Top 8 # Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Phê Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Chăm Sóc Cây Cà Phê

Ngày đăng: 21/08/2013, 13:56

Che túp: che túp trong mùa khô, hoặc sau khi trồng bị tiểu hạn để chống nắng, chống gió. Trồng dặm: sau trồng mới 15-20 ngày, kiểm tra trồng dặm kịp thời các cây chết, cây còi cọc. Quy trình chăm sóc cây cà phê Nguồn: chúng tôi Che túp: che túp trong mùa khô, hoặc sau khi trồng bị tiểu hạn để chống nắng, chống gió. Trồng dặm: sau trồng mới 15-20 ngày, kiểm tra trồng dặm kịp thời các cây chết, cây còi cọc. Trồng xen, trồng cây phủ đất:Trồng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để phủ đất gồm cây họ đậu, cây phân xanh: trồng cách cây cà phê ít nhất 50-60 cm. Trồng cây che bóng: Cây che bóng, che gió tạm thời: dùng cây muồng hoa vàng, cốt khi trồng thành băng ở giữa hai hàng cà phê, cách gốc 60-80 cm để che bóng, chắn gió. Thường xuyên phải rong tỉa các cành phủ lên than lá cà phê. Cây che bóng vĩnh viễn:- Cây che bóng tầng cao: Dùng muồng đen trồng theo khoảng cách 12×18 m hoặc 12×24 m (5 hàng cà phê 1 hàng muồng đen). – Cây che bóng tầng trung: dùng keo đậu trồng theo khoảng cách 6 x 6 m. Vị trí nào có cây muồng đen thì không trồng keo đậu. Tưới nước:- Đối với cà phê kiến thiết cơ bản,Tưới gốc: năm đầu 60 lít /gốc, năm thứ 2, 3: 90 lít /gốc cho mỗi lần tưới.Chu kỳ tưới 15 – 20 ngày /lần. Nơi có điều kiện dùng vòi tưới phun mưa để tưới thì lượng nước 400 – 500 m3/lần/ha với chu kỳ như trên. – Đối với cà phê kinh doanh: bắt đầu tưới khi những lứa hoa đã hình thành mỏ sẻ, cứ 15-20 ngày tưới một lần cho đến đầu mùa mưa mỗi lần tưới 500-600 m3/ha, riêng lần tưới đầu tiên phải tưới đẫm: 700 – 800 m3/ha. Chú ý: tưới không đủ lượng nước sẻ làm khô cành, thậm chí chết cây. Tạo hình, sửa cành:- Chiều cao hãm ngọn: khi cây cà phê được 3 tuổi:Cà phê chè: hãm ngọn ở độ cao 1,4 – 1,6 m.Cà phê vối: hãm ngọn ở độ cao 1,6 – 1,8 m. – Nuôi thêm thân: nuôi thêm 1-2 thân từ các chồi vượt khỏe ở thân chính, dưới gốc, thường xuyên đành chồi vượt trên thân, trên đỉnh nơi đã hãm ngọn. – Sửa cành: cắt bỏ các cành yếu, cành tăm hương, cành sâu bệnh, cành mọc quá gần nhau, tạo cho cây thông thoáng.Cắt bỏ các cành già, cành đã cho quả nhiều vụ, đầu cành chỉ còn 4-5 cặp lá, cắt sâu vào trong tán chừa lại 10-20 cm, để tạo các cành thứ cấp sung sức. – Nếu bụi cà phê bị khuyết tán thì cần nuôi thêm thân bổ sung từ các chồi vượt. – Cà phê đã cho quả nhiều năm, các cành quả phía dưới đã già cỗi, thui rụng, tiến hành nuôi thêm tầng hai, cao trên tầng một 40-60 cm để tranh thủ 2-3 vụ quả trước khi cưa đốn phục hồi Cưa đốn phục hồi: Vườn cà phê kinh doanh đã già cỗi, năng suất kém còn dưới 4 tạ nhân /ha thì cần cưa đốn phục hồi: – Thời vụ cưa đốn: cuối mùa khô đầu mùa mưa, thông thường tháng 3 – 4. Độ cao cưa : 20 – 25cm. Số thân giữ lại trên gốc: 3-4 thân. Chiều cao hãm ngọn: 1,6 – 1,8m. Sau khi cưa cần dọn sạch cây, đào các hố khuyết và trồng dặm, gieo cây phân xanh, cây đậu, bón phân theo qui trình. Thường xuyên tỉa các chồi khác, chồi vượt để tập trung dinh dưỡng nuôi thân chính. Phân bón:Lượng phân bón: Khi chuẩn bị trồng mới bón mỗi hố: 10-20 kg phân hữu cơ + 0,5 lân, trộn phân – lấp hố.Khi trồng mới bón thêm 25g urê + 25g KCl.