Top 7 # Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Sầu Riêng

Cây sầu riêng có tên khoa học là Durian, cây được trồng nhiều ở khu vực Thái Lan, Việt Nam, Mianma, Campuchia… Sầu riêng có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng làm thực phẩm. Thông thường sầu riêng được dùng để ăn tươi, làm bánh keo, phụ gia… rễ và lá làm thuốc hạ sốt, trị vàng da do gan…

Hiện tại diện tích trồng cây sầu riêng ở nước ta chiếm hơn 15.000ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long, Lâm Đồng… giống sầu riêng trồng chủ yếu ở nước ta: sầu riêng Ri6, Monthong, Chuồng bò…

2.Kỹ thuật trồng Sầu riêng là cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nhà nông

I.Khái quát cây sầu riêng

Sầu riêng là cây thuộc vùng nhiệt đới, chính vì thế, nhiệt độ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển là trong khoảng từ 22 – 30 0C.

Đây là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập nước, chính vì thế nhà vườn cần đảm bảo lượng nước tưới cho cây vào mùa khô và hạn chế ngấp úng vào mùa mưa.

Cây sầu riêng có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để đạt năng suất, chất lượng cao thì bà con nên trồng sầu riêng ở vùng đất thịt pha cát hoặc đất phù sa, bazan…

Sầu riêng thuộc cây thân gỗ lớn, cây trưởng thành có thể cao từ 25 – 30m, cây có tán lá thưa.

Rễ của cây có thể ăn sâu xuống lòng đất 7- 9m, nhưng cây rất dễ bị bất gốc khi gặp gió lớn, nên bà con cần trồng các loại cây chân gió xung quanh vườn, cũng như cần có các biện pháp chống đỡ cây trong mùa mưa bão.

Sau khi trồng khoảng 3 – 4 năm cây sẽ cho thu hoạch. Quả sầu riêng có màu xanh, xung quanh có gai nhọn, quả chín có màu vàng, bao quanh hạt sầu riêng là phần thịt quả có vị ngọt, béo, rất thơm.

Sầu riêng có mùi thơm đặc trưng với những người không quen ngửi mùi sầu riêng sẽ có cảm giác khó chịu, nhưng với những người thích ăn sầu riêng thì lại có thể gây thương nhớ.

Lá sầu riêng là lá đơn mọc so le, mặt dưới có mùa hơi vàng nâu, hoa của cây sầu riêng là hoa lưỡng tính mọc thành từng chùm, đặc biệt hoa sầu riêng mọc ở thân cây, thân cành chứ không mọc ở hoa ở đầu cành như những loài cây khác.

II.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng

1.Nhân giống cây sầu riêng

Có nhiều cách để nhân giống cây sầu riêng, việc tự nhân giống sầu riêng sẽ giúp bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư, chất lượng giống tốt hơn.

1.1 Nhân giống bằng phương pháp hữu tính

Phương pháp này bà con sử dụng hạt sầu riêng để nhân giống bằn cách ươm hạt. Bà con chọn những hạt từ những quả cơm vàng, không sâu bệnh, hạt bụ bẫm, rồi ươm vào bầu hặc gieo trực tiếp xuống hố trồng.

Mỗi hố như vậy bà con gieo từ 2 – 3 hạt, khi cây phát triển bà con chọn cây phát triển khỏe, mạnh nhất, loại bỏ các cây kém phát triển, chỉ để lại 1 cây/hố trồng.

Phương pháp nhân giống này ít được bà con nhà nông sử dụng bởi cây sầu riêng nhân giống bằng phương pháp hữu tính cho thu hoạch muộn, phải từ 8 – 9 năm cây mới bắt đầu cho thu hoạch.

1.2 Nhân giống bằng phương pháp vô tính : ghép cành chữ U, T

Về ghép cành chữ U: Ở trên gốc ghép, bà con dùng dao sắc nhọn tạo hình chữ U, bà con cẩn thận khi tạo hình không được chạm vào phần gỗ lõi bên trong. Sau đó tách ở trên cây mẹ một mắt ghép sao bằng với vết cắt ở trên gốc ghép. Sau đó đặt mắt ghép lên gốc ghép rồi lấy dây nilon quấn chặt mắt ghép lại.

Với cách ghép chữ T, hay tam giác đều làm tương tự cách làm với mắt ghép chữ U.

1.3 Nhân giống bằng tháp cành: có 2 phương pháp tháp cành chính: tháp nêm ( ghép nêm) và tháp ngọn ( ghép ngọn)

Đối với phương pháp ghép nêm bà con nên sử dụng gốc tháp khoảng 3 – 5 tháng tuổi, phần thân thật có đường kính khoảng 4 – 5cm. Cành ghép chọn cành còn non, màu xanh nhạt đường kính 4 – 5mm, dài khoảng 30cm, chon cành mọc từ các cành chính hay từ thân chính.

Đối với tháp ngọn: bà con sử dụng tháp từ 2 – 4 tháng tuổi, trước ngày ghép bà con chuẩn bị tháp ghép trước 10 – 20 ngày.

1.4 Chiết cành sầu riêng

Bà con nên chiết cành giữa mùa mưa, cành chiết là những cành khỏe mạnh, sạch sâu bệnh nên chọn các cành mới chuyển từ giai đoạn cành non qua trưởng thành, lá ở đọt chưa nở hết.

Cách làm bà con dùng dao sắc khoanh một đoạn vỏ khoảng từ 5 – 9cm, tùy vào kích thước của cành chiết để diều chỉnh.

Chỗ khoanh vỏ cách ngọn cành khoảng 60 – 70cm. Sau đó bà con loại bỏ phần tượng tầng (phần nhầy) ở trên vết cắt, phần này thường rất mỏng nên bà con cần làm cẩn thận để tránh làm tổn thương lỏi cât khiến cành chiết bị thối.

Sử dụng đất bùn, xơ dừa… để tạo thành giá thể bọc quanh, tạo thành bầu to ở xung quanh chỗ chiết. Rồi dùng bao bố, nilon… bao lại.

Bà con cần thường xuyên thăm vườn, những ngày mưa không cần phải tưới nước, nhưng những ngày nắng bà con cần cung cấp độ ẩm, tránh để bầu chiết bị khô. Sau khi bầu chiết ra rễ bà con có thể đưa ra trồng.

Việc phòng ngừa sâu bệnh hại trên cây sầu riêng đóng vai trò rất quan trọng quyết định đến chất lượng trái sầu riêng

Sau khi chọn được giống cây khỏe, chất lượng, sạch sâu bệnh bà con tiến hành trồng mới. Thường bà con nên chọn cây giống thẳng, rễ phát triển tốt, có từ 3 cành trở lên, cây giống cao khoảng 80cm, đường kính cây giống khoảng 0,8cm trở lên.

