Top 12 # Quy Trình Trồng Lan Hồ Điệp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp

Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều nguyên liệu làm giá thể tốt cho lan Hồ điệp sinh trưởng và phát triển, nhiều tiềm năng trở thành một nước sản xuất lan Hồ điệp lớn trong khu vực. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2004, diện tích trồng hoa của cả nước xấp xỉ 9.000 ha (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Hoa, Cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả), từ năm 2008 đến nay, quy mô sản xuất lan Hồ điệp thương mại tăng lên đáng kể và dần đều qua các năm, cả về diện tích, số lượng, cũng như mức độ đầu tư: diện tích toàn miền Bắc trước năm 2005 là 1.200m 2 và 23.000 cây, năm 2012 diện tích toàn miền đã tăng lên 24.100m 2 và 333.000 cây. Tuy thế, lượng cung vẫn không đủ cầu và phải nhập 230.000 cây từ Trung Quốc và Đài Loan. Nhu cầu cây giống và cây lan thương mại của Việt Nam cao như vậy nhưng thực tế về phương thức sản xuất hoa lan Hồ điệp ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu vẫn là hình thức nhập cây con, cây nhỡ và cây đã có ngồng về chờ hoa nở để tiêu thụ. Từ năm 2008-2012, hình thức nhập cây giống về để sản xuất tăng dần. Số lượng nhập cây nhỡ giảm đi nhưng số lượng nhập cây ngồng vẫn cao. Như vậy, việc sản xuất giống ở Việt nam còn rất hạn chế, không chủ động nguồn giống trong sản xuất cả về số lượng cũng như chủng loại (Nguyễn Thị Sơn và ctv, 2014).

Quy trình trồng và chăm sóc lan Hồ điệp

Là một trong những khu vực xuất hiện nhiều loại lan quý trên thế giới, với điều kiện khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ, cường độ ánh sáng của miền Bắc Việt Nam có nhiều điểm tương đồng so với các vùng trồng hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp như Quảng Châu (Trung Quốc), Cao Hùng (Đài Loan). Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển sản xuất lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp, tuy nhiên nếu trồng ở điều kiện tự nhiên lan Hồ điệp sẽ ra mầm hoa sau đợt gió mùa Đông Bắc vào khoảng tháng 10 dương lịch, cho hoa nở vào tháng 2-3 dương lịch năm sau (chậm so với Tết âm lịch 30-50 ngày), mặt khác để nở tự nhiên hoa ra không đồng đều, chỉ đạt 35,5% số cây cho hoa nở.

Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong sản xuất phong lan, nhưng thực tế hiện nay là: trong khi nhu cầu hoa lan nội địa và nhu cầu xuất khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập khẩu lan. Tìm giải pháp phát huy tiềm năng của ngành lan Việt Nam là một trong những vấn đề được quan tâm trong Đề án phát huy tiềm năng xuất khẩu rau hoa quả mà Bộ Thương mại đã và đang triển khai hiện nay (Đặng Văn Đông, 2004).

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Đảm bảo tối thiểu các yêu cầu:

– Vườn cây con được thiết kế theo kiểu mái vòm hoặc chữ A, cao 4-5 m, xung quanh che lưới chắn gió nhưng phải thật thoáng mát, tuyệt đối không cho ánh sáng trực tiếp vào lan Hồ điệp.

– Vườn phải có mái che mưa, lưới cắt nắng hai lớp trong đó lớp phía dưới có thể di chuyển để điều chỉnh ánh sáng.

– Vườn phải thoáng mát, nhiệt độ trong vườn không được cao hơn nhiệt độ bình thường bên ngoài.

– Giàn cây nên thiết kế cách mặt đất tối thiểu 70-80cm. Chiều rộng luống khoảng 1,2-1,6m tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Vật liệu làm giàn có thể là tre, gỗ, hoặc bằng sắt tùy điều kiện kinh tế nhưng phải đảm bảo chắc chắn.