Định lượng phân bón cho một ha: Với mật độ trồng 1.100 – 1.300 cây/ha: Loại phân bón kg/haNăm bón SA Super lân KCl Năm trồng mới Năm thứ I Năm thứ II Măm thứ III Các năm kinh doanh Năm cưa đốn phục hồi 130 450 600 1000 1000 6000 360 600 720 750 500 65 125 125 375 500 250 – Năm trồng mới: + Lượng phân bón lúc trồng mới không tính vào bảng này. + Lượng phân của năm trồng mới bón một lần vào tháng 9-10. Thời vụ bón: Tỉ lệ giữa các lần bónLoại phân Tháng 3-4 Tháng 6-7 Tháng 8-9 Đạm 35% 40% 25% Kali 30% 40% 30% Chú ý: cần thay đổi chủng loại phân, không nhất thiết chỉ SA và Kali Clorua. – Phân lân bón một lần cùng với phân hữu cơ, hoặc ép xanh. – Với những vườn cây bội thu cần bón tăng cường thêm bằng 30% lượng phân cả năm. Cách bón: – Phân hữu cơ: đào hố theo hình vành khăn theo mép tán rộng 30cm sâu 30cm cứ hai ba năm bón một lần. Kết hợp với phân lân. – Phân hóa học: Đạm và Kali trộn đều bón xung quanh gốc theo mép tán lá sâu 5-10 cm bón xong lấp ngay. Phòng trừ sâu bệnh: a – Bệnh rỉ sắt hại cà phê (Hemilea vastatris): gây hại chủ yếu trên cà phê chè, xuất hiện quanh năm làm rụng một phần hay toàn bộ lá. Phòng trừ: – Boordo: 1% – Anvil 5SC: 20 cc/ bình 8 lít – Tilt 250 ND: 5-7 cc/ 8 lít – Sumi 8: 8-10 g/ 10 lít nước – Bayleton 25 WP: 10-20 g/ bình 8 lít. – Phun vào giai đoạn bệnh chớm phát, phun lại khi điều kiện khí hậu thích hợp cho bệnh phát triển. Phun cả hai mặt lá. – Cắt bỏ cành lá xum xuê, vệ sinh đồng ruộng. b – Bệnh nấm hồng: Tác hại trên cành và phần ngọn cây, phát sinh mạnh vào đầu và trong mùa mưa. Phòng trừ : – Cắt đốt cành bệnh kịp thời. – Dùng boordo 5% để quét lên vết bệnh. – Kasuran BTN: 24-30 g/8 lít – Validacin 5%: 30 cc/8 lít c – Bệnh khô cành, khô quả: Do thiếu dinh dưỡng hoặc do nấm collectotrichum coffeanum gây nên. Phòng trừ: Tăng cường bón đạm và Kali nhất là các diện tích bội thu. Phun các loại thuốc gốc đồng: boordo: 1%, Kasuran BTN: 25-30 g/8 lít phun 2-3 lần/vụ, ba tuần phun một lần ở giai đoạn bệnh chớm phát. d – Bệnh lở cổ rễ trong vườn ươm: Xuất hiện trong mùa mưa, giai đoạn vườn ươm và giai đoạn kiến thiết cơ bản. Phòng trừ: sử dụng phân đã hoai mục làm đất vào bầu, không để trong bầu quá ướt hoặc quá khô gây vết bệnh ở phần cổ rễ. Cây bệnh nặng nhổ đốt, cây bệnh nhẹ phun: – Anvil 5SC: 20 cc/ bình 8 lít – Monceren 25 WP: 20-30 g/ bình 8 lít Phun vào gốc. e – Các loại rệp hại cà phê: Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu, rệp sáp, rệp muội đen. Dùng các loại thuốc trừ sâu: – Supracide 40 EC: 10-20 cc/ bình 8 lít – Danitol 10 EC: 10-20 cc/ bình 8 lít – Elsan 60 EC: 15-20 cc/ bình 8 lít – Bi 58: 20-30 cc/ bình 8 lít Xịt kỹ mặt dưới lá nơi rệp thường ẩn nấp. f – Sâu đục thân mình trắng: Tác hại chủ yếu trên cà phê chè, ở cây từ ba tuổi trở đi. Tỉ lệ cây bị hại ở vườn cây không che bóng cao hơn. Phòng trừ: Basudin 50 EC: 20-30 cc/ 8 lít zodrin 50 EC: 20-30 cc/ 8 lít Dadan 95 SP. g – Mọt đục quả: Gây hại vào thời kỳ già đến chín (từ tháng 9 – tháng 2) Phòng trừ: cuối vụ thu hái khẩn trương, hái quả khô còn trên cây, vệ sinh đồng ruộng tốt. Dùng: – Danitol: 20-30 cc/ 8 lít – Sevin 85 SP 20-30 g/ 8 lít – Thiodan 35 EC: 20 cc/ 8 lít – Basudin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít – Azodrin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít Phun lúc cà phê mới chín hai lần cách nhau hai tuần. h – Mọt đục cành: Xuất hiện thời kỳ kiến thiết cơ bản, tháng 3-4-5 Phòng trừ: Cắt đốt cành bị mọt, cắt xuống phía dưới lỗ đục 10cm. Dùng: – Thiodan 35 EC: 20 cc/ 8 lít – Azodrin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít – Basudin 50 EC: 16-20 cc/ 8 lít – Danitol: 30 cc/ 8 lít . làm khô cành, thậm chí chết cây. Tạo hình, sửa cành:- Chiều cao hãm ngọn: khi cây cà phê được 3 tuổi :Cà phê chè: hãm ngọn ở độ cao 1,4 – 1,6 m .Cà phê vối:. cây chết, cây còi cọc. Trồng xen, trồng cây phủ đất:Trồng trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để phủ đất gồm cây họ đậu, cây phân xanh: trồng cách cây cà phê

