Top 12 # Quy Trình Sản Xuất Phân Bón Vô Cơ Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Cấp Phép Sản Xuất Phân Bón Vô Cơ

(Luật Tiền Phong) – Khác với phân bón hữu cơ và phân bón khác, phân bón vô cơ thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương. Trình tự, thủ tục xin Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ tại Bộ Công thương được thực hiện như trình bày trong bài viết sau đây:

1. Điều kiện sản xuất phân bón vô cơ

– Dây chuyền sản xuất: Phải được cơ giới hóa, bảo đảm chất lượng phân bón sản xuất; máy móc thiết bị phải có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp, có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định;

– Quy trình công nghệ sản xuất: Phù hợp với máy móc, thiết bị và công suất sản xuất;

– Phòng thử nghiệm: Có khả năng phân tích các chỉ tiêu chất lượng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm đầu ra và các chỉ tiêu chất lượng quy định tại tiêu chuẩn áp dụng với nguyên liệu đầu vào. Trường hợp không có phòng thử nghiệm hoặc không có khả năng phân tích hết các chỉ tiêu thì phải có hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc được công nhận theo quy định.

– Tổ chức, cá nhân thuê tổ chức, cá nhân khác sản xuất phân bón vô cơ và tổ chức, cá nhân nhận thuê: Phải có hợp đồng bằng văn bản và phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể và cơ sở vật chất kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật theo quy định pháp luật.

2. Hồ sơ đề nghị cấp phép sản xuất phân bón vô cơ

– Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ theo mẫu quy định;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao chứng thực);

– Quyết định phê duyệt báo cáo tác động môi trường (bản sao) hoặc giấy xác nhận đăng ký cam kết bảo vệ môi trường;

– Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy hoặc Quyết định phê duyệt phương án chữa cháy ( bản sao);

– Danh sách đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất; bảng thống kê tổng số lao động và số lượng các ngành nghề của lao động trực tiếp sản xuất (theo mẫu);

– Hợp đồng thử nghiệm với tổ chức thử nghiệm được chỉ định (bản sao, nếu có);

– Bản công bố tiêu chuẩn áp dụng cho các loại nguyên liệu chính, phụ gia đầu vào tương ứng (bản sao, nếu có);

– Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc tương đương (bản sao, nếu có).

– Trường hợp xin cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác thì phải nộp Đơn đề nghị cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác; đồng thời nộp thêm các giấy tờ tài liệu đảm bảo điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngoài các giấy tờ, tài liệu nêu trên.

3. Thủ tục xin cấp phép sản xuất phân bón vô cơ

Bước 1: Lập một bộ hồ sơ xin cấp phép sản xuất gồm các giấy tờ, tài liệu đã nêu;

Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Cục Hóa chất, Bộ Công Thương;

Bước 3: Nhận kết quả. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế và cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ.

Dịch vụ xin Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ của Luật Tiền Phong, bao gồm:

– Tư vấn hoàn thiện điều kiện sản xuất phân bón vô cơ;

– Tư vấn soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sản xuất phân bón vô cơ;

– Tư vấn và đại diện Quý khách hàng thực hiện thủ tục xin cấp phép sản xuất phân bón vô cơ và làm việc với cơ quan nhà nước;

– Tư vấn các vấn đề khác về xin Giấy phép sản xuất phân bón.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật: 091 616 2618/ 0976 714 386

CÔNG TY LUẬT TNHH TIỀN PHONG

Hotmail: contact@luattienphong.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Bình Vượng, số 200 Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Quy Trình Sản Xuất Phân Hữu Cơ Vi Sinh

Nắm bắt kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

Phân hữu cơ vi sinh đang được các chuyên gia nông nghiệp đánh giá rất cao. Khi đem đến tác dụng tuyệt vời trong lĩnh vực trồng trọt. Hình thành hướng phát triển mới bền vững, đa lợi ích và an toàn. Chính vì thế, bạn đừng bỏ qua cơ hội nắm bắt kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh được bài viết bật mí.

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh là gì?

