Top 9 # Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Hoa Lan Hồ Điệp Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Inkndrinkmarkers.com

Kỹ Thuật Trồng Lan Hồ Điệp Quy Mô Lớn

Hiện nay phong trào trồng lan đang phát triển mạnh vì đây là một nghề đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao. Tuy nhiên, cây lan hồ điệp rất khó tính, đòi hỏi một số yêu cầu sinh thái khắt khe, người trồng phải hiểu biết và kỹ thuật cao mới có thể thành công được.

 

Lan Hồ Điệp là cây rất khó tính do đó cần phải chuẩn bị nhà vườn để có thể khống chế được các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm bên trong. Tuy nhiên để có được nhà phù hợp cho sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa đúng thời vụ cần rất nhiều điều kiện do đó cần phải có các thiết bị kèm theo như thiết bị giảm nhiệt, quạt gió, phun sương, hệ thống tưới tự động, điều chỉnh ánh sáng,…

 

Với điều kiện các tỉnh phía Nam, Trung và Trung Bộ nước ta với khí hậu nóng, ẩm quanh năm thì làm nhà vườn với mái bằng nhựa đục hoặc lưới nhựa vừa có tác dụng hạn chế ánh sáng, thoát hơi nóng qua mái

 

Sau khi đã có nhà vườn đủ điều kiện trồng Lan thì chúng ta cần quan tâm đến giá thể trồng Lan.

 

-      Chuẩn bị giá thể: Giá thể trồng lan phải tơi xốp và thoáng khí, đồng thời phải có khả năng giữ nước như mùn cây, than bùn khô, hạt đá nhỏ, rêu, quyết, dớn.

 

-      Chuẩn bị chậu: Yêu cầu của chậu trồng Lan Hồ Điệp phải là chậu không sâu, nhỏ, trong suốt cho rễ phát triển và quang hợp. Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5cm, sau 4 – 6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm. Sau giai đoạn trồng từ 9 đến 12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12cm. 

 

 

Kỹ thuật trồng cây vào chậu: Khi mua cây giống về trồng chú ý đến các cỡ của cây được phân cấp như sau: 2 lá cách nhau lớn hơn 5cm gọi là cỡ đặc cấp được trồng vào chậu có đường kính 7cm. Nếu chiều dài 2 lá cách nhau từ 3 đến 5cm là cỡ cấp 1 trồng vào chậu đường kính 5cm. Nếu 2 lá cách nhau 1,2-3 cm gọi là cỡ cấp 2 thì trồng vào các khay ươm cây con.

 

Chăm sóc: Nên giữ nhiệt độ thích hợp trong nhà trồng ở mức 25- 26 độ C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm thích hợp.

 

Trong giai đoạn đầu chế độ che sáng như sau: Mùa nắng giảm bớt ánh sáng mặt trời còn 60- 70%, mùa mưa tăng lên còn 70-80%. Sau trồng 1 tháng phun phân bón lá NPK với tỷ lệ 30-10-10 pha với nồng độ 30-40 mg/1 lít nước để phun cách 7-10 ngày/lần.

 

 

Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 phải phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3-5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân. Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30-10-10 nồng độ 40mg/1lít nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix. 

 

-      Thay chậu lần 2: Lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm. Lúc này cây được từ 16 – 20 tháng, đường kính chậu chuyển sang phải đạt 12cm. Cách thay chậu lần này tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng dao, kéo sắc cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Chú ý trong giai đoạn này chế độ che sáng như sau: Ánh sáng mùa hè giảm từ 60-70%, mùa đông giảm 40-50%, nhiệt độ từ 20-28 độ C, độ ẩm từ 70-85%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 từ 5-6 tháng cây có từ 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa.

 

Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 độ C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 độ C. Lan Hồ Điệp có hoa liên tục do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 độ C thì không thể phân hoá hoa và dưới 15 độ C thì không ra nụ, ra hoa. Khi thấy cây lan nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn.

 

Ngoài ra, để cho hoa được bền lâu, khoảng 1-2 tháng cần đặt cây ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 20-25 độ C, ánh sáng che bớt 70%. Đặc biệt khi cây nở hoa không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi cành hoa nở gần tàn nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.

Nguồn: 

http://baovecaytrong.com/kythuatcaytrongchitiet.php?Id=119&caytrongkythuat=hoa%20lan

chúng tôi

42 Điện Biên Phủ, P.ĐaKao, Q.1, TP.HCM

( Bên cạnh cửa hàng xe máy YAMAHA, hướng từ Hàng Xanh vào Q1, gần đến ngã tư Điện Biên Phủ + Đinh Tiên Hoàng ) 

ĐT : 0283 8208 468

Hottline: 0902 857 234 Mr Nam – 0918 970 966 Ms Huỳnh Email: ORCHIDSWORLDVN@GMAIL.COM

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Lan Hồ Điệp

Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều nguyên liệu làm giá thể tốt cho lan Hồ điệp sinh trưởng và phát triển, nhiều tiềm năng trở thành một nước sản xuất lan Hồ điệp lớn trong khu vực. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2004, diện tích trồng hoa của cả nước xấp xỉ 9.000 ha (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).

Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu Hoa, Cây cảnh (Viện Nghiên cứu Rau quả), từ năm 2008 đến nay, quy mô sản xuất lan Hồ điệp thương mại tăng lên đáng kể và dần đều qua các năm, cả về diện tích, số lượng, cũng như mức độ đầu tư: diện tích toàn miền Bắc trước năm 2005 là 1.200m 2 và 23.000 cây, năm 2012 diện tích toàn miền đã tăng lên 24.100m 2 và 333.000 cây. Tuy thế, lượng cung vẫn không đủ cầu và phải nhập 230.000 cây từ Trung Quốc và Đài Loan. Nhu cầu cây giống và cây lan thương mại của Việt Nam cao như vậy nhưng thực tế về phương thức sản xuất hoa lan Hồ điệp ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu vẫn là hình thức nhập cây con, cây nhỡ và cây đã có ngồng về chờ hoa nở để tiêu thụ. Từ năm 2008-2012, hình thức nhập cây giống về để sản xuất tăng dần. Số lượng nhập cây nhỡ giảm đi nhưng số lượng nhập cây ngồng vẫn cao. Như vậy, việc sản xuất giống ở Việt nam còn rất hạn chế, không chủ động nguồn giống trong sản xuất cả về số lượng cũng như chủng loại (Nguyễn Thị Sơn và ctv, 2014).

Quy trình trồng và chăm sóc lan Hồ điệp

Là một trong những khu vực xuất hiện nhiều loại lan quý trên thế giới, với điều kiện khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ, cường độ ánh sáng của miền Bắc Việt Nam có nhiều điểm tương đồng so với các vùng trồng hoa lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp như Quảng Châu (Trung Quốc), Cao Hùng (Đài Loan). Miền Bắc Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển sản xuất lan Hồ điệp theo quy mô công nghiệp, tuy nhiên nếu trồng ở điều kiện tự nhiên lan Hồ điệp sẽ ra mầm hoa sau đợt gió mùa Đông Bắc vào khoảng tháng 10 dương lịch, cho hoa nở vào tháng 2-3 dương lịch năm sau (chậm so với Tết âm lịch 30-50 ngày), mặt khác để nở tự nhiên hoa ra không đồng đều, chỉ đạt 35,5% số cây cho hoa nở.

Theo các chuyên gia, Việt Nam được đánh giá là nước có tiềm năng lớn trong sản xuất phong lan, nhưng thực tế hiện nay là: trong khi nhu cầu hoa lan nội địa và nhu cầu xuất khẩu đang ở mức cao thì Việt Nam vẫn phải chi hàng tỷ đồng mỗi năm để nhập khẩu lan. Tìm giải pháp phát huy tiềm năng của ngành lan Việt Nam là một trong những vấn đề được quan tâm trong Đề án phát huy tiềm năng xuất khẩu rau hoa quả mà Bộ Thương mại đã và đang triển khai hiện nay (Đặng Văn Đông, 2004).

Quy trình, phương pháp tổ chức thực hiện

Đảm bảo tối thiểu các yêu cầu:

– Vườn cây con được thiết kế theo kiểu mái vòm hoặc chữ A, cao 4-5 m, xung quanh che lưới chắn gió nhưng phải thật thoáng mát, tuyệt đối không cho ánh sáng trực tiếp vào lan Hồ điệp.

– Vườn phải có mái che mưa, lưới cắt nắng hai lớp trong đó lớp phía dưới có thể di chuyển để điều chỉnh ánh sáng.

– Vườn phải thoáng mát, nhiệt độ trong vườn không được cao hơn nhiệt độ bình thường bên ngoài.

– Giàn cây nên thiết kế cách mặt đất tối thiểu 70-80cm. Chiều rộng luống khoảng 1,2-1,6m tùy thuộc vào điều kiện chăm sóc. Vật liệu làm giàn có thể là tre, gỗ, hoặc bằng sắt tùy điều kiện kinh tế nhưng phải đảm bảo chắc chắn.

Tùy vào khả năng mà vườn có thể thiết kế thêm lưới chống côn trùng xung quanh, hệ thống tưới phun, hệ thống phun sương làm mát không khí trong nhà, hệ thống tưới phun làm mát trên mái,…

– Ở địa phương không đảm bảo điều kiện để cho cây ra hoa, cần phải nhà để xử lý lạnh, hoặc vận chuyện đến vùng khác để đảm bảo điều kiện cho cây ra hoa.

Chuẩn bị giá thể

– Sử dụng dớn mềm Trung Quốc, New Zealand hoặc dớn mềm Chi Lê đã được xử lý an toàn nấm bệnh làm giá thể.

– Dớn có đặc tính tơi xốp và thoáng khí, đồng thời có khả năng giữ nước tốt.

– Dớn được làm tơi xốp và tưới đủ ẩm trước khi sử dụng để trồng, dớn trồng không được quá ẩm và cũng không được khô.

Chậu trồng

– Chậu trồng lan Hồ điệp là chậu không sâu, nhỏ, màu trắng.

– Khi cây còn nhỏ dùng chậu có đường kính 5 cm, sau 4-6 tháng khi cây có khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Sau giai đoạn trồng từ 9-12 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18 cm thì tiếp tục chuyển sang chậu có đường kính 12 cm.

– Cây con trong chai được lấy ra nhẹ nhàng, rửa sạch môi trường còn dính trên rễ cây đến khi thấy không còn nhớt, cắt bỏ những rễ, lá bị hư, thối. Sau đó xếp cây lên khay hoặc rổ nhựa cho ráo nước, nhưng không để quá khô làm mất sức của cây.

– Khi cây đã ráo nước tiến hành trồng ngay vào chậu nhựa trong, giá thể là dớn mềm đã được xử ‎lý như sau:

+ Bước 1: dớn được làm tơi xốp;

+ Bước 2: tưới phun sương giúp dớn ướt đều bề mặt;

+ Bước 3: vắt ráo nước rồi mới bắt đầu trồng.

Sau khi xử lý dớn xong, tiến hành bó cây đều quanh gốc, sau đó đặt vào chậu nhựa. Chậu nhựa được lót một lớp xốp hay than củi mỏng (từ 0,5-1,5 cm), chú ý bó dớn không quá chặt hoặc quá lỏng. Sau khi trồng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn với nồng độ bằng ½ nồng độ khuyến cáo, định kỳ 3 ngày/lần.