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cà Phê, Chăm Sóc, Canh Tác Cây Cà Phê

1, Nguồn gốc cây cà phê

2, Yêu cầu về khí hậu và đất trồng cà phê

Cây cà phê vối, cà phê mít thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ 24 – 26 độ C, lượng mưa 2000mm/năm trở lên

Cây cà phê chè thích hợp với khí hậu lạnh vùng cao, cận nhiệt đới. Nhiệt độ từ 20 – 22 độ C, lượng mưa từ 1700 – 2000mm/năm

Cả 3 loài cà phê đều cần một khoảng thời gian khô hạn ngắn sau thu hoạch để phân hóa mầm hoa.

Về đất trồng: Cà phê không yêu cầu khắt khe về đất, có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, đất đỏ bazan, đất xám, đất thịt pha… nhưng để đạt năng suất cao và ổn định thì trồng ở đất đỏ bazan là phù hợp nhất. Đất trồng cà phê yêu cầu thoát nước tốt, tơi xốp, độ pH của đất từ 5.0 – 6.5. Có tầng canh tác từ 0.8 – 1m, đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng hữu cơ trung bình đến cao

Đối với đất trồng cà phê lâu năm, muốn nhổ gốc trồng mới, cần cày đất thật kỹ, phơi đất và trồng 2-3 vụ màu trước khi trồng lại cà phê

Gió và ánh sáng: Gió nóng hay gió lạnh đều ảnh hưởng đến cây cà phê, có thể giảm năng suất nếu gặp gió mạnh và giai đoạn trổ bông. Do đó nhất thiết phải trồng cây chắn gió ở xung quanh vườn hoặc giữa các hàng giai đoạn kiến thiết. Cà phê là cây thích ánh sáng tán xạ, nên trồng xen cà phê với bơ, hoặc cà phê xen tiêu trên trụ sống. Sẽ giúp giảm ánh sáng trực tiếp.