Tùy vào khả năng mà vườn có thể thiết kế thêm lưới chống côn trùng xung quanh, hệ thống tưới phun, hệ thống phun sương làm mát không khí trong nhà, hệ thống tưới phun làm mát trên mái,…

– Ở địa phương không đảm bảo điều kiện để cho cây ra hoa, cần phải nhà để xử lý lạnh, hoặc vận chuyện đến vùng khác để đảm bảo điều kiện cho cây ra hoa.

Chuẩn bị giá thể

– Sử dụng dớn mềm Trung Quốc, New Zealand hoặc dớn mềm Chi Lê đã được xử lý an toàn nấm bệnh làm giá thể.

– Dớn có đặc tính tơi xốp và thoáng khí, đồng thời có khả năng giữ nước tốt.

– Dớn được làm tơi xốp và tưới đủ ẩm trước khi sử dụng để trồng, dớn trồng không được quá ẩm và cũng không được khô.

Chậu trồng

– Chậu trồng lan Hồ điệp là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng.

– Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5 cm, sau 4-6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Sau giai đoạn trồng từ 9-12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18 cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12 cm.

– Cây con trong chai được lấy ra nhẹ nhàng, rửa sạch môi trường còn dính trên rễ cây đến khi thấy không còn nhớt, cắt bỏ những rễ, lá bị hư, thối. Sau đó xếp cây lên khay hoặc rổ nhựa cho ráo nước, nhưng không để quá khô làm mất sức của cây.

– Khi cây đã ráo nước tiến hành trồng ngay vào chậu nhựa trong, giá thể là dớn mềm đã được xử ‎lý như sau:

+ Bước 1: dớn được làm tơi xốp;

+ Bước 2: tưới phun sương giúp dớn ướt đều bề mặt;

+ Bước 3: vắt ráo nước rồi mới bắt đầu trồng.

Sau khi xử lý dớn xong, tiến hành bó cây đều quanh gốc, sau đó đặt vào chậu nhựa. Chậu nhựa được lót một lớp xốp hay than củi mỏng (từ 0,5-1,5 cm), chú ý bó dớn không quá chặt hoặc quá lỏng. Sau khi trồng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn với nồng độ bằng ½ nồng độ khuyến cáo, định kỳ 3 ngày/lần.

* Điều kiện ở vườn ươm: nên giữ nhiệt độ thích hợp trong vườn ươm ở mức 23-28 0 C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm 70-80%. Che mưa tuyệt đối, che sáng 50-70%.

* Bón phân: giai đoạn từ khi trồng đến 1 tháng, liều lượng phân chỉ sử dụng bằng 1/3 liều khuyến cáo với định kỳ 3 ngày/lần. Sau 1 tháng chế độ chăm sóc như sau:

– Sử dụng phân vô cơ chuyên dùng có hàm lượng đạm cao như: NPK 30-10-10, phân cá Fish Emulsion 5-1-1, định kỳ phun 2 lần/ tuần, nồng độ phun bằng ½ liều khuyến cáo trong 4 tháng đầu, sau đó phun như khuyến cáo. Cứ 3 định kỳ phun phân vô cơ xen kẽ 1 định kỳ phun phân hữu cơ (Fish Emulsion) + 1 định kỳ phun B1.

– Sau khi cây có từ 4 lá trở lên (tương đương cây ≥ 15 tháng), giai đoạn này là cây chuẩn bị ra hoa, do đó quá trình chăm sóc nên chú ‎ ý về điều kiện nhiệt độ và chế độ phân bón. Thời điểm này nên tăng hàm lượng lân và kali để đảm bảo tăng tỷ lệ hoa và chất lượng hoa (chú ý Hồ điệp ra hoa không phụ thuộc vào hàm lượng phân NPK mà phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ). Trong thời gian này, duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 0C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 0C thì không thể phân hóa hoa, dưới 15 0 C thì không ra nụ, ra hoa. Trước khi đưa vào xử lý 10 ngày tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn.

– Là khâu quan trọng, giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho cây. Cây cần đảm bảo ẩm độ từ 50-70%. Do đó quá trình tưới cần đảm bảo độ ẩm thích hợp giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể mà có thể tưới một hay nhiều lần. Hàng ngày tưới phun sương nhẹ 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Lan Hồ điệp là loại cây rất dễ bị thối nhũng nên khi tưới phun cần đảm bảo trên bề mặt lá không bị đọng nước. Do đó, cần tưới đẫm vào chậu là thích hợp nhất.

