Top 6 # Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa

Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên vùng khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.

Mỗi giống lúa có một nhu cầu về tổng tích nhiệt nhất định và thường: những giống ngắn ngày nhu cầu tổng tích nhiệt từ 2.500-3.000°C, giống trung ngày từ 3.000- 3.500°C và giống dài ngày từ 3.500 – 4.500°C. Căn cứ vào chỉ tiêu này mà lựa chọn giống theo cơ cấu mùa vụ cho phù hợp (Nếu thời gian mùa vụ ngắn và nền nhiệt độ thấp, nên chọn giống có tổng tích nhiệt thấp. Nếu thời gian mùa vụ dài và nền nhiệt độ cao, nên chọn giống có tổng tích nhiệt cao. Và cũng có thể căn cứ vào tổng tích nhiệt của giống để điều tiết các trà cấy trong vụ).

Phân bón giữ vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống”. Vì vậy Để giúp Bà con Nông dân trồng Lúa có năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao Công ty cổ phần phân bón Nhật Long Thanh Hoá xin “Hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc Cây lúa” như sau:

Đạm: Đóng vai trò quan trọng trong hình thành tế bào rễ, thân, lá, có nhiều trong bộ phận non hơn bộ phận già.

Cây hút đạm nhiều nhất vào thời kỳ để nhánh và làm đòng

Thiếu đạm: Cây thấp đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục thấp, lá chuyển vàng nhanh chóng, số bông ít, hạt ít, năng suất giảm.

Thừa đạm: Thân lá rậm rạp, hô hấp tăng lên, tiêu hao gluxit, nhánh đẻ vô hiệu nhiều, lúa trổ muộn, cây cao vóng, dẫn đến hiện tượng lốp đỗ

Lân: Xúc tiến bộ rễ lúa phát triển, tăng nhanh số nhánh đẻ, làm cho lúa trổ bông và chín sớm hơn

Cây hút lân nhiều vào thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng

Thiếu lân: Lá lúa có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm yếu, rìa mép lá có màu vàng tía. Thiếu lân lúa đẻ kém, thời kỳ trổ bông và chín đều chậm lại và kéo dài, hạt lép, hàm lượng chất dinh dưỡng trong hạt ít.

LƯU Ý: Trong thời kỳ làm đòng nếu thiếu lân thì năng suất hạt giảm một cách rõ rệt

Kali: Giúp lúa cứng cây, chắc hạt, trong điều kiện âm u thiếu ánh sáng kali xúc tiến quá trình quang hợp của cây lúa.

Thiếu kali: cây lúa thấp, lá hẹp, màu xanh tối, lá mềm rũ xuống, lá phía dưới có màu đỏ nâu, lá khô dần từ dưới lên trên nhanh chóng, số lá xanh trên cây ít

Thời kỳ làm đòng thiếu kali gié bông thoái hóa nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt lép, tỷ lệ bạc bụng cao và cây lúa dễ bị bệnh Tiêm lửa.

Thời vụ vô cùng quan trọng đảm bảo cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất, ra hoa, làm hạt trong điều kiện khí hậu tốt nhất, có lợi cho việc hình thành năng suất.

Vụ mùa:

Trà sớm: Gieo mạ 20 – 30/5 cấy 25/6 – 5/7

Trà mùa trung: Gieo mạ 25/5 – 5/6 cấy trung tuần tháng 7 kết thúc trước 5/8 (lập thu)

Trà mùa muộn: Cấy trước 20 – 25/8

Vụ chiêm xuân:

Chiêm: Gieo cuối tháng 10 giữa tháng 11 cấy cuối tháng 12 tháng 1

Xuân sớm: Gieo mạ 15-25/11 cấy 15-25/1

Xuân chính vụ: Gieo mạ 20/11 đến 5/12 cấy 20/1 – 20/2

Xuân muộn: Gieo mạ 25/1- 5/2 cấy 25/2 – 5/3

Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Tực tế trong sản xuất cha ông ta đã có câu “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.

Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.

– Tuổi mạ:

Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).

– Mật độ cấy:

Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m2

– Kỹ thuật cấy:

Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét “Chiêm đào sâu chôn chặt, mùa vừa đặt vừa đi”.

