Top 9 # Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Phật Thủ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Kỹ Thuật Bón Phân Cho Cây Phật Thủ

– Cây Phật thủ là cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng nên cần trồng trên đất cát pha thoát nước tốt, tạo độ ẩm vừa đủ (không tưới đẫm) cho Phật thủ, thoát nước tốt vào mùa mưa.

– Cây Phật thủ ưa sáng, không chịu được rét nên trồng với mật độ vừa đủ để cây hấp thụ đủ ánh sáng.

– Cây phật thủ ưa đất có pH từ 5,5 – 6,5.

– Cây Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu rụng nhiều (hơn một nửa) sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của cây. Cần cắt tỉa bớt chồi ngọn để cây bảo vệ lá.

– Phật thủ thường bắt đầu ra hoa từ tháng 3 đến tháng 5, Phật thủ thường ra nhiều hoa đực hơn, nên chất lượng trái không cao, dễ rụng, chín sớm. Từ tháng 6 đến tháng 8 là thời gian cây Phật thủ ra hoa và đậu trái có chất lượng nhất.

Như vậy việc bón phân và tưới nước cho Phật thủ phải đảm bảo được các tiêu chí: Tạo bộ lá nhiều và khỏe mạnh cho cây (bộ lá xanh đậm, bóng), ra nhiều hoa và tỷ lệ hoa cái nhiều để đậu được nhiều quả, quả rắn chắc, vỏ tươi sáng với hương thơm, ngón tay nhiều, dài, móng nhọn và đều thì mới có giá trị.

Cây Phật thủ khỏe mạnh là cây Phật thủ có nhiều lá, lá xanh đậm bóng đẹp

Quy trình kỹ thuật bón phân cho cây Phật thủ đạt năng suất và hiệu quả cao

* Bón lót khi giâm cành:

Phân hữu cơ hoai mục 10 – 15kg + 10 – 15kg tro trấu hoai (hoặc bả dừa, bả đậu) + Super lân 1kg, lấp đất lên phân trước khi đặt cành chiết. Tưới cho cành giâm, khi cây ra một đợt lộc, đợi khi lộc cứng bón thúc nhẹ bằng ure hòa 10g Urea/10 lít nước.

* Bón lót khi trồng chính thức:

Khi cây được 4 – 5 tháng tuổi, trước khi đem trồng chính thức, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục khoảng 20kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 – 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.

* Bón thúc năm đầu tiên:

Sau khi cây ra 1 đợt lộc (tức cây phát triển tốt có bộ rễ tốt), đợi khi cây cứng lộc thì bón phân thúc. Bón thúc bằng phân đạm Urê hoặc các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao để cho cây phát triển thân lá, có nhiều lá và lá khỏe.

Cách bón: Chúng ta hòa loãng phân để tưới (với tỷ lệ 10 – 20 gam phân/10 lít), 1 năm tưới 3 – 4 lần.

* Bón thúc từ năm thứ hai:

Khi cây đã phát triển mạnh, chúng ta bón thúc bằng các loại phân NPK 20-20-15+TE, NPK 16.16.8+TE…

Cách bón: Có thể hòa phân để tưới (với tỷ lệ 15 – 25 gam phân NPK /10 lít) hoặc bón gốc (với tỷ lệ 50 – 100 gam NPK/gốc/lần), bón cách gốc từ 20 – 50cm (nên bón xa gốc để rễ cây ăn với, tạo độ rộng và chắc cho bộ rễ), sau đó phủ một lớp mỏng đất bột, rơm rác hoặc lá cây mục lên trên. 1 năm bón 3 – 4 lần.

Lưu ý khi bón thúc cho cây Phật thủ:

Sau khi tưới thúc xong, nên tưới lại 1 lần nước lã cho Phật thủ, có thể bổ sung các loại phân trung, vi lượng cho cây phát triển khỏe mạnh, cân đối thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây.

* Bổ sung đất cho cây:

Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.

* Bón vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa:

Vào giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa (tháng 3, tháng 4 âm lịch) mỗi gốc nên bón thêm phân DAP và Kali cho cây (lượng bón từ 100 – 200g/gốc) kết hợp phun thuốc kích thích ra hoa.

