đa dạng của chính loài hoa này và cũng bởi, con người ngày càng biết “định hướng” thiên nhiên.

Những cành cúc trắng mang lại hạnh phúc với ý nghĩa về lòng cao thượng, sự chân thực, ngây thơ và trong sáng.

Những cành cúc tây lại khiến người ta cảm thấy chín chắn, và niềm tin về một tình yêu muôn màu.

3. Nên trồng hoa cúc vào thời gian nào?

Nhờ sự đa dạng và phong phú về giống và sự dễ thích nghi với điều kiện sinh thái mà cây hoa cúc có thể trồng được quanh năm ở nước ta. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất ta có thể căn cứ vào các yếu tố sau để xác định thời vụ trồng thích hợp:

Vụ Xuân hè: Trồng tháng 3, 4, 5 để có hoa vào tháng 6, 7, 8

Vụ Hè thu: Trồng tháng 5, 6, 7 để có hoa vào tháng 9, 10, 11

Vụ Thu đông: Trồng tháng 8, 9 để có hoa vào tháng 12, 1

Vụ Đông xuân: Trồng tháng 10, 11 để cúc ra hoa vào tháng 1, 2

Tìm hiểu thêm Ý nghĩa phong thủy của hoa cúc

4. Quy trình trồng hoa cúc đúng kỹ thuật

Chuẩn bị đất trồng cây hoa cúc

Bạn nên chọn khu đất cao, thoát nước, có đầy đủ ánh sáng và có chế độ luân canh thích hợp. Đất phải được cày sâu bừa kĩ và phơi ải.

Cách lên luống như sau: Chân luống rộng 1,1-1,2m, mặt luống rộng 80- 90 cm, luống cao 25 – 30 cm.

Liều lượng, cách bón lót (cho 1 sào Bắc bộ/360m2): 2 tấn phân chuồng hoai mục + 50kg super lân (hoặc 100kg phân vi sinh sông Gianh) trộn đều, bón trước khi trồng 10 – 12 ngày.

Trồng cây hoa cúc đúng kỹ thuật

Với những cây hoa cúc có giống to, đường kính từ 8 – 12cm, thì bạn trồng với mật độ 40 cây/m2 (tức là 14.000 – 15.000 cây/sào bắc bộ), như cúc CN43, Vàng Đài Loan, Tím sen…

Với những cây hoa cúc có giống nhỏ, đường kính từ 2 – 5 cm, thì bạn trồng với mật độật độ từ 30- 35 cây/m2, như Chi trắng, Muống hồng, Tia sao, Tím lồi…

5. Kỹ thuật chăm sóc cây hoa cúc

Cây hoa cúc là loại dễ chăm sóc tuy nhiên để hoa ra nhiều và đúng thời vụ thì bạn cần có chế độ chăm sóc chuẩn chỉ như sau:

Tưới nước

Cúc cần tưới nước trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nhưng không cần nhiều. Trời hanh khô ngày tưới 2 lần, những ngày đầu việc tưới nước phải nhẹ nhàng không để cho các lá gần gốc bị dính đất hoặc bùn. Khi cây lớn cần tưới đủ ẩm, do cúc có khả năng chịu hạn hơn chịu úng nên tuyệt đối không để cúc bị ngập nước hoặc trồng ở nơi đất trũng.

Bón phân

Lượng phân cần cho suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc như sau: (tính cho 1 sào Bắc Bộ):

Phân chuồng nguyên chất: 500kg + Đậu tương phế phẩm: 100kg + Phân lân super: 30kg (cả ba loại này phải ngâm ủ hoai trước khi dùng ít nhất 15 ngày)

Phân đạm ure: 10kg

Phân Kali sunphat: 10kg

Bón làm 4 đợt:

Đợt 1: 2 kg đạm + 1/4 lượng phân chuồng, cùng hoà vào nước. Tưới sau trồng 2 – 3 tuần.

Lượng phân còn lại (8kg đạm ure + 10kg Kali sunphat + phân chuồng) chia đều làm 3 lần và hoà vào nước phân chuồng ngâm tưới, cứ 10 – 15 ngày tưới một lần, tưới đến khi cây cúc bắt đầu hình thành nụ thì dừng lại.