3, Mật độ trồng cà phê

Cà phê vối: Khoảng cách trồng là 3m x 3m đối với đất tốt và bằng phẳng (1.118 cây/ha), trồng 3m x 2,5m đối với đất trung bình và dốc (1.330 cây/ha)

Cà phê mít: trồng 5m x 5m hoặc 7m x 7m (khoảng 700 cây/ha)

Cà phê chè: trồng 2m x 1m (khoảng 4.000 – 5.000 cây/ha)

4, Lựa chọn giống cà phê

Cà phê vối: Nên chọn những giống cà phê cao sản như: Giống TR4 (Giống cà phê 138), Giống TR9 (Giống cà phê 414 – Các giống có mã TR là các giống được Viện Eakmat nghiên cứu và tuyển chọn, khuyến khích nhân rộng). Hoặc chọn các giống xuất xứ Lâm Đồng như: Giống Hữu Thiên, Giống Thiện Trường, Giống Trường Sơn TS5 (cà phê xanh lùn). Đây là những giống có năng suất cao, kháng bệnh rỉ sắt tốt, cây sinh trưởng mạnh….

Cà phê chè: Chọn các giống TN1, TN2, … TN10 trong đó 2 giống TN1 và TN2 là giống đã được Bộ NN&PTNT công nhận

5, Kỹ thuật trồng cà phê

Thời vụ trồng cà phê: Có thể trồng vào vụ Thu (Tháng 8-9DL) hoặc vụ xuân (tháng 2-3DL)

Chuẩn bị hố trồng: Đào hố và bón lót phân trước khi trồng 1 tháng, hố có kích thước 60 x 60 x 60cm. Khoảng cách tùy theo mật độ trồng

Bón lót: Mỗi hố trộn 10-20kg phân chuồng hoai mục + 1kg phân hữu cơ sinh học HVB + 0,2kg phân khoáng vi lượng HVB + 0,3 – 0,5kg supe lân + 0,5 kg vôi bột. Trộn đều với lớp đất mặt, lớp đất sâu loại riêng để tạo bồn. Sau khi trộn phân lấp đầy hố, vun cao 5-10cm, sau đó dùng châm dẫm nhẹ

Tiến hành trồng cà phê: sau 1 tháng ta tiến hành trồng cây con vào hố. Tùy theo kích thước bầu ươm, đào 1 lỗ chính giữa hố, đường kính lớn hơn bầu 10cm, sâu khoảng 30cm.

Khi trồng cần xé nhẹ lớp nilon của bầu ươm, không làm vỡ bầu. Đặt cây vào chính giữa lỗ (căn cho thẳng hàng, thằng cây) mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm.

Lấp đất từ từ đồng thời dùng tay nén chặt đất xung quanh

Sau khi trồng tiến hành vét bồn xung quanh gốc, đường kính khoảng 1m – 1m2, nén chặt thành bờ, tránh trời mưa đất trôi xuống lấp mất cây con

6, Kỹ thuật chăm sóc cà phê

Trồng cây chắn gió cho cà phê

Cây trong giai đoạn kiến thiết, giai đoạn thu hoạch đều cần được chắn gió cẩn thận. Nên sử dụng cây muồng vàng làm cây chắn gió. Trồng vào giữa hàng cà phê, khoảng cách 2-3 hàng cà phê 1 hàng muồng vàng. Xác cây muồng vàng có thể tận dụng để ép xanh khi thay thế cây mới

Trồng cây che bóng cho cà phê

Có thể tận dụng các ngã tư giữa các bồn để trồng cây che bóng, khoảng cách 9 x 9m hoặc 9 x 12m. Trồng cùng thời điểm với cây cà phê con. Các cây che bóng có thể là bơ sáp, sầu riêng thái, cây trụ sống trồng tiêu, vừa có tác dụng che bóng vừa là cây xen canh có giá trị kinh tế, cải thiện thu nhập.

Cây che bóng cần rong tỉa cành hợp lý, không để quá rậm rạp. sao cho cây cà phê bên dưới có thể tiếp nhận được ánh sáng. Tán cây phải cách ngọn cà phê từ 2 – 4m.

Làm cỏ cho cà phê

Cà phê là cây có nhiều rễ con hấp thu dinh dưỡng tầng mặt, do đó cần làm cỏ thường xuyên, 1 năm 4-5 lần. Làm sạch cả trong bồn và trên thành bồn. Khi làm cỏ có thể kết hợp đánh bồn. Trước khi bón phân cũng cần làm cỏ sạch sẽ

Kỹ thuật làm bồn cà phê

Việc làm bồn giúp cho công tác tưới tiêu, bón phân dễ dàng và hiệu quả hơn. Thành bồn cần được nén chặt thành bờ, cao hơn mặt bồn bên trong 15 – 20cm. Mỗi năm đánh bồn 1 lần vào đầu mùa mưa, mở rộng bồn theo tán cây, đến khi giao nhau với các bồn của hàng bên cạnh thì ngưng.