* Điều kiện ở vườn ươm: nên giữ nhiệt độ thích hợp trong vườn ươm ở mức 23-28 0 C, đảm bảo hệ thống thông gió hoạt động tốt, độ ẩm 70-80%. Che mưa tuyệt đối, che sáng 50-70%.

* Bón phân: giai đoạn từ khi trồng đến 1 tháng, liều lượng phân chỉ sử dụng bằng 1/3 liều khuyến cáo với định kỳ 3 ngày/lần. Sau 1 tháng chế độ chăm sóc như sau:

– Sử dụng phân vô cơ chuyên dùng có hàm lượng đạm cao như: NPK 30-10-10, phân cá Fish Emulsion 5-1-1, định kỳ phun 2 lần/ tuần, nồng độ phun bằng ½ liều khuyến cáo trong 4 tháng đầu, sau đó phun như khuyến cáo. Cứ 3 định kỳ phun phân vô cơ xen kẽ 1 định kỳ phun phân hữu cơ (Fish Emulsion) + 1 định kỳ phun B1.

– Sau khi cây có từ 4 lá trở lên (tương đương cây ≥ 15 tháng), giai đoạn này là cây chuẩn bị ra hoa, do đó quá trình chăm sóc nên chú ‎ ý về điều kiện nhiệt độ và chế độ phân bón. Thời điểm này nên tăng hàm lượng lân và kali để đảm bảo tăng tỷ lệ hoa và chất lượng hoa (chú ý Hồ điệp ra hoa không phụ thuộc vào hàm lượng phân NPK mà phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ). Trong thời gian này, duy trì nhiệt độ thấp từ 18-25 0C hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, do đó xử lý nhiệt độ thấp càng dài thì hoa càng nhiều, khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 25 0C thì không thể phân hóa hoa, dưới 15 0 C thì không ra nụ, ra hoa. Trước khi đưa vào xử lý 10 ngày tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn.

– Là khâu quan trọng, giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho cây. Cây cần đảm bảo ẩm độ từ 50-70%. Do đó quá trình tưới cần đảm bảo độ ẩm thích hợp giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.

– Tùy thuộc vào độ ẩm của giá thể mà có thể tưới một hay nhiều lần. Hàng ngày tưới phun sương nhẹ 2 lần vào giữa buổi sáng và giữa buổi chiều. Lan Hồ điệp là loại cây rất dễ bị thối nhũng nên khi tưới phun cần đảm bảo trên bề mặt lá không bị đọng nước. Do đó, cần tưới đẫm vào chậu là thích hợp nhất.

* Thay chậu lần thứ nhất: sau khi trồng được từ 4-6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12 cm thì chuyển sang chậu có đường kính 8,3 cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu lót 1-2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Sau khi thay chậu khoảng 3-5 giờ tiến hành phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn. Trong 4 tuần đầu sau khi trồng, tưới phun nhẹ trên bề mặt lá và giá thể, giữ ẩm môi trường xung quanh. Sau khoảng 2 ngày có thể bón phân, lượng phân bón NPK theo tỷ lệ 30-10-10 pha 0,5g/1lít nước, ngoài ra có thể bổ sung các loại phân hữu cơ như Humix, Dynamic, Seaweed,…

* Thay chậu lần thứ hai: lần thay chậu thứ 2 cũng là lần thay chậu cuối cùng, được xác định khi cây có khoảng cách 2 lá đạt khoảng 18cm, tương ứng với giai đoạn cây được 9-12 tháng tuổi. Sử dụng chậu có đường kính khoảng 12 cm. Cách thay chậu tương tự như lần đầu nhưng chú ý dùng kéo cắt bớt các rễ già trước khi trồng lại. Yêu cầu ngoại cảnh trong giai đoạn này như sau: che sáng đối với mùa hè là 60-70% và mùa đông 40-50%, nhiệt độ 20-28 0C, độ ẩm 70-80%. Sau khi chuyển chậu lần thứ 2 khoảng 5-6 tháng cây có khoảng 4 lá và bắt đầu phân hoá mầm hoa.Trong thời gian này cần duy trì nhiệt độ thấp từ 18-20 0C, hoặc nhiệt độ chênh lệch ngày đêm từ 8-10 0C. Lan Hồ điệp có hoa liên tục, vì vậy khi được xử lý nhiệt độ thấp trong thời gian càng dài thì cây ra hoa càng nhiều và khoảng cách giữa các hoa càng ngắn. Nhiệt độ cao trên 25 0C cây khó phân hóa hoa. Nhiệt độ thấp dưới 15 0 C ra nụ, ra hoa kém.Trong suốt thời kỳ phân hóa mầm hoa đến khi cây nhú phát hoa sử dụng phân có hàm lượng P, K cao. Có thể phun NPK loại 6-30-30 pha 1g/lít nước, thời gian phun 7-10 ngày/lần. Khi cây nở hoa chú ý không tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa. Khi cành hoa nở gần tàn cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.

Cây lan trồng trong chậu 12 cm được 5-6 tháng, khoảng cách giữa 2 đầu mút lá khoảng 18-20 cm, rễ ra đều xung quanh bầu là đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa (thời gian từ khi ra ngôi đến khi đủ tiêu chuẩn đưa vào xử lý phân hóa mầm hoa là 18-20 tháng tuổi).

Có 2 cách xử lý phân hóa mầm hoa:

– Điều kiện xử lý: nhà lưới hiện đại có các thiết bị có thể điều khiển được nhiệt độ, ánh sáng.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại.

– Chế độ nhiệt độ: duy trì điều kiện nhiệt độ ban ngày 23-24 0C (12 giờ), ban đêm 15-16 0 C (12giờ).