Bà con lưu ý bà con tiến hành đào hố, bón lót trước khi trồng khoảng 15-20 ngày bằng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh. Trong quá trình đó bà con tiến hành giữ ẩm cho hố.

Bà con nên trồng thưa để vườn cây được thông thoáng, cây khỏe mạnh, mật độ 70 – 100 cây /ha, khoảng cách 10 – 12m/cây.

– Bước 1:Trước khi trồng mới bà con nên đảo phân ở trong hố từ trên xuống dưới, ngoài vào trong cho phân được đều khắp hố.

– Bước 2: Ở trong hố trồng bà con tạo điểm đặt cây sầu riêng, tùy theo kích thước của bầu để bà con tạo hố cho phù hợp. Ở giữa hố trồng bà con đào một lỗ sâu khoảng 20cm, có đường kính lớn hơn bầu ươm 1 – 2cm.

– Bước 3: Bà con dùng dao hoặc kéo sắc cắt bỏ phần rễ thừa, rễ cong. Sau đó nhẹ nhàng rạch một đường dài dọc bao bầu cẩn thận không làm bể bầu. Đặt bầu cây vào hố trồng, sao cho mặt bầu cao hơn miệng hố khoảng 2 – 3cm. Rồi nhẹ nhàng tách vỏ bầu ra khỏi bầu ươm, tránh làm hư hại bộ rễ cây.

Khi đặt bầu bà con cố gắng đặt cho cây giống thẳng, không nên đặt bầu ươm quá nông hoặc quá cạn.

– Bước 4: Bà con phủ đất lên mô mà nén chặt, bà con nên phủ đất ở ngoài thấp hơn miệng bầu khoảng 1 – 2m để khi tưới,nước không bị đọng lại ở rễ cây.

– Bước 5: Cắm cọc giữ câyBà con có thể sử dụng cọc tre, nứa, gỗ… dài khoảng 1 – 2m, có đường kính 2-3cm tùy theo kích thước của cây giống đẻ làm giá đỡ cho cây.

– Bước 6: Tưới nước sau khi trồng, bà con tiến hành tưới nước, giữ độ ẩm cho cây sau khi trồng.

– Bước 7: Che nắng. Bà con có thể sử dụng lá chuối, cây, lá dừa khô… để tiến hành che nắng cho cây con mới trồng, đồng thời bà con sử dụng rơm,, lá cay khô… để tủ gốc giữ ẩm cho cây.

4.Kỹ thuật bón phân cho cây sầu riêng

4.1 Các khái niệm cần biết

Khi bón phân cho cây sầu riêng bà con cần xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi theo giai đoạn phát triển, thổ nhưỡng, năng suất của cây. Chính vì thế tùy thuộc vào khả nắng sinh trưởng của cây mà bà con điều chỉnh lượng bón cho phù hợp.

Về nhu cầu dinh dưỡng, cây sâu riêng cần đầy đủ đa, trung, vi lượng đặc biệt là nhu cầu về kali.

– Đạm (N): là một trong số nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của cây. Đặc biệt là lá, thân, cành, quả, hạt….Nếu thiếu đạm lá cây sẽ bị vàng, rụng còn thừa đạm cây dễ bị sâu hại tấn công, khả năng đậu quả thấp, rụng quả nhiều, quả phát triển không bình thường, mất gai, nứt quả….

– Lân ( P): nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng tương đối thấp, nhưng nếu thiếu lân lá sẽ chuyển màu xỉn, mép của lá non bị cháy đỏ, nếu thiếu lân nặng thì lá cây sẽ bị rụng và cành sẽ bị kho chết.

– Kali ( K): K đặc biệt quan trọng đối với cây khi ra quả. Cây được cung cấp đủ sầu riêng sẽ cho chất lượng quả cao, thịt quả thơm, ngon. Ngoài ra K còn giúp cây chắc không bị đổ ngã, tăng khả năng chống chịu của cây trước thới tiết. Nếu thiếu K mép sẽ có màu vàng cam rồi xám nâu rồi khô và rụng.

Về phân bón bà con nên sử dụng loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh để để bón cho cây, giúp cây phát triển bền vững, môi trường canh tác, đất được cải tạo tốt hơn, từ đó nâng cao chất lượng, năng suất, giá trị của sầu riêng.

Việc sử dụng phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh … sẽ tạo được chất đệm tốt, cải tạo đất hiệu quả, khiến đất tơi xốp, khả năng giữ ẩm cao, tăng hàm lượng hữu cơ trong đất. Tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi phát triển, từ đó giúp cây trồng phát triển tự nhiên tăng sức đề kháng.

Bà con nên hạn chế sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV, bởi nếu bà con sử dụng phân bón vô cơ, thuốc BVTV trong thời gian dài sẽ khiến môi trường canh tác, đất bị thoái hóa, bạc màu, các vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt, khiến chất lượng, năng suất của cây sầu riêng giảm.

Thuốc BVTV là một trong những nguyên nhân chính là giảm chất lượng của trái sầu riêng, việc hạn chết thuốc BVTV sẽ giúp bà con phát triển cây sầu riêng bền vững, cho lợi ích kinh tế cao.

4.2 Kỹ thuật bón phân

– Thời kỳ bón phân cho cây sầu riêng. Vì cây sầu riêng là cây thân gõ lớn, tán rộng, bộ rễ phát triển mạnh nên nhu cầu dinh dưỡng của cây sầu riêng rất cao. Chính vì thế bà con cần bón lượng phân bón cao hơn so với các cây trồng khác.

+ Giai đoạn kiến thiết ( trồng mới ):

Khi làm bồn nên bón lót từ 2 đến 3 kg phân bón hữu cơ sinh học OBI-Ong Biển 3 đặc biệt/hố và tưới nước đầy bồn, sau 20 – 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây phát triển tốt và tăng khả năng đề kháng sâu bệnh hại về sau.

Trong thời gian chờ xuống giống phải thường xuyên tưới nước giữ ẩm hố sầu riêng để phân bón OBI-Ong Biển phát huy tác dụng cao nhất.

+ Giai đoạn sầu riêng tơ ( từ 1 đến 3 năm )

Chia làm 6 lần bón 3 lần mùa nắng 3 lần mùa mưa mỗi lần bón cách nhau 2 tháng. Số lượng bón cụ thể như sau :

Năm đầu tiên : Sử dụng 6 đến 8 kg / cây phân bón hữu cơ OBI – Ong Biển 3 đặc biệt chia làm 6 lần bón, bón cách gốc 20 đến 30 cm tưới dẫm nước.

