CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN NHẬT LONG THANH HOÁ
Địa chỉ: Km31/QL47- Xuân Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hoá
Điện thoại: 02373 507 405 – Fax: 02373 871 959
Website: chúng tôi
Email:nhatlong.scj@gmail.com
Cây Bí xanh một trong những cây trồng chủ lực trong vụ đông hiện nay bởi nhiều ưu điểm như: thời gian sinh trưởng ngắn, dễ thích nghi, dễ trồng và hiệu quả kinh tế cao. Để trồng bí đúng kỹ thuật, cho năng suất cao, chúng tôi xin giới thiệu với bà con kỹ thuật trồng bí xanh vụ đông trên chân đất hai lúa.
Bầu bí là cây ưa ấm, nhất là khi ra hoa cần điều kiện thời tiết nắng ấm mới đậu quả. Vì vậy vụ đông trồng được càng sớm càng tốt. Bà con nên gieo hạt từ 1 – 15/9, Tốt nhất đưa cây ra ruộng trong tháng 9, muộn nhất đến ngày 10/10.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bí xanh có năng suất cao, chất lượng tốt được thị trường ưa chuộng như giống bí xanh số 1, bí xanh số 2 của viện cây lương thực – cây thực phẩm. Giống bí xanh số 2 có thời gian sinh trưởng trên 100 ngày, dài hơn bí xanh số 1 khoảng 5 – 7 ngày nhưng chất lượng ngon, chịu rét khá hơn, năng suất cao, có thể bảo quản lâu hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Lượng giống cần cho 1 sào khoảng 15 – 20g, đảm bảo từ 320 – 350 cây/sào
Để đảm bảo thời vụ trồng, rút ngắn thời gian cây con trên đồng ruộng nên làm bầu cho bí xanh. Đến thời điểm này bà con đã làm bầu và chuẩn bị đưa bầu ra ruộng. Xin lưu ý cách chăm sóc bầu như sau:
– Bà con nên dùng lưới đen để che nắng, hoặc nilon trắng che mưa cho bầu
– Thường xuyên tưới ẩm, không tưới mạnh để lộ hạt.
– Dùng lân ngâm với nước giải pha loãng để tưới cho cây con
– Tốt nhất cứ 4 – 5 ngày bà con tưới 1 lần bằng thuốc validacin hoặc Anvil sẽ hạn chế được nấm bệnh hại cây con
– Khi cây con có 1,5 – 2 lá thật đem trồng là tốt nhất.
Nếu chưa giải phóng được ruộng nên bổ sung dinh dưỡng cho cây con bằng lân ngâm nước giải pha loãng để tưới.
– Trước khi trồng ra ruộng 1 -2 ngày nên phun thuốc sâu kết hợp với thuốc Validacin để phòng chống sâu bệnh.
Cần chọn đất trồng bí ở nơi cao ráo, dễ thoát nước
Đối với ruộng giải phóng đất sớm bà con lên luống rộng khoảng 4 m, vét rãnh sâu 25 – 30 cm, rộng 30 – 40 cm, bố trí theo hướng nước chảy để tiện tháo nước
Đối với ruộng chưa giải phóng được đất: Bà con cần tháo cạn nước trước khi đưa bí ra trồng. Theo kinh nghiệm của một số nơi bà con cấy 5-6 hàng lúa bằng các giống có TGST ngắn để gặt sớm lấy chỗ đặt bí. Cứ khoảng 4 m gặt 5-6 hàng lúa sau đó cuốc một đường ở giữa để tạo rãnh, đồng thời lấy đất phủ xung quanh bầu và lấp phân sau này, hai bên rãnh là 2 mép luống trồng 2 hàng bí để khi bí ngả ngọn bò quay ngọn về giữa luống.
Đối với bí xanh càng nhiều phân chuồng hoặc các loại phân hoai mục thì càng tốt.
Nên bón thêm 15 – 20 kg vôi bột để hạn chế nấm bệnh và giúp vỏ bí cứng chắc, bảo quản được lâu hơn
Vì rễ bí ăn ngang, nên phân lót cần đựơc bón xung quanh bầu. Trước khi đặt bầu cần lót một lớp đất bột. Tuyệt đối không đặt bầu trực tiếp lên phân.
Kết hợp vun lần 1. Đồng thời luôn giữ ẩm cho cây.
Sau khi bón phân lót xong, bà con tiến hành trồng 2 hàng cách mép luống
25 – 30 cm, sao cho cây × cây 30 – 35 cm, đảm bảo mật độ 320 – 350 cây/sào. Khi trồng cần làm nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu, đứt rễ
Sau trồng cần tưới nước đủ ẩm giúp bí nhanh bám đất, để kích thích rễ phát triển tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, sau trồng 2 – 3 ngày dùng lân Supe ngâm nước giải pha loãng tưới cho cây.
Kết hợp xới xáo nhẹ cho thoáng gốc, dặm tỉa cây chết
Sau trồng nếu gặp mưa phải tiêu thoát nước nhanh giúp cho cây không bị thối rễ, chết dột, đảm bảo được mật độ.
