Top 11 # Quy Trình Sản Xuất Các Chế Phẩm Sinh Học Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Quy Trình Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học Xử Lý Vỏ Cà Phê Ở Quy Mô Nhỏ

Quy trình này là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp cơ sở: “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học sử dụng trong xử lý vỏ quả cà phê làm phân bón cho cây trồng“ do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chủ trì. Đề tài này được thực hiện từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2010.

Tên quy trình: Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý vỏ cà phê ở quy mô nhỏ

Tên đơn vị soạn thảo: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên – Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

Các tác giả: Đào Thị Lan Hoa, Cù Thị Dần, Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Thị Thiên Trang, Nguyễn Thị Tiến Sỹ, Nguyễn Xuân Hòa, Võ Thị Kim Oanh, và cộng sự.

Tên cơ quan ban hành: Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC XỬ LÝ VỎ CÀ PHÊ Ở QUY MÔ NHỎ

1.1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Quy trình này được áp dụng để sản xuất chế phẩm sinh học xử lý vỏ cà phê ở quy mô nhỏ tại các cơ sở nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật.

1.2. Cơ sở xây dựng quy trình

Quy trình được xây dựng, đúc kết dựa trên kết quả của đề tài và tham khảo tài liệu về sản xuất chế phẩm sinh học.

1.3. Mục tiêu kinh tế kỹ thuật

Quy trình dễ áp dụng, có khả năng áp dụng ở các đơn vị có đầy đủ điều kiện về nhân lực và trang thiết bị nghiên cứu vi sinh vật.

– Các chủng vi sinh vật được WASI chọn lọc:

+ 6 ký hiệu mẫu xạ khuẩn ( Streptomyces spp.): SPC13, SPC29, SPC41, SPC72, SPC82, SVC18

+ 5 ký hiệu mẫu nấm ( Aspergillus spp.): NP7, NV4, NV5, NV6, NV19

+ 4 ký hiệu mẫu vi khuẩn ( Bacillus spp.): VP8, VV18, VV26, VV36

2.2. Trang thiết bị, dụng cụ

– Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu vi sinh vật: nồi hấp, tủ cấy, tủ định ôn, tủ bảo quản mẫu, kính hiển vi, cân kỹ thuật, máy đo pH, máy lắc…

– Dụng cụ: đĩa petri, ống nghiệm, bình tam giác, chai thủy tinh duran, que cấy, dao scapel, pipet điện tử, thùng gỗ, bạt

Từ các chủng vi sinh vật gốc được chọn lọc, bao gồm: 6 ký hiệu mẫu xạ khuẩn, 5 ký hiệu mẫu nấm mốc, 4 ký hiệu mẫu vi khuẩn. Đây là các mẫu có đặc tính sinh học tốt: Các ký hiệu xạ khuẩn có hoạt độ enzyme cao, có khả năng sinh trưởng tốt, chịu được nhiệt độ 50 oC, thích ứng pH 4 – 7; Các ký hiệu mẫu nấm và vi khuẩn có hoạt tính cellulase cao, có khả năng chịu nhiệt độ 70 o C và thích ứng pH 4 – 7.

Tiến hành nhân sinh khối các chủng vi sinh vật gốc trên môi trường đặc chuyên tính tương ứng trên đĩa petri. Xạ khuẩn được nuôi cấy trên môi trường xạ khuẩn trong thời gian từ 10 – 15 ngày. Nấm mốc được nuôi cấy trên môi trường PDA từ 5 – 7 ngày. Vi khuẩn được nuôi cấy trên môi trường vi khuẩn từ 5 – 7 ngày.

Tiến hành nhân sinh khối lỏng riêng biệt các chủng xạ khuẩn, nấm mốc và vi khuẩn trên các môi trường tương ứng với khoảng thời gian 3 ngày. Sau đó các chủng này tiếp tục được nhân sinh khối trên môi trường lỏng hỗn hợp trong thời gian 3 – 5 ngày. Hỗn hợp dịch nuôi cấy sẽ được trộn vào cơ chất (bắp cám trấu) đã được hấp khử trùng và ủ trong vòng 5 ngày. Trong thời gian này cần tiến hành đảo trộn cơ chất hàng ngày. Chất phụ gia được sử dụng là than bùn đã được hấp khử trùng, sẽ được trộn vào hỗn hợp cơ chất và ủ 1 ngày. Sau đó tiến hành phơi, đảo cho khô ở nhiệt độ phòng. Khi chế phẩm khô, tiến hành kiểm tra chất lượng và đóng gói, bảo quản và sử dụng để xử lý vỏ cà phê làm phân bón cho cây trồng.

Sơ đồ quy trình sản xuất chế phẩm sinh học xử lý vỏ cà phê ở quy mô nhỏ

Nhà Máy Sản Xuất Hóa Chất, Chế Phẩm Sinh Học

Lĩnh vực: Sản xuất và chế biến

Tên dự án: Đầu tư Nhà máy sản xuất hóa chất, chế phẩm sinh học

Mục tiêu dự án: Phát triển công nghiệp địa phương, phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; góp phần giải quyết việc làm cho người lao động.