Năm thứ 2 và 3 : Sử dụng sản phẩm OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 8 đến 15 kg /cây chia làm 6 lần bón trong năm.

+ Năm cho trái : chia làm 4 lần bón:

Lần 1: Sau thu hoạch, tỉa cành bón sử dụng sản phẩm OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 4 – 5kg / gốc, tưới nước sau khi bón phân nhằm tạo bộ lá khỏe mạnh và xum xuê trong thời gian ngắn nhất.

Lần 2: Trước khi cây ra hoa 25 – 30 ngày : thúc ra hoa sử dụng sản phẩm OBI-Ong Biển 3 đặc biệt 4 – 5kg / gốc .

Lần 3: Khi cây hình thành trái nhỏ (bằng quả chôm chôm) : Sử dụng sản phẩm OBI-Ong biển 4 khoáng 4 – 5kg / gốc giúp trái phát triển nhanh và có chất lượng cao

Lần 4: Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch bổ sung OBI-Ong biển 4 khoáng 4 – 5kg / gốc giúp trái phát triển đều đẹp và không bị sượng

– Lượng phân cho các năm tiếp theo sẽ tăng dần 10 – 15% cho cây sầu riêng khi cho trái ổn định (10 – 12 năm tuổi).

5.Tưới nước cho cây sầu riêng

Sầu riêng là cây ưa ẩm nhưng lại không chịu được ngập úng, vì thế bà con cần có chế độ tưới nước hợp lý cho cây.

Bà con cần chú ý tạo mương thoát nước cho vườn, để mùa mưa nước không bị ngập úng , mùa nắng làm nơi dự trữ nước, giúp điều hòa lượng nước tưới trong vườn, bà cpn cũng chủ động được nguồn nước tưới.

Đối với cây mới trông, cây nhỏ thì bà con cần tủ gốc, tưới nước giữ ẩm cho cây, nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ không phát triển được, héo, chết cây.

Trong thời kì trước khi ra hoa, khoảng 2-3 ngày bà con nên tưới nước một lần, nhưng lượng nước tưới lại giảm xuống bởi trong thời kì này nhu cầu nước tưới của cây không cao.

Đến thời kì đậu quả nhu cầu nước tưới của cay cao, nên thời kỳ này bà con cần phải cung cấp đủ nước cho cây. Nếu không được cung cấp đủ độ ẩm cây sẽ bị rụng trái.

Ở thời kì trái chín, nhu cầu độ ẩm của cây lại giảm, nên bà con cần điều chỉnh lượng nước tưới. Trong thời kì này nếu bà con tưới quá nhiều nước thì trái sẽ chín muộn.

6.Thụ phấn cho cây sầu riêng

Việc bà con chủ động thu phấn sẽ giúp cây đậu trái nhiều hơn, cho năng suất cao hơn.

Để thụ phấn cho cây sầu riêng bà con cần có: dụng cụ đựng hoa ( dĩa thủy tinh, dĩa sứ, nhựa…lau khô, sạch sẽ); vải màn che phấn, cây cọ ( bút lông, bông gòn…)

Bà con nên thụ phấn vào buổi chiều ( khoảng 17h) bởi đây là thời điểm mà các bông hoa sầu riêng nở. Thời điểm lấy phấn hoa thích hợp nhất là vào khoảng từ 19h. bởi đây là thời điểm mà các bao phấn của hị đực nở tung phấn. Nếu bà con không lấy phấn kịp trong khoảng 4h đồng hồ hoa sẽ bị rụng.

Khi lấy phấn hoa bà con nên chọn các hoa khỏe, không sâu bệnh, bà con cắt các hoa sắp nở cho quá trình thực hiện, cắt các hùm hoa nhị đực cho vào chén thủy tinh, dĩa sứ, nhựa… rồi dùng vải màn đã chuẩn bị trùm lại để ở nơi khô ráo, tránh bị ẩm thấp.

Bà con cũng có thể thực hiện thụ phấn bổ sung cho cây, thời điểm thích hợp để thụ phấn bổ sung là vào khoảng 20 – 22h đêm. Bà con dùng cây cọ( bút lông, bông gòn…) quét phấn hoa vào muốm nhụy. Bà con cần thực hiện nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đầu nhụy hoa.

Ngoài ra bà con nên trồng nhiều giống sầu riêng trong vườn việc thụ phấn chéo sẽ giúp tăng khả năng đậu trái. Bà con không nên phun thuốc trừ sâu, thuôc BVTV trong thời điểm này bởi đây là thời điểm cây trồng thu hút sự chú ý của các loại côn trùng, chính vì thế quá trình thụ phấn sẽ được diễn ra thuận lợi hơn.

7.Tỉa cành tạo tán cho cây sầu riêng

Để cây phát triển cân đối, cho năng suất cao việc tỉa cành tạo tán là rất quan trọng. Bà con có thể sử dụng kéo, cưa, kéo cắt cành loại dài.. để thực hiện việc tỉa cành tạo tán cho cây.

– Các cành sâu bệnh, cành thừa, cành chậm phát triển, không có khả năng cho trái… thì bà con nên cắt bỏ để dinh dưỡng của cây tập trung nuôi các cành có khả năng cho trái, cành khỏe.

Việc cắt bỏ cành cũng giúp tán cây thông thoáng, tăng khả năng quan hợp, tổng hợp chất dinh dưỡng của cây, hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.

Ngoài ra việc tỉa cành tạo tán còn giúp bộ khung của cây khỏe hơn, các cành được phân bố đều, cây không bị đổ ngã khi gặp gió lớn.

– Khi tiến hành tỉa cành, tạo tán cho cây, trước hết bà con cần định hình tán của cây, đối với một cây sầu riêng khỏe mạnh thì sẽ có một thân cây chính mọc thẳng, có 5 – 6 cành cấp 1, tán mọc đều các hướng, cân đối.

– Bà con cần cắt bỏ chòi mọc từ gốc ghép, các cành gần mặt đất ( cắt cành cách mặt đất dưới 60 – 70 cm). Nếu cá cành mọc cùng một vị trí thì bà con nên cắt bỏ, chỉ để lại cành khỏe nhất. các cành mọc đứng trong tán ốm yếu, sâu bệnh cũng cần được loại bỏ.

Khi cây cao được khoảng 7- 8m bà con nên cắt bỏ ngọn cây để giới hại chiều cao của cây ( cách ngọn khoảng 1,5m).

