Top 6 # Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Gấc Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Gấc

Thưa quý bà con, gấc là loài cây thân thảo, dây leo thuộc chi Mướp đắng. Quả gấc có nhiều vitamin và dưỡng chất rất tốt cho cơ thể. Các hãng dược phẩm ví trái gấc như là loại quả đến từ thiên đường và là thần dược cho sức khỏe của con người. Gấc có tác dụng phòng chống ung thư, giảm cholesterol, nâng cao hệ thống miễn dịch, chống lão hóa, tăng cường thị lực và làm đẹp da… Gấc còn góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con. Tuy nhiên, trồng gấc như thế nào lại là điều khá nhiều bà con chưa nắm rõ. Để giúp bà con hiểu hơn về quy trình trồng và chăm sóc cây gấc, chúng tôi xin giới thiệu đến bà con bài viết sau đây. Kính mời quý bà con quan tâm theo dõi!

Quy trình trồng bắp cải mang lại hiệu quả cao

Quy trình trồng và chăm sóc cây gấc

I. Yêu cầu và chuẩn bị đất trồng:

Gấc là cây không kén đất nhưng bà con nên chọn đất tốt để trồng. Đất không bị úng và thoát nước tốt khi mưa lớn.

– Đào hố trồng gấc: cần đào hố vuông với cạnh 1 – 1,2m và có độ sâu khoảng 40 – 60 cm. Nếu bà con trồng gấc với diện tích lớn thì khoảng cách giữa các hố từ 3 – 4 m, khoảng cách giữa các hàng là 4 – 5 m. Bà con cần để riêng lớp đất bề mặt cạnh hố đào. Không đào hố ngay cạnh gốc cây trồng khác, nếu trồng trên đất vườn tạp hoặc trồng xen canh, nên đào hố với khoảng cách từ 1,5m -2m so với gốc cây trồng khác…

Để đạt hiệu quả trong công việc khoan các hố đất trồng gấc, bà con có thể sử dụng máy khoan đất chạy xăng có giá đỡ do Công ty CPĐT Tuấn Tú cung cấp:

Máy khoan đất chạy xăng có giá đỡ 3A

– Quy trình xử lý hố và tiến hành bón lót : Bà con trộn phần lớp đất vừa đào với các loại phân bón sau (đối với 1 hố): 2 kg GV- hữu cơ vi sinh, 0,5 kg Gavi -Bio, 10 – 15kg phân chuồng hoai, 0,5 – 0,6 kg Super lân, 0,5 – 1 kg chế phẩm sinh học có chứa Trichoderma. (Cần thực hiện các công việc trên trước khi trồng khoảng 5 – 7 ngày)

Thiết kế giàn: Bà con có thể dựng giàn bằng các cây tạp, cột bê tông hoặc tre, nứa. Gác các cành tre ở bên trên hoặc đan bằng dây thép hay có thể dùng dây cước một sợi để đan thành lưới (kích thước mắt lưới khoảng 40cm x 40cm), căng lên giàn. Giàn được làm bằng lưới cước chi phí thấp và có thể giữ được khoảng 3-5 năm. Khoảng cách giữa mặt đất và mặt giàn bình quân là 2m, cần đảm bảo giàn không bi chùng khi cây leo lên hoặc khi gấc ra quả. (Giàn gấc phải hoàn tất sau 3 tuần từ khi trồng cây con).

II. Tiến hành trồng gấc

Bà con chuẩn bị hố ngay trước khi trồng: Dọn sạch cỏ dại, cây cối xung quanh hố. Xới nhẹ đất trong hố trồng một lần nữa. Sau đó cuốc 2 lỗ nhỏ giữa hố để đặt cây giống, khoảng cách giữa 2 lỗ trong cùng 1 hố tối thiểu là 35cm. Khi đã xử lý hố đất được 5- 7 ngày thì bà con tiến hành trồng cây con.

Cần lưu ý: Nếu bà con trồng cây giống thực sinh thì nên trồng 2 cây trong 1 hố, vì bà con cần theo dõi khi thu quả năm đầu tiên, cây nào ít quả, hoặc không ra quả, quả nhỏ hoặc sâu bệnh nặng thì cần cắt bỏ cây đó để cây còn lại phát triển tốt hơn. Đối với cây hom hoặc cây ghép thì trồng 1 đến 2 cây cho một hố. Năm đầu, thường tỷ lệ ra quả thấp, lượng quả chưa nhiều. Vì vậy, để tăng khả năng thụ phấn tự nhiên và sản lượng, bà con nên trồng 2 cây.

III. Tưới nước và chăm sóc

– Tưới nước: Đất trồng gấc cần có đủ độ ẩm, nhưng không được ngập úng, do vậy, cần phải tưới đủ nước và thoát nước tốt ở gốc cây. Ở giai đoạn này, cây cần khoảng 80 – 85% độ ẩm của đất. Cần tiến hành tưới nước khi thời tiết nắng nóng, phủ rơm rạ, bao nilon để giữ ẩm cho cây.

– Đào kênh thoát nước: Khi cây gấc bị ngập nước sẽ khiến cây bị úng và tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn, sâu bệnh tấn công, làm giảm năng suất nếu bị úng nhẹ và có thể làm chết cây nếu ngập úng kéo dài. Vì vậy, ở những nơi trũng, ngập nước vào mùa mưa thì cần đào kênh tiêu nước. Mỗi kênh có kích thước rộng 500mm, sâu 300mm để thoát nước dễ dàng khi trời có mưa lớn.

– Sau 7 ngày, bà con tiến hành phun men sinh học Gavi – TriBio 5% với liều lượng pha loãng 300 lần trên lá và dưới gốc.

IV. Sau khi trồng 15 -30 ngày.

– Bà con bắt ngọn leo lên giàn và thường xuyên bắt cho các ngọn phân tán đều giàn.

– Cần kiểm tra sâu, bệnh hại trên cây, nếu thấy có sâu bệnh thì cần phải phòng trừ. Trong quá trình theo dõi, nếu thấy dây gấc vươn dài, yếu, nhỏ, bị sâu ăn lá thì cần cắt bỏ để nhường dinh dưỡng cho dây khác.

– Khi cây con bắt đầu leo giàn ( khoảng từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 7sau khi trồng), bà con tiến hành bón lót 0,3 – 0,5 kg Phân NPK(16-16-8) cho 1 hố. Cần phun thêm Gavi – TriBio 5% pha loãng 300 lần trong giai đoạn này giúp tăng cường sức đề kháng cho cây, và hạn chế sâu bệnh hại.

– Sau 2 tháng kể từ ngày trồng cần bón thêm 0,5 kg chế phẩm Gavi – Bio cho 1 hố để phòng trừ bệnh hại, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây.

V. Bón thúc khi gấc đã phủ lên giàn

– Cách bón: Bà con đào rãnh rộng 10cm và sâu 10cm hoặc có thể cào nhẹ lớp đất mặt trên hố gấc sâu khoảng 5-10cm, rồi rải phân GV hữu cơ vi sinh: 3kg trộn với đất dưới rãnh. Sau đó bà con cuốc xới nhẹ, lấp phân vào hố và tiến hành tưới nước cho cây.