Phân bón là yếu tố quyết định tới 50% năng suất

Phân chuồng hoai mục: 4,0-5,0 tạ/sào 500m 2; 8-10 tấn/ha

5.1. Bón lót:

Sử dụng sản phẩm ” Dinh dưỡng Nhật Long – Chuyên lót L1 ” để bón cho cây lúa trước khi gieo, cấy nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh bước vào thời kỳ đẻ nhánh thuận lợi hơn.

Lượng dùng: 25kg/sào 500m2.

Sử dụng sản phẩm ” Dinh dưỡng Nhật Long – Chuyên thúc L2 ” để bón thúc đẻ nhánh (bón sau cấy 7-10 ngày), kết hợp làm cỏ sục bùn giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung, đạt tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao.

Lượng dùng: 12- 15kg/sào 500m2.

Bón đón đòng vào lúc lúa đẻ nhánh tối đa, trước trỗ 30 – 35 ngày, có tác dụng phân hóa gié và hoa nhằm đạt số hạt/bông cao.

Nếu lúa sinh trưởng tốt có thể không bón đón đòng vì nếu bón lúa sẽ đẻ nhánh vô hiệu nhiều.

Bón nuôi đòng trước trỗ 10 – 12 ngày, có tác dụng kéo dài tuổi thọ lá, tăng khả năng quang hợp, có tác dụng nâng cao tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.

LƯU Ý: KHÔNG SỬ DỤNG PHÂN THÊM

Khi lúa bắt đầu vào giai đoạn đẻ nhánh cần phải làm cỏ sục bùn: Diệt cỏ dại, bổ sung khâu làm đất, vùi phân tránh mất đạm, tăng nguồn cung cấp oxi giúp cho bộ rễ và vi sinh vật hoạt đọng tốt hơn, làm đứt rễ già, kích thích ra rễ mới.

Vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng, vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng.

Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương châm quản lý nước theo công thức: Nông – Lộ – Phơi. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của cây, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung (không để ruộng khô nhằm hạn chế cỏ mọc nhiều). Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ cho cây về sau.

Thời kỳ chín sữa rút nước để lúa chín đều, thuận lợi khi thu hoạch

Không bón quá nhiều đạm để chống lốp đổ

Không tưới nước quá sâu

Không cấy quá dày

Chọn giống thấp cây, có khả năng chịu phân

Rút nước phơi ruộng, có chế độ tưới tiêu hợp lý.

Thời kỳ trổ đến chín là thời kỳ quyết định đến hạt lép và trọng lượng hạt, do đó ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Nguyên nhân:

Tính di truyền giống

Lúa trỗ nghẹt đòng: do long cổ bông không phát triển bình thường làm cho cổ bông không thoát khỏi bẹ lá đòng, làm cho những gié, những hoa ở gốc bông không tiến hành nở hoa, thụ phấn được nên lép hạt.

Do bị hạn, rét lúc trỗ, thiếu dinh dưỡng bị sâu bệnh

Biện pháp khắc phục:

Bón phân, tưới nước vào thời kỳ trước và sau trỗ bông

Cấy đúng thời vụ để lúa trổ bông thuận lợi

Cỏ, Sâu, bệnh hại và biên pháp phòng trừ

Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới.

7.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ – Bọ trĩ: Stenchaetothrips biformis Bagnall

Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.

Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.

Biện pháp phòng trừ bọ trĩ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi là ký chủ chính của bọ trĩ.

+ Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun tuốc kịp thời. Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Hopsan 75EC, Selecron 500EC hoặc Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

– Sâu cuốn lá nhỏ: Medinalis Guenee

Sâu cuốn lá nhỏ à loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá:

+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại (nơi trú ngụ qua đông của sâu).

+ Gieo cấy mật độ thích hợp, chăm sóc bón phân hợp lý.

+ Bẫy đèn diệt bướm và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9 – 12 con/m 2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 6 – 9 con/m 2 (giai đoạn lúa làm đòng) cần phun thuốc. Dùng các loại Regent 800WP, Karate 2.5EC… phun khi sâu non tuổi 1-2 bằng các thuốc có hoạt chất: Indoxacarb (Obaone 95 WG … ), Flubendiamide (Takumi 20WG…), Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC)

– Sâu đục thân 2 chấm: Scirpophaga incertulas Walker

+ Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục thân đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho dảnh lúa bị héo.

+ Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục thân đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạnh dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.

+ Bón phân cân đối, hợp lý

+ Biện pháp thủ công: Dùng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

+ Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m 2 trở lên, những nơi có mật độ trên 0,5 ổ/m 2 ‘ cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC).

– Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ lớn và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, giai đoạn ngậm sữa và bắt đầu chín.

Ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

Biện pháp phòng trừ:

– Sử dụng giống kháng rầy nâu.

– Gieo cấy mật độ thích hợp, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy, (khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy).

– Dùng các loại thuốc có khả năng nội hấp lưu dẫn tốt phu không cần rẽ lúa như: Hoạt chất Pymetrozine (Chess 50WG) Nitenpyram (Acdinosin 50WP.. ) lưu ý phun trước khi lúa đỏ đuôi.

7.3. Bệnh hại lúa

– Bệnh đạo ôn: Pirycularia oryzae Cav

Bệnh đạo ôn hại lúa ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân

Biện pháp phòng trừ:

Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ mang bệnh ở trên đồng ruộng;

+ Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. Khi có bệnh phải tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.

+ Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm;

+ Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh;

+ Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh. Một số loại thuốc hoá học sử dụng để phòng trừ bệnh như Fuji -one 40WP, Bump 650WP, Filia 525SE, Kasai-S 92SC, Kabim 30WP, abum 650WP, Bankan 600WP, Bemsuper 75WP, Katana 20SC, Fu-army 40EC,…

– Bệnh khô vằn: Rhizoctonia solani Kuhn

Là loại bệnh hại lúa toàn thân, bệnh gây hại bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. Trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi.

Biện pháp phòng trừ:

+ Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng;

+ Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục.

+ Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn (có tỷ lệ từ 20% số dảnh bị bệnh), đặc biệt những ruộng lúa đang làm đòng, những ruộng lúa xanh tốt. Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng để phun trừ bệnh như: Camilo 150SC, Chevil 5SC, Tilt super 300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Callihex 5SC, Hecwin 5SC, chúng tôi 5SC, Til calisuper 300EC,…

– Bệnh bạc lá: Xanthomonas oryzae

Thường bệnh xảy ra lúc mưa to và gió lớn. Lúa vụ mùa một số giống có tiềm năng năng suất cao thường hay bị bệnh bạc lá. Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây ra, khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất.

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp cơ bản nhất là dùng giống chống bệnh và Bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân, kali. Đặc biệt yếu tố đạm.

+ Vụ mùa thường có mưa giông lớn những giống mẫn cảm dễ bị bệnh nặng hơn nên hạn chế cấy giống nhiễm ở vụ này

+ Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống ở 54 0 C trong 15 phút.

+ Khi bệnh tiến hành phun thuốc phòng trừ: Sasa, Startner, Xanthomic, Steptomicin Fisan (lúa vàng), Kasumin và các thuốc có nguồn gốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, biện pháp này hiệu quả thấp.

Ít nhất là 85% những hạt trên bông có màu vàng (đã chín), hầu hết các hạt ở cổ bông đã chín sáp.

Nên thu hoạch lúa giống lúc trời nắng.

Hướng Dẫn Quy Trình Trồng Và Bón Phân Cho Cây Lúa

QUY TRÌNH KỸ THUẬT GIEO CÂY VÀ CHĂM SÓC CÂY LÚA CAO SẢN

TIẾN NÔNG 2016-2017

Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên vùng khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển. Mỗi giống lúa có một nhu cầu về tổng tích nhiệt nhất định và thường: những giống ngắn ngày nhu cầu tổng tích nhiệt từ 2.500-3.000°C, giống trung ngày từ 3.000-3.500°C và giống dài ngày từ 3.500-4.500°C. Căn cứ vào chỉ tiêu này mà lựa chọn giống theo cơ cấu mùa vụ cho phù hợp (Nếu thời gian mùa vụ ngắn và nền nhiệt độ thấp, nên chọn giống có tổng tích nhiệt thấp. Nếu thời gian mùa vụ dài và nền nhiệt độ cao, nên chọn giống có tổng tích nhiệt cao. Và cũng có thể căn cứ vào tổng tích nhiệt của giống để điều tiết các trà cấy trong vụ)

Bài viết này sẽ nói chi tiết về cách trồng lúa và cách bón phân cho lúa.

(Áp dụng cho cả trồng lúa vụ đông xuân và trồng lúa vụ hè thu)

1. Làm đất

Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Tực tế trong sản xuất cha ông ta đã có câu “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.

Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.

2. Gieo cấy, trồng lúa

– Tuổi mạ: Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).

– Mật độ cấy: Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m 2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m 2

– Kỹ thuật cấy: Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét “Chiêm đào sâu chôn chặt, mùa vừa đặt vừa đi “.

