Top 10 # Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Có Múi Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Có Múi

Đất trồng cây có múi phải thoát nước tốt, tơi xốp, thoáng khí, hàm lượng mùn cao, đất có tầng canh tác dày 0,8m – 1m, pH trung tính: 6 – 6,5.

Vùng đất thấp trũng phải lên liếp và đắp mô cao 60 – 80cm, đường kính 0,8 – 1m, hệ thống thoát nước tốt tránh ngập úng vào mùa mưa.

Đất bằng cao ráo cuốc hố với kích thước: 0,4 x 0,4 x 0,4m, đất đồi cuốc hố với kích thước: 0,7 x 0,7 x 0,7m, bố trí hố trồng theo đường đồng mức theo hướng nam, đông nam để tránh gió.

Miền Bắc: Vụ Xuân (T2 – T3), vụ Thu (T9 – T10). Tốt nhất nên trồng vào vụ xuân vì độ ẩm không khí cao kèm mưa xuân nên tỷ lệ sống của cây cao.

Miền Nam: đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.

Tiêu chuẩn chọn giống

Được nhân giống từ nguồn sạch bệnh

Sinh trưởng mạnh,thân thẳng, lá không bị dị dạng

Mật độ

Giống ghép: 5m x 5m, 5mx6m

Giống chiết: 3m x 3m; 4m x 4m, 4mx5m

Cách trồng

Giống, mật độ trồng và cách trồng

Làm cỏ, tưới nước giữ ẩm

Đảo lớp đất trộn phân đã có trong hố, tháo túi bầu và đặt cây trồng, đắp đất cao hơn mặt túi bầu 3 – 5cm, tưới nước giữ ẩm.

Cắt tỉa, tạo tán cho cây

Thường xuyên làm cỏ ở xung quanh hình chiếu tán cây, kết hợp với tưới nước, tủ gốc cho cây. Thời kỳ cây cho trái, giữ thảm cỏ trong vườn để tăng độ ẩm vườn, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng.

Tạo tán: Cây con bắt đầu được tạo tán khi được 1 – 1,5 tuổi. Chọn 3 cành phát triển 3 hướng tương đối đồng đều với nhau làm cành cấp 1. Sau khi cành cấp 1 phát triển dài 50 – 80cm cắt đọt để phát triển 2 – 3 cành cấp 2. Mỗi cành cấp 2 cách nhau 15 – 20cm, tạo với cành cấp 1 một goc 30 – 35 độ, sau đó, cũng tiến hàng cắt đọt như cành cấp 1. Từ cành cấp 2 chọn tương tự ta được cành cấp 3, nhưng số lượng cành cấp 3 không hạn chế, chú ý tỉa bỏ khi cành mọc dày

Tỉa cành: được tiến hành sau mỗi lần thu hoạch. Tỉa các cành mang quả (cành rất ngắn chỉ dài 10 – 15cm). Cành sâu bệnh, cành tăm, cành mọc ngược, các cành sát mặt đất…

Tính từ sau trồng đến khi bắt đầu ra hoa và đậu trái (3 năm). Thời kỳ này cây chủ yếu sinh trưởng sinh dưỡng, thân cành phát triển liên tục trong năm, hình thành khung tán. Cần phải chăm sóc tốt để phát triển bộ rễ tối đa, thân cành khỏe mạnh, vững chắc.

Cách 1: dùng KOMORI Cách 2: dùng KOMORI và Đạm GAP

Sử dụng công thức phân GAP bón cho giai đoạn kiến thiết giúp cây sinh trưởng khỏe, tăng sức chống chịu với sâu bệnh hại và thời tiết:

Cách bón: rạch rãnh sâu 15 – 20 cm cách gốc 30 – 40cm, rải phân, lấp đất, tưới nước đủ ẩm.

: hàng năm bón thêm 1 – 3 kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP cho mỗi cây để đảm bảo duy trì hàm lượng mùn và độ pH của đất giúp tăng khả năng tái tạo kết cấu đất và duy trì khoảng pH thích hợp cho quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.

Giai đoạn phân hóa mầm hoa: tính từ sau thu hoạch đến khi nhú lộc xuân (tháng 11 – tháng 1). Cây cằn cỗi, chủ yếu lá già, xuất hiện nhiều lá vàng và rụng. Trong giai đoạn này cần quan tâm cắt tỉa tạo tán, đảm bảo lượng phân bón giúp cây phục hổi sinh trưởng, phát triển rễ mạnh nhất.

Giai đoạn ra hoa và lộc xuân: tính từ khi bắt đầu ra hoa đến khi hoa rụng hết. Cân đối dinh dưỡng giúp hoa phát triển thành thục và bộ lá phát triển mạnh.

Giai đoạn quả phát triển và lộc hè: bắt đầu sau khi quả được hình thành. Giai đoạn này quả sẽ phát triển, tăng mạnh về kích thước; xuất hiện nhiều cành vượt và có hiện tượng rụng quả sinh lý.

Giai đoạn lộc thu và quả chín: tính từ khi lộc thu xuất hiện đến khi quả chín. Quá trình biến đổi các chất diễn ra mạnh (tăng hàm lượng đường và hương vị quả). Giai đoạn này sẽ quyết định năng suất vườn cây ăn trái và tiền đề cho quá trình phân hóa mầm hoa vụ tới.

Sử dụng công thức phân GAP bón giai đoạn kinh doanh giúp khai thác năng suất cây có múi đạt hiệu quả cao:

Khi cây ăn quả ở thời kỳ kinh doanh, trong 1 năm cây sẽ qua bốn giai đoạn sinh lý chính.

Cây có múi yêu cầu đất tơi xốp, thoáng khí, hàm lượng mùn cao nên hàng năm cần bón thêm 25 – 40 kg phân chuồng hoai kết hợp 3 – 5 kg FOSFATO hoặc GAP ORGAN hoặc VINA GAP (bón một lần vào đầu kỳ) cho mỗi cây để đảm bảo duy trì hàm lượng mùn và độ pH của đất giúp tăng khả năng tái tạo kết cấu đất và duy trì khoảng pH thích hợp cho quá trình hô hấp và dinh dưỡng khoáng của cây.

Các bệnh thường gặp trên cây có múi như: vàng lá greening, loét cây có múi, chảy mủ thân. Bên cạnh đó cây có múi còn bị tấn công bởi bọ xít xanh, sâu vẽ bùa, nhện đỏ, và đặc biệt chú ý đến rầy chổng cánh, vì nó là môi giới truyền bệnh gây nên bệnh vàng lá greening, hiện tại chưa có thuốc chữa. Thường xuyên thăm vườn kết hợp với IPM để phát hiện kịp thời, kiểm soát được sâu bệnh để có biện pháp xử lý hiệu quả.

Trọn Bộ Quy Trình Trồng, Chăm Sóc Cây Có Múi Hữu Cơ

Cây có múi hiện đang là một loại cây mang lại kinh tế cao, nhiều tỉnh coi cây có múi là loại cây trồng chủ lực trong phát triển nông nghiệp.

Những năm trở lại đây, trước thực trạng bệnh tật, thực phẩm bẩn, nông sản tồn dư hóa chất độc hại ngày một nhiều, người tiêu dùng ngày càng ý thức được tính an toàn của sản phẩm nông sản nên nhà vườn cũng cần dần chuyển dịch sang hướng sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ.