Nếu trời nóng xen kẽ mưa cây dễ bị bệnh lở cổ rễ, có thể dùng Validacin (nhật), Anvil… để phun
Sau khi thu hoạch lúa, vét rãnh hoàn thiện luống, rơm rạ khô trải ra ruộng để khi bí bò bám tua không bị gió lật và kê quả giúp mẫu mã quả đẹp hơn
– Làm giàn: Khi cây xuất hiện tua cuốn thì cắm giàn chéo chữ X để tận dụng hợp lý ánh sáng, một sào cần khoảng 1.400 – 1.500 cây dèo, giàn cần buộc chắc chắn để tăng khả năng giữ quả, tránh để mưa gió có thể làm đổ ảnh hưởng đến năng suất bí.
– Nương dây: Trước khi cho cây leo lên giàn nên để cây bò trên luống khoảng 40 – 50 cm (hướng ngọn bí bò từ gốc này sang gốc kia sau đó mới nương dây cho leo lên giàn).
Chú ý: Không để dây lật úp hoặc bị vặn dây, dùng rơm dạ, dây chuối buộc ngọn bí lên giàn ở vị trí dưới nách lá.
* Thụ phấn nhân tạo: Do lá bí to che lấp hoa gây khó khăn cho quá trình thụ phấn nên cần thụ phấn nhân tạo, khi thấy hoa cái nở thì dùng phấn hoa đực mới nở chấm lên nhuỵ hoa cái vào lúc sáng sớm từ 7 – 9 giờ.
Mỗi cây để từ 1 – 2 quả, ngắt bỏ những quả còn lại, khi đường kính quả đạt khoảng 2 cm tiến hành ngắt ngọn cách cuống quả từ 2 – 3 đốt để hạn chế tiêu hao dinh dưỡng. Đặt cuống quả gác lên cây dèo.
Biện pháp phòng trừ hiệu quả nhất là thực hiện biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), chú ý thực hiện chế độ vệ sinh đồng ruộng, tỉa bỏ lá già, lá bệnh, xử lý kịp thời tạo điều kiện môi trường thông thoáng.
Thăm đồng thường xuyên, phát hiện kịp thời sâu bệnh hại, phun thuốc phòng trừ sớm.
Bí xanh bị một số sâu hại chủ yếu như bọ trĩ, sâu đục lá, sâu khoang,…
– Bọ trĩ, bọ phấn, rệp (nhóm sâu trích hút)
Sử dụng các loại thuốc hoá học như: Confidor 100SL, Actara, Dantotsu, Regent,.
– Sâu vẽ bùa (Ruồi đục lá)
+ Sử dụng các loại thuốc hoá học như: Crymax, Tập kỳ, Sherpa, Decis, Sadavi, Regent, Dantotsu, … Nên thường xuyên thay đổi loại thuốc để tránh làm cho sâu nhanh quen thuốc. Nếu ruộng bí đã bị sâu gây hại nặng thì sau khi có phun thuốc nên bón bổ xung thêm phân để bồi dưỡng sức cho cây. Để hạn chế độc hại cho người sử dụng bà con nhớ đảm bảo thời gian cách ly của thuốc.
– Sâu Khoang, sâu xanh
+ Nếu bị hại nặng thì dùng thuốc: Tập kỳ, Phares, Callous, Sumicidin, Shepa, Karate, Bulldock.
Cây bí xanh thường bị các loại bệnh như: Lở cổ rễ, héo rũ, phấn trắng, bệnh giả sương mai…
+ Dùng thuốc phun phòng: Dùng hỗn hợp 20 ml Kasumin + 15 gr Arygreen pha với 10 – 12lít nước phun trên 1 sào.
Cách phun: Phun lần 1 sau trồng 3 -5 ngày. Lần 2: Sau lần thứ nhất 7 ngày.
+ Dùng các loại thuốc hoá học như: Validacin, Than – M, Manage, Daconil, Topsin,…
– Bệnh héo rũ (chết ẻo)
Có thể dùng một trong các loại thuốc như: Kasumin, Rhidomil, Ridozeb, Copper – B,…. Phun kỹ dưới gốc cây và cả trên mặt luống.
– Bệnh phấn trắng
Dùng các loại thuốc hoá học như: Tilt super, Anvil, Manage, Score, Benlate, Rhidomil,…
Khi thấy vỏ quả bí xuất hiện lớp phấn màu trắng, vỏ quả đã cứng như vậy là bí đã già có thể thu hoạch. Khi thu hoạch chú ý thao tác nhẹ nhàng tránh làm dập vỏ quả.
Bảo quản quả: Sau khi thu hoạch nếu cần bảo quản quả trong thời gian dài thì có thể xếp quả lên dàn từ 2-3 lớp quả hoặc dựng quả ở nơi thoáng mát. Trong quá trình bảo quản phải kiểm tra thường xuyên, loại bỏ những quả hỏng.