Sản xuất phân hữu cơ vi sinh thực chất là việc sử dụng nguồn nguyên liệu xanh (phụ phẩm nông nghiệp) và phân chuồng. Đem ủ cùng chế phẩm sinh học sẽ tạo ra loại phân bón hữu ích đối với cây trồng.

Từ việc bổ sung nguồn dinh dưỡng vượt trội, kích thích hoạt động vi sinh vật có lợi, triệt tiêu vi sinh vật gây hại. Sản xuất phân hữu cơ bằng chế phẩm sinh học sẽ tạo ra nguồn phân bón đặc biệt giúp cây trồng dễ hấp thu.

Phân hữu cơ vi sinh được sản xuất qua sự tận dụng nguyên liệu sẵn có

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh đúng kỹ thuật

Quy trình ứng dụng các chế phẩm vi sinh vào sản xuất phân bón hữu cơ khá đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng hướng dẫn các bước đúng kỹ thuật sau đây chắc chắn sẽ thành công.

Chuẩn bị nguyên liệu

Đối với 1000kg phân hữu cơ vi sinh thành phẩm, bà con cần:

+ Phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, thân lá cây khô…): 500kg (chặt ngắn và tưới nước để đạt độ ẩm mức 30%).

+ Phân chuồng: 500kg.

+ Đạm sunphat hoặc urê: 2kg.

+ Phân lân (NPK): 5kg.

+ Chế phẩm EM: Dạng bột 3kg hoặc dạng nước 3 lít.

+ Mật rỉ đường: 5 lít (pha cùng khoảng 40-50 lít nước).

Kỹ thuật sản xuất

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh cần được thực hiện ở vị trí nền bằng phẳng. Ưu tiên dưới bóng cây hoặc mái che, tránh nơi bị ngập, dễ đọng nước.

Tham khảo kỹ thuật quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh

+ Bước 1: Trộn phối nguyên liệu:

Bà con tiến hành trộn đều các nguyên liệu với nhau. Đầu tiên là lớp phụ phẩm nông nghiệp, đến lớp phân chuồng, độ dày 5-10cm. Tiếp đến, rải đều các loại phân (urê, NPK) trên bề mặt đống ủ.

Dùng bình tưới có vòi sen tưới đều nước pha mật rỉ đường. Sau đó rải đều chế phẩm EM lên đống ủ.

Làm lần lượt các lớp nguyên liệu cho đến khi hết khối lượng đã chuẩn bị.

+ Bước 2: Che phủ đống ủ

Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại nhà dùng bạt (bao tải, bao nilon) đậy kín đống ủ.

Qua 2-3 ngày, kiểm tra nếu thấy đống phân đã có nhiệt độ nóng hơn bên ngoài là đạt yêu cầu.

Lưu ý thường xuyên bổ sung nước để cấp ẩm. Quy trình sản xuất vi sinh nếu đống ủ không nóng cần đảo đều. Trường hợp thấy quá ướt nên mở bạt giúp thoát hơi nước rồi đậy lại.

+ Bước 3: Đảo trộn đống ủ thường xuyên

Thời gian sau ủ phân vi sinh cứ 7-10 ngày, bà con lại đảo đống ủ để sự phân hủy được kích thích diễn ra nhanh chóng. Nguyên tắc đảo từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.

+ Bước 4: Sử dụng phân hữu cơ vi sinh

Chờ khoảng 25-40 ngày, phân vi sinh đã hoai mục, không còn mùi hôi thối khó chịu. Bà con có thể đem đi bón cho mọi loại cây trồng với liều lượng và thời điểm thích hợp.

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng tự hào là đơn vị chuyên về nghiên cứu, ứng dụng sinh học trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. VBio luôn đưa ra giải pháp hữu ích nhất đến bà con.

Hiện VBio có cung cấp các loại chế phẩm sinh học như: Can chế phẩm EM1 dạng nước , Chế phẩm EM1 dạng bột, Mật rỉ đường, Dung dịch Nano Bạc diệt khuẩn, Chế phẩm PROTEASE (PAPAIN), Nấm đối kháng, Men ủ vi sinh BTV,….