3. Bón phân cho lúa

Độ chua và hàm lượng mùn của đất có tác động nhiều đến các đặc tính lý, hóa và sinh học đất, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình dinh dưỡng khoáng của cây lúa. Nhìn chung đất trồng lúa của chúng ta có phản ứng chua, nghèo mùn (pH từ 4,5-5,5), trong khi pH thích hợp nhất cho cây lúa sinh trưởng, phát triển là 5,5-6,5. Vì vậy, cần thiết phải cải tạo pH đất bằng chất điều hòa pH đất Tiến Nông và cải thiện hàm lượng mùn cho đất bằng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ.

Cách bón: Bón kết hợp phân chuồng trước khi cày bừa lần cuối.

Để tạo ra 1 tấn thóc cây lúa hút 24-28 kg N; 7- 9 kg P 2O 5 ; 28-32 kg K 2O; 40-50 kg SiO 2 và nhiều nguyên tố trung, vi lượng khác. Cây lúa có hai thời kỳ sinh trưởng quan trọng và mẫn cảm với phân bón mà nếu thiếu hụt sẽ khó có thể được bù đắp (thời kỳ đẻ nhánh và thời kỳ phân hóa đòng). Do vậy, phân bón cho lúa phải đáp ứng đầy đủ và cân đối các yếu tố dinh dưỡng, đồng thời phải cung cấp đúng thời điểm mới có thể cho năng suất tối ưu.

+ Bón lót: Sử dụng sản phẩm ” Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 1 chuyên lót” để bón cho cây lúa trước khi gieo, cấy nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh bước vào thời kỳ đẻ nhánh thuận lợi hơn. Lượng dùng: 18-22kg/sào 360m 2; 25-30kg/sào 500m 2; 500-600kg/ha.

+ Bón thúc lần 2 (thúc phân hóa đòng): Sử dụng sản phẩm “Dinh dưỡng Tiến Nông – Lúa 2 chuyên thúc” để bón, bón vào giai đoạn lúa đứng cái (30-35 ngày sau cấy) giúp tăng số hạt và chiều dài bông lúa. Lượng dùng: 7-10kg/sào 360m 2; 10-15kg/sào 500m 2; 200-300kg/ha.

4. Quản lý nước:

Vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng, vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng.

Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương châm quản lý nước theo công thức: Nông – Lộ – Phơi. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của cây, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung (không để ruộng khô nhằm hạn chế cỏ mọc nhiều). Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ cho cây về sau.

Th.S Lê Thị Hồng Nhung điện thoại: 0912224636. Email: nhung@tiennong.vn

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Bơ

(Ban hành kèm theo quyết định số 1251/QĐ-SNN, ngày 13/12/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng V/v Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này quy định các yêu cầu kỹ thuật về trồng, chăm sóc; phòng trừ sâu bệnh hại; thu hoạch và bảo quản cây bơ ghép sản xuất tại Lâm Đồng.

Mục tiêu kinh tế kỹ thuật: Thời kỳ kiến thiết cơ bản: 4 năm.

Năng suất trái bình quân trong giai đoạn kinh doanh khoảng 20-25 tấn/ha.

ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:

Đặc điểm: Bơ là loại trái cây nhiệt đới điển hình, ngon, bổ dưỡng chỉ trồng được ở một số vùng chuyên biệt ở nước ta. Lâm Đồng có điều kiện sinh thái thuận lợi để trồng loại cây ăn quả này, bơ chủ yếu để ăn tươi, quả bơ không ngọt, không chua, không thơm, chỉ có vị béo. Chất béo trong quả bơ rất dễ tiêu, có thể hấp thu tới 92,8%.

Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:

– Độ cao: Cây bơ có nguồn gốc ở các xứ nhiệt đới Trung Mỹ phân bố ở độ cao dưới 2.700m so với mặt nước biển, càng lên cao cây càng chậm ra hoa kết quả, phẩm chất quả bơ thay đổi theo khí hậu và độ cao của các vùng khác nhau. Lâm Đồng là vùng trồng bơ rất tốt.

– Nhiệt độ: Thích hợp từ 12-28 oC, cây bơ có thể chịu nhiệt độ lạnh -7 oC, thậm chí -10 oC. Các giống bơ Mexico chịu lạnh tốt nhất còn các giống Antilles chịu lạnh kém nhất nên được trồng nhiều ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng có tác động rõ nét đến sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt sự phát dục của hoa. Nhiệt độ ban đêm là 15-20 0C và ban ngày là 20 0 C, thích hợp cho sự phát triển hoa, tăng trưởng của ống phấn và sinh trưởng các giai đoạn phôi.