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000 – 20.000 lux trong thời gian 6-8 giờ/ngày.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK 6-30-30+TE, pha với tỷ lệ 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Cách 2: Xử lý trong điều kiện tự nhiên

– Điều kiện nơi xử lý: chọn những nơi có điều kiện sinh thái mát mẻ (nhiệt độ ban đêm 15-18 0C, nhiệt độ ban ngày 23-25 0 C, độ ẩm 75-80%), có số giờ chiếu sáng từ 6-10 giờ/ngày với cường độ ánh sáng trên 20.000 lux

– Chuẩn bị nhà che: làm nhà che kiên cố hoặc nhà che tạm đảm bảo được tránh mưa, nắng trực tiếp, có giàn để cây. Làm hướng nhà và giàn che theo hướng Bắc – Nam để tận dụng được nhiều ánh sáng mặt trời.

– Thời gian bắt đầu xử lý 1/8 (âm lịch), khi xuất hiện mầm hoa được 3-5 cm (khoảng 45-50 ngày) thì dừng lại và chuyển sang giai đoạn chăm sóc mầm hoa.

– Chế độ ánh sáng: cường độ ánh sáng ban ngày 15.000-20.000 lux, trong khoảng 6-8 tiếng/ngày, có thể điều chỉnh bằng việc kéo và thu lưới đen.

– Phân bón: sử dụng loại phân có NPK tỷ lệ 6-30-30+TE, 1g/ lít nước, phun và tưới trước khi đưa vào xử lý 10 ngày và định kỳ 5-7 ngày 1 lần trong suốt quá trình xử lý. Bên cạnh đó bổ xung thêm B1 với tỷ lệ 2,5ml/ lít nước, 5-7 ngày phun 1 lần.

Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn định kỳ 7 ngày/lần với liều lượng bằng ½ liều khuyến cáo trong tháng đầu. Sau đó phun theo khuyến cáo. Thường gặp các loại bệnh sau:

– Bệnh thối nâu: gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas cattleyae là bệnh phổ biến và trầm trọng nhất đối với lan Hồ điệp. Triệu chứng đầu tiên có thể nhìn thấy là trên lá có những đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó vết thủng sâu hơn và biến thành màu nâu đậm sũng nước, càng ngày vết bệnh càng lan to dần.

– Bệnh thối mềm: do vi khuẩn Erwinia carottovota và E. Chrysanthemi gây ra. Thường thấy 1/3 lá bị nhũng và ăn sâu vào gốc gây thối cả gốc.

Cách lây bệnh: nước bắn tóe khi phun, sự tiếp xúc giữa cây với cây, các thao tác bằng tay khi tiếp xúc với cây (dịch chuyển, dọn vệ sinh vườn, nhổ cỏ, thu hoạch,…); các dụng cụ bị nhiễm khuẩn, bởi côn trùng, động vật thân mềm,…Môi trường ẩm ướt và thiếu ánh sáng là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển. Độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi khuẩn xuất hiện, lan truyền, xâm nhiễm và sinh sản.

Kịp thời theo dõi những cây bị bệnh, tất cả lá, thân, rễ bị nhiễm bệnh phải ngay lập tức tập trung tiêu hủy khỏi vườn ươm. Sử dụng phân bón cân đối NPK. Luôn vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh thông thoáng. Sử dụng các loại thuốc diệt khuẩn như: Starner, Streptomycin, Tetraciline,…

– Bệnh thán thư lá: vết bệnh như vòng tròn đồng tâm có màu vàng, bệnh nặng làm cho lá héo rũ. Sử dụng Score (Difennoconazole), Carbendazim,…

– Nhện đỏ: nhện tấn công ở mặt dưới lá. Những cây bị nhện gây đỏ gây hại còi cọc và rụng lá.Trên lá xuất hiện những đốm nhỏ lõm li ti màu nâu và tạo những màng nhện. Trên phát hoa và hoa cũng cùng triệu chứng tương tự.

Thời tiết khô, ấm là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhện. Tăng độ ẩm và độ ẩm ướt trên lá, nhiệt độ thấp có thể hạn chế sự phát triển của chúng. Nếu bị nhiễm nhẹ, chỉ cần dùng vòi nước xịt mạnh thì có thể rửa trôi, làm giảm số lượng nhện. Nên phối hợp các loại thuốc và thường xuyên thay đổi thuốc để tránh kháng thuốc. Có thể sử dụng các loại thuốc như: Ortus, Alfamite,…

– Rệp sáp: các loài rệp đều có đặc điểm chung là tiết ra một lớp sáp che chở cho cơ thể, lớp này hình thành nên một lớp vỏ cứng, có hình dạng, màu sắc và kích thước khác nhau. Gây hại bằng cách chích hút. Nếu bị nhiễm nặng, lá bị vàng, rụng. Khi mật số rệp sáp cao, chúng còn là tác nhân tạo điều kiện cho nấm bồ hóng phát triển. Chúng gây hại chủ yếu vào mùa nắng.

Để phòng trừ, vệ sinh cho vườn thông thoáng, cắt bỏ các cây, lá có nhiều rệp; phun nước với áp lực mạnh rửa trôi rệp sáp; thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện và phun thuốc diệt trừ rệp kịp thời nhất. Phòng trị rệp sáp rất có hiệu quả khi dùng thuốc bảo vệ thực vật nhóm Lân hữu cơ, Bi-58, Suprathion 40EC, Xi-men 2SC, Dầu khoáng DC-Tron Plus 98.8EC,…phun trực tiếp vào chỗ có rệp đeo bám.

Quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Hoa Lan Hài

Ngày đăng: 2016-04-07 07:47:50

Có thể nói, loại lan đẹp nhất trong số các loài lan được biết đến là lan Paphiopedilum (phát âm: pa-phi-ô-pe-đi-lum) và Cyripedilum (Xíp-ri-pe-đi-lum), đó là các loại cây cảnh lý tưởng. Chúng thường được gọi chung là lan Hài, có thể nhận ra chúng dễ dàng bằng hình dạng của hoa, cái môi hay lưỡi của chúng giống hình chiếc Hài. Các cây Cypripedilum cũng được gọi là Hài vệ nữ, xuất xứ từ Đông Âu và Bắc Mỹ, trong khi đó, các cây Paphiopedilum có xuất xứ từ Ấn Độ, Malaysia, Đông nam Á và New Ghuinea

Vườn lan hài giống

Lá của lan Hài phát triển thành từng cặp từ gốc của cây. Cây giữ các lá này trong nhiều năm và cây sinh trưởng thành một cụm lớn. Chúng không có các giả hành vì vậy không thể lưu trữ nước và chất dinh dưỡng. Vì lý do này mà lan Hài không có mùa nghỉ, hoặc bị quá khô, mặc dù với hầu hết các loại hoa lan đều cần phải có sự thoát nước tốt.

Lan Hài có thể được trồng từ cây con đến trưởng thành hoặc được chia tách từ các cây trưởng thành. Các cây sống trong vùng khí hậu lạnh thường không có biến dị về lá, chúng thường có màu xanh, trong khi các cây sinh trưởng trong vùng ấm hơn thường có lá vằn, điều đó khiến cho chúng hấp dẫn ngay cả khi chúng chưa ra hoa.

Đa số các loài lan Hài sống dưới đất, có nghĩa là chúng được trồng trong đất, một số ít bám trên các cành cây và trong các hốc đá. Lan Hài tương đối dễ trồng và hoa của chúng thọ từ 8-10 tuần, ngay cả khi cắt hoa cắm lọ chúng cũng thọ được vài tuần. Hầu hết các loại Hài lai rất đa dạng về kích cỡ và màu sắc hoa.

Có một số loài cây thích hợp với điều kiện sống nơi bậu cửa sổ, hai loại lan hài Paph.callosum và Paph.sukhakulii. Cả hai xuất xứ từ Thái Lan, nở hoa vào mùa thu và yêu cầu điều kiện nhiệt độ ấm. Nếu bạn có đầy đủ các điều kiện tốt cho việc trồng lan Hồ Điệp, bạn cũng có thể trồng lan Hài và chúng cũng là một sự thử nghiệm thú vị!

1) Nhiệt độ trồng cây Lan Hài

Lan Hài được phân chia thành 2 nhóm chính, theo quy luật chung, những cây có lá màu xanh thường thích sống ở nơi có nhiệt độ lạnh đến trung bình, ban đêm từ 13-16 độ C, ban ngày 18-24 độ C. Các loại Hài có lá vằn thích hợp với điều kiện nhiệt từ trung bình đến ấm, ban đêm 16-18 độ C, ban ngày từ 21 – 25 độ C.

Lan nữ hài Paphiopedilum chia làm 2 loại nhiệt độ: Ấm lá có lốm đốm đòi hỏi trên 85oF (29,4oC)cho ban ngày và trên 60oF (15,6oC)cho ban đêm, loại Lạnh lá xanh không đốm dưới 80oF (26,7oC) cho ban ngày và dưới 60°F cho ban đêm. Nhưng nhiều tại California có thể trồng cả hai loại cùng một nhiệt độ. Mùa đông lan nữ hài có thể chịu lạnh đến 40oF (4,4oC) miễn là không bị đóng băng hay có nước đọng trên lá. Mùa hè khi nóng trên 95oF (35oC) cần tăng độ ẩm và thoáng gió.

2) Ánh sáng trồng cây Lan Hài

Lan Hài không cần ánh sáng mặt trời đầy đủ. Giống như các cây trồng trong nhà, chúng thường tốt trong điều kiện ánh sáng tốt, nhất là trong mùa đông. Nếu chúng được trồng trong nhà kính chúng yêu cầu các điều kiện một nửa, ánh sáng mặt trời trực tiếp trong suốt mùa hè sẽ là quá mạnh. Nếu mức sáng quá thấp cây sẽ không ra hoa và ánh sáng mạnh quá có thể gây ra vàng lá và cháy lá.

Lan nữ hài không cần nhiều ánh sáng, cho nên thích hợp trồng trong bóng mát hay trong nhà gần cửa sổ hoặc dưới ánh sáng của 4 chiếc đèn ống là đủ. Lan cần khoảng 1000-1500 lm, giống như trồng Phalaenopsis hay Masdevallia vậy.

3) Tưới nước cho cây Lan Hài

Cây cần phải được tưới nước quanh năm, 5-7 ngày tưới một lần trong mùa hè và một lần một tuần trong mùa đông. Điều quan trọng là cây phải được giữ ẩm nhưng không được đọng nước. Tất cả đều không có cơ quan dự trữ nước và dinh dưỡng. Nếu quá khô, rễ có thể bị hỏng. Luôn luôn tưới cây từ bên trên miệng chậu và không bao giờ cho phép chúng bị sũng nước. Nước mưa sạch là thích hợp, nhưng bạn có thể dùng nước máy lọc.

LƯU Ý: Không bao giờ được để cây bị sũng nước hoặc úng nước. Rễ cây sẽ bị thối và gây ra chết cây.

4) Cách bón phân cho cây Lan Hài

Khi cho ăn cần đảm bảo nguyên tắc thật loãng và thường xuyên. Cho ăn 2 tuần 1 lần vào mùa xuân và hè, 4 tuần 1 lần trong mùa thu và đông.