Làm cỏ, tỉa cành cho cây hoa cúc

Làm cỏ thường xuyên, việc vun xới được tiến hành khi cây còn nhỏ, khi cây lớn cần hạn chế để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ.

Đối với cúc 1 bông phải tỉa bỏ các cành nhánh phụ và nụ con, chỉ để 1 nụ to trên thân chính, dùng tay nhẹ nhàng vặt bỏ các nụ này. Đối với cúc chùm nên tỉa bớt các cành tăm, cành mọc gần sát gốc cây và ngắt bỏ nụ chính để các nụ bên phát triển đồng đều.

Tìm hiểu thêm: Cách trồng hoa cúc vạn thọ

6. Các loại sâu bệnh và cách phòng ngừa

Bệnh Rệp: thường gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân. Có thể dùng Karate 2,5 EC 10 – 15ml/bình 10l, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND.

Bệnh sâu xanh hoặc sâu cuốn lá: Có thể dùng Pegasus 500DD 5 hoặc Arrivo.

Bệnh đốm lá: dùng Topsin M-70WP 5 – 10g/bình 8 lít.

Bệnh phấn trắng: dùng Anvil 5SC hoặc Score 250 ND.

Bệnh đốm nâu: Ngoài Score 250 ND hoặc Anvil 5 SC, có thể dùng thêm Roval WP với nồng độ 0,15%.

Bệnh gỉ sắt: dùng Zineb 80WP 20 – 50g/10 lít hoặc Anvil 5 SC.

Bệnh đốm vòng: sử dụng Daconil 500SC 0,2% hoặc Altracol 70 BHN liều lượng 1,5 2 kg/ha.

Bệnh héo vi khuẩn: sử dụng Streptomicin, nồng độ 100 – 150ppm để trừ khuẩn.

Thông tin hữu ích: Gợi ý cách kết hợp hoa ly, hoa hồng và hoa cúc

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Cúc Chậu

THÔNG TIN CHUNG

1. Nhóm tác giả: KS. Phan Ngọc Diệp, ThS. Bùi Thị Hồng, ThS. Chu Thị Ngọc Mỹ, TS. Trịnh Khắc Quang, TS. Đặng Văn Đông

2. Cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả

3. Nguồn gốc xuất xứ:

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài: “Nghiên cứu tuyển chọn giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất một số chủng loại hoa chậu có giá trị cao ở các tỉnh phía Bắc”. 

4. Phạm vi áp dụng:

Áp dụng cho vùng Đồng bằng sông Hồng

5. Đối tượng áp dụng:

Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất hoa cúc chậu

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC CHẬU

I. Giới thiệu chung

Hoa cúc là một trong những loại hoa được ưa chuộng, có giá trị kinh tế cao, màu sắc đa dạng, bảo quản và vận chuyển dễ dàng. Bên cạnh hoa cúc cắt cành truyền thống, hiện nay hoa cúc trồng chậu với ưu điểm tươi lâu, thời gian sử dụng dài, có thể đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng khác nhau như trang trí trong gia đình, trang trí tiền sảnh hay ngoài trời, đang được phát triển ở nước ta với quy mô, diện tích ngày càng cao. 

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc chậu

1. Thời vụ trồng

Trồng hoa cúc chậu vào vụ Đông xuân: Trồng tháng 10 hoa cúc chậu đạt năng suất và chất lượng hoa tốt nhất, thu hoa chậu vào đúng dịp tết nguyên đán, nâng cao giá trị kinh tế.

2. Chuẩn bị nhà che

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng hoa cúc chậu trong nhà có mái che; có thể dùng nhà lưới hiện đại, nhà lưới đơn giản hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện canh tác.

3. Giá thể trồng

Yêu cầu giá thể: tơi xốp, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, sạch nấm bệnh và vi khuẩn.

Giá thể là hỗn hợp gồm ½ đất phù sa +  ¼ phân chuồng + ¼  xơ dừa cho năng suất và chất lượng hoa cúc chậu là lớn nhất 

Phun đều Ridomil (nồng độ 3g/lít) để xử lý nấm bệnh trong giá thể trước khi trồng.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

4.1. Tiêu chuẩn cây giống

4.2. Kỹ thuật trồng

Tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp. Chậu có kích thước 30x 15x 20cm ( chiều cao x đường kính đáy x đường kính miệng chậu) có thể trồng 5 cây/chậu.