Cắt tỉa cành tạo tán cây cà phê

Thường xuyên bẻ chồi vượt mọc từ thân chính và nách lá, đặc biệt là đầu mùa mưa, trước đợt bỏ phân. 1 năm có thể tiến hành làm chồi từ 5-6 lần

Sau khi thu hoạch, dùng kéo cắt bỏ cành tăm, cành nhỏ giáp thân, cành khô, cành bị sâu bệnh

Ở mỗi vị trí đốt cành chỉ để lại khoảng 3 cành dự trữ

Tỉa bớt các cành thứ cấp trên cao để ánh sáng có thể tiếp cận các cành bên dưới

Hãm ngọn ở độ cao 1,6 – 1,7m

Đối với cà phê cưa đốn phục hồi: Tiến hành cưa vào khoảng tháng 2 DL, vị trí cưa cách mặt đất 20 – 25cm. Cưa vát 1 góc 45 độ. Nuôi 4-5 chồi khỏe mạnh nhất. Khi chồi cao 25cm, để lại 2 chồi để tạo thân và tiến hành chăm sóc, tạo hình như đối với cà trồng mới

Kỹ thuật tưới nước cà phê

Mùa khô cần tiến hành tưới nước cho cây cà phê, cà phê con 10-15 ngày 1 lần. Cà phê giai đoạn kinh doanh 20-25 ngày 1 lần. Khi tưới cần tưới tập trung để cây ra hoa đồng loạt tăng tỷ lệ đậu trái.

Nếu có những đợt mưa trái mùa, cần tiến hành “tưới đuổi” cung cấp đủ nước để cây ra hoa đều.

Có thể tưới bằng “béc” hoặc tưới “dí” vào bồn tùy theo địa hình và nguồn nước ít hay nhiều. Tưới nhỏ giọt cũng là 1 biện pháp rất hay, giúp tiết kiệm nước tưới đồng thời bảo đảm cây luôn được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết

7, Kỹ thuật bón phân cho cà phê

Xem bài chi tiết: Quản lý dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho cà phê

8, Phòng trừ sâu bệnh cho cà phê

Xem bài chi tiết: Sâu bệnh hại trên cà phê và cách phòng trừ

9, Thu hoạch và chế biến cà phê

Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là hái đúng độ chín. Để có cà phê chất lượng cao nhất thiết phải có quả chín đỏ hay vừa chín, không hái quả xanh. Không để quả chín nẫu hay khô trên cây. Nếu có lẫn những loại này thì cần bỏ ra phơi riêng.

Trong sản phẩm thu hoạch số quả chín hoặc vừa chín nhất là 95%, trừ đợt thu hoạch lần cuối tỷ lệ có thể thấp hơn.

Hái cà phê bằng cách dùng ngón tay bứt quả, không tuốt cành, không bứt cả chùm đối với cà phê chè. Phải bảo vệ cành, lá, nụ tránh ảnh hưởng tới vụ sau. Không để quả cà phê lẫn vào trong đất dễ bị nhiễm nấm bệnh.

Cà phê hái xong phải chế biến ngay. Nếu không kịp phải trải quả cà phê trên nền gạch cho thoáng mát, không quá dày 30-40 cm. Không ủ đống cà phê làm cho quả cà phê nóng và lên men. Không giữ cà phê hái về quá 24 giờ.

Bao bì đựng sản phẩm cà phê quả tươi và phương tiện vận chuyển phải sạch, không có mùi phân bón, mùi hoá chất…

Bài viết có sử dụng hình ảnh và tư liệu sưu tầm trên internet + kinh nghiệm riêng của người viết. Nếu có gì sai sót xin được góp ý thêm. Xin cảm ơn

Liên hệ mua cây giống cà phê các loại

Chị Thu 0944 333 855 VƯỜN ƯƠM CÂY GIỐNG TIẾN ĐẠT Địa chỉ cửa hàng: 280 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Địa chỉ vườn ươm: 304/57/1 Nguyễn Lương Bằng, TP. Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Vui lòng liên hệ trước khi đến