– Cần chủ động tưới nước giữ để ẩm cho cây, khi không có mưa cần đảm bảo độ ẩm của đất từ 70-80%.

– Cần có kế hoạch theo dõi sâu bệnh thường xuyên và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh, đồng thời kết hợp với phun Gavi – TriBio 5% để bảo vệ cây và quả trước sự tấn công của sâu bệnh….

VI. Gấc bắt đầu ra hoa, kết trái (sau khi trồng khoảng 3, 4 tháng)

Giai đoạn gấc đang ra hoa

– Bà con cần bón thúc cho cây bằng phân trung vi lượng có gốc Canxi-Bo để kích thích sự phát triển của quả, tăng khả năng ra hoa, kết trái.

– Cách phun: Pha phân trung vi lượng có gốc Canxi-Bo với tỉ lệ 10ml/16 lít nước phun đều dưới nách lá, tán lá, quả và quanh gốc. Cần phun làm 2 lượt, mỗi lượt cách nhau khoảng 10 ngày, phun vào chiều mát hoặc khi sáng sớm.

– Tưới nước: Ở giai đoạn ra hoa và phát triển quả, cây gấc cần được cung cấp đủ nước cho cây, giai đoạn này cần giữ độ ẩm cho đất khoảng 70-80%.

VII. Xử lý ra hoa và kết quả (tháng thứ 4, thứ 5)

Đối với cây chưa ra quả hoặc không kết quả, tiến hành xử lý như sau:

Cách 1:

– Cần cắt tỉa những dây yếu, nhỏ, kém phát triển. Đối với những dây phát triển tốt, khỏe, bà con tiến hành bấm đọt, cách gốc khoảng 7m.

– Đồng thời, cần bón thúc bổ sung dinh dưỡng cho cây, giúp cây tăng tỷ lệ ra hoa và đậu quả.

+ Bón gốc: Bón 1 – 1,5 kg phân hữu cơ vi sinh cho 1 hố, 0,3 – 0,5 kg phân NPK (20-20-15)/hố, 5 – 10 kg phân chuồng hoai/hố. Tiến hành trộn toàn bộ số phân trên cùng với lớp đất mặt của gốc, sau đó lấp đất và tưới nước. Lưu ý: Để cây hấp thụ tốt nhất dinh dưỡng ở giai đoạn này cần phải tưới nước thường xuyên để tạo độ ẩm cho đất.

+ Bón lá: Cần kết hợp với phân bón lá trung vi lượng có gốc KNO3 hàm lượng khoảng 30-50g/8 lít nước. Phun trước mùa mưa ít nhất 20 – 30 ngày. Cần phun cho toàn thân cây từ cành, lá, nách lá, thân, gốc phun lúc mát trời, kéo dài 7-10 ngày.

– Chăm sóc vào giai đoạn cây đã ra hoa: thường xuyên tưới nước nếu trời không mưa để giữ độ ẩm trong đất đạt 70-80%.

Cách 2:

– Đầu tiên, cắt bỏ những gốc không ra trái, cách gốc khoảng 60 cm.

– Sau 1 tuần, bắt đầu xuất hiện các nhánh mới ở những cây không ra trái.

– Sau đó bà con chọn những nhánh ở cây có quả ghép vào các nhánh của cây không quả. Cần lưu ý: các nhánh để ghép không được non, cũng không được già quá. Để đảm bảo cho tỉ lệ cây sống cao, bà con nên trùm bao nilon vào nhánh mới ghép để tránh mất nước và hạn chế được sự tấn công của sâu bệnh.

– Sau khi cây đã có quả, bà con phun phân bón lá NPK (20-20-15) để quả phát triển. Trong giai đoạn quả phát triển mạnh, cần phun thêm kali 100% để chắc quả, tránh nứt quả, và cho chất lượng cao.

– Nên tiến hành tỉa bỏ những nhánh không mang trái, và khống chế chiều dài dây gấc tối đa khoảng 5-6 m, giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả, tránh tình trạng cây tập trung phát triển thân lá hoặc quả nhiều dẫn đến cây không nuôi nổi quả.

VIII. Cách phòng trừ sâu bệnh hại có thể gặp trên cây gấc

+ Bọ dừa: Bọ có cánh cứng dài 8mm, cánh có màu vàng ăn phá lá gấc. Phòng trừ bằng cách phun hoặc xịt Tata 25WG đều trên lá.

+ Rầy mềm: Thường bu mặt dưới của lá và hút nhựa. Bà con xịt Vicidi-M 50ND hoặc Decis 50ND 20-30ml/bình 8 lít để phòng trừ.

+ Nhện đỏ: Tập trung nhiều ở mặt dưới của lá, gây xoắn lá, làm lá úa vàng, dây gấc mọc cằn cỗi. Phòng trừ bằng cách phun SK Enpray 99EC hoặc Alfamite 15EC đều trên lá….

+ Ruồi trái cây: Ruồi phá hại nặng khi gấc có quả. Ruồi chích quả đẻ trứng, ấu trùng phát triển và phá vỏ dẫn đến thối quả. Phòng trị bằng cách phun dung dịch Oncol 20EC với liều lượng 30ml/8lít, và cần vệ sinh, thu lượm và đốt bỏ các quả gấc bị thối rụng.

+ Sâu xanh: Sâu xanh thường ăn hại lá gấc. Ở giai đoạn non, sâu xanh cuốn lá để làm tổ, sau đó ăn khuyết lá. Dùng thuốc Padan 95SP với liều lượng 10 – 15 g/10 lít phun vào buổi chiều mát.

2. Bệnh hại thường gặp

+ Đốm lá: Là do nấm Pseudope-ronopora cubensis Rostow gây ra, lá bị bệnh mặt trên có những chấm vàng, mặt dưới có nhiều chất xám làm cho lá chết héo. Dây gấc bị nhiễm bệnh phát triển kém không có hoặc cho ít quả, quả nhỏ chất lượng kém. Phòng trị bằng cách phun dung dịch Viroral 50BTN hoặc Viben – C lên lá.

+ Bệnh cháy lá: Là bệnh do nấm Collectrichum lagenarium Ell and Halst gây ra. Lá gấc bị bệnh cháy khô cả lá hoặc cháy thành đốm. Cách phòng trị như khi cây bị bệnh đốm lá.

+ Bệnh hoa lá: Là bệnh do virus CMV gây nên. Lá gấc bị đốm vàng, xoắn lá, dây còi cọc không cho quả. Bệnh này do cực vi trùng gây ra nên không có thuốc trị, bà con cần phòng trừ bằng cách nhổ bỏ cây bệnh để tránh lây sang những cây khác. Phun thuốc trị bọ dừa và rầy mềm cũng giảm bớt bệnh.

+ Tuyến trùng: Tuyến trùng Meloidogyne spp làm cho rễ, dây gốc bị tuyến trùng phá hoại còi cọc, kém phát triển, dẫn đến vàng quả hoặc không cho quả. Phòng trừ bằng cách rảicho mỗi hố 20gram Vimoca 10G hoặc 30 gram Vifuran 10H khi trồng cây con hoặc gieo hạt.