Trong bài viết này, OBIO sẽ hướng dẫn bà con quy trình trồng, chăm sóc, dinh dưỡng, phòng trừ sâu, bệnh cho cây có múi theo hướng hữu cơ. Bài viết này sẽ đi theo lộ trình từ khi chuẩn bị đất, trồng cây con, kiến thiết cơ bản đến thời kỳ kinh doanh.

1. Chuẩn bị đất trồng

Đối với đất trồng cũ

Đối với đất phá bỏ của vườn cũ thì bà con cần phải xử lý đất, sâu bệnh hại. Không trồng trên hố của cây cũ để tránh các mầm bệnh. Đào bỏ các cây bị sâu bệnh, còn những cây khỏe mạnh, bà con có thể giữ lại để có thể tận thu, trồng xen canh cho thêm thu nhập.

Xử lý đất trước khi trồng

Dù là đất mới hay đất cũ thì bà con cũng cần thực hiện thao tác xử lý đất để loại bỏ sạch nấm bênh, vi sinh vật hại trong đất. Khi cây trồng được trồng trên đất sạch bệnh sẽ phát triển khỏe mạnh và ít bệnh tật.

Sử dụng chế phẩm nano diệt nấm khuẩn OBIO RAT pha tỉ lệ 1/800 (1 lít với 800 lít nước) phun tưới đẫm diện tích trồng.

3-5 ngày sau, sử dụng chế phẩm nano OBIO ROOTER, pha tỉ lệ 1/500 tưới đều diện tích đất trồng. OBIO ROOTER có tác dụng bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, phân giải chất hóa học độc hại tồn dư trong đất, cải tạo đất, làm tơi xốp đất, nâng pH đất, diệt trừ nấm bệnh hại trong đất.

Thiết kế vườn

Đối với vùng đất dốc bà con không cần phải lên liếp mà chỉ cần đào hố trồng bình thường, nhưng cần phải đắp bờ xung quanh gốc cây để mùa khô tưới nước hay bón phân không bị tràn ra ngoài, còn mùa mưa thì phá bờ đi để cây không bị úng nước. Kết hợp phương pháp chống xói mòn đất bằng cách thiết kế ruộng bậc thang, trồng thảm chống xói mòn từ các cây họ đậu, cỏ…

Đối với vườn cây có múi ở khu vực đồng bằng thì bà con cần phải lên mô (liếp) mới tiến hành trồng. Liếp có thể là liếp đôi ( rộng 12m, dài 250m) hoặc liếp đơn ( rộng 3m, dài 6m). Chiều cao của liếp khoảng hơn 40cm. Khi lên liếp bà con có thể lên liếp kiểu cuốn chiếu, đắp thành băng, đắp mô…

Chuẩn bị hố trồng

Ở chân đất cao, thực hiện đào hố có kích thước 60x60x60cm. Ở những vùng thấp thường bị nước mưa làm ngập hàng năm sau khi lên liếp cần đắp mô rồi mới trồng cây lên mặt mô, mô cao từ 0,3- 0,5m. Trên mặt mô tạo hố để bón lót phân chuồng.

Trộn đất lấp hố trồng với phân chuồng 20-30kg/gốc+ 1/2 kg OBIO DRAGON. OBIO DRAGON có tác dụng bổ sung dinh dưỡng nano cho cây trồng giai đoạn còn yếu dễ hấp thụ, diệt nấm bệnh trong đất, phân giải phân chuồng, mùn, xơ trong đất thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng, bổ sung hệ vi sinh vật có lợi cho đất.

2. Trồng cây

Sau khi trồng bà con nên sử dụng rơm để tủ gốc, khi tủ gốc bà con cần lưu ý cách gốc khoảng 10-15cm không nên tủ sát gốc quá. Việc tủ gốc sẽ hạn chế hiện tượng thoát nước, hạn chế cỏ dại phát triển, đặc biệt khi lớp rơm này phân hủy sẽ tạo thành nguồn dinh dưỡng cho cây.

Sau khi trồng 1 – 1,5 tháng bón 1/2kg chế phẩm sinh học OBIO DRAGON kết hợp với 5kg OBIO TIGER. Định kì 3 – 4 tháng bón phân bón số còn lại.

Dùng chế phẩm sinh học diệt nấm, vi khuẩn OBIO-RAT. Dùng 20ml với 20 lít nước phun đều 2 mặt lá. Thời kỳ cây bị bệnh có thể tăng liều lượng gấp đối.

Chế độ tưới nước cho cây mới trồng: Giữ bóng rễ của cây non mạnh khỏe bằng cách tiếp tục tưới nước cho cây mỗi ngày trong hai tuần đầu tiên. Sau đó hai lần mỗi tuần trong vài tháng đầu.

Cách bón phân OBIO TIGER

Phương pháp bón: Đào rãnh theo mép tán, sâu 10 – 15cm, bón phân và lấp đất. Trong quá trình đào rãnh chú ý hạn chế làm tổn thương bộ rễ cây có múi, bón kết hợp tủ gốc là tốt nhất.

Chu kỳ bón: mỗi năm một (hoặc hai) lần, tiến hành vào cuối thu hoạch hay từ trung tuần tháng 10 âm lịch đến kết thúc tháng 12 âm lịch.

Dinh dưỡng

Tuỳ vào sức phát triển có thể chia thành nhiều lần bón có thể bón định kỳ theo tháng, đối với chế phẩm OBIO chia làm 4 lần bón:

Bón lót: Hữu cơ + 1/4 chế phẩm OBIO DRAGON

Bón thúc sau đợt lộc 1: 1/4 chế phẩm OBIO DRAGON + 1/3 chế phẩm OBIO TIGER

Bón thúc sau đợt lộc 2: 1/4 chế phẩm OBIO DRAGON + 1/3 chế phẩm OBIO TIGER

Bón thúc sau cơi lộc 3: 1/4 chế phẩm OBIO DRAGON + 1/3 chế phẩm OBIO TIGER

Ngoài ra, cần kết hợp bón phân bón lá và chế phẩm bón rễ cải tạo đất.

Chế phẩm bón lá OBIO OX: phun định kỳ theo các đợt lộc mỗi đợt lộc từ 2 – 3 lần.

Chế phẩm bón rễ OBIO ROOSTER: tưới 2 lần bón lót và kết thúc đợt lộc 2.

Dùng chế phẩm nano OBIO – RAT pha tỉ lệ 1/1000 phun đều thân lá, tưới đẫm gốc. Định kỳ 30-45 ngày/lần hoặc tưới ít nhất 3-5 lần/năm. OBIO RAT có tác dụng rất tốt trong việc phòng trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi, đặc biệt hay xuất hiện sau mùa mưa. Khi phát hiện có biểu hiện bệnh vàng lá thối rễ trên cây, bà con cần theo quy trình sau: quy trình chữa vàng lá thối rễ

Dùng chế phẩm O-SAN phun phòng sâu định kỳ, đặc biệt là các thời kỳ nhạy cảm như ra lộc, đậu quả, chuẩn bị thu hoạch. O-San pha với tỉ lệ 1/200, có khả năng diệt các loại chích hút, rầy rệp rất hiệu quả.