Nên bón bằng loại phân 30-10-10 pha thật loãng ¼ thìa cà phê gạt mỗi tuần một lần vào mùa hè và mỗi tháng 1 lần vào mùa đông. Mỗi tháng phải xả nước một lần cho đẫm để tránh muối đọng trong chậu.

5) Độ ẩm không khí

Không khí ẩm và lưu thông tốt là rất cần thiết, nhất là trong mùa hè, giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm nấm bệnh và giữ cho cây không bị khô quá nhanh. Độ ẩm có thể được nâng lên bằng cách đặt chậu cây lên trên các khay sỏi nhẹ với 50% độ ẩm là lý tưởng.

Trong nhà nên để trên khay hay đĩa nước dưới có đá hay gỗ, tránh việc ngâm chậu trong nước.

6) Sau khi tàn hoa

Cắt bỏ cành hoa cũ ở đỉnh của cây.

7) Thay chậu cho cây hoa Lan Hài

Các cây lai thường được thay chậu hàng năm. Tốt nhất là mùa xuân. Lan Hài hầu như không bị ảnh hưởng bởi sự thay chậu, thậm chí có thể thay chậu khi nó đang có nụ nếu cẩn thận không làm gãy nụ hoa. Thay chậu hoặc tách nhánh sau khi tàn hoa vào mùa xuân. Không nên dùng các chậu quá to, bởi vì nó sẽ sinh trưởng tốt hơn trong một cái chậu mà chậu đó chỉ cần đủ cho sự phát triển trong năm tới. Một cây có thể sinh trưởng đầy chậu thường xuyên. Một cây lớn thường sản sinh ra nhiều nhánh con nhưng đôi khi một cây già có thể được lợi từ việc chia tách nhằm tái sinh nó.

Có thể cây trồng của bạn phát triển rất tốt nhưng không ra hoa. Điều này cũng có thể xảy ra khi cây yếu hoặc bị úng nước. Các cây như vậy cần phải được thay chậu ngay bất kể thời điểm nào trong năm.

Hai năm phải thay chậu một lần hoặc khi vỏ cây đã bị mục. Trộn vỏ cây như sau:

Vỏ thông nhỏ 1/8″ ————– 6 phần Vỏ dừa nhỏ 1/4″ ————– 2 phần Than nhỏ 1/8-1/4″ ————– 1 phần Đá bọt Perlite ————— 1 phần Gỗ thông đỏ ————— 1 phần

Muốn thay chậu dễ dàng, hãy ngâm vào trong nước chừng 15 phút rễ sẽ tơi ra. Tách ra chừng 3-5 nhánh, nếu tách ít quá vẫn sống nhưng không ra hoa. Trồng vào giữa chậu và vùi sâu chừng 1,27cm. Đừng trồng sâu quá lan sẽ bị thối lá và cũng đừng trồng trong chậu quá lớn.

8) Kỹ thuật thay chậu cơ bản cho cây hoa Lan Hài

Tháo cây ra khỏi chậu cũ và kiểm tra tình trạng của rễ. Rũ bỏ chất trồng cũ. Nếu rễ chắc khỏe và trong tình trạng tốt thì chậu phải đủ rộng để cho sự phát triển trong năm tới. Nếu dùng vỏ cây để trồng thì cần phải ngâm nó mới tốt (1 ngày hoặc hơn) trước khi thay chậu. Dùng chậu đủ lớn để cho sự phát triển dự kiến của cây trong năm tới. Hỗ trợ cho sự phát triển của các nhánh cây lớn trong chậu bằng cách rải phân hữu cơ xung quanh rễ. Rễ cây khá mỏng manh và cần phải cẩn thận tránh bị hư trong quá trình thay chậu. Tưới nước sau khoảng 10 ngày sau khi thay chậu nhưng không được để cho chất trồng khô hoàn toàn. Sau đó tiếp tục tưới bình thường.

9) Chia tách cây hoa Lan Hài:

Các cây có thể được chia tách bằng cách kéo nhẹ các nhánh cây bên ngoài bụi. Cố gắng để tách thành các khóm có số lượng thân hợp lý, từ 2-3 thân là được. Đảm bảo việc chia tách cây sao cho có một thân tơ và một thân cho hoa. Trồng cây như đã nói trong phần trên với một cái chậu phù hợp.

10) Phòng trừ sâu bệnh cho cây Lan Hài:

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy lựa chọn những cây thực sự khỏe mạnh và nuôi trồng chúng thật tốt trong điều kiện sạch bệnh. Loại bỏ các cây quá yếu hoặc nhiễm bệnh và vệ sinh trong nhà kính. Không có các loại sâu bệnh cụ thể gắn với lan Hài, nhưng các loại nấm, rệp…sẽ làm suy yếu cây nếu không được kiểm soát. Rửa sạch chúng bằng nước xà phòng nếu phát hiện sớm, nếu không, cần dùng các loại thuốc đặc trị với hướng dẫn cụ thể.

LỜI KHUYÊN: Nên mua hoa lan từ các nhà cung cấp có uy tín và lựa chọn các cây thực sự khỏe mạnh, sạch bệnh. Nếu mua cây đang hoa, kiểm tra những bông hoa không bị hư hại bằng cách chạm nhẹ vào môi của hoa, nếu môi mềm hoặc có vết là dấu hiệu hoa sắp tàn. Xem xét các chồi mới phát triển.

LƯU Ý:

– Để tránh hư hại cây và hoa, nên giữ chúng tránh xa các nguồn nhiệt như máy điều hòa, và các nguồn nhiệt khác.