– Sau khi cắt cành, bà con cần vệ sinh vết cắt bằng việc quét vôi, sơn, hoặc dùng băng keo, nilon quấn vết cắt lại để không bị nấm bệnh tấn công.

Bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh hại để có phương án xử lý kịp thời tránh lây lan.

8.Sâu bệnh hại trên cây sầu riêng

Sầu riêng là cây có giá trị kinh tế cao, dễ bị sâu bệnh hại tấn công nên bà con cần phải chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh hại tấn công cây,ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và khả năng sinh trưởng của cây.

Một số sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây sầu riêng: Rầy phấn; nhện đỏ, rầy lửa; sâu đục thân, đục cành; các bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây nên; thối vỏ chảy nhựa…

– Rầy phấn (Bemisia tabaci) thường gây hại bằng cách chích hút nhựa cây, ở trên cây những vùng bị rầy chích hút là môi trường thuận lợi lây lan, phát triển của virus, vi khuẩn hại cây. Rầy phấn trưởng thành dài khoảng 0,8-1,5mm, ở thân phủ lớp phấn trắng, rầy thường bám ở mặt dưới của lá, các ngọn non để gâu hại.

– Nhện đỏ (Tetranychus urticae), rầy lửa (Thrips palmi): thường gây hại cho cây sầu riêng vào mùa khô, mùa mưa ít gây hại hơn. Loại này thường bám vào mặt sau của lá, ngọn cây để chích hút nhựa, những chỗ bị rầy chích hút xuất hiện các đốm nhở như hạt cám khiến lá khô và rụng, đọt và xoăn, biến dạng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây.

Nhện đỏ, rầy lửa thời kì non có kích thước rất nhỏ chỉ khoảng 1mm, thân dài, cánh là những sợi tơ mỏng. Khi trưởng thành sâu có màu nâu nhạt hoặc màu đen.

– Sâu đục thân, đục cành sầu riêng

Sâu đục thân trưởng thành thường có màu nâu, dài khoảng 30mm, ở trên thân có lông màu xám, sâu non có thân màu trắng sữa. Sâu đục thân trưởng thành đẻ trúng vào kẽ thân cây, vết nứt trên nhánh. Đây cũng là nơi bắt đầu gây hại của sâu non, từ các kẽ, vết nứt này sâu non bắt đầu tấn công phá hoại cây.

Sâu gây hại bằng cách đục khoét cành, thân của cây sầu riêng, vì sâu non di chuyển ở bên trong thân cây không có đường di chuyển cụ thể và không thải phân ra bên ngoài nên nhà vườn rất khó phát hiện.

Sâu gây hại khiến cây dễ bị đổ gãy, nặng cây sầu riêng sẽ bị khô và chết.

– Các bệnh do nấm Phytophthora palmivora gây nên.

Nấm Phytophthora palmivora là nguyên nhân gây nhiều bệnh khác nhau trên cây sầu riêng: thối rễ, xỉ mủ, chảy nhựa, chảy gôm, nứt thân…. Nấm gây hại trên nhiều bộ phận khác nhau: lá, thân, quả, rễ hoa…

Nấm Phytophthora palmivora thường có ở trong đất, khi gặp điều kiện thuận lợi: gió lớn, mưa, ngập úng.. nấm sẽ phát triển rồi lây lan khắp vườn.

Để hạn chế nấm Phytophthora palmivora lây lan,phát triển trong vườn bà con cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện nấm bệnh, chú ý vệ sinh vườn thường xuyên.

Để cây sầu riêng cho năng suất, chất lượng cao bà con cần áp dụng đồng thời nhiều biện pháp trồng và chăm sóc khác nhau, đặc biệt bà con nên chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ bền vững, cải tạo đất canh tác tạo điều kiện, môi trường thuận lợi cho cây sầu riêng phát triển.

Quy Trình Chăm Sóc Cây Sầu Riêng

I. Trồng cây chắn gió

Sầu riêng tuy là cây to, nhưng gỗ lại giòn dễ gãy, vì thế cần trồng những hàng cây cao lớn, chắc chắn, khó đỗ gãy xung quanh vườn sầu riêng, để tránh đổ cây gãy cành, rụng trái… đồng thời hàng cây chắn gió này còn giúp điều hòa nhiệt độ và ánh sáng trong khu vườn.

Cây trồng để chắn gió cần chọn những loại cây phát triển nhanh, mạnh, dẻo dai, rễ cọc ăn sâu, không hoặc ít bị những loại sâu bệnh thường gây hại nhiều cho cây sầu riêng. Theo kinh nghiệm của nhà vườn ở những tỉnh phía Nam thì có thể dùng một số loại cây như Mít, cóc, dừa, phi lao, bạch đàn, xoài, xà cừ…

II. Làm cỏ, xới xáo, trồng xen che phủ đất

Thường xuyên làm cỏ, vệ sinh vườn tược, xới xáo cho đất tơi xốp và sạch cỏ dại. Mùa khô nên tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô, lá cây…để giữ ẩm.

Cây trồng xen phải trồng cách xa gốc cây sầu riêng ít nhất là 0,5 mét. Phải làm sạch cỏ xung quanh gốc gốc để hạn chế độ ẩm vùng xung quanh gốc để hạn chế bớt tác hại của nấm Phytophthor cho cây sầu riêng. Vào mùa khô dùng rơm rạ, cỏ khô…phủ xung quanh gốc một lớp dày khoảng 10-20cm (Cách gốc 20 cm để vùng gốc luôn khô ráo) để giữ ẩm cho cây. Vào mùa mưa gỡ bỏ lớp che phủ.

III. Bồi mô, bồi liếp, vun gốc

Đối với những vùng đất thấp phải dắp mô để trồng thì những năm đầu mỗi năm phải bồi thêm đất vào chân mô để mở rộng chân mô. Từ năm thứ 3 thứ 4 trở đi thì bồi đất lên mặt liếp mỗi năm một lần vào đầu mùa khô để nâng dần độ cao của liếp.

Đối với những vùng đất cao đào hốc và trồng trực tiếp trên mặt vườn thì hàng năm dùng đất tốt vun rải một lớp mỏng vào xung quanh gốc.

hàng năm, kết hợp với mỗi lần bón phân làm gốc cần xới nhẹ xung quanh gốc ( đường kính khoảng 1,2-1,5 mét) sâu 5 cm.

IV. Tưới nước

Mặc dù là cây sợ ngập úng, nhưng cây sầu riêng lại rất cần nước, đặc biệt là thời kỳ cây con và giai đoạn ra hoa kết trái. Mùa khô cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo đủ ẩm cho cây. Vào giai đoạn cây đang ra hoa kết trái chỉ cần tưới đủ ẩm , tránh tưới quá nhiều dễ gây rụng hoa , rụng trái và sau này cơm trái có thể bị nhão.