* Thay chậu lần thứ nhất: sau khi trồng được từ 4-6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu lót 1-2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Sau khi thay chậu khoảng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn. Trong 4 tuần đầu sau khi trồng, tưới phun nhẹ trên bề mặt lá và giá thể, giữ ẩm môi trường xung quanh. Sau khoảng 2 ngày có thể bón phân, lượng phân bón NPK theo tỷ lệ 30-10-10 pha 0,5g/1lít nước, ngoài ra có thể bổ sung các loại phân hữu cơ như Humix, Dynamic, Seaweed,…

* Thay chậu lần thứ hai: lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng, được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm, tương ứng với giai đoạn cây được 9-12 tháng tuổi. Sử dụng chậu có đường kính khoảng 12 cm. Cách thay chậu tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng kéo cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này như sau: che sáng đối với mùa hè là 60-70% và mùa đông 40-50%, nhiệt độ 20-28 0C, độ ẩm 70-80%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 khoảng 5-6 tháng cây có khoảng 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa.Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-20 0C, hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, vì vậy khi được xử lý nhiệt độ thấp trong thời gian càng dài thì cây ra hoa càng nhiều và khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nhiệt độ cao trên 25 0C cây khó phân hóa hoa. Nhiệt độ thấp dưới 15 0 C ra nụ, ra hoa kém.Trong suốt thời kỳ phân hóa mầm hoa đến khi cây nhú phát hoa sử dụng phân có hàm lượng P, K cao. Có thể phun NPK loại 6-30-30 pha 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần. Khi cây nở hoa chú ý không tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa. Khi cành hoa nở gần tàn cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.

Cây lan trồng trong chậu 12 cm được 5-6 tháng, khoảng cách giữa 2 đầu mút lá khoảng 18-20 cm, rễ ra đều xung quanh bầu là đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa (thời gian từ khi ra ngôi đến khi đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa là 18-20 tháng tuổi).

Có 2 cách xử lý phân hóa mầm hoa:

– Điều kiện xử lý: nhà lưới hiện đại có các thiết bị có thể điều khiển được nhiệt độ, ánh sáng.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại.

– Chế độ nhiệt độ: duy trì điều kiện nhiệt độ ban ngày 23-24 0C (12 giờ), ban đêm 15-16 0 C (12giờ).

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000 – 20.000 lux trong thời gian 6-8 giờ/ngày.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK 6-30-30+TE, pha với tỷ lệ 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Cách 2: Xử lý trong điều kiện tự nhiên

– Điều kiện nơi xử lý: chọn những nơi có điều kiện sinh thái mát mẻ (nhiệt độ ban đêm 15-18 0C, nhiệt độ ban ngày 23-25 0 C, độ ẩm 75-80%), có số giờ chiếu sáng từ 6-10 giờ/ngày với cường độ ánh sáng trên 20.000 lux

– Chuẩn bị nhà che: làm nhà che kiên cố hoặc nhà che tạm đảm bảo được tránh mưa, nắng trực tiếp, có giàn để cây. Làm hướng nhà và giàn che theo hướng Bắc – Nam để tận dụng được nhiều ánh sáng mặt trời.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại và chuyển sang giai đoạn chăm sóc mầm hoa.

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000-20.000 lux, trong khoảng 6-8 tiếng/ngày, có thể điều chỉnh bằng việc kéo và thu lưới đen.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK tỷ lệ 6-30-30+TE, 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn định kỳ 7 ngày/lần với liều lượng bằng ½ liều khuyến cáo trong tháng đầu. Sau đó phun theo khuyến cáo. Thường gặp các loại bệnh sau:

– Bệnh thối nâu: gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas cattleyae là bệnh phổ biến và trầm trọng nhất đối với lan Hồ điệp. Triệu chứng đầu tiên có thể nhìn thấy là trên lá có những đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết thủng sâu hơn và biến thành màu nâu đậm sũng nước, càng ngày vết bệnh càng lan to dần.