4. Thời kỳ kinh doanh

Sau thu hoạch

Hữu cơ + 1/2 chế phẩm OBIO DRAGON + 1/4 chế phẩm O TIGER

Pha chế phẩm nano OBIO RAT tỉ lệ 1/800 tiến hành rửa vườn, loại sạch tàn dư bệnh hại từ năm cũ. Phun đẫm lên lá, thân cành và tưới đẫm gốc.

Sử dụng chế phẩm bón rễ OBIO ROOSTER: Tưới 1 lần, tỉ lệ pha 1/500.

Ra hoa đậu quả

Trước khi ra hoa: Phun 1 lượt chế phẩm OBIO RAT tỉ lệ pha 1/800 toàn bộ cành, lá để diệt nấm bệnh.

Thời kỳ ra hoa: Sử dụng chế phẩm NANO CANXI – BO: Phun 2 lần cách nhau 7 ngày. Lưu ý tránh phun vào thời điểm hoa nở.

Giai đoạn đậu quả: Sử dụng chế phẩm NANO CANXI – BO: Phun định kỳ qua lá 30 – 35 ngày/1lần. Sử dụng chế phẩm OBIO OX: Phun qua lá định kỳ 20 ngày 1 lần

Thời kỳ phát triển quả

Bón thúc quả non: Bón 1/2 chế phẩm OBIO DRAGON + 2/4 chế phẩm O TIGER. Bón vào thời kỳ quả đã đậu.

Bón dưỡng quả lần 1( quả bằng nắm tay): 1/4 chế phẩm OBIO TIGER

Bón dưỡng quả lần 2 ( sau lần thứ 1 1tới 2 tháng): 1/4 chế phẩm OBIO TIGER

Phòng bệnh: Phun chế phẩm OBIO – RAT định kỳ 15-25 ngày/lần theo tỉ lệ 1/800. Nếu cây có dấu hiệu bị bệnh ghẻ, loét, vàng lá thối rễ thì tăng liều lượng lên thành 1/300.

Giai đoạn vào đường

Sử dụng KALI-MIX: Phun qua lá từ 2- 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày.

Giáo Trình Mô Đun Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Nghề Trồng Cây Có Múi

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: TRỒNG CÂY CÓ MÚI Trình độ: Sơ cấp nghề

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 3

LỜI GIỚI THIỆU Chúng tôi nhóm giáo viên của Trƣờng cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, đƣợc sự phân công của nhà trƣờng biên soạn giáo trình mô đun “Kỹ thuật trồng và chăm sóc” cho nghề “Trồng cây có múi” theo sự chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và nghiệp phát triển nông thôn và Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội, trên tinh thần phát triển dạy nghề của nƣớc ta đến năm 2020. Để đạt đƣợc mục tiêu tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo chất lƣợng dạy nghề, việc xây dựng giáo trình

phục vụ cho đào tạo nghề là rất quan trọng. Giáo trình mô đun “Kỹ thuật trồng và chăm sóc” của “Nghề trồng cây có múi” trình độ sơ cấp nghề đƣợc tổ chức biên soạn nhằm góp phần đạt đƣợc mục tiêu đào tạo nghề đã đặt ra. Giáo trình mô đun “Kỹ thuật trồng và chăm sóc” trong của chƣơng trình đào tạo nghề “Trồng cây có múi”. Là một trong 5 quyển giáo trình của nghề trồng cây có múi gồm 1. Giáo trình mô đun Chuẩn bị cây giống để trồng 2. Giáo trình mô đun Chuẩn bị đất trồng cây có múi 3. Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc cây có múi 4. Giáo trình mô đun Quản lý dịch hại 5. Giáo trình mô đun Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm Chƣơng trình đào tạo nghề Trồng cây có múi” cùng với bộ giáo trình đƣợc chúng tôi biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại các địa phƣơng trong cả nƣớc, do đó có thể coi là cẩm nang cho những ngƣời đã, đang và sẽ trồng cây có múi. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng biên soạn những phần hƣớng dẫn chi tiết để giúp ngƣời học rèn luyện các thao tác, kỹ năng nghề gồm các câu hỏi, bài tập theo từng bài học. Mô đun này gồm các bài : 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bƣởi 3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh, tắc (quất) 4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt Thay mặt những ngƣời tham gia biên soạn chƣơng trình, giáo trình, chúng tôi chân thành cảm ơn Vụ Tổ Chức Cán Bộ – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, Ban Giám Hiệu trƣờng Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, cán bộ Trung tâm bảo vệ thực vật phía Nam, Chi cục bảo vệ thực vật Tiền Giang, Long An, Bến Tre, cán bộ Viện Cây Ăn Quả Miền Nam và các cán bộ trong ngành. Các cán bộ, giảng viên trƣờng 4

Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã tạo điều kiện giúp đỡ, đóng góp ý kiến, tham gia hội đồng phản biện, hội đồng thẩm định và hội đồng nghiệm thu chƣơng trình, giáo trình sơ cấp nghề “Trồng cây có múi” Trong quá trình biên soạn dù có nhiều nỗ lực cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận đƣợc các góp ý bổ ích về nội dung cũng nhƣ cách trình bày đến từ ngƣời học cũng nhƣ quý đọc giả quan tâm để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả và đáp ứng đƣợc nhu cầu học nghề trong thời kỳ đổi mới. TM nhóm tác giả

1. K.S Trần Thị Xuyến (Chủ biên) 2. Th.S Ngô Hoàng Duyệt 3. Th.S Hà Chí Trực 4. Th.S Nguyễn Thanh Bình 5

MỤC LỤC Tiêu đề Trang

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN 2 LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 5 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 7 MÔ ĐUN: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI 8 Bài 1: Trồng và chăm sóc cam 9 A. Nội dung 9 1. Kỹ thuật trồng 9 1.1. Chọn đất trồng 9 1.2. Chọn giống 10 1.3. Cách trồng, mật độ trồng 10 1.4. Thời vụ 13 2. Kỹ thuật chăm sóc 13 2.1. Làm cỏ, tƣới nƣớc, giữ ẩm, trồng xen 13 2.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây 15 2.3. Bón phân 17 2.4. Xử lý ra hoa 21 2.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái 23 B. Câu hỏi và bài thực hành 25 C. Ghi nhớ 27 Bài 2: Trồng và chăm sóc bƣởi 28 A. Nội dung 28 1. Kỹ thuật trồng 28 1.1. Chọn đất trồng 28 1.2. Chọn giống 28 1.3. Cách trồng, mật độ trồng 30 1.4. Thời vụ 31 2. Kỹ thuật chăm sóc 31 2.1.Làm cỏ, tƣới nƣớc, giữ ẩm, trồng xen 31 2.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây 32 2.3. Bón phân 35 2.4. Xử lý ra hoa 38 2.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái 45 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 47 C. Ghi nhớ: 48 Bài 3: Trồng và chăm sóc chanh, tắc 49 A. Nội dung 49 1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chanh 49 6