Để hạn chế bốc hơi nước trong mùa khô nên dùng rơm rạ, cỏ khô tủ xung quanh gốc, nhưng đến mùa mưa thì phải gỡ bỏ sạch sẽ lớp che phủ này để gốc không bị ẩm ướt. Trong vườn cần có hệ thống thoát nước để kịp thời thoát nước mỗi khi có mưa, tránh vườn bị ngập úng, ẩm ướt, tạo điều kiện cho nấm bệnh gây thối rễ phát triển.

V. Bón phân

Lượng phân bón nhiều hay ít tùy thuộc vào tuổi cây đã lớn hay còn nhỏ, mức độ sinh trưởng của cây tốt hay xấu, đất đai màu mỡ hay cằn cỗi…

Lượng phân bón cho mỗi cây sầu riêng như sau:

Năm thứ nhất khoảng 0,2-0,3 kg Urea, 0,3 kg Super Lân và 0,1 kg Sulfat Kali. Còn ở năm thứ hai và thứ ba thì mỗi năm bón khoảng 0,7 kg Urea, 0,6 kg Super Lân và 0,2 kg Sulfat Kali

Cách bón và thời điểm bón phân: Chia ra làm 2 lần bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Ngoài ra, ở những năm đầu mỗi năm bón 10-15 kg phân hữu cơ cho một cây.

Khi cây đã bắt đầu cho trái mỗi năm bón cho mỗi cây khoảng 1 kg Urea, 1,5 kg Super Lân và 0,5 kg Sulfat Kali và 15-20 kg phân hoai mục. Số phân này được này được chia ra bón làm 3 lần như sau:

Lần 1: 1/3 Đạm, 1/2 Kali trước lúc cây ra hoa.

Lần 1: 1/3 Đạm, 1/2 Kali khi trái có đường kính 10-15 cm.

Lần 3: 1/3 Đạm, toàn bộ phân Lân và phân hữu cơ hoai mục.

Khi cây đã bước vào giai đoạn cho trái ổn định, có thể bón như sau:

Lần 1: Sau khi thu hoạch trái, tiến hành cắt tỉa cành và bón khoảng 20-30 kg phân hữu cơ cho một cây, 0,7 kg Urea, 1,1 kg Super Lân và 0,15 kg Sulfat Kali và 0,05 kg Sulfat Magie. Khi cây lớn có thể tăng lượng phân này lên gấp đôi.

Lần 2: Bón trước khi cây ra hoa 30-40 ngày, giai đoạn này cây cần nhiều Lân để xúc tiến quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa thuận lợi, vì thế cần tăng cường thêm phân Lân. Tỷ lệ pha trộn phân NPK lần này là 10:50 và 7. Liều lượng cụ thể của từng loại phân đơn để pha trộn như sau: cú 1,2 kg Ure thì trộn với 17 kg super Lân và 1,8 kg Sulfat Kali, và bón cho mỗi cây khoảng 2-3 kg hỗn hợp phân này.

Lần 3: Bón vào giai đoạn trái lớn cỡ trứng gà để nuôi trái. Lần bón này chú ý tăng cường thêm phân Đạm, Kali và bón thêm Magie. Tỷ lệ pha trộn các loại phân này với nhau là 12:12:17:2. Cụ thể là cứ 3,7 kg Ure + 11kg Super Lân + 5 kg Sulfat Kali + 0,3 kg Magie. Và bón cho mỗi gốc khoảng 2-3 kg hỗn hợp này.

Lần 4: Trước khi thu hoạch trái khoảng 1 tháng , bón cho mỗi gốc khoảng 2-3 kg phân NPK loại 16:16:8, kết hợp với 1-1,5 kg KNO3. không nên bón trễ hay sớm hơn vì sẽ làm cho trái sượng hoặc nhão.

Cách bón: Hai năm đầu pha phân loãng trong nước rồi tưới xung quanh gốc. Từ năm thứ 3 trở đi xới một lớp mỏng đất xung quanh gốc rồi rải phân sau đó phủ lớp đất hoặc rơm rạ, cỏ khô…lên trên, tưới nước cho phân tan và nằm xuống đất cung cấp dần cho cây. Đối với phân hữ cơ thì đào rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh rộng 0,3 mét, sâu 0,3-0,4 mét rải phân xuống rồi lấp đất.

VI. Cắt tỉa tạo tán

Việc cắt tỉa tạo tán phải được làm sớm ngay từ khi cây còn nhỏ. Mỗi cây chỉ để một thân chính mọc thẳng, trên cây mang nhiều cành cấp 1 mọc ngang tạo với thân chính một góc 450-900 độ, chỉ chừa lại những cành khỏe, mọc đều cành nọ cách cành kia ít nhất 30 cm. Cắt bỏ những cành sườn nhỏ yếu, mọc quá gần nhau , những cành mọc thấp dưới 1 mét kể từ mặt đất. Tsaoj cho vườn cây luôn thông thoáng, giúp cho cây thụ phấn thuận lợi. Hàng năm sau khi thu hoạch, cần tỉa bỏ những cành nhỏ mọc đứng, cành bên trong tán, cành ốm yếu, cành biij sâu bệnh hại nặng, cành mọc quá gần mặt đất, cành bị chết khô, dập gãy…kết hợp với việc bón phân làm gốc cho cây.

VII. Tỉa hoa, tỉa bỏ bớt trái trên cây

Sầu riêng là cây cho rất nhiều hoa, số lượng hoa cao hơn rất nhiều lần so với số lượng trái cần có trên cây, nếu gặp điều kiện thuận lợi cho việc thụ phấn thụ tinh cho hoa thì cây sẽ cho khá nhiều trái, như vậy cây sẽ không đủ dinh dưỡng cung cấp nuôi hết số hoa số trái trên cây, nên cần phải tỉa bớt để tránh việc cạnh tranh dinh dưỡng làm rụng hoa hoặc hoa phát triển không đầy đủ, ảnh hưởng đến thụ phấn, thụ tinh, đậu trái. Khi đã đậu trái cũng cần tỉa bỏ những chỗ trái mọc dày, trái bị méo mó, trái bị sâu bệnh…

Cây sầu riêng thường ra 2-3 đợt trái trong năm, nhà vườn nên cân nhắc, tính toán sao cho việc tỉa bỏ đợt nào, giữ lại đợt nào để có lợi nhất. Sau khi đậu trái, mỗi cành cũng chỉ nên để lại 3-5 trái là vừa.