Chế phẩm EM gốc dạng bột 

Chế phẩm EM1 nước

Nấm đối kháng trichoderma do VBio sản xuất

Viện Nghiên cứu Sinh học Ứng dụng

Địa chỉ: Số 39, Ngõ 189/61, Hoàng Hoa Thám, Ngọc Hà, Quận Ba Đình, TP Hà Nội ĐT: (+84) 2422 118 008 – (+84)962 567 869 Website: https://vbio.vn/ Email: vbiovn1@gmail.

Siết Chặt Quản Lý Sản Xuất, Kinh Doanh Phân Bón Vô Cơ

(QBĐT) – Thời gian qua, tình hình sản xuất, kinh doanh phân bón nói chung và phân bón vô cơ nói riêng trong cả nước có chiều hướng diễn biến phức tạp. Các đối tượng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm thao túng thị trường, gây khó khăn cho các lực lượng thực thi pháp luật. Thực hiện chỉ đạo của Cục Quản lý thị trường (QLTT), UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Chi cục QLTT tỉnh (Sở Công Thương) đã mở đợt cao điểm kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ trên địa bàn.

Để tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, thực hiện có hiệu quả các giải pháp đấu tranh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn đối với những hành vi vi phạm, Chi cục QLTT đã ban hành Công văn số 40/CV-QLTT ngày 10-02-2017, đưa công tác kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn thành nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.

Đồng thời, đơn vị tiếp tục triển khai Kế hoạch số 338/KH-QLTT ngày 18-8-2016 Chi cục QLTT về việc kiểm tra tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón vô cơ đến hết năm 2017 và triển khai có hiệu quả Quyết định số 636/QĐ-BCT ngày 1-3-2017 của Bộ Công Thương.

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh tiến hành kiểm tra chất lượng phân bón vô cơ tại các cơ sở kinh doanh phân bón.

Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, các Đội QLTT đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường và thực hiện công tác quản lý địa bàn để nắm các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ. Đồng thời, cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền đến các đối tượng sản xuất, kinh doanh phân bón các quy định của pháp luật trong lĩnh vực này.

Quá trình kiểm tra cho thấy, đa số các cơ sở đều chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh phân bón. Đối với 2 cơ sở sản xuất phân bón là Xí nghiệp phân bón Sông Gianh (Tổng Công ty Sông Gianh) và Nhà máy phân bón NPK Sao Việt (Tổng Công ty CP Nông nghiệp Quảng Bình), đã được Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cấp giấy phép sản xuất phân bón vô cơ, các sản phẩm phân bón vô cơ do hai cơ sở này sản xuất đạt chất lượng, được công bố hợp quy trên thị trường.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, các cơ sở kinh doanh vẫn còn tồn tại một số hạn chế, như: thiếu hóa đơn, chứng từ, biển hiệu, dụng cụ chống cháy nổ, vệ sinh chưa bảo đảm, niêm yết giá chưa đầy đủ, để phân bón không đúng quy cách…

Theo báo cáo của Chi cục QLTT, đến tháng 4, các Đội QLTT đã kiểm tra 76 cơ sở, phát hiện và xử lý 9 cơ sở vi phạm, phạt tiền 11.750.000 đồng. Hành vi vi phạm chủ yếu là: không để phân bón lên kệ, để phân bón tiếp xúc trực tiếp với nền nhà tại địa điểm kinh doanh; không niêm yết giá hàng hóa; vi phạm quy định về dấu hợp quy trong buôn bán hàng hóa…

Ông Nguyễn Xuân Đạt, Phó Giám đốc Sở Công Thương, Chi cục Trưởng Chi cục QLTT cho biết, qua công tác quản lý địa bàn và các đợt kiểm tra cho thấy, Quảng Bình không phải là địa bàn “nóng” về vấn đề sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ như một số tỉnh, thành phố.

Đến ngày 31-3-2017, các Đội QLTT đã tổ chức tuyên truyền, thống kê và đưa vào diện quản lý 215 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn (trong đó có 2 cơ sở sản xuất phân bón).

Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, công tác kiểm tra, quản lý việc sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh vẫn tiếp tục được siết chặt và đẩy mạnh bằng nhiều biện pháp. Không chủ quan, lơ là với những hành vi gian lận thương mại trong sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ.