– Ẩm độ: Cây bơ không yêu cầu ẩm độ cao, nhưng không phải là cây của vùng khô hạn, cây bơ chỉ sinh trưởng phát triển tốt nơi nào có lượng mưa đầy đủ lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000-1.500mm, độ ẩm 80-85%. Đặc biệt lúc trổ hoa và tượng trái cần ẩm độ cao, nhưng gặp trời mưa dầm, mưa to thì quá trình thụ phấn không bình thường vì nước mưa sẽ cuốn trôi hạt phấn, hoa sẽ rụng nhiều. Ngoài ra sự khô hạn cũng gây bất lợi cho quá trình hình thành trái, làm rụng quả non nhiều. Hầu hết các giống bơ đều nhạy cảm với điều kiện dư thừa nước, độ ẩm cao, thoát nước kém.

– Đất đai: Có thể trồng bơ trên nhiều loại đất khác nhau đất sét pha cát, đất pha sét, đất thịt nặng, phủ hợp nhất là đất phải thông thoáng, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ, có mạch nước ngầm sâu hơn 2m, pH thích hợp 5-7, bơ không ưa đất quá chua hoặc quá kiềm. Ở những đất có pH quá cao, nhiều yếu tố kim loại bị giữ lại trong đất làm cây không hấp thu được. Cây bơ mọc tốt hơn ở đất trung tính hay kiềm so với đất chua trung bình hay rất chua.

Cây bơ ghép (lấy chồi của những cây bơ có năng suất cao, chất lượng tốt, hình dạng quả đẹp, ghép lên cây bơ được ươm từ hạt), chồi ghép được lấy từ các cây bơ đầu dòng đã được công nhận.

Kỹ thuật trồng: Chọn đất thoát nước tốt, làm đất và đào hố trước khi trồng 3-4 tháng để đất kịp ải. Đào hố theo quy cách: 60x60x60cm.

Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa từ tháng 6- tháng 8 dương lịch.

Trồng cây dùng dao cắt quanh bầu, bóc bịch nhẹ nhàng, đặt cây giữa hố lấp đất ngang mặt bầu và nhận chặt đất xung quanh, tránh vỡ bầu.

Xen canh: Trồng thuần những năm đầu mới trồng khi cây bơ chưa tỏa tán rộng, có thể trồng xen các cây họ đậu; trồng xen trong các vườn cây công nghiệp nhằm làm cây che bóng kết hợp tăng thu nhập trên đơn vị diện tích nhưng không nên trồng xen cà chua, khoai tây vì nấm Verticilium có thể lan truyền cho cây bơ.

Kỹ thuật chăm sóc: Sau trồng một tháng, kiểm tra cây chết, cây yếu để trồng dặm, tưới đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, tủ cỏ khô quanh gốc để giữ ẩm. Giai đoạn còn nhỏ, bộ rễ bơ ăn cạn, vấn đề tưới nước giữ ẩm và phủ gốc là cần thiết để hạn chế cây bơ bị chết do nóng khô vào mùa nắng nhất là những vườn bơ trồng bằng cây ghép. Tốt nhất nên tưới phun và lưu ý không nên tưới quá đẫm vào bồn gốc. Thời kỳ kinh doanh cần tưới đủ nước để cây sinh trưởng và phát triển khỏe; nhất là tháng 11-12 cần tưới để cây tăng khả năng ra hoa và kết quả.

– Bón phân:

Bảng tổng hợp lượng phân bón qua các thời kỳ sinh trưởng của cây bơ.

Lượng phân nguyên chất trên qui thành phân thương phẩm như sau

Bón phân lót: Dùng phân chuồng huoai đã xử lý, bón lót 15-30 kg/hố, kết hợp với 0,5-1 kg phân lân và 0,5 kg vôi đảo đều trước trồng 10-15 ngày.

Mật độ và khoảng cách trồng thuần: Khoảng cách 7 x 8m, mật độ 178 cây/ ha (trồng xen trong vườn cây công nghiệp mật độ khoảng 80-100 cây/ha).

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Bón N:P:K theo tỷ lệ 1:1:1.