Tỉa làm 3 lần:

Lần 1: Vào tuần thứ 3-4 sau khi hoa nở, trước khi trái bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Lần này cần tỉa bỏ những trái ở chỗ mọc dày đặc, những trái nhỏ, dị hình hoặc bị sâu bệnh trên chùm, mỗi chòm chỉ nên để lại một rái.

Lần 2: Vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở. Tỉa bớt những trái phát triển không bình thường, nhỏ, không cân đối, méo mó để điều chỉnh lại cân bằng về mặt dinh dưỡng, giúp cho quá trình tạo cơm trái được thuận lợi.

Lần 3: Vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở. Tỉa bỏ những trái có hình dạng không đặc trưng của gióng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phất triển của cơm, kích thước và hình dạng trái.

VIII. Thụ phấn bổ sung

Hoa sầu riêng là hoa lưỡng tính, thường nở vào khoảng 17-18 giờ . Ngay từ khi hoa hé nở cho đến sáng hôm sau núm nhụy cái đã sẵn sàng nhận hạt phấn của nhị đực để thụ tinh. Nhưng bao phấn của nhị đực lại chỉ bắt đầu nứt và tung phấn vào lúc 19-20 giờ cho đến khoảng 23 giờ đêm thì chấm dứt vì nhị đực bị rụng tự nhiên.

Vì vậy từ nửa đêm trở về sáng trên hoa chỉ còn lại nhụy cái, còn các phần tử khác của nhị đực , lá đài phụ, lá dài trong và các cánh hoa đã bị rụng từ nửa đêm. Vì thế vào buổi tối nếu thời tiết tốt, không có mưa gió và côn trùng hoạt động mạnh thì hoa sầu riêng sẽ thụ phấn dễ dàng, thuận lợi. Ngược lại, vào thời gian từ 19-23 giờ nếu gặp điều kiện bất lợi, núm nhụy cái không nhận được hạt phấn nào thì sau đó hoa sẽ tự rụng.

Như vậy hoa sầu riêng có khả năng tự thụ phấn để đậu trái , nhưng nếu gặp điều kiện bất lợi thì khả năng tự thụ phấn sẽ không cao, tỷ lệ đậu trái sẽ ít. Đặc biệt, trái tự thụ phấn thường nhỏ, hình dạng không cân đối so với những trái được thụ phấn chéo. Vì vậy, nếu có điều kiện nên giúp cây thụ phấn thêm bằng tay vào lúc 20-22 giờ đêm để quá trình thụ phấn được diễn ra đầy đủ trên đầu nhụy, nhằm tạo ra những trái sầu riêng đầy đặn không bị lép.

Thụ phấn bằng tay có thể tiến hành như sau: Vào buổi sáng cắt một số hoa của cây giống dùng làm bố, cắt lấy các chùm nhị được cho vào đĩa sứ hoặc thủy tinh trên phủ kín bằng vải màn rồi đặt vào nơi khô ráo, thoáng mát đến chiều là bao phấn nơ, tung phấn.

Đến tối gỡ bỏ cuống nhị và xác bao phấn gom phấm lại. Vào khoảng 20-22 giờ đêm dùng một cây bút lông (cây cọ) nhỏ chấm vào phấn rồi phết nhẹ vào đầu nhụy của hoa trên cây mẹ để truyền hạt phấn đến đầu nhụy giúp quá trình thụ tinh diễn ra dễ dàng.

Ngoài giúp cây thụ phấn bằng tay, có thể áp dụng biện pháp trồng xen các giống sầu riêng khác nhau trong cùng một vườn để trăng khả năng thụ phấn chéo cho cây.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Sầu Riêng Đúng Quy Trình Vietgap

Sầu riêng đang dần ổn định trên các thị trường thế giới, nên hiện nay ngoài bơ thì sầu tiêng cũng cũng là một cây xuất khẩu tiềm năng kinh tế khá cao. Tuy nhiên không phải bà con nào cũng biết cách chăm sóc cây sâu riêng hiệu quả vì để có năng suất cao nhất, cây sâu riêng phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau:

Để tiện bà con theo dõi, viện cây trồng sẽ chia bố cục bài viết ở dưới để bà con dể dàng xem những bước chăm sóc cây sầu riêng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Sơ đồ bài viết cách chăm sóc sầu riêng:

Giống sầu riêng

Cũng tùy các loại giống mà năng suất khác nhau, vì thế bà con có thể tham khảo 3 giống sầu riêng được Viện Eakmat đề xuất bà con sử dụng:

Tuổi thọ của cây ảnh hướng đến năng suất

Nếu cây mới trồng (Dưới 10 năm) hoặc cây quá già (Trên 40 năm) thì khả năng ra hoa và đậu quả sẽ giảm rất nhiều khi cây sinh trưởng mạnh, cho trái ổn định.

Tình trạng sinh trưởng của cây và khả năng chăm sóc

Khả năng chăm sóc cây thì cái này bà con chắc cũng nắm rõ, nếu bà con chịu khó chăm sóc cây sầu riêng và chế độ phân bón theo khoa học thì cây sẽ mang lại năng suất tốt nhất.

Số lượng cây trên một diện tích đất canh tác

Vấn đề thụ phấn ảnh hưởng đến năng suất của cây sầu riêng

Thụ phấn chéo cho cây Sầu riêng

Để có năng suất tốt nhất bà con nên trồng vài giống sầu riêng với nhau theo một tỷ lệ nhất định để có sự thụ phấn chéo giúp khả năng thụ phấn của cây tăng kéo theo hiệu quả kinh tế của từng vụ mùa cũng tăng.

Thụ phấn trợ lực cho cây sầu riêng:

Phương pháp này mới được phát minh ra ở vài năm gần đây và viện eakmat cũng đã thí điểm ở nhiều nơi và kết quả cho thấy khá khả quan.

Đặc điểm của phấn hoa sầu riêng kết thành hình khối và dính vì thế không thể thụ phấn bằng gió nên nhiều nơi để sử dụng phương pháp nhờ một số loại côn trùng (Ong) hoặc dơi để truyền phấn ở cây sầu riêng.

Hoặc bà con cũng có thể tự thụ phấn cho cây sầu riêng bằng tay, buổi chiều bà con lấy hoa và thu nhị của cây cần lấy hạt phấn cho vào lọ, ủ cho đến lúc nhị tung phấn thì dùng cọ mịn thoa đều vào bao phấn để hạt phấn bám vào cọ. Tiếp theo và con dùng cọ này quét lên nuốm nhụy của cây cần thụ phấn bằng tay và 21 -22h đêm. Khi thự phấn bằng tay bà con sẽ thấy rõ sự phát triển đều của quả không bị lép do thụ phấn không hoàn toàn.