IX. Thu hoạch

Quả gấc sau khi thu hoạch

Thu hoạch khi quả đã chín ( ½ vỏ quả chuyển sang màu đỏ), màng bọc bên ngoài hạt dày và nhiều chất béo. Quả không bị dập nát, và không chín ép, thối hỏng. Trọng lượng quả từ 0,8kg trở lên là đạt yêu cầu. Màng gấc sấy khô phải đạt độ ẩm từ 7% – 8%, màng không có dị tật, mốc, sâu mọt, cháy khét… (có thể kiểm tra bằng cách dùng tay bẻ gãy là được).

Chúc bà con thành công!

Công ty CPĐT Tuấn Tú

VPGD Miền Bắc: Số 2, ngõ 2, đường Liên Mạc, phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội.

Hotline: (024)22 05 05 05 – 0916 478 186

Chi nhánh Miền Nam: 129/17D Đường Lê Đình Cẩn, Khu phố 6, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh.

Hotline: 0945 796 556 – 0984 930 099

Email: maylamdatvn@gmail.com

Website: maylamdat.vn

Fanpage: facebook.com/maylamdat3A/

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Bơ

(Ban hành kèm theo quyết định số 1251/QĐ-SNN, ngày 13/12/2012 của Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Đồng V/v Ban hành tạm thời quy trình canh tác một số cây trồng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng)

PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này quy định các yêu cầu kỹ thuật về trồng, chăm sóc; phòng trừ sâu bệnh hại; thu hoạch và bảo quản cây bơ ghép sản xuất tại Lâm Đồng.

Mục tiêu kinh tế kỹ thuật: Thời kỳ kiến thiết cơ bản: 4 năm.

Năng suất trái bình quân trong giai đoạn kinh doanh khoảng 20-25 tấn/ha.

ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU VỀ ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH:

Đặc điểm: Bơ là loại trái cây nhiệt đới điển hình, ngon, bổ dưỡng chỉ trồng được ở một số vùng chuyên biệt ở nước ta. Lâm Đồng có điều kiện sinh thái thuận lợi để trồng loại cây ăn quả này, bơ chủ yếu để ăn tươi, quả bơ không ngọt, không chua, không thơm, chỉ có vị béo. Chất béo trong quả bơ rất dễ tiêu, có thể hấp thu tới 92,8%.

Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh:

– Độ cao: Cây bơ có nguồn gốc ở các xứ nhiệt đới Trung Mỹ phân bố ở độ cao dưới 2.700m so với mặt nước biển, càng lên cao cây càng chậm ra hoa kết quả, phẩm chất quả bơ thay đổi theo khí hậu và độ cao của các vùng khác nhau. Lâm Đồng là vùng trồng bơ rất tốt.

– Nhiệt độ: Thích hợp từ 12-28 oC, cây bơ có thể chịu nhiệt độ lạnh -7 oC, thậm chí -10 oC. Các giống bơ Mexico chịu lạnh tốt nhất còn các giống Antilles chịu lạnh kém nhất nên được trồng nhiều ở các nước thuộc vùng nhiệt đới. Biên độ nhiệt độ ngày đêm cũng có tác động rõ nét đến sinh trưởng và phát triển của cây, đặc biệt sự phát dục của hoa. Nhiệt độ ban đêm là 15-20 0C và ban ngày là 20 0 C, thích hợp cho sự phát triển hoa, tăng trưởng của ống phấn và sinh trưởng các giai đoạn phôi.

– Ẩm độ: Cây bơ không yêu cầu ẩm độ cao, nhưng không phải là cây của vùng khô hạn, cây bơ chỉ sinh trưởng phát triển tốt nơi nào có lượng mưa đầy đủ lượng mưa tối thích cho cả năm là 1.000-1.500mm, độ ẩm 80-85%. Đặc biệt lúc trổ hoa và tượng trái cần ẩm độ cao, nhưng gặp trời mưa dầm, mưa to thì quá trình thụ phấn không bình thường vì nước mưa sẽ cuốn trôi hạt phấn, hoa sẽ rụng nhiều. Ngoài ra sự khô hạn cũng gây bất lợi cho quá trình hình thành trái, làm rụng quả non nhiều. Hầu hết các giống bơ đều nhạy cảm với điều kiện dư thừa nước, độ ẩm cao, thoát nước kém.

– Đất đai: Có thể trồng bơ trên nhiều loại đất khác nhau đất sét pha cát, đất pha sét, đất thịt nặng, phủ hợp nhất là đất phải thông thoáng, dễ thoát nước, giàu chất hữu cơ, có mạch nước ngầm sâu hơn 2m, pH thích hợp 5-7, bơ không ưa đất quá chua hoặc quá kiềm. Ở những đất có pH quá cao, nhiều yếu tố kim loại bị giữ lại trong đất làm cây không hấp thu được. Cây bơ mọc tốt hơn ở đất trung tính hay kiềm so với đất chua trung bình hay rất chua.

Cây bơ ghép (lấy chồi của những cây bơ có năng suất cao, chất lượng tốt, hình dạng quả đẹp, ghép lên cây bơ được ươm từ hạt), chồi ghép được lấy từ các cây bơ đầu dòng đã được công nhận.

Kỹ thuật trồng: Chọn đất thoát nước tốt, làm đất và đào hố trước khi trồng 3-4 tháng để đất kịp ải. Đào hố theo quy cách: 60x60x60cm.

Thời vụ trồng tốt nhất là vào đầu mùa mưa từ tháng 6- tháng 8 dương lịch.

Trồng cây dùng dao cắt quanh bầu, bóc bịch nhẹ nhàng, đặt cây giữa hố lấp đất ngang mặt bầu và nhận chặt đất xung quanh, tránh vỡ bầu.

Xen canh: Trồng thuần những năm đầu mới trồng khi cây bơ chưa tỏa tán rộng, có thể trồng xen các cây họ đậu; trồng xen trong các vườn cây công nghiệp nhằm làm cây che bóng kết hợp tăng thu nhập trên đơn vị diện tích nhưng không nên trồng xen cà chua, khoai tây vì nấm Verticilium có thể lan truyền cho cây bơ.

Kỹ thuật chăm sóc: Sau trồng một tháng, kiểm tra cây chết, cây yếu để trồng dặm, tưới đủ ẩm cho cây, làm sạch cỏ gốc, tủ cỏ khô quanh gốc để giữ ẩm. Giai đoạn còn nhỏ, bộ rễ bơ ăn cạn, vấn đề tưới nước giữ ẩm và phủ gốc là cần thiết để hạn chế cây bơ bị chết do nóng khô vào mùa nắng nhất là những vườn bơ trồng bằng cây ghép. Tốt nhất nên tưới phun và lưu ý không nên tưới quá đẫm vào bồn gốc. Thời kỳ kinh doanh cần tưới đủ nước để cây sinh trưởng và phát triển khỏe; nhất là tháng 11-12 cần tưới để cây tăng khả năng ra hoa và kết quả.

– Bón phân:

Bảng tổng hợp lượng phân bón qua các thời kỳ sinh trưởng của cây bơ.

Lượng phân nguyên chất trên qui thành phân thương phẩm như sau

Bón phân lót: Dùng phân chuồng huoai đã xử lý, bón lót 15-30 kg/hố, kết hợp với 0,5-1 kg phân lân và 0,5 kg vôi đảo đều trước trồng 10-15 ngày.