Lưu ý: Giai đoạn thu hoạch quả, ngừng tưới nước và tưới phân, nếu tưới nhiều nước và tưới phân vào giai đoạn này cây dễ bị thối quả.

Quả Phật thủ đẹp là quả rắn chắc, vỏ tươi sáng với hương thơm, ngón tay nhiều, dài, móng nhọn

Nguồn: chúng tôi tổng hợp

Giới thiệu kỹ thuật trồng văn chăm sóc cây Phật thủ: Chọn đất trồng, Mật độ trồng, cách trồng, tưới nước, xử lý ra hoa, làm giàn, kinh nghiệm trồng Phật thủ…

Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Phật Thủ

Cây phật thủ là loại cây đặc trưng được dùng để trang trí ngày lễ, tết, quả của chúng thì được thờ cúng. Ngoài chức năng đó chúng còn tác dụng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau..

Kỹ thuật trồng cây phật thủ Điều kiện phát triển

– Phật thủ có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2-3, vụ thu đông trồng từ tháng 8-10.

– Nhiệt độ thích hợp để trồng cây là từ 22-26 độ C. Cây phật thủ ưa sáng, nên phải để chậu trồng cây nơi có ánh sáng trực tiếp.

– Cây phật thủ có bộ rễ chùm, rễ chỉ ăn sâu từ 40-50cm, vì vậy khi chọn đất trồng chú ý chọn loại đất cát pha giàu dinh dưỡng, khả năng thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5-6,5.

Làm đất vào đào hố

– Trước khi đào hố cần phải được vệ sinh vườn sach sẽ, dọn rác và làm cỏ để tránh tình trạng cỏ ăn hết chất dinh dưỡng của cây.

– Sử dụng may khoan lo trong cay đào hố có kích thước 60x60x60 cm.

Nên bón lót với vôi, phân chuồng hoai mục, phân lân rồi phơi ải từ 15-20 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Mật độ trồng phật thủ

– Tối thiểu cây cách cây 3,5m, hàng cách hàng 4m.

– Kích thước hốc trồng 0,3 x 0,3 x 0,3m.

– Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5m, rộng 0,8m.

– Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3m, rộng 0,8m.

Về giống cây

Cây phật thủ thường được nhân giống bằng phương pháp chiết cành và ghép cành. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian và công sức thì bạn nên tìm mua cây giống bán sẵn ở các vựa giống.

Cách trồng cây phật thủ

Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định. Trồng với khoảng cách cây cách cây 3-4m, hàng cách hàng là 4-5m.

Nếu trồng vào mùa khô, cần phải tưới nước giữ ẩm cho cây.

Kỹ thuật chăm sóc cây phật thủ Tưới nước

Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2-3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 7-10 ngày/lần

Phân bón

– Bón lót: Trước khi trồng, bón lót phân chuồng, phân hữu cơ (hoai mục) khoảng 10kg/hố trồng. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới 1 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần (tùy điều kiện đất, có thể thay đổi tần suất để duy trì độ ẩm cho đất). Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.

– Bón thúc: Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3-4 lần. Có thể bổ sung phân lân và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loảng tỷ lệ khoảng từ 1-5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 10-50g phân urea/cây/năm. Chia làm 3-4 lần bón.

Chống rét

Cây phật thủ phát triển tốt nhất ở nhiệt độ thích hợp là 15 đến 38 độC. Đặc biệt, loại cây này dễ bị rụng lá, nếu số lá rụng hơn một nửa, sẽ gây ảnh hưởng đến sự quang hợp, phải kịp thời tỉa bớt các chồi ngọn để giữ lá, giữ được lá là giữ được quả.

Tỉa cành tạo tán

Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát riển cân đối.