– Bệnh thối mềm: do vi khuẩn Erwinia carottovota và E. Chrysanthemi gây ra. Thường thấy 1/3 lá bị nhũng và ăn sâu vào gốc gây thối cả gốc.

Cách lây bệnh: nước bắn tóe khi phun, sự tiếp xúc giữa cây với cây, các thao tác bằng tay khi tiếp xúc với cây (dịch chuyển, dọn vệ sinh vườn, nhổ cỏ, thu hoạch,…); các dụng cụ bị nhiễm khuẩn, bởi côn trùng, động vật thân mềm,…Môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển. Độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện, lan truyền, xâm nhiễm và sinh sản.

Kịp thời theo dõi những cây bị bệnh, tất cả lá, thân, rễ bị nhiễm bệnh phải ngay lập tức tập trung tiêu hủy khỏi vườn ươm. Sử dụng phân bón cân đối NPK. Luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn như: Starner, Streptomycin, Tetraciline,…

– Bệnh thán thư lá: vết bệnh như vòng tròn đồng tâm có màu vàng, bệnh nặng làm cho lá héo rũ. Sử dụng Score (Difennoconazole), Carbendazim,…

– Nhện đỏ: nhện tấn công ở mặt dưới lá. Những cây bị nhện gây đỏ gây hại còi cọc và rụng lá.Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ lõm li ti màu nâu và tạo những màng nhện. Trên phát hoa và hoa cũng cùng triệu chứng tương tự.

Thời tiết khô, ấm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện. Tăng độ ẩm và độ ẩm ướt trên lá, nhiệt độ thấp có thể hạn chế sự phát triển của chúng. Nếu bị nhiễm nhẹ, chỉ cần dùng vòi nước xịt mạnh thì có thể rửa trôi, làm giảm số lượng nhện. Nên phối hợp các loại thuốc và thường xuyên thay đổi thuốc để tránh kháng thuốc. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Ortus, Alfamite,…

– Rệp sáp: các loài rệp đều có đặc điểm chung là tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Gây hại bằng cách chích hút. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng. Khi mật số rệp sáp cao, chúng còn là tác nhân tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Chúng gây hại chủ yếu vào mùa nắng.

Để phòng trừ, vệ sinh cho vườn thông thoáng, cắt bỏ các cây, lá có nhiều rệp; phun nước với áp lực mạnh rửa trôi rệp sáp; thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất. Phòng trị rệp sáp rất có hiệu quả khi dùng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Lân hữu cơ, Bi-58, Suprathion 40EC, Xi-men 2SC, Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC,…phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám.

Hướng Dẫn Quy Trình Trồng Lan Hồ Điệp Trong Nhà Kính

Kỹ thuật điều khiển ra hoa Hồ Điệp hiện là bí quyết công nghệ của người Đài Loan. Chỉ với phương pháp điều khiển nhiệt độ, họ có thể kích thích Hồ Điệp tạo phát hoa với hiệu quả gần như tuyệt đối

Hiện nay, trong khi nước láng giềng là Thái Lan và Đài Loan đã rất thành công trong ngành công nghiệp hoa lan của họ thì người Việt Nam vẫn chỉ làm kinh tế với hoa lan một cách thụ động. Nghĩa là họ chỉ chờ hoa nở, nếu như gần dịp lễ thì trúng, còn nếu trong những ngày bình thường mà hoa nở quá nhiều thì dội chợ vì không thể bán kịp. Đặc biệt là đối với lan Hồ Điệp, một loại lan có giá trị thương mại cao, nhưng lại rất khó trồng và kiểm soát.

Kỹ thuật điều khiển ra hoa Hồ Điệp hiện là bí quyết công nghệ của người Đài Loan. Chỉ với phương pháp điều khiển nhiệt độ, họ có thể kích thích Hồ Điệp tạo phát hoa với hiệu quả gần như tuyệt đối.

I. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ ĐIỆP TRONG NHÀ KÍNH

Có thể chia thành các giai đoạn chính dựa trên nhiệt độ như sau:

1) Giai đoạn đầu tiên (kéo dài 22-27 tuần): Đây là giai đoạn phát triển từ cây trong ống nghiệm cho đến khi thành cây trung. Khoảng thời gian quan trọng nhất trong giai đoạn này là lúc ra cây con, cần tránh thay đổi điều kiện sống của cây một cách quá đột ngột.

3) Giai đoạn thọ hàn (kéo dài 4-6 tuần): Cảm ứng ra hoa Hồ Điệp cần phản ứng stress nước nhẹ trong nhiệt độ thấp, từ 17 đến 25°C. Tại nhiệt độ này, hàm lượng Cytokinin nội sinh trong lá tăng lên, ngược lại với hàm lượng Acid Abscisic (Wen Yu Wang và cộng sự, 2002). Ngoài ra, cũng theo nghiên cứu của Wang năm 2003, số lượng cũng như hàm lượng protein trong mô lá tăng đáng kể trong giai đoạn này. Điều này cho thấy phản ứng ra hoa để đạt đến mức tối ưu cần được xảy ra trong điều kiện lạnh, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng đã nói lên điều này. Giai đoạn xử lý ra hoa kết thúc khi phần lớn các cây xử lý tạo phát hoa non khoảng 2-5cm.

Trong giai đoạn này, mục tiêu của người trồng là kéo dài phát hoa, tăng số lượng hoa, điều khiển cho hoa nở đồng thời và hoa xoay đều theo trục phát hoa.

Có thể chia giai đoạn này thành 3 giai đoạn nhỏ hơn:

Trước tiên, phát hoa cần được kéo dài ở nhiệt độ cao (26°C) trong một khoảng thời gian ngắn, sau đó chuyển sang nhiệt độ thấp hơn (17-25°C) để cảm ứng chồi sinh sản, hạn chế tối đa số chồi sinh dưỡng. Ngay sau khi có một số nụ nhất định hình thành, để làm cho phát hoa nở đều, nhiệt độ được tiếp tục giảm xuống khoảng 19-20°C nhằm kéo dài thời gian bung cánh hoa của những hoa lan hồ điệp bên dưới, tạo điều kiện cho các hoa bên trên tiếp tục hình thành phát triển và bung cánh hoa trong cùng một khoảng thời gian ngắn.

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên khoảng thời gian trung bình để hoa nở:

Nhiệt độ (°C) Thời gian từ khi phát hoa xuất hiện đến khi hoa đầu tiên nở (Ngày) 14 266 17 133 20 87 23 68 26 52 Ánh sáng trong quá trình phát triển của lan Hồ Điệp vào khoảng 500-1500 footcandles (đơn vị tính bằng ánh nến), thuộc loại tương đối cao so với đa số các loài lan khác (Dù vậy cây không chịu được ánh sáng trực tiếp).

Tuy nhiên so với nhiệt độ thì ánh sáng không ảnh hưởng nhiều đến sự ra hoa của Hồ Điệp mà chỉ quan trọng về yếu tố tích lũy dinh dưỡng thông qua quang hợp và ảnh hưởng đến đặc tính quang hướng động của hoa.

1) Thời gian nở: Tất cả các mùa trong năm. Có tất cả gần 1.700 kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

2) Ánh sáng: Hồ điệp ưa bóng mát.

3) Nhiệt độ: Cây phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 35 độ C.

4) Độ ẩm: Trong khoảng 60 – 80%.

6) Cách tưới phân: 7 ngày tưới một lần với liều lượng quy định vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Tưới qua một lần nước, 10 – 15 phút sau thì tưới phân để cây hấp thụ tốt nhất. Lan còn tưới phân NPK: 30-10-10. Lan trưởng thành dùng NPK 20-20-20. Khi cây nhú hoa dùng NPK 6.30.30 để cho hoa mập mạp, bền và sắc tươi hơn.

7) Phòng sâu bệnh: Phun định kỳ thuốc Dithan M trừ nấm bệnh, 7 ngày một lần.