Mật độ và khoảng cách trồng thuần: Khoảng cách 7 x 8m, mật độ 178 cây/ ha (trồng xen trong vườn cây công nghiệp mật độ khoảng 80-100 cây/ha).

Thời kỳ kiến thiết cơ bản: Bón N:P:K theo tỷ lệ 1:1:1.

Cách bón: Đào sâu 10-15 cm, cách gốc 30-40 cm, rải phân đều và lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm cho cây. Hàng năm bón bổ sung phân hữu cơ hoai.

Trong 4 năm đầu, lượng phân chia 3 lần bón/1 năm:

Thời kỳ kinh doanh: Từ năm thứ 5 trở đi phân vô cơ bón 3 lần/năm, bón N:P:K theo tỷ lệ 2:1:2 và phân hữu cơ vào sau vụ thu hoạch. Tùy theo tình hình sinh trưởng và năng suất của cây mà ta bón lượng phân cho phù hợp hàng năm.

Bón lần 1 thêm phân chuồng hoai từ 30-50 kg.

– Đốn tỉa tạo tán: Tiến hành từ nhỏ đối với những giống cây cao để tạo dáng cây không cao quá 6 mét và cành tỏa đều về các phía (những cành khỏe mọc đều ra các hướng nhằm tạo bộ cành khung). Việc cắt xén cành khô, cành nhỏ yếu cũng phải được thực hiện sau thu hoạch nhằm tạo sự thông thoáng, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và ngăn ngừa không cho sâu bệnh lây nhiễm.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI:

Sâu hại chính và biện pháp phòng trừ:

Sâu cuốn lá (Gracilaria percicae Busk)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bướm thường đẻ trứng trên lá mới ra, trứng nở thành sâu và lớn dần lên theo lá, nhưng thông thường nhất là sâu nhả tơ cuốn lá lại để làm tổ. Sâu dài 10mm, màu xanh và có những lằn đen ngang không rõ rệt. Trưởng thành sâu làm nhộng trong các tổ lá, sau 5-7 ngày rồi vũ hóa.

– Biện pháp phòng trừ: Nếu có điều kiện trước khi phun thuốc nên dỡ bỏ các tổ lá do sâu cuốn lại để tăng hiệu lực của thuốc. Dùng các loại thuốc Sherzol, Pyrinex 20EC, Bulldock 025EC phun ướt đều tán lá.

Sâu cắn lá: Có rất nhiều loài, có hai loài đã được định danh là Seirarctiaecho và Feltia subterrania F.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Sâu ăn trụi lá làm chết cây con và làm giảm sức tăng trưởng cây lớn. Có thể tìm thấy sâu trên lá, trên cành hoặc vỏ thân cây. Ban ngày, sâu ẩn nấp dưới gốc cây, đêm đến bò ra phá hại.

– Biện pháp phòng trừ: Tương tự như phòng trừ sâu cuốn lá

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Rầy thường xuất hiện vào mùa mưa, chích hút nhựa lá và đọt non, quả non làm cây giảm sức tăng trưởng.

Bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ:

Bệnh thối rễ: (Phytophthora cinnamoni)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Những chân đất có độ giữ ẩm cao, nấm xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá hủy cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang màu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn xuống thân chính. Đặc biệt với cây con trong giai đoạn vườn ươm rất dễ bị nhiễm bệnh và gây chết hàng loạt.

– Biện pháp phòng trừ: Dùng các loại Aliete + Validacin tỷ lệ 1:1 với lượng 100g/200 lít nước tưới cho dung dịch thuốc thấm đều đất (4-5lít/cây). Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng – vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và hủy bỏ để bệnh không lan tràn.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá, có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, màu nâu. Những đốm này có thể liên kết với nhau tạo thành mảng. Trên trái bệnh tạo nên những mụn lồi cỡ 5mm, có màu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá già, bào tử nấm phát tán khi có điều kiện thích hợp.

– Biện pháp phòng trừ: Phun dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, khi phát hiện bệnh sử dụng các loại thuốc có hoạt chất như Thiophanate-Methy (Topsin), Difenoconazole (Tiltsuper, Soore), Cholorothalonil (Daconil), … phun ướt đều tán lá với liều lượng sử dụng theo khuyến cáo của trên bao bì.

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Nấm xâm nhập vào trên cành làm tắc nghẽn và phá hủy các mạch li be dẫn đến cành khô và chết. Trên trái đã già, gần chín, nấm thường xâm nhập vào những chỗ do trái cọ sát hoặc bị thương tích hay do côn trùng chích hút, ăn vỏ quả làm cho trái bị nhũn thường ở phần cuối trái.

– Biện pháp phòng trừ: Phun dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, khi phát hiện bệnh sử dụng các loại thuốc như Propineb (Antracol), Carbendazim (Carbendazim; Appencarb super, Bavistin),…để phòng trừ bệnh.

Bệnh héo rũ (Verticillium albo – atrum)

– Đặc điểm và triệu chứng gây hại: Cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá bị chết rất nhanh, chuyển thành vàng nhưng rất khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc màu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Nấm tồn tại trong đất và gây hại ở bất kỳ tuổi nào của cây. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng 1 hoặc 2 năm.

– Biện pháp phòng trừ: Phun thuốc hoặc tưới dung dịch Boocđô để phòng bệnh vào đầu mùa mưa, dùng Aliete tưới hoặc quét lên các vùng thân, rễ bị bệnh, cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi cắt bỏ những nhánh nhỏ đã bị chết.

1.Thu hoạch: Căn cứ vào sự đổi màu của vỏ quả hoặc cầm quả lắc nhẹ nghe tiếng va đập của hạt vào thành quả là thu được.

Người trồng bơ thường chờ đến khi có vài quả rụng thì tiến hành hái hết cây, chỉ để lại những quả bơ non còn nhỏ (vỏ còn xanh). Phương pháp này đơn giản dễ áp dụng, thu hoạch bằng sào hoặc rọ, hạn chế leo trực tiếp lên cây để thu hái. Chú ý lúc hái không làm đứt cuống, trầy dập để quả bảo quản được lâu hơn.

Bảo quản: Trái bơ có thể bảo quản lạnh hoặc nhiệt độ thường, các giống bơ có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ từ 7-120C, ẩm độ từ 85-90%. Ở nhiệt độ 200C quả bơ chín sau 6-10 ngày, ở nhiệt độ 25 -27 0C trái chín sau 5-7 ngày.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa

Cây lúa xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên vùng khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển.

Mỗi giống lúa có một nhu cầu về tổng tích nhiệt nhất định và thường: những giống ngắn ngày nhu cầu tổng tích nhiệt từ 2.500-3.000°C, giống trung ngày từ 3.000- 3.500°C và giống dài ngày từ 3.500 – 4.500°C. Căn cứ vào chỉ tiêu này mà lựa chọn giống theo cơ cấu mùa vụ cho phù hợp (Nếu thời gian mùa vụ ngắn và nền nhiệt độ thấp, nên chọn giống có tổng tích nhiệt thấp. Nếu thời gian mùa vụ dài và nền nhiệt độ cao, nên chọn giống có tổng tích nhiệt cao. Và cũng có thể căn cứ vào tổng tích nhiệt của giống để điều tiết các trà cấy trong vụ).