Tìm kiếm : cách chăm sóc cà phê mới trồng, Ky thuat canh tac ca phe, khoảng cách trồng cà phê tr4, kỹ thuật trồng cà phê tr4, cách chăm bón cà phê xanh lùn, cach trong cafe, cach trong va cham soc ca fe, ki thuat cham soc caphe co ban va cay tieu, Ky thuat cham soc ca phe

Cây Cà Phê : Cấu Tạo, Quá Trình Hình Thành, Quy Trình Trồng

Cây cà phê thuộc nhóm thực vật với họ thiến thảo (Rubiaceae), đây là họ với nhiều loại thực vật khác nhau, có loại chứa caffein, loại khác thì không. Xét về hình thái, những loại thuộc dòng thiến thảo đa phần là những cây thân gỗ, chỉ một số ít khác cây cà phê như cây canh-gi-na, cây câu đằng…

THÂN CÂY CÀ PHÊ

Thân cây cà phê ở mỗi loại sẽ có các chiều cao khác nhau, đối với cây cà phê Robusta (cà phê vối) sẽ có thân cây cao đến 10m, trong khi đó thân cây cà phê Arabica (cà phê chè) chỉ cao 6m. Mặc dù vậy, ở các trang trại trồng cà phê, người ta phải cắt tỉa chỉ còn 2 đến 4m nhằm dễ dàng cho việc thu hoạch.

HOA CÂY CÀ PHÊ

QUẢ CÂY CÀ PHÊ

Do là loại cây tự thụ phấn, chính vì vậy mà các yếu tố như gió, côn trùng tác động quan trọng đến quá trình sinh sản của cây cà phê. Kể từ thời điểm thụ phấn, quả cà phê sẽ lớn dần trong 7 đến 9 tháng với hình dạng bầu dục, khá giống quả anh đào. Trong giai đoạn chín, màu sắc của trái cà phê có sự thay đổi dễ nhận thấy đó là từ màu xanh sang vàng và chín sẽ là màu đỏ. Chính vì thời gian thụ phấn và phát triển như vậy mà một vụ cà phê có khi kéo dài cả năm trời.

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY CÀ PHÊ

GIAI ĐOẠN NGỦ

Sau giai đoạn thụ tinh, quả cà phê lúc này đã được hình thành với kích thước nhỏ thường gọi với cái tên “đầu đinh”. Trong giai đoạn này, quả của cây cà phê sẽ rơi vào trạng thái ngủ, thời gian kéo dài từ 6 đến 10 tuần tùy vào lượng nước mà cây hút được.

GIAI ĐOẠN TĂNG KÍCH THƯỚC

Khi cây cà phê đã hút đủ lượng nước cần thiết sẽ bắt đầu bước sang giai đoạn 2. Giai đoạn này sẽ kéo dài khoảng từ 8 đến 10 tuần, trong khoảng thời gian này quả của cây cà phê sẽ có sự gia tăng nhanh chóng về kích thước, khối lượng tươi cũng có sự gia tăng nhưng khối lượng khô không tăng nhiều. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về kích thước gồm kích thước quả lẫn kích thước vỏ trấu (đây là phần sẽ chứa nhân cà phê sau này). Kết thúc giai đoạn 2 này sẽ là sự ổn định của vỏ trấu và kích thước của hạt cà phê cũng đã được định hình. Đây là khoảng thời gian quan trọng quyết định đến kích thước của nhân cà phê, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm cà phê sau này.

Đây là giai đoạn mà khối lượng hạt, đặc biệt là khối lượng khô tăng lên đáng kể, trong khi đó kích thước vỏ trấu gần như không thay đổi. Kéo dài từ 14 đến 16 tuần, đây là khoảng thời gian quyết định đến năng suất và phẩm chất của hạt cà phê sau này. Ngoài ra, ở giai đoạn 3 này các dinh dưỡng, khoáng chất đặc biệt là kali, phốt pho được phát huy tác dụng. Và điều này sẽ tăng tỉ lệ rụng quả.

GIAI ĐOẠN QUẢ CHÍN

Đây là giai đoạn kéo dài từ 4 đến 5 tuần. Khoảng thời gian này, vỏ cà phê sẽ tăng mạnh về kích thước nhưng kích thước nhân gần như không đổi, khối lượng hạt cũng có tăng. Giai đoạn chín này sẽ có sự chuyển hóa các chất có trong hạt của cây cà phê cũng như là hương vị và chất lượng bên trong. Đây là giai đoạn mà bạn có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt về màu sắc, độ cứng vỏ của trái cà phê.