1.1. Kỹ thuật trồng 49 1.2. Kỹ thuật chăm sóc 50 1.3. Xử lý ra hoa 53 1.4. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái 56 2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc tắc (quất) 56 2.1 .Kỹ thuật trồng 56 2.2. Chăm sóc 59 2.3. Xử lý ra hoa 61 B. Câu hỏi và bài thực hành 65 C. Ghi nhớ 65 Bài 4: Trồng và chăm sóc quýt 66 A. Nội dung 66 1. Kỹ thuật trồng 66 1.1.Chọn đất trồng 66 1.2. Chọn giống 66 1.3. Cách trồng, mật độ trồng 67 1.4 .Thời vụ 68 2. Kỹ thuật chăm sóc 68 2.1. Làm cỏ, tƣới nƣớc, giữ ẩm, trồng xen 68 2.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây 70 2.3. Bón phân 73 2.4. Xử lý ra hoa 75 2.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái 77 B. Câu hỏi và bài tập 77 1. Câu hỏi 77 2. Bài tập thực hành 77 C. Ghi nhớ 78 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 79 I. Vị trí, tính chất của mô đun 79 II. Mục tiêu 79 III. Nội dung chính của mô đun 80 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 80 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 81 VI. Tài liệu tham khảo 84 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 85 DANH SÁCH BAN HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU 86

7

CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long 8

MÔ ĐUN: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÓ MÚI Giới thiệu Mô đun này giới thiệu đến ngƣời học và những bạn đọc về kỹ thuật trồng chăm sóc và xử lý ra đậu quả cho các cây trong nhóm cây có múi (cam, quýt, bƣởi ). Trên cơ sở đó, ngƣời học biết đƣợc phƣơng pháp trồng và chăm sóc cũng nhƣ xử lý ra hoa trên nhóm cây có múi. Để học tốt mô đun này, ngƣời học cần phải tham khảo giáo trình, học lý thuyết và thực hiện đầy đủ các bài thực hành để có đƣợc kỹ năng trồng và chăm sóc cây có múi cũng nhƣ việc xử lý ra hoa. 9

Bài 1: Trồng và chăm sóc cam Mã bài: MĐ 03-01 Mục tiêu  Trình bày đƣợc kỹ thuật trồng cam, cách bón phân tƣới nƣớc, làm cỏ, xới đất, tạo tán tỉa cành  Ứng dụng đƣợc phƣơng pháp xử lý ra hoa và xử lý tăng đậu quả trên cây cam A. Nội dung 1. Kỹ thuật trồng 1.1. Chọn đất trồng Cây cam có thể trồng đƣợc trên nhiều loại đất khác nhau nhƣng vƣờn trồng phải đảm bảo tiêu thoát nƣớc tốt, đất thoáng khí và không có tầng đất cứng, vì sự hiện diện của tầng đất này sẽ làm cản trở sự phát triển của bộ rễ. Để trồng cây cam đƣợc thành công đòi hỏi nhà vƣờn phải có sự đầu tƣ vƣờn trồng và áp dụng những biện pháp quản lý đất thích hợp. Đất phù sa ven sông, đất bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có bề dày từ 80-100 cm, có hàm lƣợng mùn cao, cao ráo, thoát nƣớc, mực nƣớc ngầm dƣới 1 m đều có thể trồng cam quýt. Nếu mực nƣớc ngầm cao, ít thoát nƣớc thì phải có hệ thống thoát nƣớc tốt, lên liếp để trồng. Đất cát pha thịt hay đất thịt có chiều sâu ít nhất là 1m, tơi xốp và thoáng khí là những loại đất lý tƣởng nhất thích hợp để trồng cây cam. Nếu vƣờn trồng thoát nƣớc kém vào mùa mƣa thì bộ rễ cây sẽ bị ngập úng và từ đó dẫn đến sự xuất hiện của nhiều loại bệnh hại cây trồng. Do đó, khi chuẩn bị vƣờn trồng cần phải chú ý đến hệ thống tiêu và thoát nƣớc cho vƣờn. – Cây cam cần nhiều nƣớc, nhất là trong thời kỳ ra hoa và kết quả nhƣng cũng rất sợ ngập úng, ẩm độ thích hợp nhất là 70-80%. Lƣợng mƣa cần khoảng 1000-2000mm/ năm. Trong mùa nắng, cần phải tƣới nƣớc và lƣợng muối NaCl trong nƣớc tƣới không quá 3g/lít. – Chọn địa điểm làm vƣờn: Xa các vƣờn cây có múi đã bị nhiễm bệnh virus hoặc tƣơng tự virus và các bệnh vi khuẩn nhƣ bệnh loét, vàng lá greening, – Không trồng trên các vƣờn đã trồng cây có múi cũ đã có triệu chứng tiền nhiễm tuyến trùng hoặc các bệnh nấm nhƣ Phytophthora – Độ cách ly không gian giữa vƣờn trồng cây cam sạch bệnh với các vƣờn cây có múi không rõ nguồn gốc ít nhất là 50m. 1.2. Chọn giống – Phù hợp cho từng vùng 10

– Tiêu chuẩn cây giống: + Đƣợc nhân giống từ nguồn sạch bệnh + Cây sinh trƣởng khoẻ, thân thẳng, không có lá dị dạng + Chiều cao cây giống 60cm (vị trí ghép) + Đúng giống. + Không có triệu chứng bị sâu bệnh hại.

Hình 1:Cây giống đạt tiêu chuẩn trồng 1.3. Cách trồng, mật độ trồng 1.3.1.Cách trồng – Nên thiết kế hàng theo hƣớng Bắc – Nam và trồng cây giữa các hàng theo nguyên tắc “nanh sấu” để cây tiếp xúc ánh sáng từ hƣớng đông và tây đƣợc tối ƣu nhất (cây của hàng trƣớc sẽ không che ánh sáng của hàng sau).

11

Hình 2: Trồng theo kiểu nanh sấu. Chú thích: a: Cây cách cây b: Hàng cách hàng c: khoảng cách giữ 2 hàng đôi Khi trồng, đảo lớp đất trộn phân đã có trong hố, đào một lổ sâu hơn bầu một ít, đặt cây vào giữ tháo bỏ bầu (nếu bằng nilon) và lắp đất lại cao hơn mặt bầu khoảng 3-5cm. Nén chặt và tƣới nƣớc. Nên tỉa bớt lá trên cây giống. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán Trong một số trƣờng hợp cần cắt rễ cọc, để tránh rễ ăn sâu gặp tầng phèn hoặc thủy cấp cao dễ bị thối rễ.

Hình 3: Thao tác cắt rễ trƣớc khi trồng Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hƣớng về chiều gió để tránh gãy nhánh. Sau khi trồng cắm cọc giữ chặt cây con.

Hình 4: Cắm cọc giữ chặt cây

Để xử lý côn trùng có thể gây hại bộ rễ, chúng ta nên dùng thuốc Regent liều lƣợng khuyến cáo và trộn đều với đất trong hố để khử trùng. Gần đây theo những kết quả nghiên cứu thì trƣớc khi trồng cây khoảng 10 ngày, nên sử dụng thuốc trừ sâu lƣu dẫn tƣới vào bầu cây con, để bảo vệ cây từ vƣờn ƣơm ra ngoài Mùa khô nên dùng rơm rạ tủ gốc, cách gốc 10cm Biện pháp này cũng tránh đƣợc cỏ dại phát triển đồng thời khi rơm rạ bị phân hủy sẽ cung cấp cho đất một lƣợng dinh dƣỡng đáng kể .