Phân bón giữ vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống”. Vì vậy Để giúp Bà con Nông dân trồng Lúa có năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao Công ty cổ phần phân bón Nhật Long Thanh Hoá xin “Hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc Cây lúa” như sau:

Đạm: Đóng vai trò quan trọng trong hình thành tế bào rễ, thân, lá, có nhiều trong bộ phận non hơn bộ phận già.

Cây hút đạm nhiều nhất vào thời kỳ để nhánh và làm đòng

Thiếu đạm: Cây thấp đẻ nhánh kém, phiến lá nhỏ, hàm lượng diệp lục thấp, lá chuyển vàng nhanh chóng, số bông ít, hạt ít, năng suất giảm.

Thừa đạm: Thân lá rậm rạp, hô hấp tăng lên, tiêu hao gluxit, nhánh đẻ vô hiệu nhiều, lúa trổ muộn, cây cao vóng, dẫn đến hiện tượng lốp đỗ

Lân: Xúc tiến bộ rễ lúa phát triển, tăng nhanh số nhánh đẻ, làm cho lúa trổ bông và chín sớm hơn

Cây hút lân nhiều vào thời kỳ đẻ nhánh và làm đòng

Thiếu lân: Lá lúa có màu xanh đậm, bản lá nhỏ, hẹp, lá dài ra và mềm yếu, rìa mép lá có màu vàng tía. Thiếu lân lúa đẻ kém, thời kỳ trổ bông và chín đều chậm lại và kéo dài, hạt lép, hàm lượng chất dinh dưỡng trong hạt ít.

LƯU Ý: Trong thời kỳ làm đòng nếu thiếu lân thì năng suất hạt giảm một cách rõ rệt

Kali: Giúp lúa cứng cây, chắc hạt, trong điều kiện âm u thiếu ánh sáng kali xúc tiến quá trình quang hợp của cây lúa.

Thiếu kali: cây lúa thấp, lá hẹp, màu xanh tối, lá mềm rũ xuống, lá phía dưới có màu đỏ nâu, lá khô dần từ dưới lên trên nhanh chóng, số lá xanh trên cây ít

Thời kỳ làm đòng thiếu kali gié bông thoái hóa nhiều, số hạt ít, trọng lượng hạt giảm, hạt lép, tỷ lệ bạc bụng cao và cây lúa dễ bị bệnh Tiêm lửa.

Thời vụ vô cùng quan trọng đảm bảo cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất, ra hoa, làm hạt trong điều kiện khí hậu tốt nhất, có lợi cho việc hình thành năng suất.

Vụ mùa:

Trà sớm: Gieo mạ 20 – 30/5 cấy 25/6 – 5/7

Trà mùa trung: Gieo mạ 25/5 – 5/6 cấy trung tuần tháng 7 kết thúc trước 5/8 (lập thu)

Trà mùa muộn: Cấy trước 20 – 25/8

Vụ chiêm xuân:

Chiêm: Gieo cuối tháng 10 giữa tháng 11 cấy cuối tháng 12 tháng 1

Xuân sớm: Gieo mạ 15-25/11 cấy 15-25/1

Xuân chính vụ: Gieo mạ 20/11 đến 5/12 cấy 20/1 – 20/2

Xuân muộn: Gieo mạ 25/1- 5/2 cấy 25/2 – 5/3

Đất lúa cần phải được cày, bừa kỹ và nên tranh thủ làm sớm sau khi thu hoạch. Tùy thuộc địa hình và chân đất mà nên làm ruộng theo kiểu (làm dầm hay làm ải). Ruộng làm dầm phải giữ được nước, ruộng làm ải cần được phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước cấy 5-7 ngày. Làm ải giúp tăng cường quá trình giải phóng dinh dưỡng trong đất, đồng thời hạn chế các độc tố gây hại cây trồng và giúp tiêu diệt tàn dư dịch hại trong đất. Tực tế trong sản xuất cha ông ta đã có câu “Một hòn đất nỏ bằng một giỏ phân”.

Đất lúa phải được cày sâu, bừa kỹ cho thật nhuyễn, mặt ruộng phải phẳng giúp thuận lợi cho cấy và điều tiết nước. Yêu cầu đất lúa trước khi cấy phải sạch gốc rạ và cỏ dại (lúa cấy mạ non ruộng càng phải được làm kỹ, mặt ruộng phải phẳng hơn và để mức nước nông) giúp lúa cấy xong phát triển thuận lợi.

– Tuổi mạ:

Tuổi mạ cấy tùy thuộc vào giống, thời vụ và phương pháp làm mạ. Để tính tuổi mạ có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá. Ở vụ mùa tính tuổi mạ theo ngày tuổi (15-18 ngày), còn ở vụ đông xuân theo số lá (mạ dược 5-6 lá, mạ sân hoặc mạ trên nền đất cứng 2-3 lá).

– Mật độ cấy:

Vụ có nhiệt độ thấp cấy dầy hơn vụ có nhiệt độ cao (cấy 1-2 dảnh/khóm); vụ xuân cấy mật độ: 40-45 khóm/m2; vụ mùa cấy mật độ: 35- 40 khóm/m2

– Kỹ thuật cấy:

Cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3 cm, cấy sâu sẽ làm cho lúa phát sinh 2 tầng rễ, các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hoá được mầm nhánh, lúa đẻ nhánh kém, số nhánh hữu hiệu giảm. Vụ chiêm xuân nhiệt độ thấp cần phải cấy sâu hơn vụ mùa để hạn chế tỷ lệ chết rét “Chiêm đào sâu chôn chặt, mùa vừa đặt vừa đi”.

Phân bón là yếu tố quyết định tới 50% năng suất

Phân chuồng hoai mục: 4,0-5,0 tạ/sào 500m 2; 8-10 tấn/ha

5.1. Bón lót:

Sử dụng sản phẩm ” Dinh dưỡng Nhật Long – Chuyên lót L1 ” để bón cho cây lúa trước khi gieo, cấy nhằm cung cấp đầy đủ và cân đối nhu cầu dinh dưỡng khoáng cho cây, giúp cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh bước vào thời kỳ đẻ nhánh thuận lợi hơn.

Lượng dùng: 25kg/sào 500m2.

Sử dụng sản phẩm ” Dinh dưỡng Nhật Long – Chuyên thúc L2 ” để bón thúc đẻ nhánh (bón sau cấy 7-10 ngày), kết hợp làm cỏ sục bùn giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung, đạt tỷ lệ dảnh hữu hiệu cao.

Lượng dùng: 12- 15kg/sào 500m2.

Bón đón đòng vào lúc lúa đẻ nhánh tối đa, trước trỗ 30 – 35 ngày, có tác dụng phân hóa gié và hoa nhằm đạt số hạt/bông cao.

Nếu lúa sinh trưởng tốt có thể không bón đón đòng vì nếu bón lúa sẽ đẻ nhánh vô hiệu nhiều.