Cách bón: Đào sâu 10-15 cm, cách gốc 30-40 cm, rải phân đều và lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm cho cây. Hàng năm bón bổ sung phân hữu cơ hoai.

Trong 4 năm đầu, lượng phân chia 3 lần bón/1 năm:

Thời kỳ kinh doanh: Từ năm thứ 5 trở đi phân vô cơ bón 3 lần/năm, bón N:P:K theo tỷ lệ 2:1:2 và phân hữu cơ vào sau vụ thu hoạch. Tùy theo tình hình sinh trưởng và năng suất của cây mà ta bón lượng phân cho phù hợp hàng năm.

Bón lần 1 thêm phân chuồng hoai từ 30-50 kg.

– Đốn tỉa tạo tán: Tiến hành từ nhỏ đối với những giống cây cao để tạo dáng cây không cao quá 6 mét và cành tỏa đều về các phía (những cành khỏe mọc đều ra các hướng nhằm tạo bộ cành khung). Việc cắt xén cành khô, cành nhỏ yếu cũng phải được thực hiện sau thu hoạch nhằm tạo sự thông thoáng, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và ngăn ngừa không cho sâu bệnh lây nhiễm.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI:

Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ:

Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bướm thường đẻ trứng trên lá mới ra, trứng nở thành sâu và lớn dần lên theo lá, nhưng thông thường nhất là sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu dài 10mm, màu xanh và có những lằn đen ngang không rõ rệt. Trưởng thành sâu làm nhộng trong các tổ lá, sau 5-7 ngày rồi vũ hóa.

– Biện pháp phòng trừ: Nếu có điều kiện trước khi phun thuốc nên dỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng hiệu lực của thuốc. Dùng các loại thuốc Sherzol, Pyrinex 20EC, Bulldock 025EC phun ướt đều tán lá.

Sâu cắn lá: Có rất nhiều loài, có hai loài đã được định danh là Seirarctiaecho và Feltia subterrania F.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn nấp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.

– Biện pháp phòng trừ: Tương tự như phòng trừ sâu cuốn lá

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng.

Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ:

Bệnh thối rễ: (Phytophthora cinnamoni)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Những chân đất có độ giữ ẩm cao, nấm xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá hủy cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang màu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Đặc biệt với cây con trong giai đoạn vườn ươm rất dễ bị nhiễm bệnh và gây chết hàng loạt.

– Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại Aliete + Validacin tỷ lệ 1:1 với lượng 100g/200 lít nước tưới cho dung dịch thuốc thấm đều đất (4-5lít/cây). Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng – vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và hủy bỏ để bệnh không lan tràn.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá, có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, màu nâu. Những đốm này có thể liên kết với nhau tạo thành mảng. Trên trái bệnh tạo nên những mụn lồi cỡ 5mm, có màu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá già, bào tử nấm phát tán khi có điều kiện thích hợp.

– Biện pháp phòng trừ: Phun dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, khi phát hiện bệnh sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như Thiophanate-Methy (Topsin), Difenoconazole (Tiltsuper, Soore), Cholorothalonil (Daconil), … phun ướt đều tán lá với liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của trên bao bì.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Nấm xâm nhập vào trên cành làm tắc nghẽn và phá hủy các mạch li be dẫn đến cành khô và chết. Trên trái đã già, gần chín, nấm thường xâm nhập vào những chỗ do trái cọ sát hoặc bị thương tích hay do côn trùng chích hút, ăn vỏ quả làm cho trái bị nhũn thường ở phần cuối trái.

– Biện pháp phòng trừ: Phun dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, khi phát hiện bệnh sử dụng các loại thuốc như Propineb (Antracol), Carbendazim (Carbendazim; Appencarb super, Bavistin),…để phòng trừ bệnh.

Bệnh héo rũ (Verticillium albo – atrum)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá bị chết rất nhanh, chuyển thành vàng nhưng rất khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Nấm tồn tại trong đất và gây hại ở bất kỳ tuổi nào của cây. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng 1 hoặc 2 năm.

– Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc hoặc tưới dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, dùng Aliete tưới hoặc quét lên các vùng thân, rễ bị bệnh, cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi cắt bỏ những nhánh nhỏ đã bị chết.

1.Thu hoạch: Căn cứ vào sự đổi màu của vỏ quả hoặc cầm quả lắc nhẹ nghe tiếng va đập của hạt vào thành quả là thu được.