Nếu bạn có nhu cầu mua máy móc phụ vụ cho việc trồng và chăm sóc cho cây như máy khoan đất, máy cắt tỉa cành trên cao thì xin vui lòng liên hệ với điện máy Bảo Ngọc chúng tôi qua hotline: 0978.455.263

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Phật Thủ

Cây giống phật thủ thường có 2 loại là cây chiết và cây ghép. Cây ghép mặc dù sống khỏe hơn nhưng cách chăm sóc cũng phức tạp và cầu kỳ hơn. Vì thế, nếu không được chăm sóc tốt, quả của cây ghép sẽ không được đẹp (các ngón xòe đều, đẹp) như từ cây chiết.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Phật thủ có thể trồng quanh năm, đặc biệt là vụ đông xuân trồng vào tháng 2 – 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 – 10. – Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

Làm đất cày bừa kĩ, nhặt sạch cỏ – Đào hố trồng Kích thước 0,6×0,6×0,6m. – Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5 – 0,6m, rộng 0,8-1m. – Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3 -0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng <5% không vun mô.

Trộn thêm vôi bột 1 kg + phân hữu cơ hoai mục 10 -15kg + 10-15kg tro trấu hoai (hoặc bã dừa, bã đậu) + Super lân 1kg. Bón phía dưới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau khi trồng, tưới nước giữ ẩm vừa phải cho cây. Có thể tưới từ 2 – 3 ngày/lần cho những tuần đầu sau trồng. Sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tưới 1 lần. Chú ý luôn giữ sạch cỏ dại.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Phật Thủ:

Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Phật Thủ:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Phật Thủ:

Năm đầu tiên, bón thúc với liều lượng 1 muỗng canh phân urea pha với bình 10 lít nước để tưới cho cây. 1 năm tưới 3 – 4 lần. Có thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lượng thông qua bón thêm phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tưới bằng phân hữu cơ ngâm pha loãng tỷ lệ khoảng từ 1 – 5 để tưới cho cây. Bón thúc từ năm thứ hai là 10 – 50g phân urea/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất hoặc pha nước tưới. Nếu tưới cần tưới xả lại một lần với nước lã.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Phật Thủ:

Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuyên vào giai đoạn ra lá non, dùng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lanate .

Rầy chổng cánh: Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Grening, sử dụng thuốc Aplaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Basan 50ND, Trebon 10ND .

Rầy mềm: Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Basan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND.

Nhện đỏ: Ấu trùng và thành trùng đều gây hại sử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol.

Bệnh loét, ghẻ: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Coper Zin, Coper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux.

Bệnh thối gốc – chảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliet 80 BHN, Coper Zine.

Bệnh vàng lá gân xanh: Triệu chứng cây lùn nhỏ, tán lá không đều, lá nhỏ đi. biến vàng lốm đốm hoặc vàng lá gân xanh. Để hạn chế bệnh nên trồng xen ổi với mật độ 2 hàng cam 1 hàng ổi.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Khi quả chín vàng thì tiến hành thu hoạch, nên thu hoạch vào lúc trời mát, không nên thu quả sau cơn mưa hoặc có sương mù nhiều vì quả dễ bị ẩm thối khi tồn trữ. Nói chung, bạn không cần phải bảo quản lạnh nếu Phật thủ được dùng trong thời gian ngắn, nhưng nó sẽ kéo dài hơn khi để tủ lạnh. Một khi Phật thủ chín, bảo quản trong tủ lạnh để được sử dụng lâu hơn. Phật thủ muốn trưng được lâu, giữ được màu đẹp thì cứ khoảng 5 – 7 ngày bạn nên dùng rượu trắng để lau bụi bẩn bám trên quả. Cẩn thận hơn thì khi đặt mâm quả có phật thủ lên bàn thờ, bạn có thể để một bát nước, cho thêm vài viên thuốc B1 vào, sau đó đặt cành phật thủ vào bát nước. Bằng cách đơn giản như thế này, chúng ta sẽ trưng bày được quả này trên bàn thờ gia tiên từ 4 – 7 tháng. Bạn có thể cho cuống phật thủ vào ly có nước dâng cúng, sau 15 – 30 ngày cuống cây sẽ ra rễ, bộ rễ này có tác dụng hút nước nuôi quả. Nếu bảo quản chuẩn theo những cách trên, bạn có thể giữ quả Phật thủ từ 4 đến 5 tháng.

Kỹ Thuật Trồng Cây Phật Thủ

Trồng và quản lý phật thủ phải dựa vào đặc tính của chúng.