Bón nuôi đòng trước trỗ 10 – 12 ngày, có tác dụng kéo dài tuổi thọ lá, tăng khả năng quang hợp, có tác dụng nâng cao tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng hạt.

LƯU Ý: KHÔNG SỬ DỤNG PHÂN THÊM

Khi lúa bắt đầu vào giai đoạn đẻ nhánh cần phải làm cỏ sục bùn: Diệt cỏ dại, bổ sung khâu làm đất, vùi phân tránh mất đạm, tăng nguồn cung cấp oxi giúp cho bộ rễ và vi sinh vật hoạt đọng tốt hơn, làm đứt rễ già, kích thích ra rễ mới.

Vụ xuân nên lấy nước làm áo, sau cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng, vừa giữ ấm cho cây lúa giúp cây nhanh bén rễ hồi xanh đồng thời thuận lợi cho việc sử dụng thuốc trừ cỏ và ốc bươu vàng.

Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh thực hiện phương châm quản lý nước theo công thức: Nông – Lộ – Phơi. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hô hấp của cây, giúp lúa đẻ nhánh sớm, đẻ khỏe, đẻ tập trung (không để ruộng khô nhằm hạn chế cỏ mọc nhiều). Khi lúa đẻ nhánh kín đất tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng và chống đổ cho cây về sau.

Thời kỳ chín sữa rút nước để lúa chín đều, thuận lợi khi thu hoạch

Không bón quá nhiều đạm để chống lốp đổ

Không tưới nước quá sâu

Không cấy quá dày

Chọn giống thấp cây, có khả năng chịu phân

Rút nước phơi ruộng, có chế độ tưới tiêu hợp lý.

Thời kỳ trổ đến chín là thời kỳ quyết định đến hạt lép và trọng lượng hạt, do đó ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Nguyên nhân:

Tính di truyền giống

Lúa trỗ nghẹt đòng: do long cổ bông không phát triển bình thường làm cho cổ bông không thoát khỏi bẹ lá đòng, làm cho những gié, những hoa ở gốc bông không tiến hành nở hoa, thụ phấn được nên lép hạt.

Do bị hạn, rét lúc trỗ, thiếu dinh dưỡng bị sâu bệnh

Biện pháp khắc phục:

Bón phân, tưới nước vào thời kỳ trước và sau trỗ bông

Cấy đúng thời vụ để lúa trổ bông thuận lợi

Cỏ, Sâu, bệnh hại và biên pháp phòng trừ

Khi cây lúa bén rễ hồi xanh thì bắt đầu làm cỏ kết hợp với sục bùn và bón thúc. Tuỳ vào giống lúa ngắn hay dài ngày có thể tiếp tục làm cỏ sục bùn từ 1-2 lần nữa và kết thúc trước khi lúa bước vào thời kỳ làm đòng. Làm cỏ sục bùn có tác dụng diệt cỏ dại, vùi phân tránh mất đạm, bổ sung ô xy cho rễ, làm đứt rễ già và kích thích ra rễ mới.

7.2. Sâu hại và biện pháp phòng trừ – Bọ trĩ: Stenchaetothrips biformis Bagnall

Bọ trĩ là loại sâu bệnh hại lúa phổ biến thường thấy, bọ trĩ thường gây hại khi lúa còn non ở giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ nhánh.

Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra càng lớn.

Biện pháp phòng trừ bọ trĩ:

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi là ký chủ chính của bọ trĩ.

+ Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.

+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun tuốc kịp thời. Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Hopsan 75EC, Selecron 500EC hoặc Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

– Sâu cuốn lá nhỏ: Medinalis Guenee

Sâu cuốn lá nhỏ à loại sâu bệnh hại lúa gây hậu quả nghiêm trọng đối với cây lúa. Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.

Biện pháp phòng trừ sâu cuốn lá:

+ Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại (nơi trú ngụ qua đông của sâu).

+ Gieo cấy mật độ thích hợp, chăm sóc bón phân hợp lý.

+ Bẫy đèn diệt bướm và thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có mật độ 9 – 12 con/m 2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh) và 6 – 9 con/m 2 (giai đoạn lúa làm đòng) cần phun thuốc. Dùng các loại Regent 800WP, Karate 2.5EC… phun khi sâu non tuổi 1-2 bằng các thuốc có hoạt chất: Indoxacarb (Obaone 95 WG … ), Flubendiamide (Takumi 20WG…), Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC)

– Sâu đục thân 2 chấm: Scirpophaga incertulas Walker

+ Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục thân đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa cắn phá làm cho dảnh lúa bị héo.

+ Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu đục thân đục qua bao của lá đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạnh dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.

Biện pháp phòng trừ:

+ Vệ sinh đồng ruộng: Cày lật gốc rạ, phơi ải sau khi thu hoạch.

+ Bón phân cân đối, hợp lý

+ Biện pháp thủ công: Dùng bẫy đèn bắt trưởng thành, ngắt ổ trứng đem tiêu hủy.

+ Biện pháp hóa học: Phun trừ đối với ruộng lúa khi mật độ ổ trứng từ 0,3 ổ/m 2 trở lên, những nơi có mật độ trên 0,5 ổ/m 2 ‘ cần tiến hành phun kép 2 lần, cách nhau 4-5 ngày. Phun trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole (Virtako 40WG, Prevathon 5 SC, Voliam targo 063SC).

– Rầy nâu: Nilaparvata lugens Stal

Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ. Rầy xâm nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Cao điểm rầy phát sinh mật độ lớn và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, giai đoạn ngậm sữa và bắt đầu chín.

Ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá hại lúa.

Biện pháp phòng trừ:

– Sử dụng giống kháng rầy nâu.

– Gieo cấy mật độ thích hợp, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy, (khi mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy).

– Dùng các loại thuốc có khả năng nội hấp lưu dẫn tốt phu không cần rẽ lúa như: Hoạt chất Pymetrozine (Chess 50WG) Nitenpyram (Acdinosin 50WP.. ) lưu ý phun trước khi lúa đỏ đuôi.

7.3. Bệnh hại lúa

– Bệnh đạo ôn: Pirycularia oryzae Cav

Bệnh đạo ôn hại lúa ở các bộ phận trên cây nhưng rõ nhất trên lá, cổ bông, đốt thân

Biện pháp phòng trừ:

Dọn sạch tàn dư rơm, rạ và cây cỏ mang bệnh ở trên đồng ruộng;

+ Bón phân NPK hợp lý, đúng giai đoạn, không bón đạm tập trung vào thời kỳ lúa dễ nhiễm bệnh. Khi có bệnh phải tạm ngừng bón thúc đạm và tiến hành phun thuốc phòng trừ.

+ Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm;

+ Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh;

+ Khi phát hiện ổ bệnh trên đồng ruộng cần tiến hành phun thuốc trừ sớm và nhanh. Một số loại thuốc hoá học sử dụng để phòng trừ bệnh như Fuji -one 40WP, Bump 650WP, Filia 525SE, Kasai-S 92SC, Kabim 30WP, abum 650WP, Bankan 600WP, Bemsuper 75WP, Katana 20SC, Fu-army 40EC,…

– Bệnh khô vằn: Rhizoctonia solani Kuhn

Là loại bệnh hại lúa toàn thân, bệnh gây hại bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên. Trên bẹ lá xuất hiện các vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ dạng đám mây. Khi bị nặng, cả bẹ lá và lá phía trên bị chết lụi.