ĐẤT TRỒNG

Đối với cây cà phê nên trồng ở những vùng đất có tầng đất dày và tơi xốp, dễ thoát nước, giàu dinh dưỡng. Ngoài ra, vì là loại cây trồng lâu năm nên cần cải tạo hoặc thay đất định kì 2 đến 3 năm một lần.

THIẾT KẾ VƯỜN

+ Phụ thuộc vào địa hình của khu vực là bằng phẳng hay dốc thoải mà ta thiết kế vườn theo những lô riêng biệt, chiều dài mỗi lô song song với đường đồng mức. Mỗi lô nên chia thành nhiều lô nhỏ hơn khoảng 1ha nếu diện tích trồng lớn. + Thiết kế xung quanh mỗi lô sẽ là các đai rừng và đường vận chuyển, cũng là đường quay máy vuông góc với hàng cà phê, chiều rộng nên vào khoảng 7 đến 7,5m. + Ngoài ra, đối với những địa hình dốc cao trên 80 phải đảm bảo việc thiết kế thuận lợi cho xe cơ giới di chuyển và chăm sóc cũng như đảm bảo những phương án cho việc bị xói mòn đất.

HỐ TRỒNG

Diện tích đối với hố trồng cây cà phê nên tối thiểu là 50x50x50cm, đối với những loại đất cằn thì cần phải đào sâu hơn khoảng 10%. Tiếp theo trộn phân bón lót cho hố trồng khi đào xong với tỷ lệ 0,5 kg phân lân và 15 kg phân chuồng hoai mục, 1kg vôi bột để khử trùng. Trộn đều trên đất rồi lấp lại, sau 1 tháng mới bắt đầu trồng cây cà phê.

+ Đối với cà phê Robusta hay cà phê vối, khoảng cách giữa mỗi cây cà phê nên là từ 2,5m đến 3,5m tương đương với mật độ 1300 cây trên mỗi héc ta. + Đối với cà phê Cattimor hay cà phê chè, khoảng cách giữa mỗi cây cà phê nên là 1 đến 2m tương đương với mật độ 5000 cây trên mỗi héc ta.

THỜI VỤ

Đối với trồng cây cà phê, quan trọng là vẫn phải đảm bảo lượng nước tưới được đầy đủ. Chính vì vậy thời gian trồng tốt nhất là đầu mùa mưa, những vùng có nước tưới thì có thể trồng vào cuối mùa mưa.

KỸ THUẬT TRỒNG

Đầu tiên, bạn tiến hành đào một hố sâu khoảng 30cm ở ngay chính giữa hố, đặt cây cà phê vào và hướng cho cây được thẳng đứng. Song song với đó là vun đất lắp bề mặt rễ cho đến khi ngập đầy phần gốc cây cà phê. Sau đó, tiến hành làm bồn và tạo bờ xung quanh hố, lưu ý quan trọng là không được làm vỡ bầy, sau khi trồng xong cần phải ủ gốc bằng rơm rạ và phun thuốc trừ sâu Confidor 100SL nhằm mục đích ngăn mối.

TỦ GỐC, CHE TÚP

Sau khi trồng, bước tiếp theo bạn phải tủ gốc bằng việc dùng rơm rạ, cỏ khô tủ phần gốc với độ dày vào khoảng 5 đến 10cm, nên lưu ý là phải trồng cách phần gốc từ 5 đến 10cm để ngăn ngừa mối. Sau đó tiến hành che túp vào mùa nắng để chống gió và rét cho cây cà phê, mùa mưa không cần che.

CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ

Một tháng sau bạn tiến hành chọn ra những cây bị chết, còi cọc kém phát triển để thực hiện kĩ thuật trồng dặm. Lời khuyên là nên trồng dặm trước 1 đến 2 tháng sau khi kết thúc mùa mưa là tốt nhất. Kĩ thuật này tương tự như trồng mới.