Hình 5: Tủ gốcbằng rơm khô cho vườn cam Trồng dặm Sau khi trồng mới 15-20 ngày là tiến hành trồng dặm kịp thời những cây bị chết. Kỹ thuật trồng dặm thao tác nhƣ trồng mới. 1.3.2 Mật độ trồng Mật độ phụ thuộc đất ít hay nhiều, đất tốt xấu, khả năng đầu tƣ phân bón, nƣớc tƣới, thời gian khai thác ngắn hay dài. Khoảng cách trồng phổ biến: 4m x 5m (500cây/ha) với cây ghép, cây giống chiết trồng dầy hơn 4x3m, hay 3x 3m (800 – 1000cây/ha) Mật độ này còn phụ thuộc vào có trồng xen hay không, nếu trồng xen phải tính cả cây trồng xen.

Hình 6: Mô hình trồng ổi xen cam 1.4. Thời vụ – Ở các tỉnh phía Bắc, vụ Xuân: tháng 2-3 hay vụ Thu: tháng 9-10 đều trồng đƣợc cam quýt nhƣng tốt nhất là trồng vào vụ xuân có độ ẩm không khí cao và có mƣa xuân nên tỷ lệ cây sống cao. – Phía Nam trồng vào đầu và cuối mùa mƣa 2. Chăm sóc 2.1. Làm cỏ, tƣới nƣớc, giữ ẩm, trồng xen Sau khi trồng phải tƣới nƣớc thƣờng xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Những năm đầu cây còn nhỏ chƣa giao tán phải làm sạch cỏ gốc, trồng cây phân xanh ở giữa các hàng cây hoặc có thể trồng xen các cây họ đậu tận dụng đất và để che phủ đất giữ ẩm, chống cỏ dại, vừa tạo nguồn phân xanh cải tạo đất và cung cấp dinh dƣỡng cho cây Thƣờng xuyên làm cỏ xung quanh hình chiếu tán cây kết hợp tủ gốc, tƣới nƣớc đủ ẩm cho cây.

Hình 7: Làm cỏ sạch 14

Mô hình ổi xen cam Khi cây vào thời kỳ kinh doanh (cho trái), cần giữ cỏ trong vƣờn nhằm giữ ẩm cho đất và chống xói mòn và lèn (đóng váng) đất trong mùa mƣa.

Hình 8. Giữ cỏ trong vườn Hình 9: cỏ đậu phộng đƣợc khuyến cáo trồng trong vƣờn cam

Mùa nắng nên thƣờng xuyên tƣới nƣớc cho cam. Sau đó khi cây lớn, tùy thời tiết khô nắng mà có thể tƣới bổ sung chống hạn cho cây.

15

Hình 10: Tƣới nƣớc cho vƣờn cây Mùa mƣa do lƣợng mƣa không phân bố đều, vì vậy vƣờn cần phải có mƣơng cống để tiêu nƣớc vào các tháng mƣa nhiều, trách ngập úng kéo dài cây có thể chết. Vƣờn cần phải có mƣơng cống để tiêu nƣớc vào các tháng mƣa nhiều, tránh ngập úng kéo dài cây có thể chết. Ở các vùng nƣớc tƣới gặp khó khăn nhƣ miền Đông và các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ thì sử dụng hệ thống tƣới nhỏ giọt sẽ mang lại hiệu qủa hơn. 2.2. Cắt tỉa, tạo hình tán cây Tạo tán theo các bƣớc nhƣ sau: – Cây con cần đƣợc cắt ngắn ở độ cao 50-80 cm tính từ mặt đất. Việc cắt tỉa này nhằm mục đích kích thích các chồi non – Chọn 3 cành khỏe, thẳng mọc từ thân chính và phát triển theo ba hƣớng tƣơng đối đồng đều nhau làm cành cấp 1. Dùng tre cột giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35-400. – Sau khi cành cấp 1 phát triển dài khoảng 50-80cm thì cắt đọt để các mầm ngủ trên cành cấp 1 phát triển hình thành cành cấp 2 và chỉ giữ lại 2-3 cành. – Cành cấp 2 này cách cành cấp 2 khác khoảng 15-20cm và tạo với cành cấp 1 một góc 30-350. Sau đó, cũng tiến hành cắt đọt cành cấp 2 nhƣ cách làm ở cành cấp 1. Từ cành cấp 2, sẽ hình thành cành cấp 3. – Cành cấp 3 không hạn chế về số lƣợng và chiều dài, nhƣng cần loại bỏ các chỗ cành mọc quá dày hoặc quá yếu. Sau ba năm, cây sẽ có bộ tán cân đối, thuận lợi trong chăm sóc, phòng ngừa sâu bệnh và thu hoạch

Cách tạo tán trên cam Hình 11: Cách tạo tán 16

Tỉa cành: Một trong những đặc điểm của cây có múi so với những loại cây ăn trái khác, là không có sự khác nhau giữa mầm chồi và mầm trái. Không có sự biến chuyển của chồi trong nhiều năm, mà mỗi chồi có thể phát triển trong một năm, để tạo mầm hoa và mang một hay nhiều trái ở cuối cành. Ba mục tiêu chính của việc cắt tỉa cành đối với cây có múi là: – Tạo bộ khung khoẻ mạnh. – Lập những cành mang trái, trẻ, dồi dào sinh lực và phân bố giống nhau trên khung (sƣờn) và cành mẹ (cành chính). – Thay thế những cành già, không có khả năng sản xuất bằng những cành non trẻ sẽ mang trái trong những năm tiếp theo. Công việc tỉa cành đƣợc tiến hành hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những đoạn cành sau đây: – Cành đã mang quả (thƣờng rất ngắn khoảng 10-15cm). – Cành bị sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang quả. – Cành đan chéo nhau, những cành vƣợt trong thời cây đang mang quả nhằm hạn chế việc cạnh tranh dinh dƣỡng với quả.

Hình 11: Cây cam cần cắt tỉa – Ngắt bỏ toàn bộ hoa trong thời gian cây 1-2 tuổi và tỉa bớt những hoa dị hình, những hoa quả ra muộn và ở vị trí không thích hợp cho việc hình thành Cành khô cần tỉa Cành quá thấp cần tỉa 17

quả, công việc này có thể tiến hành bằng cách phun các chất điều tiết sinh trƣởng. Chú ý : – Cần phải khử trùng dụng cụ bằng nƣớc Javel hoặc cồn 700 khi cắt hoặc tỉa cành để tránh lây bệnh (tiềm ẩn virut, vivoid ) qua cây khác, hoặc khử trùng dụng cụ bằng cách hơ qua ngọn lửa . – Đối với những cành lớn hơn 3cm thì phải dùng cƣa. – Những vết thƣơng lớn sau khi cắt tỉa phải dùng sơn hoặc các thuốc trừ bệnh quét kín vết cắt nhằm tránh vết thƣơng bị thối tạo điều kiện thích hợp cho côn trùng 2.3. Bón phân 2.3.1.Thời kỳ cây con (Thời kỳ kiến thiết cơ bản từ 1-3 năm tuổi)