Để tăng cao kinh tế cho cây sầu riêng thì bà con cần để ý đến “Trái vụ – Nghịch vụ”, thường những thời gian này giá sầu riêng đều khá cao do đó có thể làm cho cây sầu tiêng ra hoa sớm hơn (Tháng 12 năm này đến tháng 2 năm sau).

Bà con sau khi thu hoặc phải nhanh chống bón phân, tưới nước và tỉa cành để cho cây sầu riêng hồi phục sức sinh trưởng và ra hoa nhanh cho vụ mùa sau.

Bón phân đúng cách. Tăng sản lượng cây sầu riêng cho một diện tích đất trồng

Viện cây trồng đề xuất lượng phân bón để bà con dể dàng theo dõi cũng như cách chăm sóc cây sầu riêng.

Bón 20 – 30 kg/cây/năm (Phần gà hoai mục)

2 – 3 kg vôi/cây/năm

3 – 4 kg/cây/lần

1 – 1,5 kg K2SO4 hoặc KNO3/cây/chia đều cho các lần bón

Lý do chọn phân gà đã hoai mục: Phân gà có tác dụng hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora palmivora

Lần 1: Sau khi thu hoạch bón phân gà hoai, vôi và phân vô cơ có hàm lượng đạm cao theo công thức NPK + Mg = 18:11:5:3 hoặc = 15:15:6:4

Lần 2: Trước khi ra hoa 30-40 ngày bón phân vô cơ có hàm lượng lân cao theo công thức N:P:K = 10:50:17 để giúp quá trình ra hoa dễ dàng

Lần 3: Khi trái sầu riêng to bằng trái chôm chôm bón phân vô cơ có hàm lượng kali cao theo công thức N:P:K:Mg = 12:12:17:2

Lần 4: Khoảng 1 tháng trước khi thu hoạch cần bón phân kali dạng K 2SO 4 hoặc KNO3 với liều lượng 1-1,5 kg/cây để tăng chất lượng trái.

Sau khi cây từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 9 sau khi đậu trái. Thời điểm này cây rất cần cung cấp kali bà con nên sử dụng phân bón là chia làm 5 lần phun, mỗi lần nên cách nhau một tuần để tăng phẩm chất trái và nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nên pha loãng không sử dụng phân bón lá có hàng lượng đạm cao lúc nào lá của cây sầu tiêng bị kích thích nên sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với quả đang phát triên vì thế nhiều bà con thường gặp tình trạng quả bị sượng, nhão sau khi quả chín.

Không được dùng cách loại phân chứa: Clor và và muối (Nacl) để bón cho cây.

Tưới nước ảnh hưởng đến nâng suất của cây sầu riêng

Tạo khô hạn cho cây sầu riêng

Sau khi bà con bón phân lần 2 theo chỉ dẫn của Viện Eakmat được 30 – 40 ngà, lúc này cây đã ra được 2 lần đọt và lần ra đọt cuối cùng cũng đã chuyển qua giai đoạn thuần thực thì bà con nên tiến hành tạo khô hạn cho cây sầu riêng theo cách sau:

Bà con dọn toàn bộ mọi thứ tủ gốc kể cả lá rụng và tuyệt đối không được tưới nước, nếu bà con có đào mươngthì bên tháo cạn nước để đất ở vùng rể cây khô nhanh.

Khi vùng đất dưới cây đã khô, bà con tiến hành phủ vải nhựa nhằm đảm bảo cho nước mưa không thế đến được vùng rể. Thời gian tạo khô hạn thường phải liên tục từ 7 – 14 ngày. Trong thời gian này bà con có thể xử lý Cultar (Paclobutrazol) phun lên tán lá ở nồng độ 750 – 1500 ppm.

Lưu ý: chỉ nên phun Paclobutrazol một lần trong năm và chỉ áp dụng với những câu khỏe mạnh có tuổi thọ 7 năm trở lên.

Ngoài ra bà con cũng có thể bổ sung thêm các loại phân bón là cho cây: Phân bón là có hàm lượng lân và kali cao N:P:K = 0:52:34 (MKP). Giúp cây ra hoa tốt hơn, sau khi hoa đã dài khoảng 2 – 3cm thì bà con bỏ vỏ nhựa và tiến hành tưới nước như Viện cây trồng đã hướng dẫn ở trên.

Kỹ thuật tỉa hoa giúp tăng sản lượng cây sầu riêng

Khi cây đã cho ra hoa và số lượng hoa khỏe mạnh thì bà con chỉ nên giữ lại từng khóm hoa ở xa nhau và phân bố đều trên các cành. Lý do: để nguồn dinh dưỡng được phân bố đều trên từng khu vực của cây, giúp bà con dể dàng chăm sóc và đậu trái khỏe.

Nên chọn những chùm hoa có cuống to trên những cành lớn. Tránh tình trạng khi đậu quả cành không đủ cứng để giữ quả.

Công tác tỉa hoa phải kết thúc trước 1 tháng sau khi hoa nở.

Kỹ thuật tỉa trái đúng kỹ thuật cho sầu riêng

Với câu có đường kính: 7 – 8m thì nên giữ lại 70 – 100 quả/cây.

Nên phân bố quả đều trên cách tán cây để tránh tình trạng gẫu cành, để quả càng sát thân thì càng chậm phát triển. Tỉa qua sẽ tiển khai làm 3 lần:

Lần 1: Tỉa trái vào tuần thứ 3 hoặc thứ 4 sau khi hoa nở, tỉa các loại trái đậu dầy đặc trên chùm (mỗi chùm không nên để nhiều hơn 2 trái), trái bị méo mó, sâu bệnh.

Lần 2: Tỉa trái vào tuần thứ 8 sau khi hoa nở, tỉa những trái có dấu hiệu phát triển không bình thường.

Lần 3: Tỉa trái vào tuần thứ 10 sau khi hoa nở, tiếp tục cắt tỉa những trái có hình dạng bất thường.

Sau khi trải qua 3 lần tỉa trái, bà con tiếp tục bón phân và tưới nước như quy trình mà Viện Eakmat đã đề xuất ở trên. Ngoài những khâu trong quy trình bà con phải theo dõi tình trạng sâu bệnh gây hại cho cây.

Quy Trình Bón Phân Cho Sầu Riêng Vùng Tây Nguyên

Cây sầu riêng sau khi thu hoạch bị suy yếu, do đó cần phải có biện pháp chăm sóc kịp thời và đầy đủ để cây sớm hồi phục cho mùa vụ sau.