Biện pháp phòng trừ:

+ Làm vệ sinh đồng ruộng, thu gom sạch tàn dư cây bệnh từ vụ trước. Cày bừa, xới đất kỹ để chôn vùi hạch nấm, hạn chế sức sống của chúng;

+ Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Cấy lúa dày vừa phải, bón cân đối NPK, phân chuồng trước khi bón phải được ủ hoai mục.

+ Kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và phun trừ những diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn (có tỷ lệ từ 20% số dảnh bị bệnh), đặc biệt những ruộng lúa đang làm đòng, những ruộng lúa xanh tốt. Các loại thuốc hóa học có thể sử dụng để phun trừ bệnh như: Camilo 150SC, Chevil 5SC, Tilt super 300EC, Nevo 330EC, Anvil 5SC, Rovral 50WP, Callihex 5SC, Hecwin 5SC, chúng tôi 5SC, Til calisuper 300EC,…

– Bệnh bạc lá: Xanthomonas oryzae

Thường bệnh xảy ra lúc mưa to và gió lớn. Lúa vụ mùa một số giống có tiềm năng năng suất cao thường hay bị bệnh bạc lá. Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Oryzea gây ra, khi mắc bệnh thì cây không có khả năng quang hợp để tạo dinh dưỡng nuôi hạt, từ đó những ruộng lúa bị bệnh bạc lá tỷ lệ lép rất cao, làm giảm năng suất rất lớn, có thể mất trên 50% năng suất.

Biện pháp phòng trừ:

+ Biện pháp cơ bản nhất là dùng giống chống bệnh và Bón phân cân đối, hợp lý giữa đạm, lân, kali. Đặc biệt yếu tố đạm.

+ Vụ mùa thường có mưa giông lớn những giống mẫn cảm dễ bị bệnh nặng hơn nên hạn chế cấy giống nhiễm ở vụ này

+ Sử dụng hạt giống sạch bệnh. Xử lý hạt giống ở 54 0 C trong 15 phút.

+ Khi bệnh tiến hành phun thuốc phòng trừ: Sasa, Startner, Xanthomic, Steptomicin Fisan (lúa vàng), Kasumin và các thuốc có nguồn gốc kháng sinh khác. Tuy nhiên, biện pháp này hiệu quả thấp.

Ít nhất là 85% những hạt trên bông có màu vàng (đã chín), hầu hết các hạt ở cổ bông đã chín sáp.

Nên thu hoạch lúa giống lúc trời nắng.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Ớt

Hiện nay nhiều nơi vẫn canh tác giống địa phương là chính. Giống trồng phổ biến ở

Đồng bằng Sông Cửu Long có giống Sừng Trâu, Chỉ Thiên, ớt Búng, ớt Hiểm, ở miềnTrung có giống ớt Sừng Bò, Chìa Vôi. Ngoài ra Viện Nghiên Cứu Nông nghiệp Hà Nội công bố bộ sưu tập với 117 giống nội địa (1987), điều này chứng minh nguồn giống ớt phong phú, đa dạng chưa được biết đến ở nước ta. Tuy nhiên, giống địa phương bị lai tạp nên thoái hóa, quần thể không đồng đều và cho năng suất kém, trong khi các giống F1 có khả năng cho năng suất vượt trội trong điều kiện thâm canh cao nên bắt đầu được ưa chuộng và đang thay thế dần các giống địa phương.

1.1. Giống lai F1:

– Giống Jet 18 (Công ty Syngenta sản xuất): Cây sinh trưởng khỏe, phân cành và ra

hoa sớm, đậu quả tập trung, thu hoạch từ 75-80 ngày sau khi trồng; năng suất cao, ở điều kiện chăm sóc tốt có thể đạt 15-20 tấn/ha. Dạng trái dài 6-7cm, đẹp, đều, thẳng, cứng, bóng láng, màu sắc đỏ tươi được thị trường ưa chuộng. Jet18 chống chịu tốt với nhiều sâu bệnh hại quan trọng.

– Giống Chili (Công ty Trang Nông phân phối): Trái to, dài 12-13 cm, đường kính trái

1,2-1,4cm; trọng lượng trung bình trái 15-16 gram, dạng trái chỉ địa, trái chín đỏ, cứng, cây trung bình, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Cây cao trung bình 75-85 cm, sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt và cho năng suất cao.

– Giống số 20 (Công ty Giống Miền Nam phân phối): sinh trưởng mạnh, phân tán lớn, ra nhiều hoa, dễ đậu trái, bắt đầu cho thu hoạch 85-90 ngày sau khi cấy, cho thu hoạch dài ngày và chống chịu tốt bệnh virus. Trái ớt chỉ địa dài 14-16 cm, thẳng, ít cây, trái cứng nên giữ được lâu sau thu hoạch, năng suất 2-3 tấn/1.000m2

– Giống TN 16 (Công ty Trang Nông phân phối): Cho thu hoạch 70-75 ngày sau khi

gieo, trái chỉ thiên khi chín đỏ tươi, rất cay, dài 4-5 cm, đường kính 0,5-0,6cm, trọng

lượng trung bình 3-4g/trái, đậu nhiều trái và chống chịu khá với bệnh thối trái, sinh

trưởng tốt quanh năm.

– Giống Hiểm lai 207 (Công ty Hai Mũi Tên Đỏ phân phối): Giống cho trái chỉ thiên, dài 2-3 cm, trái rất cay và thơm, năng suất 2-3 kg trái/cây, chống chịu khá bệnh thán thư.

1.2. Giống địa phương:

– Giống Sừng Trâu: Bắt đầu cho thu hoạch 60-80 ngày sau khi cấy. Trái màu đỏ khi

chín, dài 12-15 cm, hơi cong ở đầu, hướng xuống. Năng suất 8-10 tấn/ha, dễ nhiễm

bệnh virus và thán thư trên trái.

– Giống Chỉ Thiên: Bắt đầu cho trái 85-90 ngày sau khi cấy. Trái thẳng, bóng láng, dài 7-10 cm, hướng lên, năng suất tương đương với ớt Sừng nhưng trái cay hơn nên được ưa chuộng hơn.

– Giống Ớt Hiểm: Cây cao, trổ hoa và cho trái chậm hơn 2 giống trên nhưng cho thu

hoạch dài ngày hơn nhờ chống chịu bệnh tốt. Trái nhỏ 3-4 cm nên thu hoạch tốn công, trái cay và kháng bệnh đén trái nên trồng được trong mùa mưa.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, ớt có thể trồng quanh năm, tuy nhiên, trong sản xuất

thường canh tác ớt vào các thời vụ sau:

– Vụ sớm: Gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 dl và kéo

dài đến tháng 4-5 năm sau. Vụ này ớt trồng trên đất bờ líp cao không ngập nước vào mùa mưa. Ớt trồng mùa mưa đỡ công tưới, thu hoạch trong mùa khô dễ bảo quản, chế biến và thời gian thu hoạch dài, tuy nhiên, diện tích canh tác vụ này không nhiều.