Quy Trình Sản Xuất Phân Bón Vi Sinh Vật An Toàn, Khoa Học

Tầm quan trọng của vi sinh vật trong sản xuất phân bón vi sinh

Khái niệm về phân bón?

Phân bón là nguồn dinh dưỡng bổ sung cho cây trồng, trong đó có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây như: đạm (N), lân (P), kali (K) và các nguyên tố vi lượng khác như: Fe, Mg, Ca, S, Zn, Cu, Bo…

Phân bón có vai trò quan trọng trong việc thâm canh tăng trưởng, tăng năng suất nhằm bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

Vi sinh vật (VSV) có vai trò rất quan trọng trong đời sống cũng như trong nông nghiệp. là chế phẩm, có chứa một hoặc nhiều chủng VSV sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, sử dụng bằng cách bón vào đất nhằm cải thiện hoạt động của VSV trong đất vùng rễ cây. Nhờ đó phân bón vi sinh giúp tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp các chất để điều hòa sinh trưởng, các loại men, vitamin có lợi cho các quá trình chuyển hóa vật chất, cung cấp kháng sinh để giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng cường độ màu mỡ của đất.

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại phân VSV khác nhau, nhưng theo mật độ VSV hữu ích có thể chia làm 2 loại như sau:

– Phân VSV có mật độ VSV hữu ích cao (trên 108 tế bào/gam) và do chất mang được thanh trùng nên VSV tạp thấp.

– Phân VSV có mật độ VSV hữu ích thấp (106-107 tế bào/gam) và VSV tạp cao do nền chất mang không được thanh trùng.

Quá trình sản xuất phân vi sinh theo 2 giai đoạn chủ yếu:

Giai đoạn 1: Tạo nguyên liệu cho sản xuất còn gọi là chất mang. Chất mang được dùng là các hợp chất vô cơ (bột photphorit, bột apatit, bột xương, bột vỏ sò,..) hay các chất hữu cơ (than bùn, bã nấm, phế thải nông nghiệp, rác thải,..). Chất mang được ủ yếm khí hoặc hiếu khí nhằm tiêu diệt một phần VSV tạp và trứng sâu bọ, bay hơi các hợp chất dễ bay hơi và phân giải phần nhỏ các chất hữu cơ khó tan.

Giai đoạn 2: Cấy vào nguyên liệu trên các chủng vi sinh vật thuần khiết trong điều kiện nhất định để đạt được hiệu suất cao. Mặc dù VSV nhỏ bé nhưng trong điều kiện thuận lợi: đủ chất dinh dưỡng, có độ pH thích hợp, CO 2 và nhiệt độ môi trường tối ưu chúng sẽ phát triển cực kỳ nhanh chóng (hệ số nhân đôi chỉ 2-3giờ); Ngược lại trong điều kiện bất lợi chúng sẽ không phát triển hoặc bị tiêu diệt, dẫn đến hiệu quả của phân bị giảm sút. Để cho phân vi sinh được sử dụng rộng rãi, người ta thường chọn các chủng vi sinh có khả năng thích nghi rộng hoặc dùng nhiều chủng trong cùng một loại phân.

Cách sản xuất phân bón vi sinh rất đơn giản, chỉ cần phối trộn VSV có lợi vào bột hữu cơ như bột than bùn để bón vào đất hoặc trộn với hạt giống để gieo. Dây truyền sản xuất phân bón vi sinh bao gồm các bước như sau:

– Chuẩn bị chủng VSV: VSV được nhân giống nhiều lần và được nuôi cấy bằng cách lắc các bình nhỏ (tốc độ 200 rpm) trong 5-7 ngày hoặc nuôi trong bồn lớn khuấy liên tục. Khi đã đạt được số lượng VSV mong muốn, nên sử dụng ngay nếu không số lượng VSV sẽ giảm dần.

– Chuẩn bị chất mang: than bùn, cát, phân chuồng và đất cũng có thể được sử dụng như chất mang. Các chất mang nên có hàm lượng chất hữu cơ cao, không có hóa chất độc hại, có khả năng giữ nước hơn 50%, dễ dàng phân hủy trong đất.