* Chú ý: Khi hoa gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi. Bạn nên cắt ngay cành hoa và tưới NPK 30-10-10.

Kỹ Thuật Trồng Lan Hồ Điệp Quy Mô Lớn

Hiện nay phong trào trồng lan đang phát triển mạnh vì đây là một nghề đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, cây lan hồ điệp rất khó tính, đòi hỏi một số yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết và kỹ thuật cao mới có thể thành công được.

 

Lan Hồ Điệp là cây rất khó tính do đó cần phải chuẩn bị nhà vườn để có thể khống chế được các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Tuy nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị giảm nhiệt, quạt gió, phun sương, hệ thống tưới tự động, điều chỉnh ánh sáng,…

 

Với điều kiện các tỉnh phía Nam, Trung và Trung Bộ nước ta với khí hậu nóng, ẩm quanh năm thì làm nhà vườn với mái bằng nhựa đục hoặc lưới nhựa vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng, thoát hơi nóng qua mái

 

Sau khi đã có nhà vườn đủ điều kiện trồng Lan thì chúng ta cần quan tâm đến giá thể trồng Lan.

 

-      Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn.

 

-      Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng Lan Hồ Điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, trong suốt cho rễ phát triển và quang hợp. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 – 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm. 

 

 

Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống về trồng chú ý đến các cỡ của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7cm. Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con.

 

Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 25- 26 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp.

 

Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa nắng giảm bớt ánh sáng mặt trời còn 60- 70%, mùa mưa tăng lên còn 70-80%. Sau trồng 1 tháng phun phân bón lá NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần.

 

 

Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 phải phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân. Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix. 

 

-      Thay chậu lần 2: Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm. Lúc này cây được từ 16 – 20 tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt 12cm. Cách thay chậu lần này tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: Ánh sáng mùa hè giảm từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20-28 độ C, độ ẩm từ 70-85%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 từ 5-6 tháng cây có từ 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa.

 

Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 độ C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 độ C. Lan Hồ Điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 độ C thì không thể phân hoá hoa và dưới 15 độ C thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn.

 

Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.

Nguồn: 

http://baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=119&caytrongkythuat=hoa%20lan

chúng tôi

42 Điện Biên Phủ, P.ĐaKao, Q.1, TP.HCM

( Bên cạnh cửa hàng xe máy YAMAHA, hướng từ Hàng Xanh vào Q1, gần đến ngã tư Điện Biên Phủ + Đinh Tiên Hoàng ) 

ĐT : 0283 8208 468

Hottline: 0902 857 234 Mr Nam – 0918 970 966 Ms Huỳnh Email: ORCHIDSWORLDVN@GMAIL.COM

Hành Trình Chinh Phục Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng

Để có được một cây Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng đến tay bạn mất khoảng…5 năm từ lúc ươm mầm cho tới lúc ra đủ số lượng hoa, và đòi hỏi nghệ nhân dày dặn kinh nghiệm mới có thể thực hiện được. Chả trách “nàng” kiêu sa đến thế, thu hút và hiếm có, như một mỹ nhân phương Đông quyến rũ lạ kỳ, khiến những người yêu Lan Hồ Điệp cứ phải dấn thân đi tìm “nàng”…

Cho đến gần đây ở Việt Nam, Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng vẫn khá hiếm, thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết Nguyên Đán và chủ yếu vẫn do các shop hoa nhập khẩu trực tiếp từ Đài Loan và Nhật Bản – nơi khai sinh ra giống hoa mang vẻ đẹp vạn người mê này. Giá thành để thưởng thức vẻ đẹp của “Nữ Hoàng” có thể lên đến 15 – 20 triệu đồng/ cây nên gần như chỉ dành cho các khách hàng “chịu chi” đã đặt trước.

Cơ duyên nào đã đưa Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng đến với BAB Orchids?

Ước mơ luôn thôi thúc đội ngũ BAB Orchids chính là thực sự sản xuất được Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng có chất lượng tương đương hoa nhập khẩu ngay tại Việt Nam, đáp ứng mức chi phí phù hợp hơn cho người yêu Lan Hồ Điệp tại Việt Nam. Thế nhưng hành trình tìm kiếm giống tốt để đưa về Việt Nam không hề đơn giản.