– Vụ chính (Đông Xuân): Gieo tháng 10-11 dl, trồng tháng 11-12 dl, bắt đầu thu hoạch tháng 2-3 dương lịch. Trong vụ này cây sinh trưởng tốt, năng suất cao, ít sâu bệnh.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5 dl trồng tháng 5-6 dl thu hoạch 8-9 dl. Mùa này cần trồng trên đất thoát nước tốt để tránh úng ngập và chọn giống kháng bệnh thán thư.

Lượng hạt giống gieo đủ cấy cho 1.000m2 từ 15-25 gram (150-160 hạt/g). Diện tích

gieo ương cây con là 250 m2. Chọn đất cao ráo hay làm giàn cách mặt đất 0,5-1 m, lót phên tre hay lá chuối rồi đổ lên trên một lớp đất, phân, tro dày 5-10 cm rồi gieo hạt.

Cách này dễ chăm sóc cây con và ngăn ngừa côn trùng hoặc gia súc phá hại. Cũng có thể gieo hạt thẳng vào bầu hay gieo theo hàng trên líp ương. Hạt ớt thường nẩy mầm chậm, 8-10 ngày sau khi gieo mới mọc khỏi đất, cây con cấy vào lúc 30-35 ngày tuổi, có sử dụng màng phủ cây con nên cấy sớm lúc 20 ngày tuổi.

Đất trồng ớt phải được luân canh triệt để với các loại cây trồng khác họ, tránh trồng

trùng lặp với các loại cây như cà chua, thuốc lá và cà tím… Trồng mùa mưa cần lên líp cao vì ớt chịu úng kém. Khoảng cách trồng thay đổi tùy thời gian dự định thu hoạch trái, nếu ăn trái nhanh (4-5 tháng sau khi trồng) nên trồng dày, khoảng cách trồng 50x(30-40)cm, mật độ 3.500-5.000 cây/1.000m2; nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng thưa, 70x(50-60) cm, mật độ 2.000-2.500 cây/1.000m2.

5.1. Mục đích:

 Hạn chế côn trùng và bệnh hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng

mặt trời nên giảm côn trùng, nhện và nấm bệnh tấn công ở gốc thân và đốm lá

chân.

 Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt

cỏ bị chết hay không mọc được trong màng phủ.

 Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước

trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ

ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.

 Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi

nên tiết kiệm phân.

 Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa

dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.

 Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn,

mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.

5.2. Cách sử dụng màng phủ nông nghiệp

– Vật liệu và qui cách: Dùng 2 cuồn màng phủ khổ rộng 0.9-1m trồng ớt hàng đơn, còn hàng đôi 1,5 cuồn màng phủ khổ 1,2-1,4 m, diện tích vải phủ càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400m, khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.

– Lên liếp: Lên liếp cao 20-40cm tùy mùa vụ, mặt liếp phải làm bằng phẳng không

được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên

thấp để tiện việc tưới nước.

– Rãi phân lót: Liều lượng cụ thể hướng dẫn bên dưới, nên bón lót lượng phân nhiều hơn trồng phủ rơm vì màng phủ hạn chế mất phân và không bị cỏ dại canh tranh, có thể giảm bớt 20% lượng phân so với không dùng.

– Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh có hoạt chất Metalaxyl hoặc

Hexaconazole đều trên mặt liếp trước khi đậy màng phủ.

– Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng

phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây

chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp.

Lượng phân bón trung bình (ha):

(185-210 N) – (150-180 P2O5) – (160-180 K2O) kg/ha.

– 200 kg Urea

– 500 kg Super Lân

– 200 kg Clorua Kali (KCl)

– 120 kg Calcium Nitrat/Ca(NO3)2

– 500-700 kg (16-16-8)

– 10 tấn chuồng hoai

– 1 tấn vôi bột.

* Bón lót:

500 kg Super Lân + 30 kg KCl + 20 kg Ca(NO3)2, 100-150 kg (16-16-8), 100% phân

chuồng và vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai, lân rải trên toàn bộ mặt liếp xới trộn đều. Trong trường hợp trồng phủ rơm, nên bón lót lượng phân nhiều

* Bón phân thúc:

Lần 1 – Giống thấp cây: 20-25 ngày sau khi cấy

– Giống cao cây: 20 ngày sau khi cấy

Lần 2 Đậu trái đều: 55-60 ngày sau khi cấy

Lần 3 Bắt đầu thu trái: 80-85 ngày sau khi cấy

Lần 4 Thúc thu hoạch rộ (đối với ớt sừng dài ngày): 100-110 ngày sau khi cấy.

Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cây, lần bón sau thì rải phía ngược lại hoặc đục lổ màng phủ giữa 2 gốc cây.

Chú ý:

 Ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón vôi đầy đủ

trước khi trồng hoặc bón đủ Ca(NO3)2 nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân

Clorua Canxi (CaCl2) định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi trái.

 Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân hơn và bón nhiều lần để hạn chế mất phân.

Nhằm góp phần tăng năng suất và phẩm chất trái, nhất là trong mùa mưa có thể

dùng phân bón lá vi lượng như MasterGrow, Risopla II và IV, Miracle… Bayfolan,

Miracle… phun định kỳ 7-10 ngày/lần từ khi cấy đến 10 ngày trước khi thu hoạch.

– Bón theo hàng hoặc hốc rải phân và lấp đất lại– Đối với luống che phủ nilon: Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng cây, lần bón sau thì rải phía ngược lại hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc cây.

Tỉa nhánh: Thông thường các cành nhánh dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho

gốc thông thoáng. Các lá dưới cũng tỉa bỏ để ớt phân tán rộng.

Làm giàn:

Giàn giữ cho cây đứng vững, để cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại do

sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất, giúp kéo dài thời gian thu hái trái.

Giàn được làm bằng cách cắm trụ cứng xung quanh hàng ớt, dùng dây chì giăng xung

quanh và giăng lưới bên trong hoặc cột dây nilon lúc cây chuẩn bị trổ hoa.

 Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt nhẹ nhàng cả cuống trái mà không

làm gãy nhánh. Ớt cay cho thu hoạch 35-40 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu

hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần, nếu chăm sóc tốt năng

suất trái đạt 20-30 tấn/ha.

 Làm giống nên chọn cây tốt, cách ly để tránh lai tạp làm giảm giá trị giống sau này.

Chọn trái ở lứa thu hoạch rộ, để chín hoàn toàn trên cây, hái về để chín thêm vài

ngày rồi mổ lấy hạt, phơi thật khô, để vào chai lọ kín và để nơi khô ráo. Hạt ớt

chứa nhiều chất béo, do đó hạt khô thường hút nước lại và gia tăng ẩm độ, vì vậy,

trữ hạt ở điều kiện nóng ẩm (ẩm độ trữ hơn 70% và nhiệt độ 20oC) hạt mất khả

năng nẩy mầm 50% trong thời gian 3 tháng và mất khả năng nẩy mầm hoàn toàn

trong thời gian 6 tháng. Trữ hạt trong điều kiện khô, kín (ẩm độ 20%, nhiệt độ là

25oC), hạt khô (ẩm độ 5%) có thể giữ độ nẩy mầm 80% trong 5 năm.

Nguồn: Tổng hợp