LÀM CỎ, TỦ GỐC

Trong giai đoạn phát triển của cây cà phê, bạn liên tục phải ngăn ngừa, diệt trừ cỏ dại để tránh việc cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây cà phê. Ngoài ra, phải liên tục tủ gốc cho cây nhằm mục đích giữa ẩm, điều hòa nhiệt độ của đất, giúp đất tơi xốp, giảm việc tưới nước và làm cỏ.

Bạn nên trồng xen những loại cây ngắn ngày khác nhằm mục đích bảo vệ và cải tạo đất, ví dụ như cây đỏ, cây lạc. Ngoài ra, sau khi thu hoạch những loại cây ngắn ngày này thì phần lá, thân, cành sẽ được tận dụng để làm nguyên liệu tủ gốc cho cây cà phê.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Chua Bi

– Tay quai, bình tưới dạng nhỏ (trồng trên chậu/thùng)

– Khay ươm, chậu/thùng trồng cây (cao 20-25cm).

– Cuốc, xẻng (nếu trồng trên nền đất)

Bước 2: Chọn giống – Chuẩn bị đất trồng

– Chọn nguồn giống uy tín, chất lượng, nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng, tỷ lệ rau nảy mầm cao. Giống cà chua khỏe, chống chịu sâu bệnh

Cách làm đất

– Đất trồng là những loại đất giàu chất dinh dưỡng và có thể thoát nước tốt, tơi xốp.

– Giá thể: Trộn theo các công thức sau:

Đất : Bột xơ dừa : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 1: 1: 1

Trấu hun : Đất : Phân hữu cơ theo tỷ lệ khối lượng 3: 4:3.

– Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 45-50 o C (3 sôi : 2 lạnh), thời gian 2 – 3h.

– Để ráo nước rồi cho vào khăn vải ngâm ủ ở nhiệt độ 25 – 30 độ C cho đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo.

– Gieo 1 hạt/hốc, sau khi gieo phủ một lớp giá thể mỏng để che lấp hạt.

– Khay gieo hạt phải để trong nhà có mái che, bằng vật liệu sáng (nylon hoặc tấm nhựa trắng). Thời gian nảy mầm là từ 7 đến 10 ngày.

– Cây con có từ 4-5 lá thật, cao 10-12cm thì đem ra trồng.

– Cách trồng cây: Cây cà chua có rễ chạy dọc thân, nên có thể trồng chúng sâu xuống đất, chỉ để phần lá non nổi trên mặt đất.

Kỹ thuật chăm sóc

– Ánh sáng: Thời gian tốt nhất là 8h/ngày là đủ để cho cây phát triển.

+ 7-10 ngày đầu tiên sau khi trồng, tưới đều đặn 500ml nước ấm 25 – 30oC cho cây mỗi ngày. Tưới nước thường xuyên, buổi sáng sớm và buổi chiều tối trong 1-2 tuần đầu.

+ Tưới nước sâu cho cây từ 2 – 3 lần/tuần, từ 3 – 4 lít nước/lần.

+ Thời tiết quá khô và nóng có thể tăng lượng nước tưới.

– Phân bón: kết hợp nhặt cỏ dại vun xới lấp kín phân bón, chú ý không nên bón phân sát gốc cây, bón cách gốc từ 15-20 cm

+ Bón lót : Bón phân chuồng + Ure + lân để cây mọc mầm khoẻ, rễ phát triển mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt.

+ Bón thúc: Chia làm 4 thời kỳ

Bón thúc 1: sau trồng 15-20 ngày

Bón thúc 2: khi cây bắt đầu ra hoa rộ

Bón thúc 3: bắt đầu thu quả

Bón thúc 4: sau khi thu hoạch rộ

– Làm giàn, tỉa lá

+ Cây 1,5-2 tháng tuổi thì tiến hành làm giàn chữ A với 3 nẹp ngang hay thanh sắt vòng tròn quanh chậu, cao 1,6-1,7m.

+ Buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giàn.

+ Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng (để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất) giúp cây cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.

Thu hoạch và bảo quản

– 45-90 ngày sau trồng, quả sẽ xuất hiện, chuyển từ màu xanh, sau đó là vàng, hồng và cuối cùng là đỏ đậm. Khi quả chín hoàn toàn-chất lượng tốt nhất (đỏ đậm) thì thu hoạch.

– Cách thu hoạch: Khi quả chín hãy dùng dao hoặc kéo cắt quả. Hoặc có thể hái sớm hơn, giữ trong nhà để quả tự chín.