Người trồng bơ thường chờ đến khi có vài quả rụng thì tiến hành hái hết cây, chỉ để lại những quả bơ non còn nhỏ (vỏ còn xanh). Phương pháp này đơn giản dễ áp dụng, thu hoạch bằng sào hoặc rọ, hạn chế leo trực tiếp lên cây để thu hái. Chú ý lúc hái không làm đứt cuống, trầy dập để quả bảo quản được lâu hơn.

Bảo quản: Trái bơ có thể bảo quản lạnh hoặc nhiệt độ thường, các giống bơ có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 7-120C, ẩm độ từ 85-90%. Ở nhiệt độ 200C quả bơ chín sau 6-10 ngày, ở nhiệt độ 25 -27 0C trái chín sau 5-7 ngày.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Xoài

Quy trình trồng và chăm sóc cây xoài

Kính thưa quý bà con, xoài là loại cây ăn quả rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Xoài dễ trồng, tuy nhiên, để chăm sóc sao cho đúng kỹ thuật và mang lại năng suất cao thì có lẽ nhiều bà con vẫn chưa nắm rõ. Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bà con quy trình trồng và chăm sóc cây xoài đạt hiệu quả cao.

Xoài có thể được trồng trên nhiều loại đất khác nhau: đất vàng, đất vàng đỏ, đất Feralit, đất phù sa mới ven sông,đất phù sa cổ, kể cả vùng đất cát ven biển, nhưng tốt nhất là bà con nên trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp nông không quá 2,5m. So với các loại cây ăn quả khác, xoài là cây chịu được úng tốt nhất. Với đất nhẹ kém màu mỡ giúp cho cây dễ có nhiều hoa và kết quả, đất quá màu mỡ đủ nước chỉ giúp cho cây phát triển tốt, nhưng ít quả. Xoài thích hợp ở đất có độ pH từ 5,5-7, với đất có pH nhỏ hơn 5, cây sẽ kém phát triển. Ở vùng đất thấp, trước khi trồng bà con cần phải lên líp cao sao cho mực nước ở thời điểm cao nhất cách gốc ít nhất là 1m.

Xoài được trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là nên trồng vào đầu mùa mưa. Tuy nhiên, với số lượng ít, bà con có thể trồng vào nhiều thời vụ, miễn là phải tránh thời điểm rét đậm và nắng nóng, sau khi trồng phải lưu ý cung cấp đủ nước tưới cho cây.

Hiện nay, giống xoài được trồng phổ biến nhất có 5 giống là xoài cát chu, xoài cát Hòa Lộc, xoài bưởi, xoài tứ quý và xoài khiêu xa vơi. Trong 5 giống này thì xoài cát Hòa Lộc và xoài tứ quý là 2 giống nổi tiếng nhất vì cho trái ngon, vị ngọt thanh, trái to, mang lại hiệu quả kinh tế cao, cho nên nhà vườn và người tiêu dùng cũng đều ưa thích. Ngoài 5 giống xoài trên, còn một số giống xoài truyền thống, bà con trồng bằng hột, nhưng do hiệu quả kinh tế không cao nên ít được trồng. Đó là xoài xiêm, xoài châu hạng võ, xoài thanh ca, xoài tượng, xoài thơm,…

Cây xoài được nhân giống bằng nhiều cách như gieo hạt, ghép, chiết cành,…nhưng phổ biến nhất là phương pháp ghép. Cụ thể là giống được bà con ghép trên gốc ghép là giống xoài hôi hoặc xoài bưởi, cây được ươm trong bầu nilon có chiều cao 20-22cm, đường kính 12cm. Bầu không dập, vỡ. Cây ghép cần đảm bảo sinh trưởng tốt, thân mập, chiều cao cành ghép khoảng 40-50cm, đường kính 1cm (đo phía trên vết ghép khoảng 2cm), có 2-3 đợt lộc. Lá cây xanh đậm, không sâu bệnh.

Cây xoài là cây đại thụ, sống lâu, từ 30-50 năm, do đó có thể trồng thưa (8m x 8m, hoặc 10m x 10m), cũng có thể dày hơn (5m x 6m) sau đó tỉa thưa dần. Trước khi trồng 1-3 tháng, bà con đào hố vuông, rộng 70-80cm, sâu 50-70cm. Bón phân lót cho hố gồm 20-30kg phân chuồng mục + 0,1kg kali + 1-2kg super lân + 0,3-0,5kg vôi bột. Trộn đều phân với đất, sau đó lấp miệng hố (công việc này cần làm trước khi trồng khoảng 1 tháng).