Cách trồng: Cho giá thể đã xử lý nấm bệnh vào chậu cao cách miệng chậu 5cm. Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 -15cm (tính từ mép chậu).

4.3. Điều tiết sinh trưởng cho hoa cúc

Nếu trồng cúc chậu vào thời vụ tháng 11, cần chiếu sáng bổ sung liên tục trong 10 ngày sau trồng (4h mỗi ngày từ 22h đến 2h sáng hôm sau), cứ 6m2 đặt 1 bóng 75W, chiều cao bóng đèn từ 0,8- 1m so với ngọn cây. 

4.4. Kỹ thuật tưới nước

Khi mới trồng xong để cây dễ bén rễ hồi xanh nên tưới 2 lần/ngày. Sau đó tưới nước để duy trì ẩm độ đất 65-70% để cây sinh trưởng phát triển.

4.5. Kỹ thuật bón phân

Sau trồng 2 tuần thì tiến hành bón thúc cho cây. Thường sử dụng phân bón Đầu trâu (20-20-15 + TE) với liều lượng 2kg phân/200lít nước cho 100m2 .Định kỳ 10 ngày tưới 1 lần.

Ngoài ra có thể dung thêm chất kích thích sinh trưởng Atonik 1,8DD phun cho cây với liều lượng 10ml/bình 8 lít nước, 10 ngày phun một lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

5. Thu hoạch, bảo quản và sử dụng hoa chậu

Khi nụ hoa bắt đầu chuyển màu và hé nở thì có thể đem đi sử dụng. Nếu vận chuyển đi xa dùng dây buộc tán hoa vào để tránh ảnh hưởng đến chất lượng hoa. Xếp các chậu khít nhau để giảm va đập khi vận chuyển. 

Trong quá trình sử dụng, tùy thuộc vào thời tiết nhưng thông thường 3 ngày tưới nước 1 lần, mỗi lần tưới 500ml/chậu. Chỉ tưới nước vào gốc cây, tránh tưới nước lên hoa để tăng tuổi thọ của hoa.

6. Phòng trừ sâu bệnh

6.1. Sâu hại

6.1.1. Rệp : – Triệu chứng: Thường làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, nụ bị thui, hoa không nở được hoặc dị dạng, gây hại nặng ở vụ Xuân hè và Đông xuân. 

– Phòng trừ: Có thể dùng Karate 2,5 EC liều lượng10 – 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400WP hoặc Supracide 40ND liều lượng10 – 15 ml/bình 10 lít…

6.1.2. Sâu vẽ bùa : – Triệu chứng: Sâu non nằm dưới biểu bì lá, lấy thức ăn tạo thành đường ngoằn ngoèo màu trắng, phá hoại tế bào và diệp lục. 

– Phòng trừ: Dùng bẫy màu vàng dẫn dụ con trưởng thành. Sử dụng thuốc có chất bám dính mạnh như Padan, Supathion 40 EC liều lượng 15- 20ml/ bình 10 lít …

6. 2. Bệnh hại

6. 2.1. Bệnh đốm lá : –  Triệu chứng: Vết bệnh thường có dạng hình tròn hoặc bất định màu nâu nhạt hoặc nâu đen, nằm rải rác ở mép lá hoặc gân lá. Bệnh phát triển mạnh khi độ ẩm cao.

– Phòng trừ: Score 250ND liều lượng 10ml/bình 10 lít, 10 ngày phun 1 lần.

6.2.2. Bệnh gỉ sắt : – Triệu chứng: Vết bệnh dạng ổ nổi, màu gỉ sắt hoặc da cam, thường xuất hiện ở cả 2 mặt lá, bệnh nặng làm cháy lá, lá vàng, rụng sớm. 

– Phòng trừ: Sử dụng Zineb 80 WP liều lượng 20 – 50g/10 lít, Anvil 5 SC liều lượng 5-10ml/bình 10 lít, thuốc có chứa gốc lưu huỳnh…

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA CÚC CHẬU

Các tin khác

Dach sách Quy trình và tiến bộ kỹ thuật hoa và cây cảnh –