Phân bón đƣợc chia làm nhiều đợt (4-6) để bón cho cam. Sau khi trồng nên dùng phân DAP với liều lƣợng 40gr hòa cho tan trong 10 lít nƣớc để tƣới cho một gốc cam (2tháng/lần), có thể sử dụng phân tôm, phân cá ủ để tƣới cho cây cam. Khi cây trên 1 năm tuổi cần bón phân gốc để giúp cho cây phát triển mạnh. Sử dụng phân vi sinh nhƣ EM (Effective Micro- Organisms), WEHG tƣới để giúp cho phân hữu cơ mau phân hủy tạo thành chất vô cơ cho cây trồng hấp thụ. Có thể ủ phân hữu cơ với nấm Trichoderma để bón cho cây cam. Phân bón lá có thể đƣợc phun lên cây để hổ trợ dinh dƣỡng giúp cho cây cam phát triển tốt hơn, nhất là trong trƣờng hợp nguồn nƣớc tƣới bị nhiểm mặn. Bảng1: Liều lƣợng phân bón cho cây cam ở thời kỳ kiến thiết cơ bản Tháng Thời điểm bón Liều lƣợng (g/cây/ lần bón) Phƣơng pháp bón

Bón lót trƣớc khi trồng 7 – 10 ngày 5-10kg phân hữu cơ 1 kg super lân, 05 kg vôi 200g NPK(16 – 16 – 8 ) Trộn đều số phân trên với đất và cho vào hố trồng.

Cây mới trồng: 4 4 tháng 40g DAP(18 – 46 – 0 ) Pha 40 g DAP trong 10 lít nƣớc tƣới ƣớt gốc, nếu nƣớc còn thừa thì tƣới tiếp cho các cây khác. Có 6 6 tháng 40g DAP(18 – 46 – 0 ) 8 8 tháng 40g DAP(18 – 46 – 0 ) 18

10 10 tháng 40g DAP(18 – 46 – 0) thể tƣới xả lại bằng nƣớc để tránh lá bị ngộ dộc phân bón.

Phƣơng pháp bón: Cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 10- 15 cm, rộng 10- 20 cm cho phân vào, lấp đất và tƣới nƣớc. Chú ý phải cuốc cách gốc ít nhất 50cm đối với cây 2 năm tuổi. Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại và tƣới nƣớc.

Hình 12: Cách bón phân cho cây cam 2.3.2. Thời kỳ kinh doanh Với lƣợng phân (bảng 2) Giai đoạn cây cho trái năm 4 trở đi Chia 4 lần : – Trƣớc khi cây ra hoa : 1/3N. – Sau khi đậu trái : 6-8 tuần : 1/3 N +1/2 K2O. – Trƣớc khi thu hoạch (1 -2 tháng) : ½ K2O. – Sau khi thu hoạch trái, tỉa cành xới gốc làm cỏ, bồi bùn : 1/3N + toàn bộ lân + 10-20kg phân chuồng/1 gốc. Lƣợng phân bón tăng theo tuổi cây nhƣng đến năm thứ 10 trở đi lƣợng phân ổn định. Hiện nay đối với cây từ 6 năm tuổi trở lên, ở những vƣờn có điều kiện chăm sóc cao, có thể bón nhƣ sau + Sau thu hoạch : 30%N + 40% P2O5 (10-20 kg phân hữu cơ/1 gốc). + Trƣớc khi xiết nƣớc : 10% N + 20% P2O5 + 50% K2O. + Sau khi tƣới trở lại : 10% N + 10% P2O5 + 10% K2O. + Sau khi đậu quả : 15% N + 10% P2O5 + 10% K2O. + Giai đoạn phát triển quả : 35%N + 20% P2O5 . + Trƣớc khi thu hoạch 1 tháng : 30% k2O

. Giai đoạn phát triển quả có thể kết hợp phun phân bón lá phù hợp với từng giai đoạn sinh trƣởng. Phân bón lá có thể đƣợc phun lên cây để hổ trợ dinh dƣỡng giúp cho cây cam phát triển tốt hơn, nhất là trong trƣờng hợp nguồn nƣớc tƣới bị nhiễm mặn. Theo Viện Cây Ăn Qủa Miền Nam khuyến cáo: Bảng 2:Lượng phân bón cho cây có múi Tuổi cây Lƣợng phân g/cây/năm N P2O5

Phƣơng pháp bón giống nhƣ trên 20

Vét bùn bồi liếp (vùng ĐBSCL) – Có thể vét bùn kết hợp với việc tạo khô hạn để xử lý ra hoa. – Vét bùn vào tháng 2-3 dƣơng lịch hoặc sau mùa mƣa. Ƣu điểm: – Cung cấp thêm dinh dƣỡng cho cây. – Nâng cao dần tầng canh tác. – Vét sình kết hợp với việc xiết nƣớc để xử lý ra hoa. Nhƣợc điểm: – Xác bã thực vật chƣa kịp phân hủy hoàn toàn sẽ bị đƣa lên lìếp. – Thông qua vét sình vô tình đƣa tầng phèn tiềm tàng lên liếp gây ngộ độc cho cây cam. Để khắc phục nhƣợc điểm này, chúng ta có thể vét sình hai năm/lần. Sình đƣợc đƣa lên líếp mặt lớp mỏng khoảng 2- 3 cm hoặc sình đƣợc tập trung một chỗ cho khô hoàn toàn sau đó trộn với đất mặt ruộng hoặc đất mặt líếp rồi mới đấp vào mô cây.

Hình 13: Vét sình bồi líếp Khi cây giao tán không cần đào rãnh mà có thể dùng cuốc súp nhẹ lớp đất chung quanh tán cây, bón phân, lấp đất lại và tƣới nƣớc. Cũng có thể kết hợp với bồi bùn, đắp gốc để bón phân hoặc dùng bừa răng cào lấp phân giúp hạn chế đứt rễ. 2.4. Xử lý ra hoa Sau thu hoạch cần làm các việc sau: – Bón phân phục hồi và tƣới nƣớc: Sau thu hoạch bón liền khoảng 200g Urê +100g DAP +20- 30 kg phân chuồn hoai (hoặc 10 kg phân hữu cơ vi sinh) cho cây 4- 5 tuổi và tƣới nƣớc đều đặn cho cây. – Tỉa cành & vệ sinh vƣờn: Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái (Khoảng 10- 15cm), cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi hay Bordeauxe dƣới gốc, phun thuốc trừ sâu bệnh. 21

– Phun trên lá: Sử dụng các loại phân dƣỡng lá có hàm lƣợng N, phun sƣơng đều tán cây 2- 3 lần (7 ngày / lần) giúp cây phục hồi nhanh, phát triển tốt, chuẩn bị sức ra hoa. Hoa cây có múi thuộc loại hoa đơn hay chùm, mọc từ nách lá, thƣờng là hoa lƣỡng tính