– Lá mềm có thể là dấu hiệu của sự quá nóng hoặc thiếu nước, bởi vì lan Hài thường được trồng trong chậu nhỏ với chất trồng thoát nước, chúng có thể khô rất nhanh chóng. Tưới nước là yếu tố quan trọng nhất và nguyên tắc vàng để cây sinh trưởng tốt là giữ cho chúng mát mẻ và ẩm ướt

TIN TỨC KHÁC :

Quy Trình Phân Phối Hoa Lan Hồ Điệp Đà Lạt Tại Hà Nội

Hoa lan hồ điệp theo ý nghĩa phong thủy sẽ mang đến sự giàu sang, thịnh vượng, hạnh phúc và thành công mỹ mãn. Với vẻ ngoài bắt mắt, hình dáng quyến rũ cùng mùi hương nhẹ nhàng, thơm lâu, lan hồ điệp được nhiều người yêu thích. Trước đây, thị trường phía Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng ưa chuộng lan hồ điệp nhập từ Trung Quốc về bởi vận chuyển thuận lợi, giá cả lại rẻ hơn. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, phân phối hoa lan hồ điệp Đà Lạt tại Hà Nội sôi động, bùng nổ hơn trước.

Lan hồ điệp Đà Lạt đẹp và bền

Hoa lan hồ điệp Đà Lạt sức sống mãnh liệt hơn, thích nghi với khí hậu Việt Nam. Nếu lan Trung Quốc gặp nắng; nóng; nhanh rụng nụ thì lan Đà Lạt lại không. Ngoài ra, khách hàng Hà Nội cũng ưa chuộng lan Đà Lạt hơn nhờ cánh hoa dày hơn, màu sắc đậm hơn, thân cây to, lại đa dạng chủng loại, nên các nhà vườn, shop hoa tích cực phân phối loại lan này.

Hoa lan hồ điệp Đà Lạt đa dạng về màu sắc

Có thể nói hoa lan hồ điệp Đà Lạt có đến cả trăm giống khác nhau, phong phú về màu sắc, từ các màu nguyên thủy như trắng; hồng; xanh, vàng, cam… đến những đóa hoa có sự pha trộn, đột biến với các sọc; viền hay đốm màu. Tất cả là nhờ kỹ thuật phát triển của các vườn ươm; vườn lan đầu tư trang thiết bị hiện đại cũng đội ngũ chuyên môn cao; ứng dụng thành công các kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay vào quy trình gieo trồng lan hồ điệp. Chính vì thế, tăng chất lượng hoa lan hồ điệp Đà Lạt.

Đặc biệt, một số nhà vườn ở Đà Lạt còn có mô hình hoa lan hồ điệp bằng phương pháp nuôi cấy mô. Khác với các kỹ thuật gieo giống khác, phương pháp này giúp lan có sức đề kháng tốt hơn với vi khuẩn gây bệnh; sâu mọt cũng như điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nhờ phương pháp nuôi cấy mô giúp sản xuất số lượng lớn lan với cùng một màu sắc, chủng loại. Ngoài ra, còn rút ngắn thời gian ra hoa – điều mà nhiều nhà vườn quan tâm. Nhờ vậy, tiết kiệm chi phí chăm sóc; thời gian vẫn kịp hoa giao cho các mùa lễ hội lớn trong năm.

Các nhà vườn nổi tiếng về về các hoa lan hồ điệp Đà Lạt có thể kể đến như YSA Orchid, Dalat Hasfarm, Trường Hoàng, Thanh Hà… Đây là những đầu mối chính nhà vườn; siêu thị hoa tại Hà Nội. phân phối hoa lan hồ điệp Đà Lạt

Tìm hiểu quy trình phân phối hoa lan hồ điệp Đà Lạt tại Hà Nội

Hoa lan hồ điệp Đà Lạt được các nhà vườn, cửa hàng nhập về Hà Nội theo 2 đường vận chuyển chính: hàng không và đường bộ. Đường bộ thì sử dụng xe lạnh. Vận chuyển hàng không chỉ mất vài giờ nhưng với số lượng ít nên vận chuyển xe lạnh là phương pháp chính. Xe lạnh có nhiệt độ điều kiện phù hợp với hoa lan. Chính vì thế vẫn đảm bảo chất lượng hoa. Tuy nhiên, giá thành có thể cao hơn tùy theo.

Hoa lan hồ điệp Đà Lạt đa phần được các cửa hàng nhập về trước mùa lễ hội khoảng 3 tuần, đặt biệt là dịp Tết. Tuy nhiên, nhiều nhà vườn có vườn canh riêng có thể nhập hoa về trước để chăm sóc và phân phối quanh năm. Hoa sau khi được nhập sẽ được phân phối lại theo hai hình thức: lẻ cho khách vãng lai; sỉ cho các cửa hàng bán lẻ; các khách hàng sỉ ở tỉnh.

Vì phần lớn, tại các cửa hàng, sau khi khách lẻ chọn số cành; giá tiền; nhân viên nhà vườn sẽ uốn cành; trang trí thêm phụ kiện để chậu cây thêm bắt mắt, phù hợp với không gian và mong muốn của khách. Khách lấy số lượng lớn với giá sỉ sẽ đến tận vườn, tham quan và lựa chọn, ký hợp đồng về số lượng và màu sắc sau đó nhà vườn sẽ vận chuyển đến nơi theo thỏa thuận.

Lưu ý khi chọn nhà phân phối lan hồ điệp Đà Lạt

Hiện nay trên thị trường Hà Nội có rất nhiều đơn vị phân phối hoa cảnh Đà Lạt nói chung và hoa lan hồ điệp nói riêng. Là mặt hàng ưa chuộng mỗi dịp Lễ Tết, khai trương; sự kiện; hoa lan hồ điệp luôn tạo nên cơn “sốt” và rất hiếm khi ế hàng. Kinh doanh hoa lan hồ điệp vì thế cũng rất phát triển về số lượng và chất lượng.