Sự phù hợp với quy hoạch:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của huyện/thành phố Cà Mau: Quyết định 537/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/4/2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Quy hoạch sử dụng đất: Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất huyện Cái Nước, U Minh tỉnh Cà Mau.

Quy hoạch phát triển ngành: theo Quyết định 2135/QĐ-UBND tỉnh ngày 09/12/2016 về việc quy hoạch phân khu xây dựng KCN Hòa Trung, tỷ lệ 1/2000, huyện Cái Nước tỉnh Cà Mau; theo Quyết định 1307/QĐ-UBND tỉnh ngày 08/9/2015 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỷ lệ 1/2000.

Hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp; 100% vốn doanh nghiệp.

Quy mô dự án:

Quy mô xây dựng (dự kiến): 2 ha

Sản phẩm, dịch vụ cung cấp:sản xuất hóa chất, chế phẩm sinh học.

Vốn đầu tư dự kiến: Theo dự án đề xuất của nhà đầu tư.

Thời gian dự kiến thực hiện: Năm 2018 – 2020

Địa điểm thực hiện:

KCN Hòa Trung, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

KCN Khánh An, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Diện tích đất dự kiến sử dụng: 2 ha.

Hiện trạng khu đất:

KCN Hòa Trung: Đất công nghiệp; Chưa giải phóng mặt bằng, chi phí bồi thường GPMB bình quân: 02 tỷ đồng/ha.

KCN Khánh An: Đất công nghiệp; Đã giải phóng mặt bằng, chi phí bồi thường GPMB bình quân: 01 tỷ đồng/ha.

Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo các quy định chuyên ngành: Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau.

Các điều kiện nhà đầu tư (trong nước, nước ngoài) cần phải đáp ứng trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự án theo các quy định chuyên ngành: Có vốn thuộc sở hữu để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án, có quy mô sử dụng đất dưới 20 ha.

Ưu đãi đối với dự án:

Ưu đãi về tiền thuê đất: Miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.

Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm. Ưu đãi về thời gian miễn, giảm thuế: Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Ưu đãi thuế Xuất nhập khẩu: Miễn Thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, thiết bị, máy móc để tạo tài sản cố định của dự án.

Cơ sở hạ tầng:

– Cơ sở hạ tầng: Chưa đầu tư.

– Cấp điện: Công ty điện lực Cà Mau,

– Cấp nước: Công ty cấp thoát nước và công trình đô thị Cà Mau,

– Thông tin liên lạc: Viễn Thông Cà Mau.

– Giao thông:

+ Đường bộ: nằm gần tuyến Quốc lộ 1A, cách trung tâm thành phố Cà Mau: 5 km, TP. Cần Thơ: 155 km, TP. Hồ Chí Minh: 335 km theo tuyến đường Quốc lộ 1A và Đường Quảng lộ Phụng Hiệp. Tiếp giáp tuyến đường hành lang ven biển phía Nam (Cà Mau – Kiên Giang – Phnôm Pênh – Băng cốc là 720 km.

+ Đường thủy: Gần các cảng sông Gành Hào, kênh sáng Lương Thế trân thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. + Khoảng cách vị trí dự án đối với hệ thống vận chuyển xuất khẩu hàng hóa (cảng biển): cách Cảng Cà Mau: 6km, Cảng Năm Căn: 48 km, Cảng Cần Thơ: 290 km, Cảng Sài Gòn: 396 km, tàu 2.000 tấn có thể đi lại dễ dàng.

Sử Dụng Chế Phẩm Sinh Học Trichoderma Vào Sản Xuất Lúa

Sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma vào sản xuất lúa

Sản xuất nông nghiệp sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường đang là mục tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và người nông dân nói riêng. Một trong những biện pháp hữu hiệu để sản xuất nông nghiệp sạch là ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học, sử dụng phân hữu cơ vi sinh nhằm thay thế các hoá chất bảo vệ thực vật và các loại phân hoá học có tác động xấu đến môi trường.

Với thực trạng hiện nay trong sản xuất lúa, rơm rạ sau khi thu hoạch được người dân sử dụng một phần làm thức ăn dự trữ cho trâu bò, ủ phân hoặc làm nguyên liệu trồng nấm…Tuy nhiên, đã có một phần lớn lượng rơm rạ để lại trên mặt ruộng và được xử lý bằng cách đốt. Phương pháp này sẽ làm ô nhiễm môi trường, làm tăng phát thải khí nhà kính, đặc biệt gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.  Vì vậy, việc xử lý và sử dụng hiệu quả nguồn rơm, rạ sau thu hoạch đang là vấn đề được nhiều địa phương, đơn vị quan tâm. Việc đưa chế phẩm  sinh học Trichoderma để xử lý rơm rạ được đánh giá là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả, thân thiện với môi trường.