Hình 14: Hoa cam sành

Hoa đa số là tự thụ phấn nhƣng cũng có thụ phấn chéo. Sự thụ phấn chéo làm tăng năng suất nhƣng trái sẽ có nhiều hạt. – Đặc tính ra hoa tự nhiên của Cam là sau một thời gian khô hạn, khi gặp mƣa hoặc nƣớc tƣới thì cây sẽ ra đọt mới đồng thời với nụ hoa. – Hoa hình thành và phát triển trên cành một năm tuổi. – Trên cành vƣợt thƣờng ra bông và lá – Trên cành gỗ già thƣờng ra bông không mang lá. – Cây còn tơ thƣờng ra hoa không tốt nhƣ cây trƣởng thành. Dựa vào đặc tính ra hoa sau một thời cho khô hạn và tƣới trở lại Ngƣời ta sử dụng biện pháp xiết nƣớc tạo khô hạn, kết hợp phun thuốc kích thích ra hoa. Kỹ thuật cụ thể gồm các giai đoạn nhƣ sau: Sau thu hoạch tỉa cành và vệ sinh vƣờn : – Cắt tỉa đoạn cành đã mang trái (khoảng 10- 15cm), cành già, cành sâu bệnh, cành nằm bên trong tán, quét vôi hay Bordeaux dƣới gốc, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân lần 1 (đạm cao), tùy theo tuổi và sự sinh rƣởng của cây, có thể căn cứ vào vụ trái năm trƣớc. – Lá non ra, khi lá già, bón phân lần 2 (Lân cao) – Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh. 22

– Xiết nƣớc: rút khô nƣớc trong mƣơng vƣờn và ngƣng tƣới để tạo “sốc” cho cây. Thời gian 15-20 ngày, tùy theo tuổi cây, thời tiết chi phối. Tổng quát chỉ nên xiết đến khi cây vừa xào lá (lá hơi héo). – Chỉ nên xiết nƣớc khi vƣờn cây trên 3 năm tuổi để không làm cây kiệt quệ, mất sức. – Sau khi xiết, cho nƣớc lại vào trong mƣơng vƣờn đến cách mặt đất 20-30cm trong vòng 12 giờ, sau đó rút bớt nƣớc ra cách mặt liếp 50 -60cm để không làm bộ rễ cây bị thiệt hại, gây mất sức cho cây. – Tƣới nƣớc trở lại vừa phải và bón phân theo khuyến cáo, có 2 cách nhƣ sau: Cách 1: – Ngƣng tƣới và rút cạn nƣớc, khoảng 20 ngày. – Tƣới lại: 2-3 lần mỗi ngày, liên tục đến ngày thứ tƣ bón phân (tuỳ theo sinh trƣởng của cây, lƣợng phân là 0,3-0,5 kg phân 20-20-15 và 0,1 kg phân ure/ cây. – Sau khi bón phân tƣới mỗi ngày 1 lần. – Khoảng 7-15 ngày sau cây ra hoa, lúc này cần lƣợng nƣớc vừa phải, ngày tƣới ngày nghỉ (nếu tƣới nhiều cây cây sẽ ra đọt). Giai đoạn này có thể phun thêm kali nitrat (nồng độ 0,5-1%) Cách 2: – Áp dụng nhƣ cách 1, nhƣng có bồi sình. – Đầu tiên liếp đƣợc tƣới đẩm. – Bồi sình một lớp dầy 5cm, rút nƣớc và không tƣới. – Khoảng 20-25 ngày sau, sình khô (mặt sình nứt nẻ), tƣới trở lại và xử lý nhƣ cách 1. Khoanh cành: Có tác dụng làm hãm vận chuyển nhựa trong cây và kích thích ra hoa, khoanh ở những cành cấp 1, 2. Khoanh tròn một vòng, độ rộng lát khoanh khoảng 1-2 mm. Khoanh xong dùng nilon quấn kín để tránh bị thối vết khoanh. 2.5. Xử lý tăng đậu quả và chống rụng trái 2.5.1. Xử lý tăng đậu quả Muốn thụ phấn tốt, hoa đậu nhiều, hạn chế rụng trái non phải chăm sóc cây cho sung sức và phun thuốc hổ trợ ra hoa (cần nhất là Bo kết hợp với Canxi. giúp hoa thụ phấn tốt và cuống hoa, cuốn trái mập & dai) Rễ cam yếu, hay bị sốc nên khi cây đang ra hoa đậu trái thì không bón phân. Chỉ bón lại khi cây đang nuôi trái và nên bón là nhiều lần. Khoanh cành để hạn chế sự rụng quả: trong quá trình phát triển của quả, cây cam sẽ có các đợt phát lộc, khi phát lộc thì cây sẽ tự rụng quả để dành dinh 23

dƣỡng cho phát triển lộc non, vì vậy cần phải khoanh cành vào giai đoạn cây phát lộc để hạn chế rụng quả. Chú ý: Hoa đang nở rộ thì hạn chế phun thuốc cho cây và tƣới nƣớc giử ẩm thƣờng xuyên cho cây nhƣng lúc này không đƣợc tƣới phun lên hoa đang nở rộ. 2.5.2 Chống hiện tƣợng rụng trái quá nhiều Có 2 đợt rụng trái sinh lý trên cây – Đợt rụng lần thứ nhất, thƣờng xuất hiện khi trái còn nhỏ, bằng ngón tay út, tức khoảng 3 tuần sau khi đậu. Đặc trƣng của đợt rụng trái này là trái mang theo cả cuống. – Đợt rụng trái thứ 2 khi có đƣờng kính trái khoảng 3cm, đặc trƣng là trái rụng không cuống. – Hiện tƣợng rụng trái trên cây có múi gần nhƣ là tất yếu. Biện pháp kỹ thuật quan trọng là bón thúc, bón thúc dƣới gốc (khoảng 100- 200g phân N.P,K (20- 20- 15) / cây) và phun bổ sung dinh dƣỡng kịp thời trên lá để nuôi trái và hạn chế rụng. Chú ý : Hiện tƣợng khi gặp mƣa nhiều, trái bị vàng, rụng nhiều phần lớn là do cây nhiều trái, thiếu dinh dƣỡng lại bị “sốc nƣớc” cách khắc phục: tƣới nƣớc thƣờng xuyên, bón phân gốc đầy đủ và phun ngay thuốc dƣỡng trái. Nuôi Trái: Thời kỳ trái nhỏ đến 4- 5 tháng: Thời kỳ này trái to chậm, có nhiều đợt rụng sinh lý nên cần chăm sóc nhƣ sau: – Bón phân: bón ít khoảng 100g NPK (20- 20- 15) /cây, 15 ngày /lần và tƣới đều đặn. – Phun trên lá: Phân dƣỡng trái có Ca, phun sƣơng đều tán cây, 10 ngày /1 lần để nuôi trái, hạn chế hiện tƣợng rụng trái, khi trái đang lớn. Nên cộng thêm ProGibb 1 lần và thuốc trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái. Thời kỳ trái lớn: Thời kỳ này trái bắt đầu”da lƣơn”, tức vỏ trái sần lên, trái muốn to nhanh thì nung phân cho trái mau lớn mà ít sợ nứt trái. Nên bón phân nhiều và phun bổ sung trên lá mhƣ sau: – Bón phân: khoảng 200gNPK 20- 20- 15+50gKCl / cây. 15 ngày / lần và tƣới đều đặn. – Phun trên lá: Dƣỡng trái có Ca, phun sƣơng đều tán cây 10 ngày /1 lần. Nên cộng thêm Progibb 1 lần và thuốc trừ nhện để hạn chế bệnh da cám trên vỏ trái *Một số điểm cần chú ý: Đón và dƣỡng đọt non Sau khi ra hoa khoảng 4- 6 tháng, cây có ra 1 đợt đọt non, nhất là khi ta thúc phân, nƣớc cho trái phát triển. Cần bảo vệ đợt cành non này vì đó là những cành lá cung cấp dinh dƣỡng nuôi trái và là cành mẹ qua năm sau sẽ cho các cành mang trái. 24