Bà con đào một hốc nhỏ ở chính giữa hố, bỏ túi nilon và đặt bầu cây vào giữa, lấp đất sao cho vừa bằng cổ rễ, sau đó nén chặt xung quanh. Cắm 2 cọc chéo chữ X vào cây và buộc lại để tránh lay gốc, dẫn đến chết cây. Sau khi trồng, phủ rơm, rác mục xung quanh gốc và tưới nước giữ ẩm cho cây trong tháng đầu để tạo độ ẩm cho rễ phát triển. Sau khi trồng 1 tháng, cây ổn định, rạch túi nilon ở vết ghép để cây sinh trưởng và phát triển. Đến khi cây được 3 cơi lá thì nên bấm đọt. Khi cây ra chồi thứ cấp, bà con chọn 3 chồi phát triển mạnh nằm theo hình tam giác đều rồi bấm đọt như trên, đến khi chồi non của 3 chồi này mọc đủ 3 cơi lá nữa thì bà con bấm ngọn tiếp. Cứ thế bấm đọt 3 lần thì thôi, để cây phát triển tự nhiên. Khi cây đến giai đoạn cây trưởng thành, bà con nên cắt tỉa những cành mọc trong tán,cành bị sâu bệnh, cành quá gần mặt đất, cành không hiệu quả và cuống hoa, nhánh vụn của mùa trước.

Trong giai đoạn cây còn nhỏ, mới trồng 1-3 năm tuổi. Thời gian này cây sinh trưởng mạnh, hầu như quanh năm để hoàn thiện bộ khung tán. Vì vậy, việc cung cấp đủ phân, nước, diệt trừ cỏ dại thường xuyên nhằm tạo điều kiện thuận lợi để cây sinh trưởng là rất cần thiết.

– Bảo vệ hoa và trái non: Việc bảo vệ hoa và trái non là rất quan trọng. Bà con có thể phun thuốc (Butyl, Pyrinex, Sago Super) bảo vệ hoa lần 1 khi phát hoa dài 2-3cm để ngăn rầy chích hút. Lần hai phun vào khi hoa đạt kích thước tối đa. Sau đó, bà con ngưng phun thuốc để bảo vệ côn trùng có ích giúp cho hoa thụ phấn. Trong giai đoạn này, nếu trời mưa nhiều, và nhất là mưa đêm, thì sáng hôm sau bà con rung cành cho rơi bớt hoa không thụ phấn, kết hợp với phun thuốc phòng trừ nấm gây bệnh thán thư (Bendazol, Carbenzim). Cứ mưa xong là phun thuốc. Khi trái non đạt tới kích thước đường kính 1-2mm, bà con phun thuốc ngăn bệnh tán thư. Dùng các loại thuốc như Viben-C, Antracol, và phun Fastac, Pyrinex để ngăn sâu, rầy. Sau khi xoài cho quả thường phải qua thời kỳ rụng sinh lý, kéo dài 35-45 ngày. Qua thời kỳ này xoài không rụng nữa. Giai đoạn này, bọc quả là hiệu quả nhất nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu mà vẫn bảo vệ được trái xoài khỏi sâu bệnh hại, vừa giúp cho vỏ xoài trắng đẹp. Xoài thường ra hoa lẻ tẻ, không đồng loạt. Để xoài ra hoa tập trung, bà con cần phải xử lý bằng ka-li-nitơ-rát (KNO 3) nồng độ 1,25-1,5% phun ướt hết các lá xoài. Sau khi phun 3-7 ngày, xoài sẽ ra hoa.

Khi quả già, vỏ quả có màu hồng sáng. Nên thu hái vào lúc trời râm mát, khô ráo. Quả thu hái về cần được phân loại. Nếu vận chuyển đi xa thì nên đóng vào sọt hoặc thùng không quá 5 lớp (đóng sọt phải có lót rơm hoặc giấy giữa các lớp quả).

Bà con có thể sử dụng dụng cụ hái trái cây 3A3m của công ty Cổ Phần Đầu Tư Tuấn Tú chế tạo để hái quả cho nhanh và an toàn hơn.

Sau khi thu hoạch, bà con dùng máy cắt tỉa cành trên cao 3A để cắt tỉa bớt các cành già, cành sâu bệnh vệ sinh xung quanh tán cây để đảm bảo an toàn cho sinh trưởng của cây về sau.