Sầu riêng sau thu hoạch nên áp dụng kỹ thuật và chọn đúng phân bón của Behn Meyer giúp cây mau phục hồi sẽ cho trái nhiều. Ảnh: Gia Bảo.

Để phục hồi tốt cho cây sầu riêng sau thu hoạch, biện pháp đầu tiên là tỉa cành tạo tán, tỉa bỏ những cành sâu bệnh, che khuất, tạo sự thông thoáng cho vườn cây. Bên cạnh đó còn giúp cây hạn chế sâu bệnh hại, phục hồi sức khỏe cho cây, quét vôi trên thân cây ở độ cao trên trên dưới 1,3m.

Biện pháp thứ hai là cung cấp đủ nước cho cây vào giai đoạn này. Vườn trồng sầu riêng cần có hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa đặc biệt ở những vùng ngập úng. Tưới đầy đủ lượng nước cho cây trong mùa khô, mức nước ổn định trong mương từ 0,8 – 1m.

Biện pháp thứ ba là bón phân, thường cây sau thu hoạch cây cần nhiều đạm và lân cũng như đất bị mất nhiều chất đa lượng và trung vi lượng, do đó, nhà vườn cần cung cấp đầy đủ và kịp thời cho cây. Bón Growell bón Entec 24-8-7+2S (Entec năng lượng xanh của Cty Behn Meyer) kích đọt (từ 1-3 kg) phun kéo đọt Hakaphos 30.10.10+TE và Fetrilon combi (quan sát trừ rầy rệp nếu có) lá cuối lụa. Kế tiếp giữa tháng 11 bón korn kali b để già lá, cứng lá, kích cơi đọt thứ 2 bón Entec 24-8-7+2S kích đọt từ 1 đến 3 kg/cây.

Bên cạnh đó sử dụng phun kéo đọt 30.10.10 + combi + rầy rệp, giai đoạn này thường phun vào đầu tháng 12. Bước sang đầu tháng 1, khuyến cáo nhà vườn cần tăng cường bón 12.12.17 hoặc 15.15.15 để làm già cơi đọt chuẩn bị hãm nước làm bông.

Về kỹ thuật làm bông, thông thường nhà vườn trồng sầu riêng làm bông vào giữa tháng 1, khi lá đã già hẳn bắt đầu hãm nước để làm bông.

Theo khuyến của ngành chuyên môn, lưu ý trước khi làm bông, bà con nên phòng trừ bệnh thán thư, cũng như là nhện đỏ. Sau đó kết hợp phun Hakaphos 12-32-14+TE và Fetrilion Combi để kích thích phân hóa mầm hoa. Từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 2.

Sau khi búp hoa đã hình thành, dài khoảng 3-4 cm phân biệt rõ đâu là hoa chồi ta bắt đầu tưới nước lại để giữ ẩm cho cây. Từ lúc này đến khi xổ nhụy khoảng 50-60 ngày nên bón hữu cơ Growel 5-10kg/cây. Cây khỏe đã đi được 3 cơi đọt sau khi thu hoạch ta bón Nitrophoska Green (đọc Ni trô- rin) để dưỡng cây. Nếu cây nào yếu chỉ mới ra được 1-2 cơi đọt trước đó thì ta bón Entec 24-8-7+2S để đi cơi đọt mới (hạn chế ra cơi đọt mới sau khi đậu trái non).

Ngoài ra giúp trái xanh, đẹp, tròn… mỗi lần phun qua nên kết hợp Fetrlion Combi. Nếu cây sầu riêng 5 đến 6 tuổi 1 lần bón từ 1 đến 1.5kg/cây. Cây 8 đến 10 tuổi bón từ 2 đến 3kg/cây. Ảnh: Gia Bảo.

Khi cây đã bắt đầu nhú đọt non kết hợp phun qua lá nên sử dụng sản phẩm Hakaphos 30-10-10+TE cộng thuốc trừ sâu rầy để đọt ra mạnh hơn.

Trước khi xổ nhụy để cho lá già, bà con bón thêm Nitrophoka Green + Fruit Ace theo tỷ lệ kết hợp phun qua lá Basfoliar Kelp + Basfoliar Boron. Trong suốt quá trình dưỡng bông dưỡng đọt bà con nên chú ý phun thuốc phòng ngừa thán thư, nhện đỏ, rầy rệp…

Khi trái đã đậu hoàn toàn phun qua lá lại Basfoliar Kelp + Basfoliar Boron để cuống dai hạn chế rụng trái non. Còn ở giai đoạn nuôi trái thường vào tháng 4, khoảng 10 ngày sau bón lại Nitrophoska Perfect hoặc Novatec Premium.

Giữa tháng 5, giai đoạn trái 45 ngày tuổi lúc này trái nặng khoảng 0,5 – 0,7kg. Trong giai đoạn này thì diễn ra rụng trái sinh lý lần 2 vì vậy để hạn chế rụng trái và giúp trái lớn đều bón Nitrophoska Green kết hợp phun qua lá Basfoliar Compi Stipp + Hakaphos 18-18-18+TE giúp tròn trái, hạn chế nứt gai.

Vào giai đoạn giữa tháng 6, thường giai đoạn này sầu riêng mang trái từ 60- 65 ngày tuổi lúc này trái khoảng 1-1,5kg. Trong giai đoạn này trái lớn rất nhanh, lúc này cây cần một lượng hữu cơ cũng như đạm lớn để thúc trái bón Growel + Entec 24-8-7+2S. Trong giai đoạn này, trái lớn nhanh để hạn chế nứt gai, bể vỏ cần phun Basfoliar Compi Stipp.

Đầu tháng 8, giai đoạn trái 95 ngày tuổi lúc này trái chuẩn bị, đang vào cơm bón Nitrophoska Perfect hoặc Novatec Premium. Chú ý phòng ngừa bệnh xì mũ thối thân, nấm trái. Giữa tháng 9, ở giai đoạn trái đã vào làm cơm, để giúp lên cơm đẹp, vỏ mỏng bón Nitrphoka Perfect hoặc Novatec Premium + Fruit Ace theo tỉ lệ 80:20.

Ngoài ra giúp trái xanh, đẹp, tròn… mỗi lần phun qua nên kết hợp Fetrlion Combi. Nếu cây sầu riêng 5 – 6 tuổi 1 lần bón từ 1 – 1,5kg/cây. Cây 8 – 10 tuổi bón từ 2 – 3kg/cây. Trên 10 tuổi bón trên 3kg/cây. Đối với sầu riêng Ri6, chín hóa thời gian bón cũng giống như Dona nhưng thu trước 1 tháng.