Tuy nhiên, nhiều cơ sở vẫn vì lợi nhuận mà trộn hoa lan hồ điệp lai; hoa lan hồ điệp Trung Quốc vào. Nhất là với những đơn hàng số lượng lớn; người mua không kiểm tra kỹ có thể mua lầm hoa lan hồ điệp kém chất lượng. Chính vì thế, để tránh rủi ro, bạn cần chọn nhà phân phối lan hồ điệp Đà Lạt tại Hà Nội uy tín, chất lượng.

Muốn chọn một nhà phân phối uy tín bạn phải tham khảo nhiều nơi, nhiều nguồn. Nếu có bạn bè trong các hội chơi cây cảnh; hãy nhờ họ tư vấn để có lời khuyên hữu ích. Ngoài ra, có thể tham gia các hội thảo cây cảnh; chợ hoa. Tìm kiếm trên mạng cũng là một giải pháp.

Đừng quên đến tham quan trực tiếp nhà vườn; cửa hàng. Vừa ngắm hoa, thưởng lãm vừa có cái nhìn đánh giá chính xác về đơn vị phân phối hoa; lại học hỏi được kinh nghiệm chăm sóc. Tùy vào nhu cầu, bạn muốn mua hoa để biếu tặng; để trang trí nhà, công ty; cho sự kiện hay để kinh doanh mà lựa chọn số lượng phù hợp cũng như chủng loại hoa lan hồ điệp.

Một số loại hoa lan hồ điệp bán chạy trên thị trường là hoa trắng nhụy vàng; lan hồ điệp mãn thiên hồng, lan hồ điệp tím… Số lượng và chủng loại khác nhau sẽ có giá thành khác nhau. Nếu mua sỉ số lượng nhiều sẽ được giá chiết khấu cao, ưu đãi hơn.

Siêu Thị Hoa Lan – nhà phân phối hoa lan hồ điệp Đà Lạt tại Hà Nội

Là một trong những thương hiệu nổi tiếng trong giới chơi cây cảnh nói chung; cũng như hoa lan hồ điệp nói riêng; Siêu Thị Hoa Lan từ lâu đã là nơi phân phối hoa lan hồ điệp Đà Lạt sỉ; lẻ được đánh giá cao về chất lượng; giá cả.

Không chỉ cung cấp hoa lan hồ điệp theo cành trang trí khai trương, sự kiện, Siêu thị Hoa Lan còn có các loại hoa lan biếu tặng Sếp; tặng đối tác; tặng Mẹ Cha;… Ngoài ra, Siêu thị Hoa Lan còn có dịch vụ thuê lan hồ điệp trang trí. Không chỉ phân phối lẻ hoa lan; Siêu thị Hoa Lan còn chuyên cung cấp hoa số lượng lớn cho các cửa hàng, các nhà hàng, công ty… theo hợp đồng lâu dài.

Siêu thị hoa lan có nhà vườn chuyên canh tác hoa lan hồ điệp với số lượng lớn. Ở đây đầu tư nhiều kỹ thuật, máy móc hiện đại cùng đội ngũ chuyên môn cao giúp hoa lan sinh trưởng và phát triển tốt nhất có thể.

Đặc biệt, Siêu Thị Hoa Lan nhận tư vấn, liên kết, hỗ trợ giúp các shop cây hoa cảnh, các shop hoa trên cả nước trong việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ về ngành hàng Hoa lan hồ điệp. Nhờ vậy, có mạng lưới rộng khắp từ nguồn cung đến nguồn bán. Có thể nói, đối tác của Siêu thị Hoa Lan rộng khắp khu vực Hà Nội.

Siêu Thị Hoa Lan bán và cho thuê hoa lan hồ điệp

Siêu Thị Hoa Lan ngoài việc cung cấp sỉ lẻ hoa lan hồ điệp cũng cho ra đời dịch vụ thuê hoa lan hồ điệp trang trí. Dịch vụ này cho phép khách hàng có thể trang trí không gian nhà mình; cơ quan; hội họp bằng hoa lan với kinh phí tiết kiệm hơn. Sau sự kiện không cần tốn công chăm sóc, Siêu thị Hoa Lan sẽ tự vận chuyển trở về vườn.

Khách hàng có thể đặt đơn hàng hoa lan theo sở thích với số lượng và màu sắc tùy chọn, vừa tiết kiệm; lại tiện lợi. Thế nên đây là một trong những dịch vụ đắt khách; nhất là những ngày Lễ Tết khi nhu cầu trang trí nhà cửa tăng cao.

Siêu Thị Hoa Lan có kênh bán hàng đa dạng

Chính vì chất lượng dịch vụ và uy tín, Siêu Thị Hoa Lan được đánh giá cao của nhiều khách hàng. Bên cạnh hệ thống bán hàng tại 2 cơ sở chính 188 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội và 583 Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội, đơn vị này còn phát triển trang web hỗ trợ trực tuyến https://sieuthihoalan.vn. Khách hàng có thể tham khảo và mua sắm online dễ dàng.

Hiện tại, Siêu thị Hoa Lan đã dần hoàn thiện các quy trình kiểm tra chất lượng và giao nhận. Việc phân phối hoa lan hồ điệp Đà Lạt tại Hà Nội diễn ra nhanh chóng, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng của hoa. Siêu thị Hoa Lan nhận giao hàng trên toàn quốc.

Chỉ còn chưa đầy tháng nữa là đến Tết; bạn đã có dự định trang trí nhà; cơ quan; Year End Party bằng hoa lan hồ điệp không? Nếu có chắc hẳn việc lựa chọn nhà phân phối lan hồ điệp Đà Lạt tại Hà Nội khách hàng không thể bỏ qua địa chỉ Siêu thị Hoa Lan.