          Việc ứng dụng kỹ thuật dùng chế phẩm sinh học Trichoderma để xử lý rơm rạ vừa trả lại phụ phẩm cho đồng ruộng, vừa không bị mất phân trong đất, đồng thời còn tăng độ màu mỡ của đất và tiết kiệm chi phí phân bón. Quan trọng hơn, khi rơm rạ hoai mục trở thành phân hữu cơ có tác dụng như lân sẽ kết hợp với các độc chất phèn làm cho chúng không gây độc cho cây lúa. Nấm Trichoderma phân giải nhanh gốc rạ làm cho cây lúa không bị ngộ độc vì axit hữu cơ.Không những thế phương pháp sử dụng chế phẩm Tricoderma còn rất an toàn cho người sử dụng và dễ dàng thực hiện.

          Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp đang là xu thế; đặc biệt là các phương pháp thân thiện với con người và môi trường. Việc sử dụng chế phẩm sinh học Tricoderma giúp bà con tiết kiệm được chi phí mà hiệu quả đem lại rất to lớn./.

Quy Trình Sản Xuất Chế Phẩm Sinh Học Từ Vi Khuẩn Cupriavidus Sp. Có Khả Năng Phân Hủy 2,4

Việc sử dụng thuốc trừ cỏ vốn đã trở nên rất phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới, trong đó có 2,4-D, khiến tình trạng dư lượng 2,4-D ngày càng tăng cao (do việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của người dân trong canh tác), gây ảnh hưởng trực tiếp lên sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, làm giảm chất lượng nông sản, gây tổn thất kinh tế nghiêm trọng và còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của nông dân cũng như người sử dụng nông sản.

Do đó, việc giảm dư lượng 2,4-D trong môi trường nhằm hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội và kinh tế nông nghiệp là điều cần thiết. Bên cạnh các phương pháp hóa học và vật lý hiện đại, các phương pháp ứng dụng vi sinh vật có khả năng cải tạo chất lượng đất, nước đã và đang được tập trung nghiên cứu.

Cupriavidus là một chi vi khuẩn có khả năng phân hủy kim loại nặng, hợp chất đa vòng thơm. Đặc biệt, khả năng phân hủy 2,4-D hay 2,4,5-T của các loài C.campinensis, C.necator hay C.pinatubonensis đã được báo cáo là rất mạnh. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường vẫn chưa phổ biến các loại chế phẩm có khả năng phân hủy 2,4-D trong thuốc trừ cỏ. Việc cung cấp một dạng chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy 2,4-D và cách sử dụng đơn giản cho thị trường hiện nay sẽ giúp giải quyết hiện trạng về “2,4-D” trong nền nông nghiệp hiện tại của nước ta.

Quy trình và phương pháp thực hiện

Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học từ vi khuẩn Cupriavidus sp. trên môi trường rỉ đường

Mô tả quy trình:

Nhân sinh khối

Vi khuẩn được nhân sinh khối trong môi trường LB trong bình tam giác 250ml, ở điều kiện lắc 125 vòng/phút và 30 0 C trong 48 giờ.

Lên men

Bổ sung 100ml dịch sinh khối vào 10 lít môi trường được dùng cho việc lên men thu sinh khối. Môi trường lên men là môi trường rỉ đường (thay cho môi trường tối thiểu MSM), lên men ở 30 o C trong 72 giờ, pH 7,2.

* Môi trường rỉ đường: rỉ đường 20 (g/l); MgSO 4.7H 2O 5 (g/l); K 2HPO 4 5 (g/l); Nước cất 1.000 ml.

Phối trộn

Dịch sinh khối sẽ được kiểm tra mật số vi khuẩn trước khi được dùng để phối trộn với chất mang. Tỷ lệ phối trộn là 1:5 (dịch lên men:chất mang).

Xay mịn

Sau khi phối trộn chế phẩm sẽ được sấy khô ở 45 o C trong 48 giờ và nghiền mịn bằng máy xay.

Đóng gói

Trước khi đóng gói, kiểm tra mật độ vi sinh (phải đạt mật số từ 10 8 – 10 9 CFU/g). Chế phẩm có thể đóng gói dưới nhiều dạng như gói 200g, 500g, 1kg (hoặc bao 50kg) tùy theo mục đích sử dụng.

Ưu điểm của công nghệ, hiệu quả kinh tế

Chế phẩm có khả năng phân hủy khoảng 57% lượng 2,4-D trong thuốc trừ cỏ sau 30 ngày, với liều dùng từ 200-250g/100m2.

Chi phí sản xuất 100kg chế phẩm sinh học phân hủy 2,4-D trong thuốc trừ cỏ từ vi khuẩn Cupriavidus sp.

Chi tiết

Đơn giá/100kg (VNĐ)

Tổng

700.000

Với chi phí sản xuất thấp chỉ khoảng 7.000 đồng/kg chế phẩm, sản phẩm có tính cạnh tranh cao khi đưa ra thị trường, dễ được người tiêu dùng chấp nhận.

Thông tin chuyên gia, hỗ trợ

1. Nguyễn Ngọc Duy ( ĐT: 0383290994. Email: ngocduy89@hotmail.com)

2. Huỳnh Xuân Vũ ( ĐT: 0933224221. Email: btiu08082@gmail.com)

3. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

Địa chỉ: ấp 1, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, chúng tôi Điện thoại: 08.62646103. Fax: 08.62646104.