Yêu cầu cụ thể là:

Phật thủ không chịu rét. Nhiệt độ thích hợp là 22 o C. Lượng nước tưới phải căn cứ vào mùa, khi nhiệt độthấp 3-4 ngày tưới 1 lần.Mùa hè nhiệt độ cao, lượngđược bốc hơi nhiều mỗi ngày tưới 1 lần, không tướinước vào buổi trưa, cần chú ý tưới mặt đất để giảmnhiệt độ, mùa mưa phùn cần chú ý thoát nước. Khikhông khí khô có thể tạo vào chậu và khu vực xungquanh, để giữ ẩm.

Phật thủ ưa sáng, nên phải để dưới ánh sáng trực xạ.

Phật thủ dễ bị rụng lá, nếu sớm rụng hơn một nửa, sẽ gây ảnh hưởng rõrệt đến tác dung quang hợp, ảnhhưởng đến ra hoa kết quả, giữ được lá là giữ được quản.

Biện pháp giữ lá là phải kịp thời tỉa bớt chồi ngọn; chồi mùa thu chỉ để lại một ít ngọn để năm sau cho quả, còn lại phải cắt hết. Vào mùa đông cây phật thủ không ưa nhiệt độ quá cao, không nên để gió lạnh thổi vào cây.

Mùa đông phải khống chế lượng tưới nước, giữ cho chậu ẩm vừa, nếu phát hiện đất chậu khô nên chia ra nhiều lần tưới lượng tưới ít không nên tưới qua đẫm nước.

Hàng năm tháng 3 phật thủ bắt đầu ra hoa, đậu quả vào mùa thu. Nói chung tháng 3 – 4 phật thủ ra hoa đực rất ít quả, nếu để lấy quả đọt này, quả sẽ kém, méo mó. Hoa tháng 5 mặc dù nhiều những vẫn là hoa đực, tỷ lệ cho quả không cao, quả nhỏ, chín sớm dễ rụng; tháng 6 – 7 hoa thưa, nhưng hoa cái nhiều, tỷ lệ cho quả cao, phật thủ to, bóng, màu đẹp. Trước lập thu hoa không nhiều nhưng tỷ lê hoa cao, quả to. Sau lập thu do thời gian sinh trưởng dài, dáng quả xấu. Từ đó ta có thể thấy thời kỳ giữ hoa lấy quả nên vào tháng 6 đến lập thu là tốt nhất.

– Ghép dựa: Chọn cây con quýt hôi mọc từ hạt 2-3 năm làm gốc ghép (phải chuyển được vào chậu), chọn cành 1 – 2 năm của cây phật thủ là cành ghép, tháng 4-5 tiến hành ghép. Trước lúc ghép cắt thân gốc ghép, chỉ đê cao 10 – 11cm, đưa cây gốc ghép vào chỗ thích hợp và sát cành phật thủ, dùng dao ghép cắt vát gốc ghép, bên dài cắt thành hình thuẩn, bên ngắn cắt thành hình vó ngựa, sau đó cắt cành ghép một miếng độ lớn bằng bên dài của gốc ghép sau vào đến phần gỗ nhớ không nên cắt dứt vỏ tầng trên, chỉ bỏ phần gỗ, để vỏ có thể phủ lên miệng ngắn hình vó ngựa của gốc ghép. Lúc ghép dựa miệng cắt cành ghép sát vào gốc ghép, đề hai bên tượng lắng sát khít nhau rồi dùng dây mềm buộc chặt, bên ngoài buộc 1 lớp mỏng polyethylen để giữ ầm, sau 40 – 50 ngày vết thương lành.

Sau đó cắt cành ghép rời khỏi cây, để nơi râm 1 tuần chú ý tưới ít nước. Phương pháp này còn gọi là ghép phủ vỏ.

– Chiết cành: Vào tháng 5 – 7 khi nhiệt độ không khí cao, chọn cành cao, dưới cành cắt một nhát sâu đến tủy, dùng tấm thảm bao cuốn thành ống, dùng dây buộc phía dưới, phía trên ống cho đất nuôi dưỡng, mỗi ngày tưới nước để giữ ẩm sau 1 tháng sẽ ra rễ và cây sống.