– Phối trộn chất mang và vi sinh vật: VSV được trộn đều bằng tay (đeo găng tay vô trùng) hoặc bằng máy trộn. Sản phẩm được cho vào trong túi nilon, niêm phong kín. Các túi này cần làm ổn định trong 2-3 ngày ở nhiệt độ phòng để theo dõi trước khi lưu trữ ở 40C.

Sự đa dạng của các chủng vi sinh vật và kỹ thuật làm phân vi sinh

Phân đạm vi sinh

Phân đạm (Biological nitrogen fixing fertizer) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống (tự do, hội sinh, cộng sinh, kị khí hoặc hiếu khí) đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, với khả năng cố định nitơ sẽ cung cấp các hợp chất chứa nitơ cho đất và cây trồng; tạo điều kiện nâng cao năng suất cây trồng và có thể giúp tăng chất lượng nông sản, tăng độ màu mỡ của đất.

Phân bón vi sinh cố định nitơ không gây ảnh hưởng xấu đến con người cũng như động-thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Phân lân vi sinh

Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan (thường gọi là phân lân vi sinh) là sản phẩm chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống đã được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, có khả năng chuyển hóa hợp chất photpho khó tan thành dạng dễ tiêu nhằm cung cấp cho đất và cây trồng; tạo điều kiện nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

Phân hữu cơ sinh học

Là sản phẩm phân bón thu được từ quá trình lên men của vi sinh vật phân hủy các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau (gồm các phế thải nông nghiệp, lâm nghiệp, phế thải chăn nuôi, phế thải chế biến, phế thải đô thị, phế thải sinh hoạt…) để tạo thành chất mùn ổn định, không chứa các mầm bệnh, không thu hút côn trùng, có thể đảm bảo lưu giữ an toàn và có lợi cho sự phát triển của cây trồng.

Phân hữu cơ vi sinh

Phân bón hữu cơ vi sinh vật (thường được gọi là phân hữu cơ vi sinh) là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo đất.

Phân hữu cơ vi sinh chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động thực vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.

Thành phần của phân hữu cơ vi sinh gồm có các chủng giống vi sinh vật có ích được tuyển chọn (một hay nhiều chủng); chất mang (có thanh trùng hay không thanh trùng) và các vi sinh vật tạp.

– Giai đoạn phối trộn và cấy vi sinh vật hữu ích: Phối trộn theo công thức định sẵn tùy theo yêu cầu chất lượng phân và cấy VSV thuần khiết vào môi trường mùn hữu cơ.

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn nguyên liệu mụn dừa rất phong phú ở Bến Tre là phế thải của các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa. Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ mụn dừa được mô tả như sau:

– Giai đoạn sản xuất giá thể (đất sạch): Nguyên liệu mụn dừa được xử lý để giảm hàm lượng muối (giảm EC) và giảm hàm lượng Tanin. Sấy hoặc phơi khô, sau đó được phối trộn với chất dinh dưỡng chậm tan và chất phụ gia. Ép đóng thành bánh hoặc đóng bao để dễ dàng vận chuyển.

– Sản xuất phân bón: Chế phẩm vi sinh gốc được nhân sinh khối, sau đó được tưới đều vào nguyên liệu mụn dừa. Ủ hảo khí để có nguyên liệu bán thành phẩm.

– Từ mụn dừa bán thành phẩm sẽ phối trộn các vi sinh vật hữu ích để có được sản phẩm phân hữu cơ vi sinh.

Muốn đạt hiệu quả cao khi sử dụng phân vi sinh thì bà con cần lưu ý trong quá trình bón phân vi sinh nên hạn chế bón phân hóa học. Phân vi sinh gồm các vi sinh vật sống hoạt động nên không thể để lâu được, bảo quản nơi thoáng mát. Khi bón luôn giữ độ ẩm đất cần thiết để các vi sinh vật trong phân vi sinh hoạt động tốt nhất nhằm đem lại hiệu quả cao cho cây trồng.