Đợt cành này rất quan trọng, phải nuôi cành đƣợc từ 3, 5- 4 tháng thì sau này cành sẽ cho đọt non ra hoa đơn ở gần đỉnh ngọn, những hoa này sẽ rất dễ đậu trái trên cây. Bảo vệ nhƣ sau: khi thấy cây bắt đầu nhú đọt non thì bón thêm phân gốc cho cây và phun dƣỡng lá giúp cây ra đọt non đồng loạt. Khi đọt non đang phát triển, pha thuốc nhƣ: Basutigi, Supracide…cộng với Dƣỡng trái hoặc Dƣỡng lá, phun 2- 3 lần để phòng trừ sâu vẽ bùa, rầy và nuôi đọt lá lẫn nuôi trái trên cây. Tỉa & bao trái : Mục đích là cho trái to, sáng đẹp, cao cấp và bán đƣợc giá cao. Bao trái nhằm bảo vệ trái không bị da cám do nhện gây nên, không bị ngài, ruồi hay bọ xít chích trái. Bao trái còn chống trái cam bị nám. Cách làm: Sau giai đoạn rụng sinh lý (khoảng 45 ngày sau đậu), tỉa trái đeo xong phun thuốc diệt trứng, sâu, nấm có sẵn trên trái. Một ngày sau dùng túi chuyên dùng (loại 16x20cm dùng bao cam,) bao trái lại, xiết chặt miệng bao nếu bao trái thì đỡ tiền thuốc sâu bệnh, bao trái nên dùng 1 lần để hạn chế sự lây lan sâu bệnh và màu sắc bao đã thay đổi nên trái dễ sâu bệnh và không đƣợc đẹp. Chống hiện tƣợng nứt trái Thƣờng xuất hiện khi trái đã lớn (nhất là cam), có thể do thiếu nƣớc gặp nƣớc nhiều đột ngột làm phần ruột lớn nhanh hơn phần vỏ và do vỏ thiếu Ca (có khi bón N quá nhiều) …Cách khắc phục: Bón cân đối NPK cộng thêm một ít Ca (NO3)2, tƣới nƣớc đều đặn cho cây.

25

B. Câu hỏi và bài thực hành 1. Câu hỏi lý thuyết 1.1. Trình bày cách bón và liều lƣợng bón cho cây cam Tiêu chí Đánh giá 1- Lƣợng phân bón thời kỳ cây chƣa mang quả 3 2- Lƣợng phân bón thời kỳ cây mang quả 3 3- Cách bón 4 Tổng 10 1.2. Trình bày cách xử lý ra hoa Tiêu chí Đánh giá Bƣớc 1: Cắt tỉa, bón phân 3 Bƣớc 2: Xiết nƣớc 3 Bƣớc 3: Tƣới trở lại và bón phân 4 Tổng 10

2. Bài tập thực hành 2.1 .Thực hiện cách trồng cam Mục tiêu: – Về kiến thức: Trình bày đƣợc yêu cầu của cách trồng cây cam – Về kỹ năng: Thành thạo các bƣớc trồng cây bảo đảm cho sinh trƣởng của cây. – Về thái độ: Cẩn thận, an toàn khi thực hiện công việc Điều kiện thực hiện: Trên vƣờn cây cũng có thể thực hiện trên một mô hình thực hành của cơ sở (nếu có) Thời gian thực hiện: 8 giờ Trình tự các bƣớc và hƣớng dẫn Bƣớc Công việc Thiết bị dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Đào lỗ trên mô (hố) đã chuẩn bị sẵn Cuốc, len Kích thƣớc lỗ to hơn bầu cây môt ít 2 Cắt vỏ bầu cây giống Cây giống Không làm vỡ bầu 3 Đặt cây

Thẳng 4 Ém đất và cắm cọc giữ cây Cuốc Không làm lung lay khi gió

 Hình thức tổ chức Chia nhóm thực hiện 6-8 học viên. Mỗi nhóm thực hiện trên 5-10 cây cam

Quy Trình Bón Phân Thúc Cho Cây Ăn Quả Có Múi Hiệu Quả

Vậy để bón phân thúc trái đạt hiệu quả cao nhất chúng ta cần làm thêm một số việc sau đây:

Thứ nhất, bổ sung humic kích rễ trước khi bón phân từ 5 – 7 ngày để chuẩn bị cho cây một bộ rễ tốt nhất, khỏe nhất, giúp gia tăng khả năng hút và tốc độ hút dinh dưỡng cho rễ. Từ đó sẽ giúp cây sử dụng được tối đa lượng phân bón vào thời điểm này.

Còn phân bón gốc ở giai đoạn này mọi người có thể sử dụng loại NPK 2-1-2, 3-1-3 hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ như phân gà nhật, bột đậu tương, phân vi sinh cố định đạm sinh học azotobacterin,…

Thứ hai, đối với những cây có biểu hiện thiếu chất, vàng lá, yếu hơn những cây còn lại chứng tỏ nó đang bị stress (cây trồng sau khi ra hoa đậu quả cũng giống như phụ nữ sau sinh rất dễ bị stress, trầm cảm,…). Khi thấy cây như vậy, cần phải bổ sung amino acid để giải stress cho cây ngay, tránh để tình trạng này kéo dài vì sẽ gây ảnh hưởng lớn đến quá trình nuôi quả của cây làm giảm năng suất, chất lượng.

Ngoài ra, giai đoạn này cũng là giai đoạn thời tiết khá phức tạp, thuận lợi cho các đối tượng dịch hại như nấm bệnh, vi khuẩn, nhện đỏ phát triển. Để đảm bảo an toàn cho cây, chúng ta cũng cần phải có những biện pháp chuẩn bị để ứng phó với các trường hợp xấu nhất. Tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Đối với nấm bệnh, vi khuẩn thời điểm này rất dễ gây ra bệnh ghẻ loét gây hại lá sau đó lan dần sang cành và quả. Chúng ta cần sử dụng sunfat đồng kết hợp với nấm đối kháng để phòng, trị một cách dứt điểm và hạn chế tối đa sự lây lan.

Còn đối với nhện đỏ, chúng ta sử dụng các loại nấm ký sinh như là nấm xanh nấm trắng để có thể diệt trừ cả nhện trưởng thành, trứng nhện và nhện con,…

Sau đợt thúc trái này, trước khi thu hoạch 2 tháng, tức là 7 tháng từ khi đậu quả đối với cam và 4 – 5 tháng đối với bưởi chúng ta cần bón thêm một lượng kali vừa đủ để tạo ngọt và gia tăng hương vị, màu sắc cho quả. Nếu gặp mưa, cần bổ sung thêm một ít bột đá dolomite cho toàn vườn để đảm bảo pH không bị tụt xuống quá sâu gây ảnh hưởng đến độ tan của phân bón.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN CHĂM SÓC CÂY GIAI ĐOẠN NUÔI TRÁI MIỄN PHÍ!