Năm 2018, cơ duyên đến thật tình cờ khi BAB Orchids tham gia triển lãm hoa Lan hàng năm tại Đài Loan, thông qua sự giới thiệu của một đối tác cung cấp giống, BAB đã tìm được “con đường” để “rước” được “Nữ Hoàng” về với người yêu Lan Hồ Điệp Việt Nam.

Với ưu thế sở hữu hệ thống nhà vườn hiện đại tại xã Tu Tra, tỉnh Lâm Đồng – nơi hội đủ mọi điều kiện về vị trí địa lý, độ cao, thổ nhưỡng và khí hậu lý tưởng để nuôi trồng Lan Hồ Điệp có chất lượng vượt trội – BAB Orchids quyết tâm nghiên cứu quy trình nuôi trồng Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng vô cùng khắt khe và “dấn thân” trên hành trình chinh phục loài hoa tuyệt sắc.

Quá trình nuôi trồng Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng đầy thử thách

Tìm ra được nhà cung cấp giống hàng đầu khu vực tại Đài Loan sở hữu những màu sắc mới nhất với chất lượng thượng hạng mới chỉ là bước đầu tiên trên con đường chinh phục “Nữ Hoàng” Lan Hồ Điệp.

Tiếp theo, việc cấy mô và ươm mầm tại Đài Loan mất khoảng 2 năm để cây đạt độ phát triển ổn định trước khi chuyển về Việt Nam để tiếp tục nuôi trồng tại hệ thống nhà vườn của BAB Orchids. Chỉ riêng việc ươm mầm đã là một quá trình tuyển chọn gắt gao dựa trên các tiêu chí vô cùng khắt khe về màu sắc, độ bền, kích cỡ và độ dài…với tỷ lệ sàng lọc để ra sản phẩm nhân giống cuối cùng là dưới 5% – chưa kể đến yêu cầu kỹ thuật cao mà chỉ có một số rất ít nghệ nhân làm vườn dày dạn kinh nghiệm ở Đài Loan mới thành thạo.

Trong vòng 3-4 năm đầu tiên đó, Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng cần được nuôi trồng ở độ cao 1000m so với mực nước biển và với điều kiện nhiệt độ cao được duy trì cả ngày lẫn đêm nhằm cung cấp năng lượng nuôi dưỡng cây, đồng thời ngăn cây không ra hoa trong giai đoạn này. Toàn bộ việc chăm sóc Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng từ nước tưới đến phân bón đều tuân theo tỷ lệ nghiêm ngặt và được làm ấm trước khi tưới cho cây. Bầu đựng rễ cần được thay đổi liên tục cho đến khi bầu rễ đạt đường kính tối ưu khoảng 30cm – là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng thượng hạng và độ bền của Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng.

Cuối cùng mới là thời kỳ nuôi cây trưởng thành cho ra hoa. Thử thách lớn nhất trong giai đoạn này chính là kiểm soát nhiệt độ và môi trường nuôi dưỡng ở đúng biên độ phù hợp và duy trì trạng thái đó liên tục trong khoảng 3-8 tuần. Độ dài của cành Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng và số lượng hoa phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của môi trường nuôi. Nếu điều kiện tốt, một cành có từ 25-36 hoa với độ bền có thể từ 2-3 tháng.

Thực sự có Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng chất lượng thượng hạng mà giá cả phải chăng?

Theo thống kê qua các dịp Tết Nguyên Đán, một cây Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng nhập khẩu từ Đài Loan có giá từ 15 triệu – 20 triệu. Sau rất nhiều nỗ lực gây giống tại Đài Loan, đưa về Việt Nam và nuôi trồng tại nhà vườn của BAB Orchids, chúng tôi tự hào là một trong những đơn vị đầu tiên mang lại Lan Hồ Điệp Nữ Hoàng thượng hạng với chi phí mềm hơn rất nhiều. Sản phẩm đã chính thức ra mắt từ Tết 2020 với giá chỉ 1.5 triệu/ cành và đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng.